Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên khối ngành Sư phạm Trường Đại học Sài Gòn và một số kiến nghị về biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.22 KB, 10 trang )

n phỏng vấn
sâu, nhóm nghiên cứu cũng nhận được một
số nguyên nhân như: SV không có đủ điều

34


Biểu đồ 2.3. Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền SHTT

(a) Hậu quả về mặt vật chất

(b) Hậu quả về mặt tinh thần

Về mặt vật chất: Theo biểu đồ 2.3(a),
trong tổng số 200 SV, có 41,5% cho rằng
hành vi xâm phạm quyền SHTT trực tiếp
“gây ra thiệt hại kinh tế”, và 53,5% cho
rằng có nguy cơ “mất cơ hội kinh doanh”
từ mức cao trở lên. Như vậy, khá nhiều SV
đã nhận diện được giá trị của tài sản trí tuệ
và hậu quả khi các tài sản đó bị xâm phạm.
Về mặt tinh thần: Biểu đồ 2.3(b) cho
thấy trong tổng số 200 SV, có 55,5% “cảm
thấy buồn, khó chịu” khi bị xâm phạm
quyền SHTT, 53,5% cảm thấy “bị tổn
thương danh dự” và 62,5% “mất động lực
sáng tạo” từ mức cao trở lên.
Các số liệu này cho thấy SV cảm nhận
hậu quả về mặt tinh thần rõ hơn so với hậu
quả vật chất. Nguyên nhân là: SV đang đi
học nên chưa trải nghiệm về việc kinh


doanh tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, việc bị
người khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình
thì nhiều SV đã trải nghiệm, từ đó phát
sinh những cảm nhận thực tế và cụ thể hơn.
Tóm lại, hầu hết SV đã nhận biết được
hậu quả của hành vi xâm phạm quyền
SHTT. Trong đó, hậu quả về mặt tinh thần
được cảm nhận rõ hơn hậu quả về vật chất.
3. Kiến nghị
Trên cơ sở kết quả khảo sát, nhóm

nghiên cứu kiến nghị một số biện pháp
quản lý sau đây đối với các trường ĐH:
 Ban hành quy định về quản trị tài
sản trí tuệ và thành lập bộ phận chuyên
trách nhằm quản lý các tài sản trí tuệ của
nhà trường, điều chỉnh mối quan hệ giữa
nhà trường, giảng viên và SV liên quan đến
tài sản trí tuệ. Các quy định được đưa ra
cần cụ thể, chú trọng việc ngăn ngừa từ đầu
khả năng xâm phạm quyền SHTT, thay vì
chỉ quy định về xử phạt nếu thực hiện hành
vi xâm phạm.
 Trang bị các công cụ kiểm soát
việc xâm phạm quyền tác giả (như phần
mềm Turnitin, Writecheck, Plagium,
Plagiarism Checker, Plagiarismdetect) để
phát hiện các hành vi xâm phạm quyền
SHTT của SV (đạo văn, dẫn nguồn không
chính xác, v.v…).

 Tổ chức phổ biến kiến thức về
quyền SHTT cho SV thông qua các hình
thức: hội thảo khoa học, báo cáo chuyên
đề, sinh hoạt công dân, tọa đàm, v.v…
Kiến thức cần phổ biến cho tất cả SV là
quyền tác giả bởi quyền này có liên quan
đến mọi ngành học. Ngoài ra, tùy theo đặc
điểm các ngành học mà nội dung có thể
khác nhau (ví dụ các ngành tự nhiên thì
35


chú trọng đến quyền với sáng chế; các
ngành nghệ thuật chú trọng đến quyền với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình;
v.v…);
 Đưa nội dung về quyền SHTT vào
chương trình đào tạo của khối ngành sư
phạm dưới hình thức một môn học độc lập
(như môn “Quản trị tài sản trí tuệ trong
giáo dục” - ngành Quản lý Giáo dục), hoặc
lồng ghép vào các môn chuyên ngành.
4. Kết luận
Xâm phạm quyền SHTT là một hành
vi vi phạm pháp luật và có thể gây ra
những tác động tiêu cực đến văn hóa cũng
như chất lượng đào tạo của các trường ĐH.
Do đó, việc cung cấp kiến thức về quyền
SHTT cho SV các trường ĐH là rất cần
thiết, và đặc biệt quan trọng đối với các

trường có đào tạo ngành sư phạm.
Tại trường ĐH Sài Gòn, thực trạng
thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT
của SV khối ngành sư phạm đang diễn ra
khá thường xuyên dưới nhiều hình thức
khác nhau, đồng thời gây ra những hậu quả
cả về mặt vật chất và tinh thần. Hầu hết các
hành vi xâm phạm này đều liên quan đến
việc học tập của SV. Nguyên nhân của việc
xâm phạm cũng bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khách quan từ phía nhà trường và xã hội.
Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân chủ
quan từ phía SV như chưa quan tâm đến
Luật SHTT, tâm lý ỷ lại, thờ ơ, thiếu tôn
trọng đối với tài sản trí tuệ của người khác.

Ngày nhận bài: 10/6/2015

Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc
phổ biến kiến thức về quyền SHTT cũng có
vai trò nhất định để hạn chế hành vi xâm
phạm. Do đó, các trường ĐH cần có những
biện pháp quản lý nhằm nâng cao nhận
thức của SV và ngăn ngừa các hành vi xâm
phạm này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thúy Ngọc (chủ biên) (2012), Giáo trình
pháp luật Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
2. Poltorak, A. I., Lerner, P. J. (2011). Essentials

of Intellectual Property: Laws, Economics
and Strategy. 2nd Ed. ISBN-10: 0470888504
3. Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia
TP. HCM (2012), Quy chế Quản trị tài sản trí
tuệ số 21/QĐ-ĐHQT-TCHC ngày 03/02/2012.
4. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (2014), Cẩm
nang Sở hữu trí tuệ.
5. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ số
36/2009/QH12 ngày 19/06/2009.
6. Thanh Tùng (2012). Việt Nam với việc hội
nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên
quan. Địa chỉ: .
7. World Intellectual Property Organization
(WIPO). Giới thiệu Tổ chức Thương mại Thế
giới. Địa chỉ: .

8. Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-

BKHCN-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2014
quy định việc định giá kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí
tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Biên tập xong: 15/8/2015

36

Duyệt đăng: 20/8/2015




×