Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Anh chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.56 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng
lao động, đất là sản phẩm của tự nhiên. Các quy định về tính công khai, minh bạch
trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư
luận bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nghiên cứu về vấn đề này, em xin phép được chọn đề bài số 5: “Anh/ chị hãy chỉ
rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu
cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy
nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này.
Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị hãy làm sáng tỏ vấn đề
này.” làm bài tập lớn học kỳ của mình. Do vốn tri thức còn hạn chế nên trong bài
viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về nội dung và hình thức, rất mong
nhận được sự giúp đỡ, nhận xét, góp ý từ các thầy/cô để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

NỘI DUNG
I.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ MINH BẠCH VÀ CÔNG KHAI

HÓA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.
Thứ nhất, Trong xã hội ta, với Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì
dân", thì tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý là lẽ đương nhiên,
cũng có thể coi là lẽ sống, nguồn sức mạnh của bộ máy công quyền. Công khai,
minh bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền
của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước.
Thứ hai, thị trường BĐS diễn ra một cách công khai, rõ ràng, minh bạch sẽ là
cơ sở để cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật một cách chính xác, đúng người
1




đúng việc tránh những tranh chấp và xung đột không đáng có. Thực tế, khi thị
trường BĐS diễn ra minh bạch sẽ giúp Nhà nước nắm bắt được các diễn biến trên
thị trường BĐS như các vấn đề về giá cả, lượng cung cầu trên thị trường hay số
lượng các giao dịch,… Vì vậy, việc áp dụng PL đối với từng chủ thể trong từng
giao dịch được tiến hành chính xác, dễ dàng. Khi pháp luật được thực thi một cách
nghiêm túc, chính xác sẽ hạn chế những tranh chấp xảy ra. Ngay cả trong trường
hợp nếu có tranh chấp xảy ra thì sự minh bạch của thị trường BĐS cũng sẽ góp
phần tạo ra cơ chế giải quyết các tranh chấp này được nhanh chóng.
Thứ ba, Công khai, minh bạch cũng là một giải pháp rất quan trọng để khắc
phục tệ quan liêu tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý. Thị trường BĐS
diễn ra công khai, minh bạch sẽ giúp các cơ quan chức năng hạn chế và dần dần
khắc phục tình trạng thất thu các loại thuế do không kiểm soát được những giao
dịch “ngầm”, giao dịch “ảo” xảy ra. Trên thực tế, sự phát triển ồ ạt của thị trường
BĐS phi chính quy hàng năm đã làm thất thoát một khaorn khong nhỏ tiền thuế
cho NSNN.
Thứ tư, tính minh bạch còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra,
giám sát việc thực thi pháp luật của các chủ thể. Thực tế cũng cho thấy, nếu những
vụ việc mà dân quan tâm, công luận có nhiều ý kiến, nhất là những cơ chế, chính
sách, những vụ việc liên quan đến hoạt động công vụ của cơ quan hoặc cá nhân
quan chức, nếu được công bố công khai, minh bạch, thì sẽ xóa bỏ được những dư
luận không đúng, tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa cơ quan,
công chức với người dân, củng cố niềm tin của dân đối với cơ quan cũng như uy
tín của quan chức liên quan.
Thứ năm, công khai, minh bạch trong quản lý cũng là điều kiện không thể
thiếu để bộ máy nhà nước tiếp thu trí tuệ của dân đóng góp cho các hoạt động quản
lý.
Chính vì vậy, minh bạch hóa các hoạt động diễn ra trên thị trường QSDĐ có ý
nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Sự minh bạch đó sẽ giúp các cơ quan chức

năng có thể kiểm soát chặt chẽ các giao dịch diễn ra trên thị trường, hạn chế các
giao dịch “ngầm” nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và ngăn chặn
tình trạng thất thu các khoản tài chính liên quan đến QSDĐ.
2


II.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH THỂ HIỆN
NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG
QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Thứ nhất, pháp luật đất đai quy định cụ thể nguyên tắc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất phải có tính công khai, dân chủ tại Khoản 6 Điều 35. Việc quy
định như vậy đã tạo điều kiện để các chủ thế có điều kiện tiếp nhận những thông
tin về quyền sử dụng đất cần giao dịch một cách dễ dàng. Theo đó, người dân sẽ
được công bố toàn bộ quy trình lập, thẩm định và xét duyệt dự thảo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Qua đó, người dân không chỉ được tiếp nhận các thông tin liên
quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà còn trực tiếp tham gia đóng góp ý
kiến xây dựng nên các bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này có tác động
tích cực tới chất lượng của bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ hai, ở giai đoạn thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tính công
khai, minh bạch và dân chủ thể hiện rõ nét ngay từ quy định phải công bố công
khai rộng rãi quy hoạch tới người dân tại Điều 48. Công bố công khai quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Đây là một trong những nội dung tiến bộ, khoa học của pháp
luật đất đai nhằm đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch. Theo quy định, việc
công bố công khai được tiến hành không chỉ trên trụ sở cơ quan mà còn phải trên
cổng thông tin điện tử để người dân tiện theo dõi, các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp
cận. Dựa vào bản báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do các cơ quan chức
năng công bố, người dân có thể nắm bắt được những thông tin thửa đất mình quan

tâm như chúng nằm trong loại đất phân bổ cho nhu cầu gì, có thuộc diện bị thu hồi
để thực hiện các dự án công trình nào không,… Tuy nhiên những thông tin này cần
phải được công bố một cách chính xác, kịp thời thì mới phát huy được quyền dân
chủ của công dân, đồng thời hạn chế tiêu cực trong hoạt động quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Hơn thế, tại điểm c khoản 3 Điều 48 cũng đã chỉ rõ rằng: “Việc công khai
được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” lại càng nhấn mạnh
hơn nữa yêu cầu này, nhằm nâng cao tính minh bạch để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan biết và nhân dân giám sát thực hiện.
3


Ngoài những nội dung kế thừa Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013
cũng đã bổ sung điểm mới quy định về trách nhiệm công bố công khai quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của Bộ tài nguyên và Môi trường. Điều này thể hiện tính
bình đẳng và giúp cho người dân tiếp cận đầy đủ thông tin liên quan về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG

III.

KHAI, MINH BẠCH TRÊN THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN
1. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện, đảm bảo tính công khai,
minh bạch trên thực tế
Mặc dù pháp luật đất đai hiện hành có quy định về yêu cầu minh bạch, công
khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xong còn nhiều bất cập và hạn chế,
quy định mang tính hình thức, bỏ lửng, không cụ thể, quy định bất khả thi, khó
khăn thực hiện trên thực tế, quy định chồng chéo,... dẫn đến việc thực hiện kém
hiệu quả, tạo điều kiện cho tham nhũng, lợi ích nhóm phát triển, kéo theo là hiệu

quả quy hoạch, kế hoạch không cao, nhiều quy hoạch bỏ dở, quy hoạch
“treo”,...Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thiếu công khai , minh bạch trong lấy ý kiến của người
dân.
Pháp luật có quy định về việc lấy ý kiến của người dân xong trên thực tế hầu
như không thực hiện.điều đó được thể hiện rất rõ ở việc hầu như người dân
trong vùng quy hoạch không hề biết đến các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở
địa phương mình. Điều này đã dẫn đến có nhiều quy hoạch không mang tính
khả thi không nhận được sử ủng hộ của người dân và gây ra các cuộc xung đột
giữa người dân và chính quyền .

4


Ví dụ 1. Điển hình như vụ xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương
trong vụ việc ở Đồng Tâm (Hà Nội) và làng biển Nam Ô (Đà Nẵng. Người dân
xã Đồng Tâm không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đanh
canh tác của họ cho Tập đoàn viễn thông Viettel do Quân đội quản lý trong khi
người dân chưa được lấy ý kiến về quy hoạch mà chỉ có thông báo thu hồi đất,
không được thông tin đầy đủ về nội dung, phương án, kế hoạch quy hoạch,…

Thứ hai, Các phương thức công khai, minh bạch quy hoach, kế hoạch
còn nghèo nàn, mang tính hình thức khiến cho người dân khó tiếp cận.
Phương thức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn rất ít chủ yếu là
thông tin được niêm yết tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử. Điều này
đã hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Ở Việt Nam có nhiều vùng
khó khăn không có mạng internet , nhiều nơi không có điện thoại hay máy tính để
có thể nên mạng tìm hiểu thông tin về các quy hoạch, kế hoach sử dụng đất. Đặc
biệt nhiều vùng do trình độ hiểu biết còn thấp người dân cũng không biết về các
quyền lợi của mình trong đó có quyền tiếp cận các thông tin liên quan tới quyền và

lợi ích hợp pháp của mình. Việc niêm yết thông tin tại UBND cũng là một khó
khăn , bởi nhiều vùng do đi lại khó khăn người dân không thể đến UBND để tìm
hiểu thông tin . Riêng đối với cấp xã việc công khai còn nhiều hạn chế hơn, nhiều
xã thực hiện việc công bố công khai còn mang tính hình thức, đối phó và sơ sài.
Nhiều người dân có điều kiện nhưng do hạn chế nên họ không hiều được được các
nội dung ở tài liệu mà UBND công bố. Các xã không bố trí cán bộ tiếp dân và giải
thích các yêu cầu của nhân dân dẫn đến nhiều địa phương đã công bố theo quyết
định nhưng nhiều người dân trong vùng quy hoạch vẫn hề hay biết. Tuy nhiên,
nhiều nơi coi việc niêm yết thủ tục hành chính chỉ mang tính hình thức, không thực
5


sự để phục vụ nhu cầu của người dân. Ví dụ, nhiều trường hợp các thủ tục được
niêm yết trong một góc phòng, khiến cho việc tiếp cận những thông tin này bị hạn
chế về tầm nhìn, hoặc bảng niêm yết không được tu bổ, được đặt ở ngoài trời trong
khu để xe, xa hẳn nơi tiếp nhận thủ tục.
Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị được công khai
ở mức độ hạn chế hơn. Các thông tin về quy hoạch sử dụng đất chỉ được công khai
ở khoảng một nửa số điểm khảo sát. Quy hoạch đô thị còn được công khai ít hơn
nhiều, cứ khoảng 8 xã, thì mới có một xã được cung cấp thông tin. Ở những nơi
công khai, nhiều khi cũng còn mang tính hình thức, người dân rất khó xem được
bản đồ vì treo quá cao, hoặc lại treo mặt bản đồ áp vào tường, hoặc cất bản đồ
trong tủ.
Thứ ba, công khai nhưng thiếu minh bạch.
Công khai và minh bạch là yếu tố cần thiết để tạo đồng thuận xã hội, đồng
thuận giữa nhân dân và nhà nước, tạo lòng tin của dân vào Nhà nước, mà còn
giám sát hoạt động của Nhà nước – người đại diện cho quyền lực của Nhân dân.
Người dân có thông tin không chỉ để tham gia vào việc chung của Nhà nước.
Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất việc công khai còn được thực hiện dưới
dạng công khai các thông tin, mà không ai cần, lại giấu đi những thông tin mọi

người rất cần, nhiều thông tin được công khai lại không đúng so với thực tế.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất, cần hình thành một cơ chế hợp lý để tiếp thu có hiệu quả ý kiến
đóng góp của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hơn
nữa

6


Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ
công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông qua các hoạt động
như mở lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, tăng cường các cuộc đối thoại gặp gõ
với các chuyên gia về quy hoạch nước ngoài để học hỏi kinh nghiệp quản lý và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới. Bên cạnh
đó, cần nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xây dựng quy chế và
tổ chức thực hiện nghiêm túc tại cơ quan.
Thứ ba, tuyên truyền phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật liên
quan quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và thực hiện quyền làm
chủ của mình. Từ đó tăng cường, chủ động tham gia đóng góp vào bản quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, phát huy tính công khai, minh bạch và dân chủ.
Thứ tư, chính phủ cần có kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện luật một
cách đồng bộ, có hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
luật để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh trong thực tiễn, bảo đảm tính khả
thi của luật.
Thứ năm, tiếp tục triển khai và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất
đai cũng như việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đưa các nội dung, phần
việc quản lý, quy trình quản lý, xử lý công việc lên môi trường mạng để có thể
nâng cao vai trò giám sát chéo trong đội ngũ cán bộ và sự giám sát, phản biện của
doanh nghiệp, nhân dân. Có như vậy, việc công khai, minh bạch quản lý mới thật

sự hiệu quả, thiết thực.
Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu vào cải thiện thực hiện công khai
và minh bạch thông tin đất đai. Các nghiên cứu về đánh giá mức độ thực thực hiện
công khai và minh bạch thông tin trong quản lý đất đai có tác động rất tích cực tới
thực hiện pháp luật.
7


KẾT LUẬN
Trên đây là bài tìm hiểu của em về vấn đề công khai, minh bạch trong quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua các quy định của pháp luật đất đai hiện
hành và thông qua thực tiễn áp dụng từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc
phục những hạn chế còn tồn tại trong việc đảm bảo thực hiện tính minh bạch, công
khai. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài làm của em còn nhiều hạn chế, mong các
thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NĐ 43/2014/NĐ-CP
2. Nguyễn Thị Huệ: Hoàn thiện pháp luật nhằm minh bạch hóa thị trường

quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009
3. Đặng Hải Yến: Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo
Luật đất đai 2013, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016
4. Nguyễn Hoàng Minh Phương: Các giải pháp pháp lý nhằm công khai và
minh bạch hóa thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Khóa luận tốt

nghiệp

Trường

Đại

học

Luật



Nội,

2010

TS. Nguyễn Thị Nga: Hỏi đáp Luật Đất đai, Nhà xuất bản Tư pháp 2015
5. Quang Vũ: Nâng cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất, Báo tin
tức, 14/1/2014
6. Trần Mai: Công khai minh bạch trong quản lý nhà nước ở các lĩnh vuejc đất
đai, khoáng sản, môi trường đã góp phần quan trọng trong việc phòng
chống tham nhũng, 18/3/2016
7. Quốc Khánh: Vấn đề minh bạch hóa đất đai từ cấp độ quản lý đến người sử
dụng trong Luật Đất đai năm 2013,
/>ItemID=57, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

MỤC LỤC
9



10



×