Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng quy trình xác định các Ginsenoside trong sản phẩm bổ sung sâm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần (LC-MS/MS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.72 KB, 8 trang )

các ginsenoside có hàm
lượng thấp, xử lý mẫu và phân tích trên LCMS/MS, thực hiện 10 lần. Giá trị LOD và LOQ
trên dịch chiết được trình bày theo Bảng 4. Chọn
giá trị LOD và LOQ chung cho cả bốn
ginsenoside lần lượt là 0,5 µg/mL và 2,0 µg/mL.
Độ chụm và hiệu suất thu hồi của phương
pháp phân tích
Kết quả phân tích cho thấy phương pháp có
RSD ≤20% và hiệu suất thu hồi nằm trong
khoảng 80-110%. Phân tích 10 mẫu lần lượt ứng
với các nền cao sâm, viên nang, nước uống bổ
sung, độ lặp lại RSD (%) từ 4,10% đến 15,00% và
hiệu suất thu hồi H (%) là từ 80,05% đến
110,00%. Kết quả chi tiết độ chụm được trình bày
theo Bảng 5.

575


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

Hình 1: Đường biểu diễn tương quan giữa nồng độ và diện tích peak của các ginsenoside
Bảng 4: Giá trị LOD và LOQ
STT
LOD
LOQ

Ginsenoside Rb1 (µg/mL)
0,40


1,32

Ginsenoside Rg1 (µg/mL)
0,30
1,00

Ginsenoside Rf (µg/mL)
0,42
1,41

Ginsenoside Re (µg/mL)
0,25
0,84

Hình 2: Sắc ký đồ của các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re
theo Nordtest(Error! Reference source not found.) và kết quả
Bảng 5: Độ chụm của phương pháp phân tích
được trình bày theo Bảng 6.
RSD (%)
Chất phân tích
Ginsenoside Rb1
Ginsenoside Rg1
Ginsenoside Rf
Ginsenoside Re

Cao sâm

Viên nang

6,40

4,80
4,50
4,10

14,21
9,48
9,50
7,65

Nước uống
bổ sung
15,00
13,43
13,35
11,11

Độ không đảm bảo đo
Giá trị độ không đảm bảo đo của phương
pháp cho các hợp chất ginsenoside được tính

576

Bảng 6: Độ không đảm bảo đo của phương pháp với
từng ginsenoside
Độ không đảm bảo đo (%)
Nước uống bổ
Cao sâm Viên nang
sung
Ginsenoside Rb1 27,81
28,46

28,89
Ginsenoside Rg1 28,09
28,90
28,18
Ginsenoside Rf
30,08
31,68
30,35
Ginsenoside Re
28,21
28,60
28,49
Chất phân tích

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

Tóm tắt các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp
Các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp xác định các ginsenoside trong thực phẩm
bổ sung được trình bày theo Bảng 7.
Bảng 7: Các thông số xác định giá trị sử dụng của phương pháp

RSD %

U%


Thông số
LOD (µg/ml)
LOQ (µg/ml)
Cao Sâm
Viên nang
Nước uống bổ sung
H%
Cao Sâm
Viên nang
Nước uống bổ sung

Ginsenoside Rb1
0,50
2,00
6,40
14,21
15,00
88,32 – 109,78
27,81
28,46
28,89

Ginsenoside Rg1
0,50
2,00
4,80
9,48
13,43
81,42 – 110,00
28,09

28,90
28,18

Ginsenoside Rf
0,50
2,00
4,50
9,50
13,35
80,05 – 105,15
30,08
31,68
30,35

BÀN LUẬN

lượng phân bố rộng.

Quy trình được xây dựng để xác định hàm
lượng các ginsenoside Rb1, Rg1, Re, Rf trong nền
mẫu cao sâm, viên nang và nước uống bổ sung
sử dụng kỹ thuật tách chiết lỏng – lỏng đơn giản
với các loại hóa chất thông dụng trong phòng thí
nghiệm; định lượng bằng thiết bị LC-MS/MS có
độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phân tích cùng một
lúc bốn hợp chất ginsenoside giúp rút ngắn thời
gian phân tích.

KẾT LUẬN


Ứng dụng phương pháp phân tích
Phương pháp được ứng dụng để xác định
hàm lượng các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf, Re
trong các mẫu thực phẩm bổ sung sâm từ
tháng 1 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 gồm:
31 mẫu nước uống bổ sung trong đó có 08 mẫu
không phát hiện, các mẫu còn lại có hàm
lượng các ginsenoside từ 0,35 đến 1240 µg/mL;
5 mẫu nguyên liệu sâm có hàm lượng các
ginsenoside từ 32,7 đến 857,11 µg/mL; 10 mẫu
viên uống bổ sung trong có 2 mẫu không phát
hiện, các mẫu còn lại có hàm lượng các
ginsenoside từ 1,97 đến 1969,43 µg/mL; các
mẫu thực phẩm bổ sung khác có hàm lượng
ginsenoside từ 8,17 đến 90,51 µg/mL.
Thực tế cho thấy nhân sâm được bổ sung
vào thực phẩm nhiều loại khác nhau như nước
uống tăng cường sức khỏe, nước giải khát hoặc
trà túi lọc với hàm lượng nhiều ít khác nhau nên
khi phân tích cho thấy các ginsenoside hàm

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Ginsenoside Re
0,50
2,00
4,10
7,65
11,11
82,55 – 104,35

28,21
28,60
28,49

Nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình
xác định hàm lượng các ginsenoside Rb1, Rg1,
Re, Rf trong nền mẫu cao sâm, viên nang và
nước uống bổ sung sử dụng kỹ thuật tách chiết
lỏng – lỏng và định lượng bằng thiết bị LCMS/MS. Phương pháp xây dựng với độ nhạy và
độ đặc hiệu cao, các thông số giới hạn phát hiện,
độ lặp lại, hiệu suất thu hồi tốt. Có thể ứng dụng
phương pháp này xác định các ginsenoside trên
các nền mẫu rắn và lỏng.
Nhân sâm được trồng ở những vùng khác
nhau sẽ có những ginsenoside đặc trưng khác
nhau. Vì vậy, ngoài các ginsenoside Rb1, Rg1, Rf,
Re được khảo sát, cần khảo sát thêm một số
ginsenoside khác để đánh giá đúng chất lượng
sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

Baeg IH and So SH (2013). The world ginseng market and the
ginseng (Korea). Journal of Ginseng Research, 37:1-7.

Chen Y, et al (2015). Determination of ginsenosides in Asian and
American
ginsengs
by
liquid
chromatography
equadrupole/time of flight MS: assessing variationsbased on
morphological characteristics. Journal of Ginseng Research, pp.114.
European Commission (2002). Commission decision
implementing council directive 96/23/EC concerning the
performance of analytical methods and the interpretation of
result. Official Journal of European Communities, pp.8 – 36.
Guo N, et al (2013). Quantitative LC-MS/MS analysis of seven
ginsenosides and three aconitum alkaloids in Shen-Fu
decoction. Chemistry Central Journal, 7:165.

577


Nghiên cứu Y học
5.

6.

7.

8.
9.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019


Hong HD, et al (2009). Comparison of preparation methods for
the quantification of ginsenosides in raw Korean ginseng. Food
Sci Biotechnol, 18:565 - 569.
In G, et al (2012). New Method for Simultaneous Quantii cation
of 12 Ginsenosides in Red Ginseng Powder and Extract: Inhouse Method Validation. Journal of Ginseng Research, 36:205-210.
Shin BK, Kwon SW and Park JH (2015). Chemical diversity of
ginseng saponins from Panax ginseng. Journal of Ginseng
Research, 39:287 - 298.
Standard for ginseng products (codex stand 321-2015, annex II,
annex III).
Trần Cao Sơn (2010). Thẩm định phương pháp trong phân tích
hóa học và vi sinh vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội,
pp.16 – 59.

578

10. Uhr L, et al (2014). Ginsenosides in Commercial Ginseng
Products Analyzed by Liquid Chromatography-Tandem Mass
Spectrometry. ISRN Analytical Chemistry, 8 pages.
11. Wang X, et al (1999). Dertermination of Ginsenosides in plant
extracts from Panax ginseng and Panax quinquefolius L by
LC/MS/MS. Analytical Chemistry, 71:579-1584.

Ngày nhận bài báo:

15/08/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


31/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2019

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ HIỆN MẮC VIRUS VIÊM GAN B, KIẾN THỨC,
MỨC ĐỘ TUÂN THỦ VÀ HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VACCINE VIÊM GAN B
CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
ĐỒNG THÁP NĂM 2017 – 2018
Võ Hiếu Nghĩa*, Lê Lan Trinh*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh viêm gan B là một trong những vấn đề y tế công cộng hiện nay do khả năng lây
truyền cao, tiến triển thành bệnh mạn tính và có thể dẫn đến tử vong. Nâng cao kiến thức người dân trong
việc phòng bệnh và thực hiện tốt tiêm vaccine được xem là công cụ hiệu quả của phòng chống nhiễm virus
viêm gan B (HBV).
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HBV, kiến thức về HBV, sự tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm
gan B của người dân đến khám tại Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp năm 2017 - 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện ở 244 đối tượng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Xác định tỷ lệ nhiễm và kiến thức về HBV dựa vào nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được áp
dụng để xác định tỷ lệ tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan B.
Kết quả: Có 5,8% người dân 6 – 60 tuổi nhiễm HBV. 24,6% tuân thủ lịch tiêm phòng HBV và hiệu quả đạt

98,1%. Kiến thức đúng về HBV của người dân 18 - 60 tuổi là 16,2%.
Kết luận: Người dân có kiến thức đúng về HBV vẫn còn hạn chế. Cần có các biện pháp truyền thông phù
hợp nhằm nâng cao kiến thức cộng đồng và đẩy mạnh công tác tiêm phòng HBV.
Từ khóa: viêm gan B, tuân thủ, tiêm phòng, kiến thức

ABSTRACT
PREVALENCE OF HEPATITIS B INFECTION AMONG THE PEOPLE SEEKING HEPATITIS B
VACCINATION SERVICE AT DONG THAP PREVENTIVE MEDICINE CENTER DURING 2017 – 2018
AND KNOWLEDGE, COMPLIANCE OF CLIENTS, EFFECTIVENESS OF HEPATITIS B VACCINATION
Vo Hieu Nghia, Le Lan Trinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 579 – 585
Background: Hepatitis B is a current public health issue due to its high transmission, probability of
progression to chronic disease and causing death in serious condition. Increasing public awareness toward disease
prevention and sufficient vaccination are effective measures of preventing hepatitis B virus (HBV) infection.
Objectives: To determine the prevalence of HBV infection among the people seeking hepatitis B vaccination
service at Dong Thap Preventive Medicine Center during 2017 – 2018 and knowledge, compliance of clients, the
effectiveness of hepatitis B vaccination.
Methods: 244 participants were conveniently recruited to the study. A cross-sectional study was employed
to determine the prevalence of HBV infection and knowledge of clients; meanwhile, a prospective cohort study was
applied to determine the compliance and effectiveness of hepatitis B vaccination.
Results: The prevalence of HBV infection was 5.8% of people aged 6-60 years. There were 24.6% of people
complied with the HBV vaccination schedule and the effectiveness reached 98.1%. Correct knowledge of HBV
*Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp
Tác giả liên lạc: BS. Võ Hiếu Nghĩa
ĐT: 0942764276

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng

Email:


579



×