Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những biến đổi về lối sống của nông dân tại các xã nông thôn mới thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.87 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 62 (02/2019)
No. 62 (02/2019)
Email: ; Website:

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ LỐI SỐNG CỦA NÔNG DÂN
TẠI CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Changes in lifestyles of the farmers at new rural areas in Ho Chi Minh City
ThS. Huỳnh Văn Sinh
Học viện Cán bộ TP.HCM
Tóm tắt
Sau gần mười năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) tại TP.HCM, người nông dân đã có sự
biến đổi về lối sống. Lối sống thể hiện khả năng thẩm thấu, phát triển văn hóa, là mục tiêu cuối cùng
trong Chương trình Quốc gia về NTM làm thay đổi diện mạo nông thôn cả hình thức và nội dung. Bài
viết tập trung nghiên cứu những biến đổi các giá trị văn hoá về lối sống trong ứng xử cộng đồng, nghi lễ
vòng đời, an ninh trật tự xã hội v.v
Từ khoá: biến đổi, lối sống, nông thôn mới.
Abstract
After nearly ten years of implementing new rural construction in Ho Chi Minh City, farmers have had a
change in their lifestyle. Lifestyle expresses the ability to penetrate, to develop culture, and is the
ultimate goal in the National Program on New Rural Construction, which changes the rural appearance
both in form and content. The article focuses on researching changes in cultural values of lifestyles in
community behavior, life cycle rituals, social order and security, etc.
Key words: transformation, lifestyle, new rural area

dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông


thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông
thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường” [1, tr.3]. Đồng thời, Chính phủ
cũng luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành với
Quyết định số 800/QĐ-Ttg ngày 04 tháng 6
năm 2010 phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn
2010-2020 với mục tiêu: “Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các

1. Đặt vấn đề
Chương trình Mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển
khai trên phạm vi cả nước năm 2010, nhằm
cụ thể hoá quan điểm lãnh đạo của Đảng ta
với Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày 05 tháng 08 năm 2008:
“Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
Email:

50



HUỲNH VĂN SINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2016 (41,477 triệu đồng/người/năm); tăng
23,8% so với năm 2015 (39,72 triệu
đồng/người/năm) [2, tr.24-26].
Song, việc thực hiện Chương trình
trong thời gian qua tại Thành phố vẫn còn
một bất cập, hạn chế sau đây:
- Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra
giám sát xử lý những vấn đề phát sinh của
một số sở ngành, huyện xã chưa đạt yêu
cầu, chậm trễ trong tham gia ý kiến phối
hợp, tổng hợp tiêu chí;
- Về môi trường, vẫn còn tình trạng xả
rác ven đường; còn các bãi rác tự phát,
nước thải ảnh hưởng đến môi trường sống
của người dân nông thôn;
- Việc phát triển hợp tác xã, nhất là
hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại
chưa đạt theo yêu cầu mong muốn;
- Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông
nghiệp chưa được thực hiện rộng rãi;
- Việc thực hiện chính sách chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông
nghiệp đô thị vẫn còn hạn chế bởi người
dân tiếp cận nguồn vốn vay chưa được

nhiều do thiếu tài sản thế chấp. Các tổ chức
tín dụng định giá tài sản thế chấp thấp so
với giá thị trường, việc thế chấp từ tài sản
hình thành từ nguồn vốn vay chưa được
nhiều tổ chức tín dụng chấp nhận;
- Đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục
giảm do quá trình đô thị hóa ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. [2,
tr.27-29].
2. Nội dung
2.1. Khái niệm lối sống
Lối sống là khái niệm được các nhà
triết học, xã hội học, văn hóa học v.v. đề
cập đến từ rất lâu. Mác từng cho rằng “lối
sống chính là phương thức sống, là dạng
hoạt động của con người, nó chịu sự quyết

hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa [8, tr.1].
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM), Chương trình được triển khai
từ năm 2009 đến năm 2017, cơ bản hoàn

thành với 56/56 xã đạt chuẩn. Hiện nay,
TP.HCM hướng đến việc duy trì và nâng
chất các tiêu chí đã đạt [2, tr.4]. Quá trình
thực hiện Chương trình đến nay đã có
những kết quả bước đầu khả quan: hệ thống
giao thông cơ bản đã kết nối giữa các địa
phương, giữa thành thị và nông thôn, góp
phần thu hút đầu tư trong cộng đồng; 100%
hộ dân được cung cấp nước sạch; trường
học cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học trên
địa bàn vùng nông thôn; đời sống vật chất,
văn hóa của dân cư nông thôn được nâng
lên, người dân được tiếp cận và được phục
vụ tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản,
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
đang dần được thu hẹp. Bên cạnh đó, việc
ban hành và triển khai các chương trình, đề
án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã
giúp hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản
xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ cao như mô hình nuôi tôm công nghệ
cao trong nhà màng, trồng hoa lan – cây
kiểng sử dụng giàn phun tự động, trồng rau
an toàn theo phương pháp thủy canh, hữu
cơ v.v. Nhờ vậy, thu nhập của người dân
vùng nông thôn Thành phố ngày càng tăng:
năm 2017 thu nhập là 49,18 triệu
đồng/người/năm; tăng 18,6 % so với năm
51



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 62 (02/2019)

định của phương thức sản xuất” [7, tr.30].
Ở Việt Nam, “lối sống” được xem là
một từ ghép, trong đó “lối” được hiểu là lề
lối, thể thức, kiểu cách, phương thức;
“sống” là sinh hoạt, là quá trình hoạt động
của con người và xã hội. Trong đề tài
KX.06-13 với Báo cáo tổng kết chương
trình KX-06-13 (1991-1995): “Lối sống,
trong chừng mực nhất định, là cách ứng
xử của những cộng đồng người cụ thể,
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của môi trường sống. Môi trường là cái
khách quan quy định, là điều kiện khách
quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến
lối sống của con người, lối sống của các
nhóm xã hội và cộng đồng dân cư” [7,
tr.34]. Tác giả Vũ Khiêu đã có quan niệm
rằng “Lối sống là phạm trù xã hội khái
quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc,
các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân
trong những điều kiện của một hình thái
kinh tế-xã hội nhất định và biểu hiện trên
các lĩnh vực của đời sống, trong lao động
và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người
với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn

hóa” [5, tr.514). Như vậy, có thể hiểu lối
sống bao gồm toàn bộ hình thức sống của

con người, thể hiện mối quan hệ qua lại
trong đời sống con người, bao gồm: giá trị
văn hoá trong ứng xử cộng đồng, nghi lễ
vòng đời, an ninh trật tự xã hội v.v. Có thể
xem lối sống là thể hiện khả năng thẩm
thấu văn hóa và là tiêu chí đánh giá sự
phát triển văn hóa.
2.2. Những biến đổi về lối sống của
nông dân tại các xã nông thôn mới
TP.HCM
2.2.1. Những biến đổi giá trị văn hoá
trong ứng xử cộng đồng
Văn hoá ứng xử cộng đồng dân tộc ta
được tạo ra từ sự kế thừa truyền thống của
gia đình, dòng tộc, láng giềng, làng xã, rộng
hơn là lòng yêu thương tổ tiên, bậc tiền
hiền, Tổ quốc… dù là nông thôn hay thành
thị đến nay vẫn còn bảo lưu. Chương trình
xây dựng NTM vẫn giữ được và kế thừa
các giá trị văn hoá truyền thống này.
Trong tiến trình khảo sát, chúng tôi đã
tìm hiểu mức độ thể hiện cách ứng xử giữa
các thành viên trong gia đình với nhau,
giữa gia đình với bà con xóm giềng. Sự thể
hiện mối quan hệ này được khảo sát trên 3
mức: không bao giờ (1 điểm), thỉnh thoảng
(2 điểm), thường xuyên (3 điểm).


Bảng 1: Ứng xử đối với thành viên trong gia đình
Số lượng
Hành vi ứng xử

Thường Thỉnh
xuyên thoảng

Không
bao Tổng
giờ

Trung
Xếp hạng
bình

Tôn trọng các thành viên gia đình

605

135

12

752

2.81

1


Trách nhiệm với thành viên gia đình

593

150

9

752

2.80

2

Đoàn kết với thành viên gia đình

583

161

8

752

2.78

3

Hợp tác với thành viên gia đình


482

257

13

752

2.64

4
[6, tr.99]i

52


HUỲNH VĂN SINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Qua số liệu của bảng trên cho thấy:
- Hành vi “Tôn trọng các thành viên
gia đình” thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau
được ở mức độ thường xuyên cao nhất so
với các hành vi còn lại (trung bình 2.81,
với tần số 605/752);
- Hành vi “Trách nhiệm với thành viên
gia đình và Đoàn kết với thành viên gia
đình” cũng ở mức độ thường xuyên khá
Bảng 2: Ứng xử đối với người cùng xóm ấp


cao (trung bình 2.80 và 2.78, với tần số 593
và 583/752).
Kết quả trên phần nào nói lên tính
khả quan và sức lan tỏa của Chương
trình: Các giá trị thuần phong mỹ tục của
gia đình vẫn còn được duy trì mức độ rất
tốt, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống khu vực nông thôn
của Thành phố.
Số lượng

Hành vi ứng xử

Thường Thỉnh Không
Tổng
xuyên thoảng bao giờ

Trung
bình

Xếp
hạng

Tôn trọng những người cùng xóm ấp

607

139


6

752

2.82

1

Đoàn kết với người cùng xóm ấp

579

153

20

752

2.76

2

Trách nhiệm với người cùng xóm ấp

500

238

14


752

2.66

3

Hợp tác với người cùng xóm ấp

454

282

106

752

2.60

4
[6, tr.99]

minh chứng cho sức sống văn hóa truyền
thống gia đình tới cộng đồng làng xóm của
người nông dân. Mặc dù, thời gian qua,
văn hoá nông thôn Thành phố có những
biến động lớn hơn những nơi khác (sự
năng động, hội nhập, giao lưu, lan tỏa) của
một đô thị đặc biệt, song vẫn giữ được nề
nếp gia phong của gia đình, tổ ấp, làng xã.
Cụ thể ghi nhận tại xã Xuân Thới Thượng,

huyện Hóc Môn, H.T.T, ấp 1 cho biết: “Dù
có thay đổi gì đi nữa, thì nề nếp của gia
đình, rồi tình làng nghĩa xóm của gia đình
tôi luôn phải giữ. Nếu bất hoà, nói không
ai nghe, kính trên nhường dưới thì gia đình
còn gì nữa chú, trật tự đảo lộn, trong nhà
không tốt thì nói ai nghe. Ở đâu tôi không
biết chứ trên địa bàn ấp tôi cái vụ này tốt,
thuận hoà gia đình, tình cảm chòm xóm
luôn giữ gìn, có khó khăn thì giúp đỡ

Qua số liệu khảo sát các hành vi ứng
xử đối với người cùng xóm ấp, chúng tôi
nhận thấy:
- Hành vi “Tôn trọng mọi người cùng
xóm ấp” thể hiện cao nhất ở mức thường
xuyên, với điểm trung bình cao nhất là 2.82
(tần số 607/752);
- Hành vi “Đoàn kết với người cùng
xóm ấp” và “Trách nhiệm với người cùng
xóm ấp” cũng ở mức độ thường xuyên khá
tốt (trung bình 2.76 và 2.66, với tần số 579
và 500/752).
Chỉ số này cho thấy sự chân thành, cẩn
trọng trong đối nhân xử thế, đánh giá đúng
về con người, thể hiện tinh thần tương
thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ
lúc khó khăn.
Qua 36 cuộc phỏng vấn sâu tại 16/56
xã được khảo sát, có kết quả tương ứng là

53


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 62 (02/2019)

quốc gia xây dựng NTM và hướng dẫn của
Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT cũng
nêu rõ: “Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã
hội được giữ vững” khi đạt 04 yêu cầu: 1)
không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống
Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế;
truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông
người kéo dài; 2) không có tụ điểm phức
tạp về trật tự xã hội và không phát sinh
thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa
bàn; 3) trên 70% số thôn được công nhận
đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; 4)
hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị
tiên tiến trở lên” [3, tr.11]. Qua hơn gần 10
năm thực hiện NTM, Bộ tiêu chí về nông
thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn
TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 tới 2017
có 53/56 xã tự đánh giá đạt chuẩn (tỷ lệ
95%) [2, tr.27].

nhau” [6, tr.101]ii.
Bên cạnh đó, kết quả quan sát tham
dự, phỏng vấn sâu cũng phần nào cảnh báo

một số biểu hiện lệch pha các chuỗi giá trị
sống ở nông thôn hiện nay mang tính thực
dụng, mọi thứ đều quy ra tiền, tình cảm với
nhau đang xu hướng mờ nhạt. Ghi nhận tại
xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, L.V.H, ấp 4
cho biết: “Tại xã cũng có tình trạng phân
lô đất bán nền, chỉ một bộ phận thôi không
phải đại trà, tạo nên xung đột lợi ích, có
sứt mẻ tình cảm gia đình, láng giềng ít
nhiều” [6, tr.102].
2.2.2. Những chuyển biến về an ninh
trật tự xã hội tại các xã xây dựng nông
thôn mới
Công tác giữ vững an ninh trật tự xã
hội ở nông thôn là một bộ phận của an ninh
quốc gia. Trong tiêu chí 19 của Bộ tiêu chí

Bảng 3: Kết quả của công tác xây dựng văn hóa nông thôn mới tại ấp/xã
Kết quả

Số lượng Tần suất

Tỉ lệ trên tổng
Xếp hạng
số mẫu

Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

590


19.20%

80.50%

1

Ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự
an toàn xã hội

492

16.00%

67.10%

2

Phát huy dân chủ cơ sở

452

14.70%

61.70%

3

Giữa gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc

413


13.40%

56.30%

4

Phòng chống các tệ nạn xã hội

387

12.60%

52.80%

5

Giải quyết các chính sách xã hội

376

12.20%

51.30%

6

Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường
văn hóa lành mạnh


364

11.80%

49.70%

7

Tổng cộng

3074

100.0%

419.4%
[6, tr.104]

54


HUỲNH VĂN SINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số liệu khảo sát ở bảng 3 phần nào
phản ánh thực tế đời sống văn hoá NTM tại
các ấp/xã. Một khi môi trường sống an
toàn thì đời sống văn hóa mới nâng lên.
Nội dung thực hiện công tác văn hoá ở
ấp/xã cho thấy, công tác ổn định trật tự an

ninh được xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 5. Điều

này khẳng định thêm việc vận động, tuyên
truyền là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo
an ninh trật tự xã hội ở xã-ấp trong quá
trình xây dựng NTM. Như vậy, có ổn định
thì các lĩnh vực khác, mới có thể phát triển
được.

Bảng 4: Những vấn đề bất cập về trật tự an ninh tại ấp/xã
Vấn đề bất cập

Số lượng

Tần suất

Tỉ lệ trên tổng số mẫu

Xếp hạng

Nhậu say

539

28.50%

75.10%

1


Trộm cắp

338

17.90%

47.10%

2

Mất trật tự

332

17.60%

46.20%

3

Đánh nhau

140

7.40%

19.50%

4


Đánh bạc

133

7.00%

18.50%

5

Mại dâm

87

4.60%

12.10%

6

Sản xuất, buôn bán hàng giả

72

3.80%

10.00%

7


Cá độ

69

3.60%

9.60%

8

Cướp giựt

56

3.00%

7.80%

9

Ma túy

34

1.80%

4.70%

10


Hiếp dâm

33

1.70%

4.60%

11

Bạo hành gia đình

28

1.50%

3.90%

12

Tranh mua bán

19

1.00%

2.60%

13


Vấn đề khác

11

0.60%

1.50%

14

1891

100.0%

263.4%

Tổng cộng

[6, tr.105]
tích luỹ bản thân và gia đình tỉ lệ nghịch
với đầu tư “bia rượu”; thứ hai là trộm cắp
(47,1%); thứ ba là mất trật tự, ồn ào
(46,2%); thứ tư là đánh nhau và đánh bạc
là (19,5% và 18,5%). Đây là những yếu tố
làm suy yếu nền tảng cấu trúc nông thôn.
Một khi công ăn việc làm không ổn định,
nặng tính thời vụ, chậm chuyển đổi tư duy

Tần số trên cho chúng ta thấy mức
chuyển biến tình hình an ninh trật tự xã hội

của NTM vẫn còn một số hạn chế: thứ nhất
là nhậu nhẹt say xỉn (chiếm cao nhất
75,1%), đây là nguyên nhân của mọi
nguyên nhân làm cho việc giảm nghèo đa
chiều chưa thật bền vững: sức khoẻ giảm
sút, bệnh tật, năng suất lao động giảm theo,
55


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 62 (02/2019)

nhà văn hoá với chi phí thấp” [6, tr.113].
2.2.3.2. Về việc tang
“Việc tang là chuyện buồn của gia
đình, nhưng còn là việc có liên quan đến
tình làng nghĩa xóm, đến xã hội bởi “nghĩa
tử là nghĩa tận”, với sự tham gia tinh thần
và vật chất mọi thành viên trong làng xã,
dòng tộc” [11, tr.56]. Khảo sát cho thấy
hiện nay hình thức tang lễ có sự kế thừa
truyền thống, kết hợp với những yếu tố
hiện đại phù hợp đã trở nên phổ biến hơn.
Ý kiến thảo luận xã Tân Nhựt, huyện Bình
Chánh, N.V.K, ấp 2 cho biết: “Việc rải
vàng mã, cờ bạc ăn theo trong đám ma
giảm nhiều chú ơi. Vì được xã xếp vào mục
xét gia đình văn hoá, ảnh hưởng đến các
chế độ của hộ gia đình như vay vốn, bảo

hiểm y tế, gia đình chính sách…” [6,
tr.114].
2.2.3.3. Về lễ hội
“Lễ hội còn là một loại hình cộng
đồng văn hóa dân gian tổng thể, rất phù
hợp và hữu ích với đời sống văn hóa tinh
thần của người Việt Nam nói chung và
người dân nông thôn nói riêng [11, tr.59].
Hiện tại, lễ hội truyền thống được phục hồi
ở nhiều xã, tạo nên một sinh hoạt văn hóa
cộng đồng phong phú, bổ ích. Song, các
hoạt động lễ hội ở nông thôn nảy sinh
nhiều hiện tượng không phù hợp với văn
hóa truyền thống. Qua thảo luận nhóm tại
xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn chỉ ra:
“Lễ hội thường đi theo cúng kỳ yên ở Đình
của xã vào trung tuần tháng 3 âm lịch, với
nhiều người tham gia, nhưng bây giờ
không còn thấy hát bội nữa, cái này thì
không rõ mấy, không biết có phải do không
có tiền để rước họ về hát không. Việc ăn
theo bói toán, lên đồng, lên cốt gì đó thì
sau một thời gian xã quy định rất nghiêm
ngặt, nay sao thấy có bói toán, cầu cơ,

trong phát triển. Nguyên nhân một phần là
do trình độ dân trí của một bộ phận nông
dân còn thấp, không đáp ứng được tốc độ
đô thị hoá cao hiện nay Qua thảo luận
nhóm tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè,

phần nào thẩm định kết quả khảo sát về an
ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã-ấp xây
dựng NTM:
“- Vấn đề ăn nhậu xong lại mở loa rồi
hát um xùm ảnh hưởng đến đời sống bà
con hàng xóm. Bây giờ quy định là sau 22h
mình mới đi dẹp được, còn trước giờ đó mà
họ hát ồn ào quá thì mình chỉ đi vận động
nhắc nhở họ thôi. Mình cũng chủ động đi
xử lý thì nay nó cũng giảm rồi chứ không ồ
ạt như lúc trước;
- Hiện nay tình hình an ninh trật tự
cũng ổn rồi, thời gian đầu mình rất cực.
Hiện tại các ấp đều có tổ kiểm tra, chức
năng của tổ kiểm tra ở các ấp thì như xã
nhưng chỉ tuyên truyền, vận động là chính,
khi có tình huống xấu thì phối hợp với xã
và đoàn của xã xuống xử lý” [6, tr.107].
2.2.3. Những biến đổi trong một số
nghi lễ vòng đời, lễ hội tại các xã xây
dựng NTM
2.2.3.1. Về việc cưới
“Cưới xin là chuyện cá nhân, của từng
gia đình. Đám cưới cổ truyền có một số nét
tích cực, thể hiện truyền thống đạo lý như
hiếu lễ với ông bà tổ tiên, tình cảm gắn bó
vợ chồng, trách nhiệm của công dân với
cộng đồng” [11, tr.53]. Những đám cưới
ngày nay ở nông thôn cũng kết hợp nhiều
hình thức mới lạ chẳng khác gì như những

đám cưới ở thành thị. P.T.H, cán bộ phụ
trách văn hoá – xã hội xã Tân Thông Hội,
huyện Củ Chi cho biết: “Hiện tại đám cưới
hỏi không rườm rà, tệ thách cưới không
còn. Tổ chức như ở Thành phố, hai đám
nhập một, thường xuyên được tổ chức tại
56


HUỲNH VĂN SINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thậm chí không biết dân ở đâu tới ăn ké xin
số đầu số đuôi nữa” [6, tr.115].
Kết quả thảo luận nhóm về tình hình
thực hiện việc tang, cưới, lễ hội cho thấy
bức tranh tương đối phần nào phản ánh thực
trạng thực hiện nếp sống văn minh ở các xã
xây dựng NTM có những chuyển biến tích

cực dựa trên Quyết định số 1396/QĐUBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành
phố nhấn mạnh đến tiêu chuẩn “Thực hiện
nếp sống văn hóa, văn minh mĩ quan đô thị
- nông thôn mới” và Chỉ thị 27-CT/TW về
thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội”iii.

Bảng 5: Mức độ hài lòng về thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội qua Chương trình
xây dựng NTM ở các xã

Mức độ hài lòng

Số lượng

Tỉ lệ %

Rất hài lòng

220

29.6

Hài lòng

257

34.5

Bình thường

220

29.6

Không hài lòng

44

5.4


Rất không hài lòng

11

1.0

Tổng

752

100.0
[6, tr.112]
phục vụ thiết thực hơn cho Chương trình
xây dựng NTM, góp phần nâng chất 19
tiêu chí theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông
thôn TP.HCM trong giai đoạn 2017-2020.
Thứ nhất, bảo tồn các giá trị quan hệ
thân thuộc, cùng nhau vươn lên trong cuộc
sống tạo sức mạnh to lớn cho xây dựng
nông thôn mới
Những hình thức: cùng giúp nhau phát
triển, tương trợ, trao đổi kinh nghiệm sẽ
diễn ra nhiều hơn, thông qua sự vận động,
tuyên truyền, quán triệt về Chương trình
xây dựng NTM, nhờ mặt trận, đoàn thể,
các cấp chính quyền; giúp người nông dân
sống và làm việc có trách nhiệm với nhau
hơn. Thông qua Chương trình xây dựng
NTM, các giá trị văn hoá ứng xử cộng
đồng của người nông dân sẽ dần được biến


Tỉ lệ phần trăm về mức độ hài lòng: rất
hài lòng (29,6%), hài lòng (39,5%), bình
thường (29,6%), cho thấy biên độ thay đổi
nhận thức, thái độ chuyển thành hành vi đã
có những biến chuyển khả quan một khi đời
sống nông thôn tăng lên (mức sống, dân trí,
chu kỳ công việc chuyển đổi,…), tỉ lệ phần
trăm không hài lòng và rất không hài lòng
chỉ còn ở con số thấp (5,4% và 1%).
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xây dựng lối sống của nông dân
tại các xã nông thôn mới Thành phố Hồ
Chí Minh
Qua kết quả nghiên cứu về lối sống
của người nông dân tại một số xã của 5
huyện ngoại thành được triển khai xây
dựng NTM. Chúng tôi đưa ra một số giải
pháp, nhằm một phần định hướng tốt hơn,
57


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 62 (02/2019)

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, nhằm bảo vệ an ninh trật tự an
toàn xã hội tại các xã NTM có cơ sở phát
triển bền vững.

3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy
lối sống của người nông dân Thành phố có
những biến đổi cơ bản, dù còn một số thách
thức không nhỏ khi triển khai xây dựng
NTM. Các giá trị văn hoá truyền thống luôn
thể hiện khả năng thẩm thấu trong đời sống,
góp phần định hướng phát triển văn hóa
ứng xử trong cộng đồng. Một mặt, kết quả
cũng cho thấy có những biến đổi trong lối
sống, chủ yếu ở hành vi cá nhân, gia đình
phụ thuộc khá lớn vào tiến trình đô thị hoá.
Do vậy, cần có những điều chỉnh kịp thời
trong các chính sách từ chương trình NTM
trong thời gian tới, phù hợp với mục tiêu
nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng
NTM giai đoạn 2017-2020.

đổi theo chiều hướng nhìn xa trông rộng,
thói ỷ lại, an phận sẽ dần mất đi.
Thứ hai, bảo tồn các giá trị trong hôn
lễ cưới hỏi, cần loại bỏ những hủ tục làm
trì trệ, gây lãng phí cho môi trường nông
thôn mới
Hiện tại, qua công tác tuyên tuyền, vận
động, việc tổ chức cưới hỏi được giản lược
đi nhiều, quan sát tham dự tại các xã Tân
Thông Hội, Thái Mỹ, Xuân Thới Thượng,
Tân Nhựt, hôn lễ chỉ còn gồm hai lễ là lễ
hỏi và lễ cưới. Có nơi lại nhập hai lễ vào

làm một lễ cưới thành “2 trong 1”. Đây là
điều đáng mừng cần nhân rộng, tránh lãng
phí tiền bạc và thời gian.
Thứ ba, bảo tồn các giá trị trong tang
lễ, loại bỏ những hủ tục làm trì trệ cản trở
quá trình xây dựng nông thôn mới
Qua khảo sát, hầu hết nghi thức tang
lễ được lưu giữ tương đối đầy đủ trong
các phong tục tập quán của người nông
dân Thành phố. Quan niệm “nghĩa tử,
nghĩa tận” luôn được đề cao. Song, một
vài ấp/xã vẫn còn tồn tại việc rải, đốt vàng
mã, cờ bạc ăn theo đám. Các cấp chính
quyền, đoàn thể cần kiên trì tuyên truyền,
vận động, nhằm chuyển biến nhận thức
người nông dân ngày càng tiếp cận các giá
trị văn minh hơn.
Thứ tư, tăng cường an ninh trật tự xã
hội, hướng tới môi trường nông thôn có lối
sống lành mạnh, đảm bảo sự ổn định
hướng tới phát triển bền vững
Thực hiện “Giữ vững an ninh, trật tự
xã hội nông thôn”, đẩy mạnh thực hiện các
biện pháp phòng, chống tội phạm, phát
động mạnh mẽ phong trào quần chúng
tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Các tổ
chức đoàn thể, chính quyền cần nâng cao
chất lượng việc vận động, tuyên truyền tận
tổ ấp gắn với cuộc vận động “Toàn dân


Chú thích:
i

Số liệu định lượng được trích dẫn từ kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học “Biến đổi đời
sống văn hoá tại các xã xây dựng NTM
TP.HCM” tại Học viện Cán bộ TP.HCM
được nghiệm thu năm 2017, do chính tác
giả làm chủ nhiệm cùng với cộng sự. Đề tài
khảo sát năm 8/2016-8/2017, gồm 16/56
xã, với 752 phiếu thu về.

ii Số liệu ghi chép được trích dẫn từ kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học “Biến đổi đời
sống văn hoá tại các xây dựng NTM
TP.HCM” tại Học viện Cán bộ TP.HCM
được nghiệm thu năm 2017, do chính tác
giả làm chủ nhiệm cùng với cộng sự. Có 36
cuộc phỏng vấn sâu. Tổng số lần quan sát
tham dự-thảo luận cho các sự kiện trong
suốt quá trình đi điền dã của chúng tôi là 20
lần theo chủ đích (có ghi chép nhật ký);
ngoài ra còn tham gia những sự kiện ngoài
dự kiến (khoảng trên 10 sự kiện), không

58


HUỲNH VĂN SINH


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

được ghi chép đầy đủ.

“Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới”, số
41/2013/TT-BNNPTNT, 04/10/2013.

iii Qua quan sát không tham dự tại Thới Tam
Thôn, Tam Thôn Hiệp, Tân Thông Hội, Tân
Nhựt, Nhơn Đức, thì hiện tượng đám cưới
với nhiều nghi thức đã giảm đáng kể, nếu
không muốn nói là văn minh hơn thành thị.
Cụ thể người đến dự đám cưới khá đúng giờ
ghi trên thiệp mời, đủ số người trên bàn là
họ đãi ăn ngay, không nhậu nhiều như trước
nữa. Điều này phần nào phản ánh chính
công việc đồng áng gắn với chu trình quay
vòng của đồng vốn (vay tín dụng xã, hoặc
ngân hàng chính sách), định hướng nông
nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Đám
tang không còn để kéo dài theo hủ tục xưa,
xem ngày giờ tẩn liệm, động quan và hạ
quyệt; tình trạng ăn nhậu bê tha, ăn theo
đám đã giảm đáng kể.

4. Đảng bộ TP.HCM, Văn kiện Đại hội đại
biểu lần thứ X, Văn phòng Thành uỷ
TP.HCM, 2015.
5. Vũ Khiêu, Văn hóa Việt Nam, xã hội và con

người, NXB. Khoa học xã hội, 2000. [6]
Đình Quang, Đời sống văn hóa đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam, NXB Văn hóa
thông tin, 2005.
6. Huỳnh Văn Sinh, “Biến đổi đời sống văn
hoá tại các xã xây dựng NTM TP.HCM”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Cán
bộ TP.HCM, 2017.
7. Võ Văn Thắng, Xây dựng lối sống ở VN
hiện nay từ góc độ văn hóa truyền thống
dân tộc, NXB Văn hóa Thông tin, 2006.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020”, số
800/QĐ-TTg, 04/6/2010.

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, “Hội
nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn”, Nghị quyết số 26-NQ-TW, 05/8/2008.

9. Uỷ ban nhân dân TP.HCM, “Quyết định các
tiêu chuẩn văn hoá giai đoạn 2017-2021”,
số 1396/QĐ-UBND, 29/3/2017.

2. Ban chỉ đạo của Thành uỷ về Chương trình
xây dựng NTM và Văn phòng điều phối

NTM, “Báo cáo kết quả thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn Thành
phố về xây dựng NTM năm 2017”, số
546/BC-VPĐPNTM, 18/9/2017.

10. Hoàng Vinh, Những vấn đề văn hóa trong
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. NXB.
Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, 2006.
11. Hồ Sĩ Vịnh, Văn hoá Việt Nam trong tiến trình
đổi mới, NXB. Chính trị Quốc gia, 1999.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Ngày nhận bài: 15/01/2019

Biên tập xong: 15/02/2019

59

Duyệt đăng: 20/02/2019



×