Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng của bài tập thư giãn cơ Jacobson trong giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.68 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP THƯ GIÃN CƠ JACOBSON
TRONG GIẢM ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
Nguyễn Minh Mỹ Dung*, Alison S. Merrill**, Trần Thiện Trung***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng của các bài tập thư giãn cơ Jacobson trong việc giảm đau sau phẫu thuật ở
những người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 45 người bệnh sau
phẫu thuật tiêu hóa từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019, tại Khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Chúng tôi đã đánh giá mức độ đau của người bệnh trước và sau bài tập thư giãn. Các thông tin cá nhân của
người bệnh được sử dụng để thu thập dữ liệu và mức độ đau được xác định bằng thang đo đau bằng lời nói. Kết
quả được kiểm định Wilcoxon và kiểm định phi tham số Spearman đánh giá dữ liệu.
Kết quả: Mức độ đau đã được tìm thấy giảm sau các bài tập thư giãn so với các mức trước khi các bài tập
thư giãn (z = - 5,195; p <0,001). Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa mức độ đau và các đặc điểm cá
nhân của người bệnh. Có đến 64,5% người bệnh cảm thấy hài lòng với phương pháp giảm đau bằng bài tập thư
giãn cơ Jacobson. Sự hài lòng và hiệu quả của bài tập thư giãn cơ Jacobson có mối tương quan thuận mạnh
(Prob>|t|=0,0000).
Kết luận: Bài tập thư giãn cơ Jacobson, một phương pháp không dùng thuốc, có hiệu quả trong việc giảm
đau sau phẫu thuật, do đó nên được đưa vào sử dụng để kiểm soát cơn đau ở những người bệnh sau phẫu thuật
tiêu hóa.
Từ khóa: giảm đau sau phẫu thuật, bài tập thư giãn cơ Jacobson

ABSTRACT
EFFECT OF JACOBSON’S PROGRESSIVE MUSCLE RELAXATION
ON REDUCING POSTOPERATIVE PAIN
Nguyen Minh My Dung, Alison S Merrill, Tran Thien Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 146 – 151


Objective: This study examines the effect of relaxation exercises on controlling postoperative pain in
patients who have undergone upper abdominal surgery.
Methods: This is a cross-sectional study conducted on 45 patients who underwent upper abdominal surgery
between March 2019 and May 2019, in General Hospital of Lam Dong. We assessed the patients’ pain levels
before and after the relaxation exercises. Patients’ personal information forms were used to collect data, and pain
levels were determined using the verbal pain scale. We used the Wilcoxon T test, nonparametric Spearman
correlation analysis, and nominal by interval meta analysis to assess the data, percentage, and frequency analyses.
Results: Pain levels were found to be reduced after the relaxation exercises compared with the levels before
the relaxation exercises (z = - 5.195; p <0.001). We found no correlation between the level of pain and the
individual characteristics of the patient. 64.5% of patients feel satisfied with the pain relief method by Jacobson
muscle relaxation exercise. The satisfaction and effectiveness of Jacobson muscle relaxation exercise has a strong
positive correlation (Prob>|t|=0.0000).
*Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng
**University of Northern Colorado (Friendship Bridge Group – USA)
***Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Minh Mỹ Dung
ĐT:0389252847
Email:

146

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

Conclusions: Relaxation exercises, a nonpharmacologic method, are effective in reducing postoperative pain
and should therefore be included in a regimen to control postoperative pain in patients who have undergone

gastrointestinal surgery.
Keywords: reducing postoperative pain, Jacobson’s progressive muscle relaxation
phương pháp thư giãn cơ Jacobson trong giảm
ĐẶT VẤN ĐỀ
đau cho người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa”.
Phẫu thuật bụng nói chung và tiêu hóa nói
Mục tiêu nghiên cứu
riêng là một phẫu thuật gây nhiều đau đớn cho
So sánh mức độ đau trên người bệnh sau
người bệnh. Kiểm soát đau sau phẫu thuật
phẫu thuật tiêu hóa trước và sau khi thực hiện
không đầy đủ ở những người bệnh có thể dẫn
kỹ thuật thư giãn cơ của Jacobson.
đến nhiều biến chứng như nhịp tim nhanh, tăng
huyết áp, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi,
viêm phổi, lo âu, mất ngủ và chậm lành vết
thương(7). Giảm đau không tốt làm giảm chất
lượng cuộc sống sau phẫu thuật, ảnh hưởng đến
điều trị và chăm sóc, người bệnh không hài lòng,
nằm viện lâu hơn và tăng chi phí điều trị(2,5). Mặc
dù không có bất kì một phương pháp chuẩn nào
có thể áp dụng cho tất cả các người bệnh để
kiểm soát đau, nhưng việc điều trị đau sẽ bắt
đầu bằng cách tiếp cận phòng ngừa đau, và cả
hai phương pháp dùng thuốc và không dùng
thuốc nên được sử dụng cùng nhau để kiểm soát
cơn đau hiệu quả nhất(11). Phương pháp giảm
đau không dùng thuốc, trong đó liệu pháp thư
giãn giúp giảm đau, giảm lo lắng cho người
bệnh do đó có thể ngăn ngừa các biến chứng sau

phẫu thuật. Việc sử dụng các bài tập thư giãn
trong giai đoạn hậu phẫu sẽ giúp người bệnh
kiểm soát đau hiệu quả hơn cũng như tăng sự
hài lòng của người bệnh với việc chăm sóc điều
dưỡng(11).
Trên thế giới, nghiên cứu của Fayazi (2010)(4)
đánh giá hiệu quả của kỹ thuật thư giãn của
Benson trong đau ở người bệnh sau phẫu thuật
động mạch vành, Topcu (2012)(11) nghiên cứu
ảnh hưởng của các bài tập thư giãn đến việc
kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật bụng trên, và
nghiên cứu của Büyükyılmaz (2013)(1) đánh giá
ảnh hưởng của kỹ thuật thư giãn và xoa bóp cho
thấy các phương pháp thư giãn khác nhau đã
giúp người bệnh giảm đau sau phẫu thuật. Vì
vậy liệu phương pháp thư giãn cơ của Jacobson
có mang lại hiệu quả giảm đau tương tự hay
không, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Xác định mức độ hài lòng của người bệnh về
hiệu quả mà phương pháp thư giãn cơ của
Jacobson mang lại.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa đang
được điều trị nội trú từ tháng 3 năm 2019 đến
tháng 5 năm 2019 tại Khoa ngoại Tổng hợp,

Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng.

Tiêu chuẩn chọn vào
Người bệnh hậu phẫu ngày thứ 1 hoặc thứ
2, đã vận động trở lại sau phẫu thuật, đủ 18
tuổi trở lên, biết đọc và viết tiếng Việt, tự
nguyện tham gia nghiên cứu và luyện tập bài
tập thư giãn.
Tiêu chuẩn loại ra
Người bệnh đã sử dụng thuốc giảm đau
trước khi tập, có biến chứng sớm ngay sau phẫu
thuật và người bệnh có vấn đề về giao tiếp hoặc
tâm thần.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Khảo sát một nhóm trước và sau can thiệp.
Cỡ mẫu
Có 45 người bệnh.
Thu thập dữ liệu
Một phiếu thu thập dữ liệu được dùng để
ghi nhận các thông tin cá nhân của người bệnh,
tiền sử sức khỏe và các bệnh hiện mắc; và thang
đo mức độ đau bằng lời nói để xác định mức độ
đau của người bệnh được sử dụng trong việc

147


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

thu thập dữ liệu. Một bản ghi âm được chuẩn bị
nghiên cứu viên với sự tư vấn của một chuyên
gia tâm lý học lâm sàng đã được sử dụng để
hướng dẫn và áp dụng bài tập thư giãn.

bằng thang điểm đau đã sử dụng trước đó ngay
sau khi người bệnh thực hiện xong bài tập. Cuối
cùng là phỏng vấn và ghi nhận mức độ hài lòng
của người bệnh.

Phần thông tin cá nhân bao gồm tám câu hỏi
về các chi tiết về nhân khẩu học như tuổi người
bệnh, giới, trình độ học vấn, và tiền sử sức khỏe
như thủ thuật, phẫu thuật, bệnh kèm theo, thời
gian điều trị và số ngày sau phẫu thuật. Thang
đo đau bằng lời nói bao gồm sáu cấp độ xác định
mức độ đau của người bệnh, như “không đau”,
”hơi đau”,”đau nhẹ”, “đau vừa”,“đau dữ dội”
và “đau không thể chịu đựng”.

Phân tích số liệu

Bản ghi âm được sử dụng để hướng dẫn và
áp dụng các bài tập thư giãn bao gồm các hướng
dẫn bằng âm thanh cho các bài tập thư giãn,
những điểm quan trọng cần nhớ trong quá trình
thực hành và áp dụng các bài tập thư giãn. Bản

ghi âm này đưa ra lời hướng dẫn kèm theo là âm
tiếng nước chảy êm dịu trong nền. Các hướng
dẫn bao gồm các kỹ thuật thở chính xác, tập
trung vào thư giãn, và thư giãn các nhóm cơ
khác nhau.

Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 3 phần.
Phần 1
Phỏng vấn người bệnh để thu thập thông tin
và hướng dẫn luyện tập các bài tập thư giãn cơ
bằng cách sử dụng tai nghe để làm theo từ 1 bản
ghi âm. Nghiên cứu viên sẽ hỗ trợ và giải thích
các động tác người bệnh cảm thấy chưa hiểu rõ.
Người bệnh được khuyến khích lắng nghe bản
ghi âm cho đến khi có thể áp dụng.
Phần 2
Được thực hiện vào ngày thứ nhất, hoặc
ngày thứ hai sau mổ. Nghiên cứu viên sẽ dánh
giá mức độ đau của người bệnh bằng thang
điểm đau. Sau đó, người bệnh thực hiện bài tập
20 phút. Người bệnh sử dụng tai nghe trong
suốt quá trình thực hiện bài tập để không bị
phân tâm và giúp họ tập trung.
Phần 3
Đánh giá lại mức độ đau của người bệnh

148

Dữ liệu thu thập sẽ được mô tả và phân tích

bằng phần mềm STATA IC 13.
Kiểm định Wilcoxon được sử dụng để xác
định sự khác biệt giữa các mức độ đau.
Kiểm định Chi bình phương, và kiểm định
phi tham số Spearman xác định mối tương quan
giữa đặc điểm cá nhân, tiền sử sức khỏe, loại thủ
thuật phẫu thuật và mức độ đau.
Giá trị p <0,05 được chấp nhận là giới hạn có
ý nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
139/ĐHYD-HĐĐD.

KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 45 người bệnh sau phẫu
thuật tiêu hóa tham gia luyện tập phương pháp
thư giãn cơ Jacobson, chúng tôi đã có kết quả
nghiên cứu được trình bày qua các bảng sau:
Trên 45 người bệnh sau phẫu thuật tiêu hóa
trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuổi trung bình
của người bệnh là 45,87 tuổi. Người Kinh 80%,
có trình độ từ trung học phổ thông trở lên là
31,1%; nam 57,8%, và 53,3% người bệnh được
phẫu thuật cắt ruột thừa. 64,4% người bệnh
không có tiền sử phẫu thuật và không có bệnh
kèm theo là 62,2%. Không tìm thấy mối tương
quan giữa các mức độ đau và các yếu tố nêu trên
(Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm chung của người bệnh

Biến số

Nam
Nữ
Kinh
K’Ho
Cill

Tỉ lệ
(%)
Giới tính
57,8
42,2
Dân tộc
80
11,1
6,7

Trước can Sau can
thiệp p
thiệp p

0,666

0,170

0,861

0,195


Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Tỉ lệ Trước can Sau can
thiệp p
thiệp p
(%)
Mạ
2,2
Nghề nghiệp
Học sinh/sinh viên
4,4
Nông dân
48,9
Nội trợ
8,9
0,920
0,456
Công nhân viên
15,6
Hưu trí
2,2
Khác
20
Trình độ học vấn
Tiểu học
26,7
Trung học cơ sở
42,2

0,955
0,225
Trung học phổ thông
13,3
Trên trung học phổ thông
17,8
Tiền sử phẫu thuật

35,6
0,125
0,704
Không
64,4
Bệnh kèm theo

37,8
0,545
0,011
Không
62,2
Thủ thuật phẫu thuật
Phẫu thuật ruột thừa
53,3
Phẫu thuật túi mật
17,8
Phẫu thuật dạ dày
8,9
Viêm phúc mạc
4,4
Thoát vị

4,4
0,835
0,723
Phẫu thuật đại tràng
4,4
Phẫu thuật gan
2,2
Phẫu thuật ruột non
2,2
Tắc ruột
2,2
Loại phẫu thuật
Trung phẫu
77,8
0,279
0,394
Đại phẫu
22,2
Ngày hậu phẫu
Ngày thứ nhất
75,6
0,385
0,665
Ngày thứ hai
24,4
Tuổi
45,87
TB ± Độ lệch chuẩn
0,304
0,359

±14,81
Biến số

Bảng 2. Mức độ đau trước và sau khi thực hiện bài
tập thư giãn cơ
Mức độ đau
Không đau
Hơi đau
Đau nhẹ
Đau vừa
Đau dữ dội
Tổng cộng

Trước khi thư giãn
n
%
0
0
2
4,4
9
20
25
55,6
9
20
45
100

Sau khi thư giãn

n
%
8
17,8
12
26,7
13
28,9
7
15,6
5
11,1
45
100

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

Khi kiểm tra mức độ đau trước và sau khi
tập bài tập thư giãn, tỷ lệ người bệnh không đau
đã tăng từ 0% lên 17,8% (8/45), tỷ lệ người bệnh
bị đau vừa đã giảm từ 55,6% (25/45) xuống còn
15,6% (7/45) và tỷ lệ người bệnh đau dữ dội đã
giảm từ 20% (9/45) xuống 11,1% (5/45) sau các
bài tập thư giãn (Bảng 2).
Bảng 3. So sánh mức độ đau trước và sau khi thực
hiện bài tập thư giãn cơ
Sự khác biệt
Giảm đau sau khi thực hiện

bài tập thư giãn
Mức độ đau không thay đổi
sau khi thực hiện bài tập thư
giãn
Đau tăng sau khi thực hiện bài
tập thư giãn
Tổng cộng

n

%

p

31 68,9 0,000

z
- 5,195

13 28,9
1

2,2

45

100

Người bệnh cảm thấy bớt đau sau bài tập
thư giãn là 68,9% (31/45) và mức độ giảm sau bài

tập thư giãn có ý nghĩa thống kê (p <0,001) (Bảng 3).
Bảng 4. Mức độ hài lòng của người bệnh
Sau khi thư giãn
n
%
4
8,9
25
55,6
10
22,2
6
13,3
0
0
45
100

Mức độ hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm hài lòng
Không hài lòng
Rất không hài lòng
Tổng cộng

Người bệnh cảm thấy rất hài lòng và hài
lòng với phương pháp giảm đau bằng bài tập
thư giãn cơ Jacobson chiếm tỷ lệ 64,5% (29/45)
(Bảng 4).

Bảng 5. Liên quan giữa hiệu quả của bài tập thư giãn
cơ Jacobson và sự hài lòng của người bệnh
Mức độ hài long của
người bệnh
Rất hài lòng
Hài lòng
Tạm hài lòng
Không hài lòng
Rất không hài lòng

n = 45

r

p

4
25
10
6
0

0,86

0,0000

Phân tích tương quan Spearman giữa sự hài
lòng và hiệu quả của bài tập thư giãn cơ
Jacobson cho thấy mối tương quan thuận mạnh
với giá trị hệ số tương quan (Spearman’s rho) là


149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

0,8561; đồng thời có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
(Prob>|t|=0,0000) (Bảng 5).

BÀN LUẬN
Mức độ đau trước và sau khi luyện tập phương
pháp thư giãn cơ Jacobson
Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá hiệu quả
của phương pháp thư giãn cơ Jacobson trong
việc giảm đau sau mổ tiêu hóa. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy, mức độ đau của người
bệnh sau mổ có giảm đáng kể (được đo bằng
Thang đo mô tả bằng lời nói). Người bệnh phẫu
thuật tiêu hóa sau khi thực hiện bài tập thư giãn
cơ Jacobson có mức độ đau giảm hơn so với
trước khi sử dụng kỹ thuật này, sự khác biệt về
mức độ đau trước và sau khi thực hiện bài tập
thư giãn có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
Tương tự, theo Topcu (2012)(11) nghiên cứu
về người bệnh sau phẫu thuật bụng (mổ mở),
đã chứng minh các bài tập thư giãn có hiệu
quả giảm đau sau phẫu thuật. Tác giả
Rejeh(2013)(9) hiệu quả của kỹ thuật thư giãn

đối với sự lo lắng và mức độ đau ở người bệnh
lớn tuổi sau phẫu thuật bụng cũng báo cáo có
sự khác biệt về mức độ đau và lo lắng giữa
những người bệnh trong các nhóm thử nghiệm
và kiểm soát sau can thiệp.
Kết quả tương tự cũng đã được tìm thấy
trong các phẫu thuật khác nhau, theo Fayazi
(2010)(4) ở những người bệnh sau phẫu thuật
động mạch vành, các bài tập thư giãn có hiệu
quả kiểm soát tốt đau sau phẫu thuật. Nghiên
cứu của Büyükyılmaz (2013)(1) đánh giá ảnh
hưởng của kỹ thuật thư giãn và xoa bóp giảm
đau, các can thiệp này đã giúp người bệnh quên
đi cảm giác đau và cải thiện trạng thái lo âu sau
phẫu thuật.
Rhoads (2013)(10) đã cho thấy rằng việc thư
giãn cơ bắp giải phóng endorphin, trên sừng sau
cột sống, chúng ngăn chặn hoạt động điện của
các sợi thần kinh đi lên cột sống lên não, giúp
đóng lại nhận thức cảm giác đau từ đó giúp
giảm đau.
Có một số lý do tại sao liệu pháp này có thể

150

tạo ra lợi ích giảm đau. Trong hệ thống thần
kinh tự chủ, căng thẳng và thư giãn liên quan
đến việc phóng thích các xung thần kinh giao
cảm và đối giao cảm tương ứng. Vì vậy phương
pháp thư giãn cơ Jacobson giúp hệ thống giao

cảm chiếm ưu thế trong và sau các bài tập dẫn
đến làm chậm nhịp tim, nhịp hô hấp và giảm
huyết áp. Phản ứng thư giãn nói chung cũng có
thể giúp giảm đau bằng cách giảm nhu cầu oxy
mô và giải phóng endorphin(3). Do đó, giảm lo
lắng do hiệu quả của phương pháp thư giãn cơ
Jacobson mang lại, cùng với việc giảm nhận thức
về cơn đau, cuối cùng có thể giúp giảm đau ở
những người bệnh sau mổ tiêu hóa.
Một yếu tố cần xem xét khi giải thích kết quả
là người bệnh tham gia có thể không đủ thời
gian để học kỹ thuật thư giãn. Tất cả người bệnh
đã phản ứng tích cực với lần thực hành ban đầu
được hướng dẫn do điều tra viên. Nhiều người
bệnh thư giãn đến mức ngủ thiếp đi. Tuy nhiên,
việc can thiệp vào những ngày đầu sau phẫu
thuật, được thực hiện bằng bang hướng dẫn kỹ
thuật. Để thư giãn xảy ra, người bệnh được yêu
cầu tập trung vào các hướng dẫn ghi âm ở cùng
mức độ họ đã làm khi đã được hướng dẫn trước
đó. Mức độ tập trung cần thiết có thể không xảy
ra do không quen thuộc với băng hoặc sự buồn
ngủ của các đối tượng. Trong ít nhất một phần
ba các trường hợp, điều tra viên phải quay lại
sau đó để tiến hành phần đo lường của nghiên
cứu, bởi vì các đối tượng sẽ ngủ thiếp đi khi
nghe băng. Yunping Li (2015)(6), trong nghiên
cứu về tác dụng của việc luyện tập thư giãn cơ
giúp cải thiện sự lo lắng và trầm cảm của người
bệnh tăng huyết áp động mạch phổi, đã hướng

dẫn người bệnh tập luyện thư giãn cơ 1 buổi và
khuyến khích người tham gia luyện tập kỹ thuật
tại nhà mỗi ngày một lần trong 12 tuần. Li-Qin
Xie (2016)(12) cũng sử dụng kỹ thuật thư giãn cơ
trong nghiên cứu, hướng dẫn thực hành kỹ
thuật đã được cung cấp cho những người tham
gia trong vòng 48 giờ sau khi họ vào bệnh viện,
người bệnh được khuyến khích luyện tập hai lần
một ngày (sáng và chiều) cho đến khi xuất viện.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi, cũng
như kết quả của các nghiên cứu của các tác giả
khác cho thấy: các bài tập thư giãn cơ đóng vai
trò quan trọng và hiệu quả trong việc kiểm soát
cơn đau sau phẫu thuật, không chỉ ở đối với
phẫu thuật tiêu hóa mà còn giảm đau sau mổ ở
các phẫu thuật khác.

Qua nghiên cứu của chúng tôi, nên sử dụng
các bài tập thư giãn để chăm sóc điều dưỡng
nhằm kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn ở những
người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Mức độ hài lòng của người bệnh
Sau khi can thiệp trên 45 người bệnh phẫu
thuật tiêu hóa, chúng tôi ghi nhận có 8,9% (4/45)
người bệnh cảm thấy rất hài lòng và 55,6%
(25/45) người bệnh cảm thấy hài lòng về hiệu
quả giảm đau của phương pháp thư giãn cơ
Jacobson mang lại.
Trong nghiên cứu đánh giá mối quan hệ
giữa mức độ kiểm soát cơn đau và sự hài lòng
của bệnh nhân, theo Shay Phillips (2013)(8),
phần lớn các bệnh nhân được khảo sát đều hài
lòng hoặc rất hài lòng với việc kiểm soát cơn
đau tổng thể của họ, bất kể điểm số cường độ
đau của họ.Một nghiên cứu khác của Rejeh
(2013)(9), 89% bệnh nhân hài lòng với các kỹ
thuật thư giãn trong việc giảm mức độ đau và
lo lắng sau phẫu thuật. Người bệnh trong
nghiên cứu của chúng tôi sau khi áp dụng các
kỹ thuật thư giãn cơ trong quá trình hồi phục
sau phẫu thuật, sẽ giới thiệu các kỹ thuật này
cho các thành viên khác trong gia đình nếu có
phẫu thuật tương tự xảy ra.

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã xác định hiệu quả của
các bài tập thư giãn trong việc kiểm soát cơn đau
sau phẫu thuật tiêu hóa ở người bệnh. Sự hài
lòng của người bệnh đối với phương pháp này
là khá cao. Vì vậy, các bài tập thư giãn là một
phương pháp kiểm soát đau có hiệu quả mà

không cần dùng thuốc.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.
11.
12.

Büyükyılmaz F, Aştı T (2013). "The Effect of Relaxation
Techniques and Back Massage on Pain and Anxiety in Turkish
Total Hip or Knee Arthroplasty Patients". Pain Management
Nursing, 14(3):143-154.

Cai Y, Lopata L, Roh A, et al (2017). "Factors influencing
postoperative pain following discharge in pediatric ambulatory
surgery patients". J Clin Anesth, 39:100-104.
Conrad A, Roth WT. (2007), "Muscle relaxation therapy for
anxiety disorders: it works but how?" J Anxiety Disord, 21(3):24364.
Fayazi S, Shariati AAA, Momeni M (2010). "The efficacy of
benson’s relaxation technique on postoperative pain in coronary
artery bypasses graft". Jundishapur Scientific Medical Journal,
8(63):479 – 489.
Hasanpour-Dehkordi A, Mohammadi N, Nikbakht-Nasrabadi
A (2016). "Re-designing Orem's Self-care Theory for Patients
with Chronic Hepatitis". Indian Journal of Palliative Care,
22(4):395-401.
Li Y, Wang R, Tang J, et al (2015). "Progressive muscle relaxation
improves anxiety and depression of pulmonary arterial
hypertension patients". Evidence-Based Complementary and
Alternative Medicine, doi: 10.1155/2015/792895.
Nguyễn Đình Hối, Đỗ Trọng Hải, Đỗ Đình Công, et al (2013).
"Ngoại khoa cơ sở - Triệu chứng học ngoại khoa - Bộ Môn
Ngoại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh". NXB Y Học
TP. HCM.
Phillips S, Gift M, Gelot S, et al (2013). "Assessing the
relationship between the level of pain control and patient
satisfaction". Journal of Pain Research, 6:683.
Rejeh N, Heravi-Karimooi M, Vaismoradi M, et al (2013). "Effect
of systematic relaxation techniques on anxiety and pain in older
patients undergoing abdominal surgery". International Journal of
Nursing Practice, 19(5):462-470.
Rhoads C (2013). "Mechanism of pain relief through Tai Chi and
Qigong". J Pain Relief, 2(115):2167-0846.1000.

Topcu SY, Findik UY (2012). "Effect of relaxation exercises on
controlling postoperative pain". Pain Manag Nurs, 13(1):11-7.
Xie LQ, Deng YL, Zhang JP, et al (2016). "Effects of progressive
muscle relaxation intervention in extremity fracture surgery
patients". Western Journal of Nursing Research, 38(2):155-168.

Ngày nhận bài báo:

30/07/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/10/2019

151



×