Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tập chia thừa kế: Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các giả thiết về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.88 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

1


ĐỀ SỐ 01:
Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các
giả thiết về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế dưới
đây (Các giả thiết chia thừa kế theo từng kết quả này là độc lập với nhau):
1. C=D=480:2=240 tr.
Di

chúc

liên

quan

đến

C



hiệu

nên

chia

theo



luật:

B=C(K,F)=D=E=240:2=60
Bà B thuộc Đ 669 nên được 2/3 của 1 suất thừa kế: (480:4)x2/3=80tr. Vậy
phần còn thiếu 20 tr của bà B lấy từ D để bù vào.
2. Phần di sản thờ cúng do C quản lý là 480:2=240 tr.
Phần còn lại chia theo PL: C=D=E=240:3=80 tr.
Bà B thuộc 669 nên được 2/3 của 1 suất: (480:4)x2/3=80tr. Phần của bà B
rút từ phần di sản dành cho thờ cúng. Di sản thờ cúng do C quản lý còn 160 tr.
3. D=320 tr; C=D=E=B=160:4=40 tr; Bà B được: (480:4)x2/3=80 tr; bà B
lấy 40 tr từ D.
4. Bà B thuộc Đ 669 nên được 2/3 của 1 suất thừa kế: (480:4)x2/3=80tr.
Vậy M còn: 240 – 40 = 200 tr; E=D= (240:2)-20=100 tr

2


XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con là C, D, E đều đã trưởng thành.
Ông A qua đời vào tháng 1 năm 2017. Di sản của A có 480tr. Chia di sản thừa kế
của ông A theo yêu cầu của gia đình trong các trường hợp sau:
1. Ông A và anh C chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Vào thời điểm
anh C qua đời, anh đã có vợ là H và có 2 người con là K và F. Trước khi qua đời,
ông A có để lại di chúc cho C và D mỗi người 1/2 di sản.
2. Ông A di chúc để lại 1/2 di sản giao cho C quản lý dùng vào thờ cúng và
truất quyền thừa kế của bà B.
3. Ông A di chúc để lại cho D 2/3 di sản.
4. Ông di chúc tặng cho M 1/2 di sản, còn 1/2 di sản chia đều cho E và D
mỗi người một nửa.


3


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Theo di chúc của ông A thì C và D mỗi người được hưởng 1/2 di sản:
C = D = 480 : 2 = 240tr
Nhưng do anh C chết cùng thời điểm với ông A, do vậy phần di sản liên
quan đến phần di chúc chỉ định cho anh C được hưởng 1/2 di sản vô hiệu vì người
thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó, phần di sản còn lại của
ông A liên quan đến di chúc cho C bị vô hiệu được chia theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật của ông A, tại hàng thừa kế thứ nhất
bao gồm: bà B và con C, D, E:
B = C = D = E = 240 : 4 = 60tr
Vì anh C đã chết cùng thời điểm với ông A, do vậy con anh C là K, F được
thừa kế thế vị phần của anh C nếu còn sống được hưởng của ông A: K + F= 60tr
Bà B thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc (theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015) nên bà B sẽ được hưởng phần di sản
bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật:
B = (480 : 4) x 2/3 = 80tr
Nhưng bà B mới chỉ được hưởng 60tr còn thiếu 20tr nên phần còn thiếu của
bà B được trừ vào phần D được hưởng theo di chúc.
Như vậy: D = (240 – 20) + 60 = 280tr
B = 80tr
E = K + F = 60tr
2. Theo di chúc, ông A để lại 1/2 di sản giao cho C quản lý dùng vào thờ
cúng. Do vậy phần di sản thờ cúng do C quản lý là:
480 : 2 = 240 tr
Như vậy, còn 1/2 di sản của ông A chưa được định đoạt trong di chúc. Phần
di sản đó sẽ được định đoạt theo pháp luật, tức là chia cho những người thuộc hàng

4


thừa kế thứ nhất là bà B và con C, D, E. Nhưng theo di chúc của ông A để lại thì bà
B bị truất quyền thừa kế theo đó thì:
C = D = E = 240 : 3 = 80tr
Mặc dù theo di chúc của ông A để lại thì bà B bị truất quyền thừa kế nhưng
do bà B thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc (theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015) nên bà B sẽ được hưởng phần di sản
bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật:
B = (480 : 4) x 2/3 = 80tr
Số tiền để bù vào phần của bà B sẽ được trừ từ phần di sản dành cho thờ
cúng.
Như vậy, di sản thờ cúng do C quản lý còn: 240 – 80 = 160tr
B = 80tr
C = D = E = 80tr
3. Theo di chúc của ông A thì D được hưởng 2/3 di sản:
D = 480 x 2/3 = 320tr
Như vậy, còn 1/3 di sản của ông A chưa được định đoạt trong di chúc. Phần
di sản đó sẽ được định đoạt theo pháp luật, tức là chia cho những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất là bà B và con C, D, E. Do đó:
B = C = D = E = (480 – 320) : 4 = 160 : 4 = 40tr
Do bà B thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc (theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015) nên bà B sẽ được hưởng phần
di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật:
B = (480 : 4) x 2/3 = 80tr
Nhưng bà B mới chỉ được hưởng 40tr còn thiếu 40tr nên phần còn thiếu của
bà B được trừ từ phần D được hưởng theo di chúc.
Như vậy: D = (320 – 40) + 40 = 320tr
B = 80tr

5


C = E = 40tr
4. Theo di chúc thì ông A di tặng 1/2 di sản cho M:
M = 480 : 2 = 240tr
Và 1/2 di sản còn lại chia đều cho E, D:
E = D = (480 – 240) : 2 = 120tr
Do bà B thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc (theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015) nên bà B sẽ được hưởng phần
di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật:
B = (480 : 4) x 2/3 = 80tr
Số tiền để bù vào phần của bà B sẽ được trừ từ phần di sản mà những người
thừa kế theo di chúc M, E, D được hưởng.
M = 80 x 1/2 = 40tr
D = E = 80 x 1/4 = 20tr
Như vậy, M = 240 – 20 = 200tr
D = E = 120 – 20 = 100tr

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
2, Bộ luật Dân sự 2015
3, PGS.TS. Phùng Trung Tập (2016), Luật Dân sự - Bình giải và áp dụng Luật
Thừa kế, NXB. Hà Nội.

7




×