Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Ảnh hưởng của oxy hoà tan lên tăng trưởng của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ TRÚC MƠ

ẢNH HƢỞNG CỦA OXY HOÀ TAN LÊN TĂNG TRƢỞNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ TRÚC MƠ

ẢNH HƢỞNG CỦA OXY HOÀ TAN LÊN TĂNG TRƢỞNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƢƠNG

2011



Luận văn tốt nghiệp “Ảnh hƣởng của oxy hòa tan lên sự tăng trƣởng của cá
Tra (Pangasianodon hypophthalmus)” đã thực hiện và báo cáo ngày
06/05/2011. Luận văn đã được chỉnh sửa theo sự góp ý của hội đồng và xác nhận
của cán bộ hướng dẫn.

Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts Nguyễn Thanh Phương


LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại khoa tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và nâng
cao trình độ trong những năm học tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn PGs. Ts. Nguyễn Thanh
Phương đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cho những lời khuyên quý báu trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Kim Hà đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện cũng
như hướng dẫn xử lý số liệu để hoàn thành tốt đề tài này.
Cám ơn anh Nguyễn Văn Toàn và các bạn lớp Liên Thông Nuôi Trồng Thủy Sản
K35 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong những lúc gặp khó khăn.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân cùng bạn bè đã động viên và
tạo điều tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá được nuôi phổ biến và quan

trọng ở Việt Nam đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long, là loài có giá trị kinh tế
cao và là mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước. Trong các yếu tố môi trường
thì oxy hòa tan là quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cá. Vì
thế nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên tăng trưởng của cá tra giống
được tiến hành từ tháng 8 – 11/ 2010 tại khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ.
Hàm lượng oxy hòa tan ở 3 mức khác nhau là 30%, 60%, 100% bão hòa được
điều khiển bởi máy oxy Guard. Thí nghiệm nhằm xác định sự ảnh hưởng của oxy
hòa tan lên tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn và một số chỉ tiêu
huyết học khi cá sống trong các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau.
Kết quả cho thấy cá Tra có tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa
và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức 30% và 60%. Tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng tương đối giảm dần ở qua các lần thu mẫu và
ở nghiệm thức 100% oxy bão hòa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 2
nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống và hệ số FCR giữa các nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa thống kê sau 90 ngày thí nghiệm (p>0,05). Và hàm lượng oxy
hòa tan khác nhau không ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu huyết học của cá Tra.
Tóm lại, cá tra có khả năng sống trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan
trong nước thấp (30% oxy bão hòa). Tuy nhiên nếu được nuôi trong môi trường
có hàm lượng oxy đầy đủ (100% oxy bão hòa) thì cá sẽ tăng trưởng tốt hơn.

.


MỤC LỤC
Chƣơng 1:GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------- 1
1.1 Giới thiệu------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục tiêu -------------------------------------------------------------------------------- 2
1.3 Nội dung-------------------------------------------------------------------------------- 2
Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ------------------------------------------------ 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra ------------------------------------------------------- 3

2.2 Nguồn gốc oxy hòa tan trong thủy vực -------------------------------------------- 4
2.3 Ảnh hưởng của oxy hòa tan khác nhau lên đời sống thủy sinh vật------------- 5
2.3.1 Ở nồng độ oxy hòa tan thấp ------------------------------------------------------- 5
2.3.2 Khi oxy hòa tan cao ---------------------------------------------------------------- 5
2.4 Một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên các đối tượng nuôi --- 6
2.5 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của oxy hòa tan lên các chỉ tiêu huyết học ---- 7
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------ 8
3.1 Địa điểm thí nghiệm ------------------------------------------------------------------ 8
3.2 Vật liệu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 8
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 8
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất ---------------------------------------------------------------- 8
3.3 Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 8
3.3.1 Bố trí thí nghiệm -------------------------------------------------------------------- 8
3.3.2 Chăm sóc và theo dõi ------------------------------------------------------------- 10
3.4 Phương pháp thu mẫu --------------------------------------------------------------- 10
3.5 Phương pháp các chỉ tiêu huyết học ----------------------------------------------- 10
3.5.1 Xác định lượng hồng cầu --------------------------------------------------------- 10
3.5.2 Xác định lượng bạch cầu --------------------------------------------------------- 11
3.5.3 Hàm lượng Hemoglobin ---------------------------------------------------------- 12


3.5.4 Phương pháp xác định chỉ số Hematocrit -------------------------------------- 13
3.6 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống ------------------------ 13
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ---------------------------------------------------------- 14
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ------------------------------------------ 15
4.1 Các yếu tố môi trường --------------------------------------------------------------- 15
4.1.1 Biến động nhiệt độ----------------------------------------------------------------- 15
4.1.2 Biến động pH ----------------------------------------------------------------------- 15
4.1.3 Biến động ammonia - NH3 ------------------------------------------------------- 16
4.1.4 Biến động nitrite - NO2----------------------------------------------------------- 16

4.1.5 Biến động nitrate - NO3 ---------------------------------------------------------- 17
4.1.6 Biến động oxy hòa tan------------------------------------------------------------- 17
4.2 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng ------------------------------------------------- 18
4.2.1 Tăng trưởng của cá sau 90 ngày thí nghiệm ----------------------------------- 18
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG g/ngày) ---------------------------------- 20
4.2.3 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt ------------------------------------------------------ 21
4.3 Tỉ lệ sống (%) ------------------------------------------------------------------------ 21
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) -------------------------------------------------- 22
4.5 Một số chỉ tiêu huyết học ----------------------------------------------------------- 23
4.5.1 Số lượng hồng cầu ----------------------------------------------------------------- 23
4.5.2 Số lượng bạch cầu ----------------------------------------------------------------- 25
4.5.3 Tỉ lệ huyết cầu (%Hct) ------------------------------------------------------------ 25
4.5.4 Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb) ---------------------------------- 26
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT --------------------------------------------- 27
5.1 Kết luận-------------------------------------------------------------------------------- 27
5.2 Đề xuất -------------------------------------------------------------------------------- 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------- 28
PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------- 31


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của oxy hòa tan đối với động vật thủy sản ------------------ 6
Bảng 4.1: Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở các nghiệm thức (mg/l) --------- 18
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG (g/con/ngày)) --------------------- 21
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng tương đối SGR (%/ngày) ---------------------------- 21
Bảng 4.4: Số lượng hồng cầu (triệu tế bào/mm3) ở các nghiệm thức ------------- 24
Bảng 4.5: Số lượng bạch cầu (nghìn tế bào/mm3) ở các nghiệm thức ------------ 25
Bảng 4.6: Tỉ lệ huyết cầu (%) ở các nghiệm thức ------------------------------------ 25
Bảng 4.7: Hàm lượng huyết sắc tố (g/100ml) trong quá trình thí nghiệm -------- 26



DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Cá Tra --------------------------------------------------------------------------- 3
Hình 3.1: Máy dò chip và cách giải phẩu gắn chip ----------------------------------- 9
Hình 3.2: Bể thí nghiệm và hệ thống máy oxy Gaurd -------------------------------- 9
Hình 3.3: Tế bào hồng cầu và vị trí đếm hồng cầu ---------------------------------- 11
Hình 3.4: Tế bào bạch cầu--------------------------------------------------------------- 12
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ ở các nghiệm thức ------------------------------------ 15
Hình 4.2: Biến động pH ở các nghiệm thức ------------------------------------------ 16
Hình 4.3: Biến động NH3 ở các nghiệm thức ----------------------------------------- 16
Hình 4.4: Biến động NO2 ở các nghiệm thức ----------------------------------------- 17
Hình 4.5: Biến động NO3 ở các nghiệm thức ----------------------------------------- 17
Hình 4.6: Tăng trưởng của cá qua các tháng ------------------------------------------ 19

Hình 4.7: Tỉ lệ sống ---------------------------------------------------------------------- 22
Hình 4.8: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ------------------------------------------- 23


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu
thế về diện tích mặt nước trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây sự phát
triển mạnh mẽ không ngừng về NTTS của các nước trên thế giới, trong khu vực
và Việt Nam đã chứng minh hiệu quả to lớn của ngành kinh tế này. Với nhiều mô
hình và nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, tôm càng xanh
hay tôm thẻ, cua, cá basa, cá tra, bống tượng…Trong đó, cá Tra là loài cá được
nuôi phổ biến có giá trị cao do cá Tra dễ nuôi, thịt thơm ngon có giá trị dinh
dưỡng cao, cho năng suất và sản lượng cao. Sản phẩm cá Tra Việt Nam đã và
đang được xuất khẩu đến trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đáp

ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU, Australia, Mỹ, Nhật Bản…
(htpp://dantri.com.vn). Tính chung cả 11 tháng 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam đạt 4,49 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ 2009, đạt 97,7%
kế hoạch năm (). Và theo Vasep (www.vasep.com.vn)
thì từ 1/1 đến 15/8/2010 xuất khẩu cá tra và basa trong nước đạt 386,4 nghìn tấn
với kinh ngạch 828,6 triệu USD tăng 8,6% khối lượng và 3,2% giá trị so với cùng
kỳ năm 2009.
Cá Tra là loài cá có cơ quan hô hấp phụ nên chịu đựng được môi trường có hàm
lượng oxy hòa tan thấp, đặc biệt môi trường dơ bẩn và có thể nuôi với mật độ cao
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2010). Do khả năng chịu đựng tốt trong môi
trường khắc nghiệt nên sống được cả trong môi trường nước tĩnh lẫn nước chảy
với nhiều hình thức nuôi như thâm canh trong ao, bè, đăng quầng… Tuy nhiên,
khi NTTS phát triển đặc biệt khi đã đạt trình độ thâm canh cao làm cho việc quản
lý môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn hơn, các yếu tố môi trường trở nên
biến động và càng khó kiểm soát. Những biểu hiện bất thường của cơ thể cá do
ảnh hưởng của các yếu tố môi trường hay do tác động của mầm bệnh gây ra ngày
càng phức tạp. Trong các yếu tố môi trường thì hàm lượng oxy là quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình phát triển cũng như là tỉ lệ sống của vật nuôi. Cá cần có oxy
để chuyển hóa các chất dinh dưỡng tạo năng lượng cho sự vận động và duy trì sự
sống. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước quá cao hay quá thấp có thể ảnh hưởng
đến một số cơ quan trong cơ thể làm sinh vật dễ bị stress, bệnh tật có thể dẫn đến
chết. Hơn nữa, hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi có vai trò quan trọng không
chỉ đối với đời sống cá tôm mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi
trường ao nuôi vì thế cần có hàm lượng oxy thích hợp cho sự hoạt động và phát


triển của sinh vật. Xuất phát từ vấn đề trên nên đề tài: “Ảnh hƣởng của oxy hòa
tan lên sự tăng trƣởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu

So sánh sự tăng trưởng của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở các hàm
lượng oxy hòa tan khác nhau nhằm xác định hàm lượng oxy hòa tan thích hợp
cho sự tăng trưởng của cá để phục vụ vào thực tế sản xuất.
1.3 Nội dung
Theo dõi sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn và một số chỉ tiêu huyết
học khi cá sống trong các hàm lượng oxy hòa tan khác nhau.
1.4 Thời gian thực hiện
Thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 11/2010.


Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra
Bộ cá nheo Siluriformes
Họ cá tra Pangasiidae
Giống cá tra dầu Pangasianodon
Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)

Hình 2.1: Cá Tra
a. Phân bố
Cá tra phân bố tự nhiên ở vùng hạ lưu sông Mê kông bao gồm các nước: Lào,
Việt Nam, Campuchia và Thái Lan và chúng cũng được phát hiện ở sông Chao
Pray -Thái Lan (Nguyễn Văn Thường, 2008). Ở nước ta những năm trước đây khi
chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có
tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự
nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược
dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm
().
b. Ðặc điểm dinh dƣỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn

nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được
cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá
bột. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó
để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá
lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi
loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt


buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá
tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động
vật đáy (Dương Nhựt Long, 2004).
c. Đặc điểm sinh trƣởng
Cá Tra có khả năng chịu được điều kiện thiếu oxy, nước dơ bẩn, mật độ dày, sử
dụng nhiều loại thức ăn và có tốc độ tăng trưởng nhanh (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi
cá đạt trọng lượng 1- 1,2 kg/con, trong những năm sau cá tiếp tục lớn. Cá nuôi
trong ao có thể đạt đến 25 kg ở cá 10 tuổi (Dương Nhựt Long, 2004).
d. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5- 6 dương lịch, cá có
tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt
Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và
Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới
Campuchia và Lào. Người ta thường vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5
âm lịch. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm
hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 13 lần trong một năm. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính
().
2.2 Nguồn gốc của oxy hòa tan trong thủy vực

Theo Trương Quốc Phú (2006) oxy hòa tan trong nước chủ yếu là khuyếch tán từ
không khí đối với thủy vực nước chảy và do quang hợp của thực vật trong nước
đối với thủy vực nước tĩnh. Sự hòa tan của oxy trong nước tuân theo quy luật
Henry và có thể được tính theo công thức sau đây:
Cs= Ks x P
(Cs = sự hòa tan của khí, Ks= hiệu xuất hòa tan, P= áp suất riêng phần của khí).
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn khi nhiệt
độ và độ mặn càng cao thì độ hòa tan oxy càng giảm, ở 0 0C và độ mặn nước là
00/00 thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước là 14,6 mg/l, ở 40 oC và độ mặn của
nước là 400/00 thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước là 5,2 mg/l.
Hơn nữa, hàm lượng oxy hòa tan trong các thủy vực thường biến động theo ngày
đêm, mức độ biến động phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng và sự phát triển của


thực vật. Trong các ao nuôi nghèo dinh dưỡng thì mức độ dao động của oxy thấp
và ngược lại trong các ao giàu dinh dưỡng, thực vật phát triển mạnh vào ban
ngày làm hàm lượng oxy tăng cao còn vào ban đêm lại bị giảm thấp do quá trình
hô hấp của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).
2.3 Ảnh hƣởng của oxy hòa tan khác nhau đến đời sống thủy sinh vật
2.3.1 Ở nồng độ oxy hòa tan thấp
Hàm lượng oxy hòa tan thấp có thể gây chết vật nuôi. Tuy nhiên, ảnh hưởng bất
lợi của oxy hòa tan thấp thường gây giảm sinh trưởng và tăng sự nhạy cảm với
mầm bệnh. Trong ao có hàm lượng oxy thấp thường xuyên, sinh vật sẽ ít ăn và
chúng không chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả như ao nuôi có hàm lượng
oxy hòa tan bình thường (Boyd, 1990).
Theo Taylor và Miller (2001), cho rằng sự suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong
nước là nguyên nhân làm giảm sự tăng trưởng của cá hồi, cá vùng cửa sông và cá
vùng nước mặn. Sự tăng trưởng của cá đối với hàm lượng oxy hòa tan thấp phụ
thuộc vào kích cỡ cá, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và khẩu phần của thức ăn. Trong
điều kiện hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, cá bị stress và có thể là nguyên

nhân gây ra một số bệnh. Kết quả nghiên cứu của Karna (2003) trên cá tuyết Đại
Tây Dương còn cho thấy rằng khi hàm lượng oxy hòa tan giảm từ 10 xuống 3
mg/L thì làm cho cá tăng cường tần số hô hấp và cá gia tăng tiêu thụ oxy, kết quả
là làm giảm tăng trưởng của cá. Karna (2003), còn cho rằng một số bệnh gây ra
do tình trạng oxy hòa tan thấp và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đối với
cá như bệnh đốm đỏ do Aeromonas salmonicida, bệnh nhiễm trùng máu do
Aeromonas và Pseudomonas, bệnh do vi khuẩn Vibrio (Vibrio anguillarum).
Theo Rosenberg (1980) (trích bởi Đoàn Xuân Diệp, 2010) khi tiếp xúc với điều
kiện oxy hòa tan thấp (1,4 mg/L) trong nhiều ngày (32-43 ngày) thì tỉ lệ chết của
một số loài hai mãnh vỏ và cầu gai tăng cao. Điều này cho thấy ngay cả những
loài có ngưỡng oxy thấp cũng bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với điều kiện oxy thấp
kéo dài.
2.3.2 Khi oxy hòa tan cao
Khi oxy hòa tan quá bão hòa cũng có thể gây hại cho sinh vật nuôi. Bệnh bọt khí
là kết quả của sự hình thành bọt khí trong máu. Các bọt khí gây ảnh hưởng bất lợi
trên các cơ quan khác nhau và các quá trình sinh lý, làm tắt nghẽn các mạch máu
dấn đến não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây và hậu môn. (Trương Quốc
Phú, 2006).


Theo Sinderman, 1987 và Linghtner, 1996 (trích bởi Đỗ Thị Hòa, 2004) thì khi
hàm lượng oxy vượt quá mức bão hoà 250% có thể gây ra bệnh bọt khí ở tôm he.
Khi hàm lượng oxy quá bão hòa áp suất riêng phần của oxy trong nước cao, một
lượng oxy sẽ vào trong huyết tương của máu tôm cua, gây tắc nghẽn các mạch
máu, gây chết hàng loạt nếu không cấp cứu kịp thời. Hoặc theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, khi hàm lượng oxy trong nước cao ở mức
độ bão hòa 150% có thể gây bệnh bọt khí ở nhiều loài cá. Khi oxy ở mức 14,4
mg/l đã gây bệnh bọt khí ở cá hương cỡ 0,8-1,0 cm. Còn Fidler và Miller (1994)
(trích bởi Đoàn Xuân Diệp, 2010) cho rằng mức độ ảnh hưởng của hàm lượng
oxy hòa tan quá bão hòa phụ thuộc vào kích cỡ cá. Trong thí nghiệm của tác giả,

cá đạt chiều dài 65 mm thường dễ bị bệnh bọt khí hơn so với cá lớn.
Bảng 2.1: Ảnh hƣởng của oxy hòa tan đối với động vật thủy sản
Hàm lƣợng
oxy hòa tan
Dưới 1-2 mg/L
2-5 mg/L
5 mg/L – bão
hòa
Quá bão hòa

Mức độ ảnh hƣởng
Có thể gây chết sinh vật nuôi nếu thời gian kéo dài vài giờ
Tăng trưởng sinh vật nuôi sẽ chậm nếu thời gian kéo dài
Tốt nhất cho tăng trưởng của sinh vật nuôi
Có thể ảnh hưởng xấu đến sinh vật nuôi nếu sự quá bảo hòa xảy ra
trong cả ao

(Nguồn: Boyd, 1998; trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2010)

2.4 Một vài nghiên cứu về ảnh hƣởng của oxy hòa tan lên các đối tƣợng nuôi
Jame et al. (1973) đã nghiên cứu về những ảnh hưởng lâu dài của 3 mức độ oxy
bão hòa khác nhau là 100%, 60% và 36% trên cá (Ictalurus irens) và cho ăn ngày
2 lần với 3% trọng lượng thân. Sau thời gian thí nghiệm thì thấy khối lượng bình
quân tăng 159, 124, 65 g/con ở 100%, 60%, 36% oxy bão hòa. Và tỉ lệ sống
100% ở tất cả các nghiệm thức.
Pichavant et al. (2000) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng oxy lên sự
trao đổi chất và tăng trưởng của cá bơn sao (Scophthalmus maximus) giống ở các
hàm lượng oxy hòa tan 3,5 mg/l (45% oxy bão hòa), 5 mg/l (65% oxy bão hòa) và
7,2 mg/l (95% oxy bão hòa) trong nước mặn 34,50/00 và 170C cho thấy hàm lượng
oxy 7,2 mg/l thì hệ số chuyển hóa thức ăn là tốt nhất. FCR tương ứng cho các

hàm lượng oxy là 3,2; 1,5; 0,9. Tương tự, Buentello et al. (2000) tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của oxy hòa tan và nhiệt độ lên sự tăng trưởng, khả năng sử dụng
và chuyển hóa thức ăn của cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus). Cá giống có kích
thước 10-12 cm được bố trí ở các hàm lượng oxy hòa tan 100%, 70%, 30% oxy


bão hòa hai lần lặp lại trong 6 và 8 tuần. Lượng thức ăn lấy vào tăng dần từ
nghiệm thức 30% đến nghiệm thức 100%. Tốc độ tăng trưởng giảm dần từ
nghiệm thức có oxy hòa tan 100% xuống 30%.
Taylor và Miller (2001) nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ tăng trưởng của 2 loài cá hồi bị
giảm xuống lần lượt là 25,14 và 7% tương ứng khi hàm lượng oxy hòa tan là 4,5
và 6 mg/l khi nhiệt độ trung bình là 150C. Tỉ lệ tăng trưởng của cá hồi giống
juvenile chinook salmon giảm 47,29 và 16% tương ứng với hàm lượng oxy hòa
tan là 3,4 và 5 mg/l. Tương tự, tỉ lệ tăng trưởng của cá hồi coho salmon và
sockeys salmon giảm lần lượt 37,21 và 11%, 33,22 và 12% ở mức oxy 3,4 và 5
mg/l với nhiệt độ là 15-180C.
Foss et al. (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng và tiêu hóa
thức ăn ở cá sói chấm (Anarhichas minor) thấy rằng hàm lượng oxy thích hợp cho
sự tăng trưởng và tiêu hóa thức ăn của cá là 6-14,5 mg/l.
Clark (1986) (trích bởi Đoàn Xuân Diệp, 2010) nghiên cứu cho thấy quá trình lột
xác bị ức chế và hiện tượng tử vong xảy ra khi tôm P. semisulcatus được nuôi giữ
trong hàm lượng oxy hòa tan 2 mg/L trong 17 ngày. Tôm ngừng chết và chu kỳ
lột xác trở lại bình thường khi làm lượng oxy hòa tan được tăng lên tới 5 mg/L.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên tăng trưởng và khả
năng tiêu hóa thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) ở các mức 30%, 60%,
100% oxy bão hòa thì thấy tăng tưởng và tỉ lệ sống của tôm đạt cao nhất ở hàm
lượng oxy hòa tan 60% bão hòa và thấp nhất ở 30% bão hòa (Đoàn Xuân Diệp,
2010). Nghiên cứu của Triệu Thanh Tuấn (2010) về ảnh hưởng của hàm lượng
oxy hòa tan khác nhau ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa lên tiêu hao
oxy và tăng tưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tác giả cho

thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối, tiêu hao oxy của tôm
càng giảm khi nuôi tôm trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp (từ
100%, 60%, 30%).
2.5 Nghiên cứu về ảnh hƣởng của oxy hòa tan lên các chỉ tiêu huyết học
Theo Caldwell et al. (1994) sau khi nghiên cứu cho thấy số tế bào hồng cầu trong
máu cá hồi sau 3,5 giờ thí nghiệm dưới ảnh hưởng của các hàm lượng oxy hòa tan
(130%, 100%, 65% bão hòa) thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) từ 1,52x106 ± 0,07
đến 1,76x106 ± 0,095. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC) thì
khác nhau không có ý nghĩa trong khi thể tích hồng cầu MVC thì khác biệt có ý
nghĩa.


Hàm lượng oxy hòa tan trong nước khác nhau không ảnh hưởng nhiều (p> 0,05)
đến chỉ tiêu huyết học của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Số lượng tế bào
hồng cầu của cá (21 g/con) trước khi thí nghiệm 1,88 ± 0,27 triệu tế bào/mm3 so
với 1,85 ± 0,07 triệu tế bào/mm3(3 mg/l) và 1,83 ± 0,14 triệu tế bào/mm3 (5,6
mg/l) (An et al., 2008).


Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: tại trại thực nghiệm Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Cá Tra giống có khối lượng trung bình 25-35 g/con được mua từ trại giống ở Cần
Thơ. Cá khi đem về sẽ thuần dưỡng 2 tuần trong bể composite 2 m3 để cá quen
với điều kiện sống trên bể. Trong thời gian thuần dưỡng sẽ cho cá ăn thức ăn viên
công nghiệp hiệu Cargill 2 lần/ngày với hàm lượng đạm 30%.
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ

 Bể composite 1m3
 Hệ thống máy điều khiển oxy Guard
 Chip theo dõi tăng trưởng
 Máy đo pH, NH3 YSI profeeional plus, Model 1010
 Máy so màu quang phổ
 Máy li tâm hematorcit (Singma 201 m, Đức)
 Buồng đếm hồng cầu Neubauer
 Kính hiển vi (Olympus CH 10, Nhật)
 Cân, thước, pipet, ependorf, lame...
Hóa chất
 Natt-Herrick
 Wright’s và Giemsa
 pH = 6,2 - 6,8; pH= 6,2
 Drabkin
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu


3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, thí nghiệm bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể composite 1m3, với mật độ là 42 con/bể với khối
lượng từ 25-35 g/con. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày.
Nghiệm thức 1: Hàm lượng 30% oxy bão hòa
Nghiệm thức 2: Hàm lượng 60% oxy bão hòa
Nghiệm thức 3: Hàm lượng 100% oxy bão hòa
Hàm lượng oxy của thí nghiệm tương ứng với mức độ oxy bão hòa trong nước là
7,95 mg/l ở 100% oxy bão hòa, 30% oxy bão hòa tương ứng là 2,38 mg/l và 60%
oxy bão hòa tương ứng là 4,77 mg/l (Theo Colt (1984) trích dẫn bởi Boyd (1990),
phụ lục 1).
Mỗi cá trước khi đưa vào bể đều được gắn chíp với mã số riêng để theo dõi tăng
trưởng của từng cá thể. Đầu tiên bắt cá ra cân trọng lượng, sau đó dùng dao giải

phẩu một đường vừa đủ ở xoang bụng để gắn chíp vào. Trước khi gắn chíp vào cá
thì phải dùng máy đọc mã số của từng chip, vết mổ không được sâu vì như thế sẽ
làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng như là hoạt động sống của cá và cũng
không được cạn để tránh chíp rớt ra ngoài khi cá vận động. Sau khi gắn chíp vào
bụng thì vuốt nhẹ nhàng để đưa vào khoang bụng của cá.

Hình 3.1: Máy dò chíp và cách giải phẩu gắn chíp
Hàm lượng oxy hòa tan trong bể được điều khiển bởi hệ thống máy Oxy Guard.


Hình 3.2: Bể thí nghiệm và hệ thống máy Oxy Guard
3.3.2 Chăm sóc và theo dõi
Hằng ngày theo dõi ghi nhận nhiệt độ và hàm lượng oxy trên màn hình máy Oxy
Guard.
Đo pH bằng máy pH cầm tay Hanna và NH3 bằng máy NH3 YSI professional
plus, Model 1010 1 tuần/lần.
Thu mẫu nước phân tích hàm lượng NO3, NO2 1 tuần/lần bằng phương pháp
Salycilate và phương pháp Griess llosvay.
Chăm sóc cá: Cá được cho ăn theo nhu cầu và cho ăn 2 lần/ngày sáng vào lúc 9h
và chiều lúc 17h, bằng thức ăn viên công nghiệp Carrgill có hàm lượng đạm
30%. Sau khi cho ăn khoảng 30 phút thì kiểm tra thức ăn thừa để tính lượng thức
ăn cá ăn vào hằng ngày. Kiểm tra bằng cách đếm lại số viên thức ăn dư sau mỗi
lần cho ăn để qui ra khối lượng khô, xác định lượng thức ăn cá đã ăn từ đó tính ra
được hệ số chuyển hóa thức ăn.
Định kỳ thay không quá 50% nước hàng tuần kết hợp theo dõi chất lượng nước
hằng ngày. Theo dõi số cá chết hàng ngày nếu có thì dùng máy dò chíp ghi lại mã
số và cân khối lượng cá.
Thu mẫu cá sau mỗi 30 ngày để đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số FCR
và một số chỉ tiêu huyết học của cá.
3.4 Phƣơng pháp thu mẫu

Thời gian thu mẫu: 30 ngày/ lần.
Thu cá hết trong bể sau đó cân khối lượng và ghi lại mã chip của từng con để xác
định tăng trưởng. Cùng lúc đó thu ngẫu nhiên mỗi bể 5 con lấy máu để phân tích
các chỉ tiêu huyết học như: số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin
và tỉ lệ huyết cầu (hematocrit). Máu được thu ở động mạch đuôi bằng ống tiêm
nhựa thể tích 1ml sau đó cho vào ống ependorf 1,5 ml rồi được trữ trong nước đá
và tiến hành xác định các chỉ tiêu huyết học.
3.5 Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu huyết học
3.5.1 Xác định lƣợng hồng cầu
Hồng cầu được đếm theo phương pháp thông thường dùng buồng đếm hồng cầu
Neubauer. Nhuộm mẫu máu trong dung dịch Natt-Herick: NaCl (3,88 g), Na2SO4
(2,5g), Na2HPO4.12H2O (2,91g), KH2PO4 (0,25g), Formalin 37% (7,5ml), Methyl


violet (0,1 g). Hòa tan các thành phần trên đạt được 1 lít dung dịch và pH = 7,3 và
lọc qua lưới trước khi dùng.
Pha loãng mẫu máu 200 lần trong dung dịch Natt-Herick: 5 l máu + 955 l dung
dịch Natt-Herick. Lắc đều mẫu nhưng không quá mạnh để tránh làm vỡ hồng cầu.
Lấy dung dịch mẫu cho vào buồng đếm Neubauer và đếm số lượng hồng cầu dưới
kính hiển vi. Số lượng hồng cầu được đếm trong 5 ô (mỗi ô gồm có 16 ô nhỏ)
trong số 25 ô ở phần trung tâm của buồng đếm. Số lượng hồng cầu có trong 1
mm3 được tính theo công thức:
a x 200
H (tb/mm3) =
0,02

Trong đó:
H: mật độ hồng cầu
a: tổng số tế bào hồng cầu đếm được trong vùng đếm
200: độ pha loãng hồng cầu (1:200)

0,02: thể tích của 5 vùng đếm (5x16x0,0025 mm2x0,1mm).

Hình 3.3: Tế bào hồng cầu và vị trí đếm hồng cầu
3.5.2 Xác định lƣợng bạch cầu
Cho một giọt máu lên lame, dùng lamen dàn đều mẫu máu về phía trước nhanh
chóng làm khô mẫu máu trên lame và cố định mẫu bằng cách ngâm lame mẫu với
methanol 1 đến 2 phút, để khô tự nhiên.
Nhuộm mẫu máu bằng phương pháp nhuộm Wright’s và Giemsa. Các bước
nhuộm mẫu:
 Nhuộm với dung dịch Wright’s trong 3-5 phút.


 Rửa mẫu qua nước cất và ngâm trong dung dịch pH= 6,2 - 6,8 trong 5-6
phút.
 Nhuộm với dung dịch Giemsa trong 20-30 phút.
 Rửa bằng nước cất cho sạch thuốc nhuộm trên lame.
 Ngâm trong dung dịch pH 6,2 trong 15-30 phút.
 Rửa sạch nhiều lần qua nước cất và để khô tự nhiên.
Mẫu sau khi nhuộm được quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 100X, số lượng tế
bào bạch cầu được xác định bằng cách đếm 1500 tế bào trên lame nhuộm và được
tính theo công thức
Tổng bạch cầu: W= H x h /(1500-h)
Trong đó:
W: tổng bạch cầu
H: Mật độ hồng cầu
h: số bạch cầu đếm được trong tổng số 1500 tế bào trên lame nhuộm

Bạch cầu

Hình 3.4: Tế bào bạch cầu

3.5.3 Hàm lƣợng Hemoglobin
Được đo bằng thuốc thử Drabkin, thành phần thuốc thử gồm:
- Thuốc thử 1 (Reagent I, HR I): 20g K3Fe(CN)6+1000 ml nước cất
- Thuốc thử 2 (Reagent II, HR II): 75g KHCO3 và KCN+1000 ml nước cất
Pha 10 ml (HR I) và 10 ml (HR II) và 980 ml nước cất để có dung dịch thử. Pha
loãng 10 µl máu thu được với 2,5 ml thuốc thử trong cuvet và đem đo ở bước
sóng 540 nm. Thuốc thử chuyển sắc tố thành chất Cyanomethemoglobin có màu
vàng theo 2 phản ứng:


Potassium ferrcyanide

Hemoglobin (Fe++) ============> Methemoglobin (Fe+++)
Potassium cyanide

Methemoglobin (Fe+++) ============> Cyanomethemoglobin.
Sử dụng máy so màu quang phổ (UV spectrophotometer) để đo mức độ hấp thu
ánh sáng của dung dịch ở bước sóng 540 nm và nhiệt độ 20-250C. Mỗi lần lặp lại
2 lần (2 cuvet). Số lượng huyết sắc tố tính theo công thức:
Khối lượng huyết sắc tố (mmol/l) A= (0,019+37,74 a)x 0,621
Với a là mức độ hấp thụ ánh sáng trung bình của mẫu đo.
Khối lượng huyết sắc tố g/100ml B = A x 1,6125
3.5.4 Phƣơng pháp xác định chỉ số Hematocrit
Hematocrit được xác định bằng cách rút máu cá từ động mạch chủ đuôi, sau đó
lấy máu vào ống hematocrit để ly tâm với tốc độ 12000 vòng thời gian 3 phút.
Dùng thước đo có chia vạch để xác định thể tích máu và thể tích huyết tương.
Tỉ lệ huyết cầu (%) = (thể tích tế bào máu/ thể tích máu)*100
3.6 Phƣơng pháp xác định tốc độ tăng trƣởng và tỉ lệ sống
Tỷ lệ sống
SR (%) = (số cá thể cuối thí nghiệm/ số cá thả)*100

Tăng trọng = Wt-W0
Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối.
Wt-W0
DWG (g/ngày) =
T
Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối
SGR (%/ngày) = [(LnWt – LnW0)/T)] x 100
Trong đó:
W0: khối lượng cá ở thời điểm ban đầu (g)
Wt: khối lượng cá ở thời điểm kết thúc thí nghiệm (g)
T: thời gian nuôi (ngày)


Hệ số thức ăn
Hệ số thức ăn là lượng thức ăn (tính theo khối lượng khô) cần dùng để tăng một
đơn vị khối lượng vật nuôi (Trần Thị Thanh Hiền, 2009)
Tổng lượng thức ăn sử dụng (g)
FCR =
Khối lượng gia tăng (g)

3.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel xác định giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để so sánh sự khác biệt giữa các
nghiệm thức bằng phương pháp one way-ANOVA và phép thử DUCAN.


Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trƣờng
4.1.1 Biến động nhiệt độ
Thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che nên nhiệt độ trong các bể nuôi tương

đối ổn định tuy nhiên vào cuối thí nghiệm thì nhietj độ giảm xuống thấp chỉ còn
24,90C lý do là trong lúc này thời tiết thay đổi (trời trở lạnh). Nhiệt độ trung bình
vào buổi sáng ở nghiệm thức 30% oxy bão hòa là 26,7 ± 0,06 (giá trị trung bình ±
độ lệch chuẩn), ở 60% là 26,5 ± 0,04 và ở nghiệm thức 100% là 26,7 ± 0,05. Còn
nhiệt độ buổi chiều ở nghiệm thức 30% là 26,9 ± 0,06, 60% là 26,8 ± 0,05 và ở
nghiệm thức 100% là 26,9 ± 0,03. Nhiệt độ buổi sáng dao động trong khoảng
26,7 ± 0,05 và buổi chiều là 26,9 ± 0,05. Nhiệt độ thấp nhất là 24,9 0C và cao nhất
là 27,5 0C.
Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho tôm cá vùng nhiệt đới nằm
trong khoảng 25 – 300C. Như vậy, nhiệt độ trong thí nghiệm này nằm trong
khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá và không ảnh hưởng đến thí nghiệm.
28.0
27.5

nhiệt độ (0C)

27.0
26.5

30%

26.0

60%

25.5

100%

25.0

24.5
24.0
23.5
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13

thời gian (tuần)

Hình 4.1: Biến động nhiệt độ ở các nghiệm thức
4.1.2 Biến động pH
Trong quá trình thí nghiệm pH giữa các nghiệm thức không chênh lệch lớn cụ thể
ở nghiệm thức 30% là 7,3 ± 0,07; ở 60% là 7,4 ± 0,05 và 7,4 ± 0,05 ở nghiệm
thức 100% oxy bão hòa. pH thấp nhất là 6,83 và cao nhất là 8,2. Kết quả này phù

hợp với kết quả của Trương Quốc Phú (2006) pH thích hợp cho thủy sinh vật phát
triển là 6,5 – 9 và cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh
Trường Giang và ctv (2008) về biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá


×