Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.17 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
ở Trường Đại học Sao Đỏ
Using mind map in teaching principles of Marxist
and Lennist course section in Sao Do University
Phạm Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Hiền
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 14/8/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2018
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018

Tóm tắt
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên. Điều này
yêu cầu cần phải đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống trong giảng dạy. Bên cạnh đó,
bài giảng cũng cần phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của
người học. Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư duy rất phù hợp trong giảng dạy học phần
này. Xuất phát từ việc kế thừa có chọn lọc những cơ sở lý luận về sơ đồ tư duy của các nhà khoa học
đi trước, tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ. Từ đó, tác giả đưa ra các bước
xây dựng sơ đồ tư duy và những nguyên tắc khi sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây chính là một phương pháp hữu hiệu trong dạy học
nói chung và trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường
Đại học Sao Đỏ nói riêng.
Từ khóa: Sơ đồ tư duy; vai trò của sơ đồ tư duy; sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.
Module The basic principles of Marxism-Leninism are important in shaping the worldview of revolutionary
science and human life. This requires the scientific, practical, logical, systematic in teaching. Besides,
the lecture also needs to be lively, easy to understand and promote the positive, dynamic and creative


learners. With its outstanding advantages, the mind map is well suited to teaching this module. Derived
from the selective inheritance of the theoretical basis of the mind map of the preceding scientists,
the author has analyzed the status quo using the thinking diagram in teaching the module Principles
Fundamentalism of Marxism-Leninism at the University of Sao Do. From there, the author sets out the
steps to develop the thinking diagram and the principles when using the thinking diagram in teaching the
basic principles of Marxism-Leninism. This is an effective method of teaching in general and in teaching
the basic principles of Marxism-Leninism at Sao Do University in particular.
Keywords: Mind map; role of the diagram; to use diagram in teachin
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin là môn khoa học chính trị có tính khái
quát, trừu tượng cao, với nhiều phạm trù, nguyên

Người phản biện: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
2. PGS.TS. Lê Xuân Thủy

lý, quy luật và những kiến thức khoa học xã hội.
Do vị trí và tính đặc thù của môn học nên yêu cầu
về khả năng tư duy độc lập của sinh viên rất cao.
Với thời lượng một số tín chỉ lý thuyết trên lớp,
giảng viên không thể cung cấp được toàn bộ kiến
thức khoa học mà môn học đặt ra, để đạt được
mục tiêu môn học, nhất thiết sinh viên phải tự học,
tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người dạy,

112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
vì lượng tri thức giảng viên trang bị cho sinh viên

chỉ dừng ở mức “cần” cơ bản, còn điều kiện “đủ”
đó chính là năng lực tự học, tự nghiên cứu, thói
quen chủ động trong nhận thức, lĩnh hội tri thức.
Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề
truyền đạt kiến thức cho sinh viên, giảng viên cần
hướng sinh viên đến một phương pháp học tập
tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức. Với “biển
thông tin” như hiện nay, để tiếp cận tốt cần có
phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức
đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện
mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những
lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát
triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả
năng sáng tạo... Một trong những công cụ hết
sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên
kết” là sơ đồ tư duy (Mind map). Đây được coi
là “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương
pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được
ngành giáo dục khuyến khích đưa vào thực
hiện trong giảng dạy và học tập, đặc biệt là
giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ VAI TRÒ CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN
LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
2.1. Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mind map) được phát minh bởi Tony
Buzan vào những năm 60 của thế kỷ XX. Đây là
hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh để mở rộng

và đào sâu các ý tưởng và được mệnh danh công
cụ vạn năng cho bộ não. Hiểu một cách đơn giản
sơ đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa có đường
nét, màu sắc, từ ngữ và hình ảnh hoạt động dựa
trên sự tưởng tượng và kết nối giúp người sử
dụng tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng
tạo. Sơ đồ tư duy mô phỏng cơ chế làm việc tự
nhiên của bộ não con người.
Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp
thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên
bằng cách sử dụng từ khóa, hình ảnh chủ đạo.
Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư
duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy
sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới [5].

Hình 1. Sơ đồ tư duy
Có thể khẳng định, sơ đồ tư duy là bản đồ thông
tin cho bộ não con người, giúp bộ não hoạt động
nhẹ nhàng, lưu trữ nhiều và ghi nhớ thông tin
được lâu hơn.
Bộ não của con người bao gồm hai bán cầu não:
trái và phải. Bán cầu não trái nhạy cảm với những
con số, từ ngữ, danh sách, đường kẻ... Bán cầu
não phải thích hợp xử lý các hình dạng, màu sắc,
nhịp điệu, không gian... Bằng cách học và ghi nhớ
thông thường, người học thường ghi nhớ theo
trình tự danh sách các nội dung cần ghi nhớ. Việc
ghi nhớ truyền thống này, người học chỉ sử dụng
một nửa chức năng của bộ não. Với sự kết hợp
của hình ảnh, màu sắc, ngôn từ, con số một cách

khoa học theo đúng cơ chế làm việc của não bộ,
sơ đồ tư duy giúp người học có thể tận dụng được
công năng của cả hai bán cầu não để phát triển
năng lực tư duy của mình. Phương pháp này khai
thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại
với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu
trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm,
chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ
và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ
bản, tự nhiên và dễ hiểu. Sơ đồ tư duy sẽ giúp
tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, tăng cường tư
duy sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức dễ dàng,...
Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá
mức độ hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật và
phương tiện dạy học.
Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư
duy đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ trên phạm
vi toàn thế giới. Hiện nay ước tính có khoảng hơn
250 triệu người trên thế giới sử dụng sơ đồ tư duy
vào những mục đích khác nhau mà cơ bản nhất

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 113


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
là giáo dục và kinh doanh [6]. Việc sử dụng sơ
đồ tư duy trong giảng dạy và học tập đã trở nên
phổ biến ở nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới như: Anh, Mỹ, Canada, Singapore... Đối với
Việt Nam, sơ đồ tư duy đã được ứng dụng vào

trong các hoạt động dạy và học từ đầu những năm
2000, tiêu biểu là dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ
tư duy - bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2006. Từ đó đến nay, sơ đồ tư duy
ngày càng được chú ý và ứng dụng rộng rãi trong
giáo dục ở Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo triển
khai trên diện rộng chuyên đề ứng dụng sơ đồ tư
duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Như
vậy, mặc dù hơi muộn, nhưng sơ đồ tư duy đã
nhanh chóng được ứng dụng vào trong hoạt động
dạy và học ở Việt Nam.
Vai trò của sơ đồ tư duy thể hiện trong dạy học
chính là công cụ giảng dạy đơn giản nhưng hiệu
quả, cụ thể:

Hình 2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
- Trong chuẩn bị bài giảng: Chúng ta đang sở hữu
một lượng thông tin rất lớn từ nhiều nguồn như:
sách, tạp chí chuyên ngành, đặc biệt trong thời
đại bùng nổ thông tin ngày nay, chúng ta có cơ
hội tiếp cận với nguồn tài liệu vô cùng hữu ích và
phong phú từ internet. Từ biển thông tin này, để
soạn ra được một bài giảng duy nhất thì hẳn ta sẽ
tạo ra rất nhiều ghi chú. Bằng cách sử dụng sơ đồ
tư duy để chuẩn bị bài giảng có thể giảm được số
lượng ghi chú, tất cả thông tin chỉ trên một trang
giấy, giúp kế hoạch soạn bài giảng ngắn gọn và
rõ ràng hơn, dễ theo dõi, tổng hợp tài liệu nhanh
chóng. Với phần mềm hỗ trợ, ta có thể truy cập
vào tất cả các ghi chú, tập tin và liên kết trang web

từ trong sơ đồ tư duy.
- Trong giảng dạy: Sơ đồ tư duy là công cụ lý
tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái
niệm trong bài học. Sơ đồ tư duy giúp giảng viên
tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho sinh viên,

cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà
không có thông tin thừa. Sinh viên sẽ không phải
tập trung vào việc đọc nội dung trên slide, thay
vào đó sẽ lắng nghe những gì giảng viên diễn đạt.
Hiệu quả bài giảng sẽ được tăng lên. Đặc biệt,
trong quá trình giảng dạy giảng viên có thể thêm
ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những
ý tưởng hay, đột phá mà giảng viên chợt nghĩ ra
hay từ sự đóng góp của sinh viên.
- Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập, sự
sáng tạo: Sơ đồ tư duy là công cụ lí tưởng khuyến
khích sinh viên cùng nhau thảo luận trên lớp để
tìm ra một sơ đồ tư duy phù hợp với mục tiêu và
chủ đề của giảng viên đưa ra, vì bản chất sơ đồ
tư duy khuyến khích các sinh viên tập trung liên
kết giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý
tưởng và ý kiến độc lập của họ.
- Đánh giá sinh viên: Sơ đồ tư duy là một công cụ
quan trọng, giúp giảng viên đánh giá kiến thức của
sinh viên trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ
thể. Qua đó, ta có thể theo dõi sự hiểu biết của
sinh viên. Sơ đồ tư duy khuyến khích sinh viên thể
hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhân và tự
đánh giá bản thân sau buổi học.

- Giảng viên tự đánh giá: Điều quan trọng là phải
liên tục tự đánh giá và cải thiện phong cách giảng
dạy và chuẩn bị của giảng viên. Sơ đồ tư duy cho
phép giảng viên đánh giá khả năng hiện tại (ví dụ,
trong các phương diện như cung cấp nội dung bài
học, tài liệu, tương tác...) và sau đó, thiết lập mục
tiêu những gì giảng viên muốn đạt được trong
từng bài giảng. Tác dụng mạnh mẽ của việc tự
đánh giá này sẽ cho phép giảng viên tiếp tục cải
thiện và đáp ứng các mục tiêu giảng dạy.
Có thể khẳng định, những năm gần đây, việc vận
dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập
trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam
đã và đang được nhiều người quan tâm. Sơ đồ tư
duy đã được chứng minh thực sự là phương tiện
hữu hiệu thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Vai trò sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng
dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin
Có thể khẳng định, học phần Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần đầu
tiên mà tất cả tân sinh viên bước chân vào giảng
đường đại học được tiếp cận nên hầu hết sinh
viên vẫn còn bỡ ngỡ và chưa thay đổi kịp với môi

114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC

trường học mới. Hơn nữa đây là một trong những
môn đặc thù, rất trừu tượng mà hầu hết các sinh
viên đều cho rằng rất khô khan và khó hiểu, vì
vậy đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn học này cần
biết cách kết hợp các phương pháp khác nhau
nhằm thu hút người học và tạo ra sự hứng khởi
cho người học. Và phương pháp sử dụng sơ đồ
tư duy trong giảng dạy học phần Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng thể hiện
vai trò của nó như:
Thứ nhất, sơ đồ tư duy sẽ hệ thống hóa kiến thức
một cách khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu thay thế
cách học truyền thống thiên về ghi chép rườm
rà, nặng nề. Với phương thức đào tạo tín chỉ,
học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin được giảng dạy trong trường đại học,
cao đẳng có thời lượng 75 tiết, được chia thành
ba phần: Phần một: Thế giới quan và phương
pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin;
Phần hai: Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin
về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Phần
ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ
nghĩa xã hội. Trong quá trình giảng dạy, giảng
viên phải làm cho sinh viên thấy được sự thống
nhất, biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Cụ thể là chủ nghĩa xã hội
khoa học dựa vào những kết luận của triết học
và kinh tế học chính trị Mác - Lênin để luận giải
những quy luật và những vấn đề có tính quy luật
chính trị xã hội của sự hình thành và phát triển

hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, gắn
liền với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
hiện đại. Bên cạnh đó, trong từng nội dung của
một bộ phận triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa
xã hội khoa học cũng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Điều này đòi hỏi cần phải sử dụng một
phương tiện dạy học trực quan hữu hiệu để làm
rõ mối liên hệ biện chứng trên. Sơ đồ tư duy là
phương tiện lý tưởng nhất đáp ứng vấn đề này.
Thứ hai, sơ đồ tư duy sẽ rèn luyện kỹ năng tư
duy khoa học, ghi nhớ sâu sắc, tránh cách học
vẹt và tư duy máy móc. Cách học máy móc đã
tồn tại rất lâu trong học tập lý luận chính trị nói
chung và học phần Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng. Phần lớn sinh
viên thường chỉ ghi chép mà không biết cách lưu
thông tin sao cho khoa học, tự chủ. Từ đề cương
đã chép và tham khảo giáo trình môn học, sinh
viên ghi nhớ theo những ý chính nối tiếp nhau,
hết ý này đến ý khác một cách tuần tự. Phương
pháp ghi nhớ này đã khiến việc học của sinh viên

trở nên nặng nề, tư duy đi vào lối mòn, không kích
thích được sự phát triển của trí não. Nhiều sinh
viên chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn rất ít vì không
biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận
dụng những kiến thức trừu tượng của khoa học
Mác - Lênin vào thực tiễn sinh động của cuộc sống;
làm cho những khái niệm, phạm trù, quy luật của
khoa học này đông cứng trên những trang vở. Sơ

đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc,
hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Học
tập bằng sơ đồ tư duy, sinh viên có thể chuyển tải
thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra một cách
vô cùng dễ dàng.
Thứ ba, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy khả
năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên, phát
huy cao độ tính tích cực chủ động của người học
và góp phần phát triển một số kỹ năng mềm cho
sinh viên. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học học phần Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin làm cho không khí lớp học
sẽ trở nên sôi nổi, dân chủ. Giảng viên và sinh
viên cùng tham gia thiết lập sơ đồ tư duy cho bài
học. Ngoài ra, với những yêu cầu của giảng viên,
sinh viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ học tập
của mình bằng sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá
nhân. Mỗi sơ đồ tư duy của một nhóm sinh viên
hoặc một sinh viên đều mang cá tính, sở trường,
dấu ấn riêng của từng cá nhân. Sau đó, sinh
viên trình bày các ý tưởng của mình trên sơ đồ
tư duy và tranh luận với các sinh viên khác để
thống nhất và đi đến kết luận. Qua cách học trên,
sinh viên không chỉ nắm chắc kiến thức, tính chủ
động, sáng tạo được nâng lên mà còn phát triển
các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải
quyết vấn đề...
Thứ tư, sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong mọi
điều kiện giảng dạy. Sơ đồ tư duy phù hợp với các

phương tiện dạy học truyền thống và cả những
phương tiện dạy học hiện đại. Việc thiết lập sơ
đồ tư duy rất đơn giản, giảng viên và sinh viên
có thể thực hiện dễ dàng bằng phấn, bút các loại
trên bảng lớn, bảng nhỏ cá nhân, trên giấy A4, A3,
A0… tùy thuộc vào từng hoạt động dạy học. Hiện
nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin có
rất nhiều phần mềm khác nhau dùng để vẽ sơ đồ
tư duy trên máy tính như: phần mềm iMindmap,
phần mềm Inspiration, phần mềm Visual Mind,
phần mềm FreeMind,… Với các phần mềm hỗ trợ,
người dạy và người học môn Những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể thực hiện vẽ sơ

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 115


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đồ tư duy dễ dàng trên máy tính hoặc trên Ipad,
điện thoại thông minh sau đó trình chiếu thông
qua kết nối với máy chiếu projector. Như vậy, sơ
đồ tư duy có thể sử dụng trong giảng dạy và học
tập ở bất kỳ điều kiện vật chất nào của trường đại
học. Đây chính là ưu điểm rất lớn của phương tiện
dạy học này.
Có thể khẳng định, trong thời đại ngày nay, nguồn
tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí,
báo, các kỷ yếu,… rất phong phú. Thêm vào đó
là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ
thông tin, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến

thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó, chúng
ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân
tích một vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ
bảng, gạch đầu dòng các ý chính, vẽ sơ đồ tổng
hợp,… nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống
và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng
tản mạn trong giới sinh viên trước các mùa thi. Vì
vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền
đạt kiến thức cho sinh viên, giảng viên cần hướng
sinh viên đến một phương pháp học tập tích cực
và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giảng viên cũng
cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật
kịp thời tri thức của thế giới. Việc xây dựng được
một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến
thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về
các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc
tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Một trong
những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các
“hình ảnh liên kết” chính là  sơ đồ tư duy. Đây
chính là một phương pháp hữu hiệu trong dạy học
nói chung và trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở
Trường Đại học Sao Đỏ nói riêng.
3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành thế giới quan khoa học và

nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên, góp
phần đào tạo nên người lao động vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Việc giảng dạy và học tập học phần này
cần “phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và
phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có
trách nhiệm cho người dạy và người học; người
học thích học hơn, có trách nhiệm phải học; người
dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn”

[1]. Tuy nhiên, đây là học phần lý luận chính trị
có những đặc thù tri thức riêng, là học phần gồm
nhiều khối kiến thức của các khoa học: Triết học
Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ
nghĩa xã hội khoa học. Hệ thống tri thức trong học
phần này rất rộng và có mối liên hệ mật thiết giữa
các khoa học và từng nội dung trong một khoa
học. Điều này yêu cầu cần phải đảm bảo được
tính Đảng, tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống
trong giảng dạy. Bên cạnh đó, bài dạy cũng cần
phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính
tích cực, năng động và sáng tạo của người học.
Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư
duy rất phù hợp trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tuy nhiên, đối với việc giảng dạy các môn lý luận
chính trị nói chung và giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói
riêng ở Trường Đại học Sao Đỏ, việc vận dụng sơ
đồ tư duy vào giảng dạy vẫn đang còn rất hạn chế.
Trên thực tế, học phần Những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lênin được sinh viên quan
niệm là môn học khô khan, trừu tượng, khó hiểu
cho nên trong quá trình giảng dạy, có giảng viên
chỉ cốt làm sao truyền đạt đủ nội dung tinh thần
của giáo trình. Cùng với đó, sinh viên chỉ cần thuộc
lòng để có kiến thức khi thi. Hệ quả của việc dạy
và học trên là chất lượng giảng dạy học phần này
không cao, chưa tạo được hứng thú học tập cho
sinh viên. Bên cạnh đó, đặc điểm của sinh viên
Đại học Sao Đỏ là điểm đầu vào thấp (không cao)
cho nên trình độ nhận thức của sinh viên cũng chỉ
ở mức trung bình, mà đặc thù của môn học cần có
một tư duy logic để kết nối giữa các phần trong nội
dung học tập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy
và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sao Đỏ, một
trong những biện pháp quan trọng nhất chính là
đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm
qua, đội ngũ giảng viên dạy các môn lý luận chính
trị nói chung, giảng dạy học phần Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng
luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học là
một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong tình hình
hiện nay vì nó góp phần quan trọng quyết định
đến chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín, sự tồn
tại của một trường đại học. Đổi mới phương pháp
dạy học là nhu cầu tất yếu của mỗi giảng viên, bởi
vì đổi mới là sự cải tiến, nâng cao chất lượng dạy
học để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả
của môn học. Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng


116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin ở Khoa Giáo dục chính trị và
Thể chất, Trường Đại học Sao Đỏ có 9 giảng viên.
Trong quá trình giảng dạy học phần này, giảng
viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chủ
đạo với chức năng tổ chức, điều khiển, hướng
dẫn hoạt động học cho sinh viên nhằm đảm bảo
cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng
cao những yêu cầu được quy định phù hợp với
mục tiêu môn học. Dạy học đại học hiện đang đặt
ra yêu cầu bức thiết là phát huy tối đa tính tích
cực chủ động của người học. Dạy học phải thực
sự hướng vào người học, đó chính là hướng đổi
mới phương pháp dạy học  nhằm phát huy cao
độ tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá
trình dạy học theo học chế tín chỉ hiện nay. Trong
thời gian qua, về cơ bản các giảng viên giảng
dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã có nhận thức đúng đắn về
vị trí vai trò quan trọng của phương pháp dạy
học ở bậc đại học, về tính đặc thù, về tính tất
yếu phải đổi mới phương pháp dạy học và 100%
các giảng viên đã tích cực đổi mới phương pháp
theo hướng phát huy tính tích cực, khuyến khích
tự học, áp dụng những phương pháp giáo dục

hiện đại để bồi dưỡng cho sinh viên năng lực
tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề khi
học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Khảo sát về mức độ thường xuyên
sử dụng một số phương pháp giảng dạy của
giảng viên với câu hỏi: ”Mức độ sử dụng một số
phương pháp trong giảng dạy của các thầy cô
như thế nào?”, kết quả theo bảng 1.
Bảng 1. Mức độ sử dụng một số phương pháp
trong giảng dạy của giảng viên
Mức độ

Thường

Thỉnh

Không sử

xuyên

thoảng

dụng

Thuyết trình

9/9=100%

0


0

Thảo luận

9/9=100%

0

0

Nêu vấn đề

6/9=66,7%

3/9=33,3%

0

Sơ đồ tư duy

0

5/9=55,6%

4/9=44,4%

Phương
pháp

Qua bảng số liệu cho thấy, các giảng viên dạy

học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin thường xuyên sử dụng các phương
pháp như: thuyết trình, thảo luận tỷ lệ đạt 100%
(9/9 giảng viên); còn phương pháp nêu vấn đề
các giảng viên thường xuyên sử dụng là 66,7%
(6/9 giảng viên), thỉnh thoảng sử dụng phương
pháp này là 33,3% (3/9 giảng viên); Trong đó,
tỷ lệ giảng viên sử dụng phương pháp sơ đồ tư
duy trong giảng dạy đối với giảng viên giảng dạy
học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin chưa thường xuyên, chỉ có 55,6%
(5/9 giảng viên) là thỉnh thoảng mới sử dụng
phương pháp này và có đến 44,4% (4/9 giảng
viên) là chưa bao giờ sử dụng. Trong số giảng
viên thỉnh thoảng sử dụng sơ đồ tư duy trong
giảng dạy, khi khảo sát với câu hỏi: “Các thầy cô
thường sử dụng sơ đồ tư duy giảng dạy trong nội
dung nào?”, kết quả theo bảng 2.
Bảng 2. Mức độ giảng viên sử dụng sơ đồ tư duy
trong giảng dạy các nội dung của học phần Những
nguyên lý cơ bản của CNM-LN
Nội dung
sử dụng

Triết học

sơ đồ tư

Mác - Lênin


duy

Giảng
viên sử
dụng

4/4 = 100%

Kinh tế

Chủ nghĩa

chính trị

xã hội

Mác - Lênin

khoa học

1/4 = 25%

3/4 = 75%

Qua bảng số liệu cho thấy, các giảng viên khi sử
dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là
không đồng đều, chủ yếu sử dụng trong phần Triết
học Mác - Lênin là 100% (4/4 giảng viên), trong
phần chủ nghĩa xã hội khoa học là 75% (3/4 giảng

viên), trong đó phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
là một nội dung của học phần khá khó và rất cần
có sự tư duy logic thì các thầy cô lại ít sử dụng sơ
đồ tư duy trong nội dung này chỉ chiếm 25% (1/4
giảng viên), thậm chí trong từng phần sử dụng khi
được phỏng vấn các thầy cô cho biết cũng chỉ sử
dụng ở một số nội dung tiêu biểu, ở một số tiết
giảng của mình chứ không sử dụng thường xuyên
trong cả quá trình giảng dạy. Giảng viên trong quá
trình giảng dạy chưa thực hiện đúng các bước xây
dựng sơ đồ tư duy, sơ đồ tư duy mới đạt ở cấp độ
nhỏ, ngắn, ít nhánh, chưa sâu chuỗi được nhiều
nội dung, vấn đề…, quá trình giảng dạy chỉ trình

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 117


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chiếu ra sơ đồ tư duy giảng mang tính cơ học,
không phân tích hết mối liên hệ của các nhánh,
không khai thác hết giá trị của sơ đồ.
Đối với sinh viên, khi khảo sát thực nghiệm sử
dụng các phương pháp dạy học của giảng viên tại
lớp 08 ôtô2 (29 sinh viên) với câu hỏi: "Theo em,
trong các phương pháp dạy học của giảng viên
em thấy hứng thú với phương pháp nào nhất?",
kết quả như trong bảng 3.
Bảng 3. Mức độ hứng thú của SV đối với các
phương pháp giảng dạy của giảng viên
Mức độ

Bình
Phương

thường

Hứng thú

Không
hứng thú

pháp
Thuyết trình

13/29
= 45%

11/29
= 38%

5/29 = 17%

Thảo luận

10/29
= 34,4%

17/29
= 58,6%

2/29 = 7%


Nêu vấn đề

11/29
= 38%

15/29
= 52%

3/29 = 10%

Sơ đồ tư duy

6/29
= 21%

20/29
= 69%

3/29 =10%

Qua thực tế áp dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng
dạy một số nội dung của học phần Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể thấy
bước đầu đã tạo sự hứng khởi cho sinh viên, khắc
phục phần nào khiếm khuyết trong cách dạy và
học theo lối truyền thống, buộc sinh viên phải chủ
động trong việc học tập và nghiên cứu. Sơ đồ tư
duy hỗ trợ giảng viên tổ chức hoạt động dạy - học
một cách khoa học, hệ thống, giúp sinh viên hệ

thống hóa được kiến thức rõ ràng, đồng thời góp
phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên phù
hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy
học: dạy học tích cực, lấy người học làm trung
tâm, chống lại thói quen học tập thụ động. Vì vậy,
mỗi giảng viên phải cần tích cực vận dụng sơ đồ
tư duy vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất
lượng giáo dục.
4. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN
4.1. Các bước xây dựng sơ đồ tư duy

Qua bảng số liệu cho thấy, mức độ hứng thú của
sinh viên lớp 08 ôtô2 đối với các phương pháp
giảng dạy của giảng viên là khác nhau, đối với
phương pháp thuyết trình, mức độ hứng thú của
sinh viên chỉ chiếm 38% (11/29 SV), bình thường
là 45% (13/29 SV), không hứng thú là 17% ( 5/29
SV); Phương pháp thảo luận, mức độ hứng thú
của sinh viên đạt 58,6% (17/29 SV), bình thường
34,4% (10/29 SV), không hứng thú là 7% (2/29
SV); Phương pháp nêu vấn đề, mức độ hứng thú
của sinh viên là 52% (15/29 SV), bình thường là
38% (11/29 SV), không hứng thú chiếm 10% (3/29
SV); Phương pháp sơ đồ tư duy, mức độ hứng
thú chiếm 69% (20/29 SV), bình thường chiếm
21% (6/29 SV), không hứng thú là 10% (3/29 SV).

Như vậy, thông qua kết quả khảo sát đã cho thấy
trong các phương pháp giảng dạy của giảng viên
thì mức độ hứng thú của sinh viên đối với phương
pháp sử dụng sơ đồ tư duy là chiếm tỷ lệ cao nhất
(69%) mặc dù phương pháp này chưa phổ biến,
chưa được giảng viên sử dụng nhiều trong các tiết
giảng của mình mà chỉ sử dụng ở một số nội dung
của môn học.

Để thực hiện được các bước xây dựng sơ đồ tư
duy, trước hết, chúng ta phải hiểu nội dung kiến
thức, tiến hành xác định nội dung trung tâm, phân
chia thành các ý chính và xác định các ý phụ của
từng ý chính. Việc này có thể tiến hành bằng việc
lập sơ đồ tóm tắt kiến thức hay phân nhánh để
thuận tiện cho việc xây dựng sơ đồ tư duy tương
ứng. Để xây dựng một sơ đồ tư duy, chúng ta cần
thực hiện các bước sau:
Bước 1: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một
hình ảnh phản ánh chủ đề.
Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính
nối với chủ đề. Trên mỗi nhánh chính viết một từ,
cụm từ phản ánh một nội dung lớn của chủ đề.
Các chữ trên nhánh chính nên viết bằng chữ in
hoa. Nhánh chính và chữ viết trên đó được vẽ
và viết cùng một màu và mỗi nhánh là một màu
khác nhau.
Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh
phụ (nhánh phụ cấp 1) để làm rõ cho nhánh chính
đó. Các chữ trên nhánh phụ nên viết bằng chữ in

thường. Nhánh phụ và chữ trên đó cùng màu với
nhánh chính tương ứng.

118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Bước 4, 5...: Tiếp tục vẽ các nhánh phụ cấp độ 2,
3...

Hình 3. Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Lưu ý: Sơ đồ tư duy bắt đầu từ trung tâm với một
chủ đề, các nhánh chính (cấp một) nối với chủ đề
trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh
cấp một, nối các nhánh cấp ba đến các nhánh cấp
hai,… bằng các đường kẻ với mỗi nhánh là một
màu sắc khác nhau. Khi các đường kẻ được nối
với nhau, người học sẽ hiểu và ghi nhớ hiệu quả
hơn vì điều này phản ánh đúng chức năng làm
việc của não bộ. Vẽ nhánh chính to hơn nhánh
phụ và nhánh chính phải nhỏ dần về ngọn; Tóm
tắt nội dung các ý, chọn lọc và sử dụng các thuật
ngữ quan trọng để viết tên chủ đề và nội dung
trên các nhánh; Tích cực khai thác hình ảnh phù
hợp để minh họa cho các ý trên các nhánh chính,
nhánh phụ. Đặc biệt là phải vẽ theo đúng nguyên
tắc cấu trúc. Trên cơ sở các bước thực hiện như
trên, chúng ta có hai cách vẽ sơ đồ tư duy: vẽ
bằng tay hoặc vẽ bằng sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin.

Ví dụ minh hoạ hình 4:

Hình 4. Sơ đồ tư duy nội dung Triết học Mác - Lênin

4.2. Những nguyên tắc khi sử dụng sơ đồ tư
duy trong giảng dạy học phần Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ sơ đồ tư duy với các
phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy tính tích
cực của sinh viên. Trước hết giảng viên phải thật
vững kiến thức chuyên môn của các môn khoa
học Mác - Lênin để hoàn toàn làm chủ được nội
dung giảng dạy và xử lý những tình huống sư
phạm có thể xảy ra. Trình độ chuyên môn của
giảng viên là nền móng vững chắc cho hoạt động
giảng dạy khoa học Mác - Lênin. Bên cạnh đó,
giảng viên phải có kỹ năng sử dụng phương pháp
dạy học để tổ chức tốt các hoạt động dạy học làm
cho việc sử dụng sơ đồ tư duy mềm mại, uyển
chuyển, hiệu quả, phát huy được tính tích cực tự
giác của sinh viên. Về phía sinh viên, khi học tập
sơ đồ tư duy nên thay đổi phương pháp học và
cả phương pháp ghi chép bài học. Tham gia nhiệt
tình vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ
chức, mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và
góp ý trên tinh thần xây dựng với các ý tưởng của
bạn khác. Sinh viên không nên giành quá nhiều
thời gian cho việc ghi chép, tránh ghi cả đoạn
văn dài dòng và những ý vụn vặt. Hãy thay đoạn
văn bằng từ khóa ngắn gọn hoặc là một hình

ảnh minh họa.
Thứ hai, luôn đảm bảo được tính khoa học và
thẩm mỹ trong sử dụng sơ đồ tư duy. Thiết lập một
sơ đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là
việc làm quá phức tạp. Tuy nhiên, để tạo ra được
một sơ đồ tư đảm bảo các yếu tố khoa học, hiệu
quả, thẩm mỹ,... yêu cầu người giảng viên phải
đầu tư trí tuệ và thời gian. Cơ chế hoạt động của
sơ đồ tư duy chú trọng đến hình ảnh, màu sắc
với các mạng lưới liên tưởng. Một sơ đồ tư duy
khoa học phải phản ánh rõ nét nội dung của bài
giảng, mối quan hệ giữa những nội dung đó, từ
khóa ngắn gọn chính xác, hình ảnh đơn giản dễ
hiểu. Bên cạnh tính khoa học, yếu tố thẩm mỹ của
sơ đồ tư duy cũng rất cần được chú ý. Giảng viên
cần có năng lực thẩm mỹ nhất định để thiết kế
sơ đồ tư duy đẹp về mặt hình thức, các hình ảnh
minh họa của từng nội dung thật sự tiêu biểu. Một
sơ đồ tư duy của giảng viên thiếu tính khoa học và
thẩm mỹ có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
cả bài giảng, thậm chí dẫn đến lối tư duy hời hợt,

Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 119



×