Lý luận chung về hạch toán TSCĐ tại đơn vị sản
xuất và kinh doanh
I. Những vấn đề cơ bản về TSCĐ
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu , là điều kiện quan trọng trong việc
tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp cần phải
quản lý thật tốt để sử dụng có hiệu quả TSCĐ Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
cho công ty mình từ TSCĐ.
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
* Khái niệm: TSCĐ là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài
sản dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu
dụng dài. Doanh nghiệp phải thu hồi dần bằng cách tính dần vào chi phí sản xuát
kinh doanh trong nhiều kỳ kinh doanh dới hình thức khấu hao.
* Đặc điểm của TSCĐ:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó đợc chuyển dịch
dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dới hình thức khấu hao.
- TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu từ khi bắt đầu sử dụng cho đến
khi h hỏng hoặc là hết thời gian khấu hao.
-Thời gian sử dụng phải lớn hơn hoặc bằng một năm.
- Giá trị đủ lớn theo quy định của cơ chế hiện hành( hiện nay giá trị đó là lớn
hơn hoặc bằng mời triệu )
1.2. Phân loại TSCĐ
* Theo hình thái biểu hiện: gồm 2 loại sau:
- TSCĐ hữu hình : Là những t liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho sản xuất kinh doanh , phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình cụ thể gồm những loại sau:
+Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm những công trình xây dựng cơ bản nh nhà
cửa, vật kiến trúc, các công trình giao thông, các cơ sở hạ tầng
+Máy móc thiết bị: Là các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh
doanh, máy móc phục vụ cho công tác quản lý hoặc là máy móc phục vụ cho công
tác bán hàng hoá, dịch vụ
+Thiết bị phơng tiện vận tải truyền dẫn: Là các phơng tiện để vận chuyển
các loại đầu máy, đờng ống
+ Thiết bị dùng cho công tác quản lý: Gồm các thiết bị đo lờng, máy tính,
máy điều hoà
+ Vờn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ Tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn.
+ TSCĐ hữu hình khác.
- TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, nhng
xác định đợc giá trị và do doanh ngiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh
doanh hoặc cho đối tợng khác thuê. TSCĐ có nhiều loại, gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bản quyền bằng sáng chế.
+ Nhãn hiệu hàng hoá.
+ Phần mềm máy tính.
+Giấy phép và giấy chuyển nhợng.
+ TSCĐ vô hình khác.
* Theo quyền sở hữu:
- TSCĐ tự có: Là những TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng, tự mua sắm, tự
chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị
khác góp vốn liên doanh, hoặc bằng nguồn vốn vay.
- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp đợc chủ tài sản nhợng
quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Đối
với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt. TSCĐ thuê ngoài
gồm 2 loại là: TSCĐ thuê tài chính tức thuê trong một khoảng thời gian dài và
TSCĐ thuê hoạt động là thuê trong một khoảng thời gian ngắn.
* Theo tính chất và mục đích sử dụng:
- TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những tài sản phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khi trích khấu hao thì
doanh nghiệp bắt buộc phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ sử dụng vào mục đích phúc lợi, an ninh, quốc phòng: Là những
TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc phúc lợi và đợc mua sắm bằng nguồn
kinh phí sự nghiệp hoặc quỹ phúc lợi. Khi trích khấu hao thì chi phí này không đ-
ợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ xác định giá trị hao mòn .
- TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc dùng cho dự án.
* Theo nguồn hình thành :
- TSCĐ đợc hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
- TSCĐ đợc hình thành từ nguồn vốn vay.
2. Vai trò của TSCĐ
TSCĐ là t liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Nó có vai trò quyết
định đến năng suất lao động cũng nh chất lợng sản phẩm. Vì vậy, TSCĐ là yếu tố
quyết định đến hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp.
Hịên nay, với xu thế tất yếu: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất
nh thế nào? luôn là câu hỏi đặt ra và đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải
tìm ra cho đợc câu trả lời thoả đáng. Vì vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trờng
để lựa chọn loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất cũng nh quy trình công
nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị tr-
ờng.
Vậy: TSCĐ là bộ phận then chốt trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doang nghiệp. TSCĐ thể hiện một
cách chính xác năng lực, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn doanh
nghiệp.
3. Yêu cầu quản lý TSCĐ
Về nguyên tắc để quản lý TSCĐ, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
quy định: mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp phải đợc:
- Xuất phát từ đặc điểm, vai trò quan trọng của TSCĐ nên TSCĐ phải đợc
quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị ở từng đơn vị sử dụng cũng nh toàn
doanh nghiệp:
+ Về giá trị: Phải bảo quản sử dụng hợp lý tránh hỏng hóc, mất mát , thờng
xuyên tiến hành sửa chữa đảm bảo năng lực sử dụng và hiệu quả cao nhất có thể
của TSCĐ. Phải quản lý từ khâu mua sắm, xây dựng hoàn thành, lắp đặt chạy thử,
đa vào sử dụng cho đến khi thanh lý.
+ Về hiện vật: phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc tính phân bổ
khấu hao và cách tính khấu hao hợp lý để tiện cho việc thu hồi vốn đầu t, phục vụ
cho việc tái đầu t. Xác định giá trị còn lại của tài sản một cách chính xác giúp
doanh nghiệp kịp thời đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
4. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
- Kế toán phải ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình bién động tăng,
giảm của TSCĐ, tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Lập các
dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, đồng thời ghi chép phản ánh kịp thời chi phí đầu t
xây dựng cơ bản.
- Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ thể lệ liên quan đến TSCĐ và đầu t xây
dựng cơ bản của doanh nghịêp. Kiểm tra tình hình kế hoạch trang bị, sửa chữa lớn
TSCĐ, các dự toán về khấu hao. Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở
doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Gíup lãnh
đạo phân tích đánh gía hiệu quả sử dụng TSCĐ.
5. Nguyên tắc kế toán TSCĐ
- Xác định đợc đối tợng ghi TSCĐ hợp lý: Là những TSCĐ riêng biệt có kết
cấu độc lập hoặc có thể là những tổ hợp của nhiều bộ phận cùng thực hiện một
chức năng.
- Nguyên tắc ghi nhận giá trị:
+ TSCĐ phải đợc kế toán theo dõi dới dạng nguyên giá và giá trị còn lại,
trong đó:
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ- Giá trị hao mòn
+Nguyên giá TSCĐ đợc ghi nhận căn cứ vào các trờng hợp tăng tài sản
trong doanh nghiệp, cụ thể:
+) Nếu TSCĐ tăng do mua ngoài:
NG TSCĐ = Giá mua+ CFthu mua + CF lắp đặt + Thuế - Chiết khấu giảm
chạy thử nhập khẩu giá đợc hởng
+) Nếu TSCĐ tăng do tự xây dựng, chế tạo:
NG TSCĐ = Giá trị + CF lắp đặt + Các chi phí khác
quyết toán chạy thử ( nếu có)
+) Nếu TSCĐ tăng do nhận liên doanh:
NG TSCĐ = Giá thoả thuận của các + CF lắp dặt, chạy thử
bên tham gia liên doanh (nếu có )
+) Nếu TSCĐ tăng do cấp trên cấp:
NG TSCĐ = Giá trị ghi sổ + CF vận chuyển, lắp đặt
tại đơn vị cấp ( nếu có)
+) Nếu TSCĐ tăng do nhận viên trợ, biếu tặng:
NG TSCĐ = Giá thị trờng của TSCĐ tơng đơng cùng thời điểm đó
- Giá trị hao mòn của TSCĐ thì phụ thuộc vào nguyên giá và phơng pháp
tính khấu hao trong doanh nghiệp.
NG tính khấu hao = NG TSCĐ + CF thanh lý Giá trị
ớc tính thu hồi
6. Đánh giá TSCĐ
Đánh giá TSCĐ : Là việc xác định gía trị của TSCĐ để ghi sổ kế toán.
Nguyên tắc chung để đánh giá TSCĐ ở các doanh nghiệp là phải phản ánh đúng
giá vốn thực tế của TSCĐ. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá
trị còn lại:
- Nguyên giá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đợc TSCĐ
tính đến thời điểm đa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Giá vốn thực tế của TSCĐ mới mua hoặc tự chế thì đợc xác địnhbằng tổng
số vốn thanh toán mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có đợc TSCĐ đó. Trị giá vốn của
TSCĐ mới mua vào đợc gọi là nguyên giá hoặc giá gốc của TSCĐ.
- CF cấu thành giá gồm trị giá mua thực tế của tài sản cộng với toàn bộ chi
phí thu mua, lắp đặt, chạy thử trớc khi đa vào sử dụng.
- Giá trị hao mòn luỹ kế: Khi đa TSCĐ vào sử dụng thì dới tác động của thị
trờng và của môi trờng giá trị của tài sản bị hao mòn dần đi, các doanh nghiệp cần
tiến hành trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
nhằm thu hồi lại vốn đầu t ban đầu. Giá trị hao mòn lũy kế là tổng số tiền đã trích
khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu sử dựng tài sản đến cuối
kỳ này.
- Giá trị còn lại cuả TSCĐ: Đây là phần vốn thực tế mà doanh nghiệp còn
khai thác đợc khi còn sử dụng TSCĐ đó:
Giá trị còn lại = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị hao mòn
- Giá trị đánh giá lại TSCĐ: Là giá dùng để đánh giá lại TSCĐ khi có quyết
định của nhà nớc hoặc đem tài sản đi góp vốn liên doanh. Nếu đánh giá lại theo
quyết định của nhà nớc thì phải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ để xác định
cho từng đối tợng TSCĐ theo hớng dẫn của nhà nớc. Đánh giá lại để góp vốn liên
doanh thì giá để đánh giá lại là do các bên thoả thuận.