Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 4 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên đòa bàn
tỉnh Sóc Trăng

NGUYỄN HỒNG HÀ*
TRẦN THỊ THANH LIÊM**

Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) trên đòa bàn tỉnh Sóc Trăng bằng phương pháp thu thập dữ liệu từ 200 chủ DNNVV
tại 11 huyện và thành phố Sóc Trăng, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Năng lực nội tại của doanh nghiệp (DN); Trình độ học vấn của chủ
DN; Thủ tục hành chính; Chính sách vó mô; và Môi trường kinh doanh là 5 yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của DNNVV trên đòa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, Trình độ học vấn của
chủ DN và Năng lực nội tại có tác động mạnh nhất.
Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hồi quy đa biến, doanh nghiệp, môi trường kinh doanh,
chính sách vó mô
Summary
This paper examines the factors influencing the development of small and medium enterprises
(SMEs) in Soc Trang province by collecting data from 200 SMEs’ owners in 11 districts and
Soc Trang city and using multivariate regression method for analysis. Research results show
that, Internal capacity of enterprises; Education level of business owners; Administrative
procedures; Macro policy; and Business environment are the five factors that affect the
development of SMEs in Soc Trang province. Therein, Education level of business owners and
Internal capacity have the strongest impact.
Keywords: small and medium enterprise, multivariate regression, enterprise, business
environment, macro policy
GIỚI THIỆU
DNNVV có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng. Là một trong


những tỉnh rất quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển
các DN tỉnh nhà, Sóc Trăng luôn tạo điều kiện thuận
lợi để các DN, đặc biệt là các DNNVV tham gia tốt
vào nền kinh tế thò trường. Cụ thể, Tỉnh đã ban hành
Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 30/05/2016 của
UBND tỉnh Sóc Trăng về việc cải thiện môi trường
kinh doanh, hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 theo
Nghò quyết số 19-2016/NQ-CP, ngày 28/04/2016 và
Nghò quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016 của Chính
phủ; ký Bản cam kết giữa tỉnh Sóc Trăng với Phòng
Thương nghiệp và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo
lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. Tuy

nhiên, những vấn đề cố hữu của khu vực
DN vẫn chưa được giải quyết, như: năng
suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn
chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, thiếu
vắng lực lượng DN có quy mô đủ lớn để
hội nhập. Bài viết nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV
để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển
trong thời gian tới trên đòa bàn Tỉnh.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam
(2011) đã chỉ ra các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

TS., Trường Đại học Trà Vinh | Email:
Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Sóc Trăng | Email:

Ngày nhận bài: 20/08/2018; Ngày phản biện: 14/09/2018; Ngày duyệt đăng: 18/09/2018
*

**

46

Kinh tế và Dự báo


của DNNVV tại Cần Thơ bao gồm các
nhân tố, như: Mức độ tiếp cận chính sách
hỗ trợ của Chính phủ; Trình độ học vấn của
chủ DN; Quy mô DN; Các mối quan hệ xã
hội của DN; và Tốc độ tăng doanh thu.
Nguyễn Minh Tân và cộng sự (2015)
chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu
được hình thành từ mối tương quan với
các nhân tố, như: Tiếp cận chính sách hỗ
trợ; Kinh nghiệm của chủ DN; Giới tính;
Trình độ học vấn; Quy mô; Mối quan hệ
xã hội; Tuổi DN; và Loại hình DN.
Phan Thò Minh Lý (2011) đã xác đònh
được 4 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của các DNNVV ở Thừa
Thiên Huế, bao gồm: Chính sách của đòa
phương; Năng lực nội tại của DN; Yếu tố
vốn; và Chính sách vó mô. Trong đó Năng
lực nội tại của DN tác động nhiều nhất.

Võ Thành Danh và cộng sự (2013)
cho thấy, các yếu tố: Tổng tài sản; Tổng
số lao động; Trình độ lao động; Nguồn
cung cấp đầu vào; Lónh vực hoạt động
của DN; Mức độ cạnh tranh trên thò
trường; và Mức độ rủi ro là những nhân
tố có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
về doanh thu và lợi nhuận của DNNVV
tại tỉnh Hậu Giang.
Nghiên cứu của Arbiana Govori
(2013) tập trung chủ yếu vào tác động
của bên ngoài với sự nhấn mạnh đặc biệt
về tiếp cận tài chính cho các DNNVV
ở Kosovo. Yếu tố bên ngoài, như: Tiếp
cận với tài chính; Cạnh tranh; Tham
nhũng; và Các chính sách của chính phủ
có tác động rất quan trọng trong việc
phát triển DNNVV ở Kosovo. Hỗ trợ
tiếp cận tài chính là điều thiết yếu để
tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển
DNNVV. Tuy nhiên, các DNNVV ở các
nước đang phát triển phải đối mặt với
nhiều rào cản về tài chính. Các rào cản
đối mặt với DNNVV thường liên quan
đến chi phí hành chính cao, yêu cầu về
thế chấp cao và thiếu sự sẵn lòng của các
ngân hàng cho vay cho các DNNVV. 
Nghiên cứu của Maurice Ndege
(2015) cũng chỉ ra rằng, sự tồn tại trong
các DNNVV trong Vùng Tam giác Vaal

bò ảnh hưởng bất lợi bởi ba yếu tố: Khó
khăn trong việc đảm bảo cho vay; Thiếu
cơ hội đào tạo; và Thiếu kỹ năng kinh
doanh, theo thứ tự giảm dần. Kết quả thu
được từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy,
Khó khăn trong việc đảm bảo các khoản
vay theo các điều kiện thuận lợi từ các tổ
chức cho vay nhỏ là trở ngại chính giữa
Economy and Forecast Review

BẢNG 1: TÌNH HÌNH DN ĐĂNG KÝ MỚI GIAI ĐOẠN 2013-2017

Năm
2013
2014
2015
2016
2017

Số DN
306
231
303
339
363

Tỷ lệ tăng, giảm
hàng năm (%)
75,5
131

112
108

Số vốn đăng ký
Tỷ lệ tăng, giảm
(tỷ đồng)
hàng năm (%)
920
1.664
180,8
1.038
62,4
3.949
380
4.290
109

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng

các DNNVV hoạt động trong vùng Tam giác Vaal của
tỉnh Gauteng.
Muhammad Abrar-ul-haq, Mohd Razani Mohd Jali
và Gazi Md Nurul Islam (2015) chỉ ra rằng, Tiếp cận
Tài chính; Kỹ năng quản lý; và Sự hỗ trợ của chính
phủ là những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho các
DNNVV phát triển ở Pakistan. 
Monhammed S. Chowd hury (2013) chỉ ra rằng, thiếu
Cơ sở vật chất hạ tầng; Môi trường chính trò; Tiếp cận
với thò trường; và Vốn là những yếu tố chủ yếu gây trở
ngại thành công của các doanh nhân Bangladesh. Kinh

nghiệm và Giáo dục có tương quan tích cực, trong khi
Tuổi tác có tương quan không tốt với thành công.
Kế thừa mô hình hồi quy đa biến của Võ Thành
Danh và cộng sự (2013) và Mai Văn Nam (2011),
nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với 9 biến
độc lập được ký hiệu tương ứng là:
Y = β0 + β1X1+ β2X2+…..+ β9X9 + ε
Trong đó:
Các biến độc lập:
X1 - Chính sách vó mô;
X2 - Năng lực nội tại của DN;
X3 - Yếu tố vốn;
X4 - Thủ tục hành chính;
X5 – Trình độ học vấn của chủ DN;
X6 - Kinh nghiệm của DN;
X7 - Chính sách hỗ trợ của Chính phủ;
X8 - Mức độ cạnh tranh;
X9 - Môi trường kinh doanh.
Biến phụ thuộc:
Y - Sự phát triển của DNNVV tỉnh Sóc Trăng được
đo lường bằng doanh thu bình quân tăng thêm hàng
năm (%).
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ
200 DNNVV trên đòa bàn 11 huyện, thò, thành phố tỉnh
Sóc Trăng trong thời gian từ tháng 04/2018 đến tháng
08/2018.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhìn chung tình hình đăng ký mới DN tăng đều về
số lượng và vốn đăng ký, riêng năm 2014 về số lượng
có giảm so với năm 2013 (chiếm 75,5%), nhưng về

vốn đăng ký của năm 2014 lại tăng 180,8% so với năm
2013 (Bảng 1).
Giai đoạn 2013-2017, số lượng đăng ký mới DN
tăng liên tục, đăng ký năm sau cao hơn năm trước, về
vốn đăng ký nhìn chung đều tăng, chỉ riêng năm 2015

47


BẢNG 2: PHÂN LOẠI DNNVV THEO LOẠI HÌNH, GIỚI TÍNH VÀ DÂN TỘC 2017

Loại hình DNNVV

Tổng

Doanh nghiệp tư nhân
959
Công ty TNHH 1 thành viên
947
Công ty TNHH 2 thành viên
359
Công ty cổ phần
128
2.393
Tổng cộng (tỷ lệ theo thành
phần chủ DN)
(100%)

Do nữ
làm chủ

360
278
122
28
788
(37,15%)

Thành phần dân tộc chủ DN
Kinh
Hoa
Khmer
755
175
29
836
89
22
322
30
7
108
20
0
2.021
314
58
(84,45%) (13,12%)
(2,4%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng

HÌNH: TỶ LỆ VỐN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH (ĐVT: %)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng
BẢNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN

Hệ số chưa
chuẩn hóa
B

Sai số
chuẩn
,061
,089
,075
,094
,078
,077

Hệ số
chuẩn hóa
Beta

t

Thống kê
đa cộng
Mức ý
tuyến
nghóa
(Sig.) Dung

VIF
sai
1,000
,108* ,471 2,121
,000*** ,679 1,473
,045** ,429 2,329
,000*** ,624 1,602
,208 ,635 1,575

(Constant)
5,594E-17
,000
Chính sách vó mô
-,127
-,127 -1,416
Năng lực nội tại
,325
,325 4,357
Thủ tục hành chính
-,189
-,189 -2,021
Trình độ học vấn
,303
,303 3,896
Kinh nghiệm của DN
,097
,097 1,263
Chính sách hỗ trợ của
2,373E-5 ,074
,000 ,000 1,000 ,697 1,435

Chính phủ
Mức độ cạnh tranh
,005 ,084
,005 ,055
,956 ,532 1,879
Môi trường kinh doanh
,262 ,101
,262 2,603 ,010* ,373 2,684
a. Dependent Variable: Sự phát triển của DNNVV (*, **, *** có ý nghóa ở mức α là
10%, 5% và 1%)
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

vốn đăng ký có giảm so với vốn đăng ký của năm 2014
(chiếm 62,4 của năm 2014).
Mặc dù có số lượng DN ít nhất trong các DNNVV,
nhưng các công ty cổ phần chiếm tới gần 49,20% tổng
vốn đăng ký, chiếm tỷ lệ vốn đăng ký cao nhất. Công
ty TNHH 1 thành viên có vốn đăng ký lớn thứ hai
chiếm 30,16% tổng vốn đăng ký với số lượng là 2.746.
Ngược lại, 959 doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (chiếm
hơn 40% tổng số DNNVV) lại chỉ chiếm hơn 16,69%
tổng vốn đăng ký. Chiếm tỷ lệ vốn đăng ký thấp nhất
(3,94%) là 359 công ty TNHH 2 thành viên (Bảng 2).
Điều này cho thấy, nhóm công ty cổ phần và công ty
TNHH 1 thành viên có quy mô vốn lớn hơn DNTN.
Công ty cổ phần thường có khả năng và cơ chế huy
động vốn góp chủ sở hữu cao hơn các loại hình còn lại.
Vốn đăng ký của DNNVV trong lónh vực bán buôn,
bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy và các xe có động cơ chiếm


48

tỷ lệ cao nhất (32,83%). Đây cũng là lónh
vực do các DNTN hoạt động nhiều nhất.
Khu vực xây dựng có tỷ lệ vốn đăng ký đạt
gần 15%, công nghiệp chế biến và chế tạo
20,89%. Lónh vực được coi là lợi thế của
đòa phương là nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản có tỷ lệ vốn đăng ký của DNNVV
tương đối thấp (dưới 8%). Các DNNVV
trong lónh vực nông - lâm - thủy sản và chế
biến cần được hỗ trợ để tiếp cận vốn mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Sau khi kiểm đònh độ tin cậy của các
biến và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của DNNVV tỉnh Sóc Trăng,
tác giả tiến hành ứng dụng mô hình hồi
quy đa biến. Kết quả phân tích hồi quy
tuyến tính sẽ giải quyết được mục tiêu
nghiên cứu, cũng như giả thuyết đã đề ra
là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều
giữa các thành phần trong sự phát triển
của DNNVV tỉnh Sóc Trăng. Yếu tố nào
tác động mạnh nhất, sẽ được thực hiện
bằng phương trình hồi quy tuyến tính.
Biến Năng lực nội tại có Sig. < 0,01.
Do đó, biến X2 tương quan có ý nghóa
với biến Y, với độ tin cậy 99%. Biến
Trình độ học vấn có Sig. < 0,01. Do đó,
biến X5 tương quan có ý nghóa với biến

Y với độ tin cậy 99%. Biến Thủ tục hành
chính có Sig. < 0,05. Do đó, biến X4
tương quan có ý nghóa với biến Y với độ
tin cậy 95%. Biến Chính sách vó mô có
Sig. = 0,108. Do đó, biến X1 tương quan
có ý nghóa với biến Y, với độ tin cậy trên
90%. Biến Môi trường kinh doanh có Sig.
= 0,10. Do đó, biến X9 tương quan có ý
nghóa với biến Y, với độ tin cậy 90%.
Bảng 3 cho thấy, 5 biến có ý nghóa là:
Chính sách vó mô; Năng lực nội tại; Thủ
tục hành chính; Trình độ học vấn; và Môi
trường kinh doanh. Trong đó, các biến
Kinh nghiệm của DN; Chính sách hỗ trợ
của Chính phủ; Mức độ cạnh tranh là 3
biến chưa có đủ bằng chứng xác nhận có
tác động đến Sự phát triển của DN trong
thời điểm hiện tại của nghiên cứu này.
Riêng biến Yếu tố vốn không có ý nghóa
về mặt thống kê, nên đã loại khỏi mô hình.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính,
tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận
lợi cho DN. Tăng cường tính năng động
và trách nhiệm của người đứng đầu trong
triển khai công tác cải cách hành chính,
nhất là công tác cải cách thủ tục hành
chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh
Kinh tế và Dự báo



doanh. Xem kết quả thực hiện công tác
cải cách hành chính là một trong những
tiêu chí đánh giá năng lực quản lý, điều
hành của thủ trưởng cơ quan, đơn vò,
làm cơ sở cho việc bình xét thi đua khen
thưởng hàng năm và đề xuất, bổ nhiệm
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Hai là, đẩy mạnh và đa dạng hóa công
tác tuyên truyền, thông tin truyền thông
và đối thoại DN. Tiếp tục tạo điều kiện
để nâng cao vai trò của các hiệp hội, tổ
chức xã hội trong tư vấn và phản biện
các chính sách của Tỉnh; tạo điều kiện
để DN tham gia vào quá trình xây dựng
chính sách, tham vấn ý kiến các DN đối
với những vấn đề liên quan đến sự phát
triển của DN. Tăng cường gặp gỡ, đối
thoại trực tiếp với DN, để kòp thời nắm
bắt tình hình, giải quyết, tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của DN.
Ba là, tăng cường hoạt động hỗ trợ,
đồng hành cùng DN. Tổ chức khóa đào tạo
nâng cao năng lực hỗ trợ DNNVV cho cán
bộ, công chức các sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thò xã, thành phố trên đòa bàn
Tỉnh. Nâng cao tinh thần trách nhiệm,
quan hệ phối hợp, tính năng động của các


sở, ban ngành và chủ tòch UBND cấp huyện trong việc
giải quyết khó khăn, vướng mắc; giải quyết hồ sơ cho
DN, phải thực sự đồng hành, chia sẻ khó khăn với DN.
Rà soát quỹ đất ngoài khu công nghiệp để đáp ứng mặt
bằng cho DN có nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất, kinh
doanh trong thời gian tới. Hỗ trợ nhà đầu tư trong công
tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư.
Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng
đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên đòa
bàn. Qua đó, nâng cao chất lượng lao động sau khi đào tạo,
nhằm giảm chi phí tuyển dụng và giảm chi phí đào tạo lại
lao động; phối hợp với DN tổ chức đào tạo lao động tại chỗ,
đặc biệt là lao động kỹ thuật cao. Xây dựng, triển khai có
hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển DN. Khảo sát,
đánh giá tình hình hoạt động của DN, những khó khăn,
vướng mắc của DN để triển khai các giải pháp khả thi, hỗ
trợ phát triển DN trong những năm tiếp theo.
Năm là, các DNNVV phải chủ động tìm kiếm nguồn
nguyên liệu, đổi mới máy móc, thiết bò công nghệ. Các
DN cần có tư duy và chiến lược đúng đắn trong đầu tư
đổi mới thiết bò công nghệ phù hợp với khả năng của đơn
vò mình và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo
tính hệ thống và đồng bộ. Có biện pháp sử dụng hiệu
quả các trang thiết bò công nghệ đã đầu tư, tăng cường
công tác nghiên cứu cải tiến trang bò kỹ thuật công nghệ
rút ngắn thời gian triển khai ứng dụng công nghệ vào
thực tiễn và có đãi ngộ thích đáng đối với những phát
minh sáng chế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UBND tỉnh Sóc Trăng (2016). Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp đến năm 2020 theo Nghò quyết 19-2016/NQ-CP, ngày 28/04/2016 và Nghò quyết số 35/
NQ-CP, ngày 16/5/2016 của Chính phủ
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng (2016). Báo cáo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2016-2020
3. Võ Thành Danh, Ong Quốc Cường và Trần Bá Quang (2013). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển của kinh tế DNNVV tại tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, số 27, 34-44
4. Phan Thò Minh Lý (2011). Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng,
số 2(43)
5. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học, số 19b(2011), 122- 129
6. Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thò Ngân (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số 38, 34-40
7. Arbiana Govori (2013). Factors Affecting the Growth and Development of SMEs: Experiences
from Kosovo, Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER Publishing Rome-Italy, 4(9)
8. Maurice Ndege (Ph.D. in Civil Engineering) (2015). Factors that affect growth anh development
of small, micro and medium-sized business enterprises in the Vaal triangle region of gauteng province in
South Africa, European Journal of Business, Economics and Accountancy, 3(2)
9. Monhammed S. Chowd hury (2013). Success Factors of Entrepreneurs of Small and Medium
Sized Enterprises: Evidence from Bangladesh, Business and Economic Research, 3(2)
10. Muhammad Abrar-ul-haq, Mohd Razani Mohd Jali and Gazi Md Nurul Islam (2015). Factors
Affecting Small and Medium Enterprises (SMES) Development in Pakistan, American-Eurasian J.
Agric. & Environ. Sci., 15(4), 546-552
Economy and Forecast Review

49




×