Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.96 KB, 15 trang )

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại
NHCT tỉnh Hà Tây
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn tại NHCT tỉnh Hà Tây
3.1.1. Mục tiêu phát triển của NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2008-2010
 Trong giai đoạn 2001-2005, NHCT tỉnh Hà Tây đã đạt được nhiều chuyển
biến tích cực, vượt qua những khó khăn, thách thức đổi mới căn bản và toàn
diện từ tư duy đến định hướng, cách thức tổ chức kinh doanh theo hướng một
ngân hàng thương mại hoạt động trong cơ chế thị trường. Đến cuối năm 2005,
NHCT tỉnh Hà Tây đã hoàn thành về cơ bản lộ trình của Đề án tái cơ cấu: Lành
mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, chất lượng tín dụng
được củng cố, có nhiều cải thiện tích cực, an toàn, bền vững hơn, hiệu quả hơn.
 Từ nay đến năm 2010, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng
trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi mạnh theo hướng CNH-HĐH, xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương
mại Việt-Mỹ được thực thi đầy đủ.
 Ngân hàng sẽ phát triển mạnh hơn theo cả chiều rộng và chiều sâu.
 Xây dựng NHCT tỉnh Hà Tây trở thành một ngân hàng hiện đại, hoạt động
đa năng, phát triển bền vững, được xếp hạng là một trong những ngân hàng
thương mại tốt nhất hoạt động trên địa bàn (tương đương mức trung bình khá
của khu vực), có thương hiệu mạnh, có năng lực tài chính lành mạnh, trình độ
về kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến.
 Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, hiệu quả và năng lực cạnh tranh,
điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng, đầu tư tài chính, phát triển dịch vụ, cung cấp
nhiều sản phẩm nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, góp phần tạo
nên các giá trị mới và sự thịnh vượng của NHCT, cán bộ nhân viên NHCT,
khách hàng và xã hội.
 Tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò là một ngân hàng thương mại hàng đầu
trên
thị trường dịch vụ ngân hàng bán buôn, có thị phần lớn trên thị trường dịch vụ
ngân hàng bán lẻ và thị trường tín dụng tại địa bàn, hướng tới đối tượng khách


hàng và sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng cho công ty.
Mục tiêu cụ thể cho năm 2008:
Tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác đến 31/12/2008 đạt 800 tỷ đồng,
trong đó vốn huy động bằng VNĐ đạt 665 tỷ đồng;
 Dư nợ cho vay tính đến 31/12/2008 đạt 700 tỷ đồng,
tăng 34% so với 31/12/2007. Trong đó:
+ Cho vay đối với DNNN tối đa 32% trên tổng dư nợ cho vay,
+ Cho vay không có bảo đảm tối đa 26,1% trên tổng dư nợ cho vay.
Nợ nhóm 2: NHCT HT phấn đấu thấp hơn kế hoạch
NHCT VN giao (1,57 tỷ đồng).
Nợ xấu phấn đấu thấp hơn kế hoạch NGHCTVN giao (4
tỷ đồng);
Thu hồi xử lý rủi ro ngoại bảng đạt kế hoạch NHCTVN
giao;
 Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác,
phấn đấu thu dịch vụ tăng 20% so với
Thực hiện lợi nhuận hạch toán vượt kế hoạch được giao
Thu nhập cán bộ công nhân viên tăng 15% so với 2007.
3.1.2. Chiến lược phát triển công tác quản lý nguồn vốn của NHCT tỉnh Hà
Tây giai đoạn 2008-2010
 Căn cứ vào mục tiêu phát triển của toàn hệ thống
NHCT VN và mục tiêu phát triển của NHCT tỉnh Hà Tây về cả quy mô và chất
lượng trong giai đoạn tới 2008-2010, ngân hàng đã vạch ra chiến lược nguồn
vốn trên cơ sở bám sát với chỉ tiêu do Hội sở chính giao cho. Việc xây dựng cơ
cấu nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng xuất phát từ tình hình thực tiễn của
địa phương về: môi trường kinh doanh, xã hội pháp lý, và chiến lược phát triển
của vùng…kết hợp cùng các cơ quan chức năng thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế vùng địa phương, xác định nhu cầu vay vốn trong địa bàn để có kế hoạch huy
động vốn cụ thể theo từng thời kỳ cụ thể.
 Ngân hàng chỉ hoạt động và tồn tại khi có vốn, do

vậy quản lý vốn được coi là nhiệm vụ trung tâm, cần có sự hiểu biết rõ ràng về
tầm quan trọng của hoạt động này xuyên suốt quá trình hoạt động đối với các
cấp lãnh đạo của ngân hàng.
 Chiến lược xây dựng nguồn vốn luôn đi kèm với
chiến lược sử dụng nguồn vốn một cách đồng bộ, và tương ứng, phát huy hiệu
quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh, xây dựng kênh lưu chuyển tiền tệ ổn định
trong suốt thời gian dài, cung cấp đúng kịp thời đối với nhu cầu vay vốn của
khách hàng, xây dựng lợi thế cạnh tranh đối với các ngân hàng trong cùng địa
bàn hoạt động.
 Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn
giỏi trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn. Đòi hỏi đối với cán bộ cần linh hoạt,
sáng tạo luôn cập nhập hiểu sâu và rõ tình hình của thị trường để đề ra biện
pháp cụ thể cho từng giai đoạn, giúp cho ngân hàng hoàn thành tốt chỉ tiêu do
Hội sở giao cho.
 Chiến lược xây dựng hệ thống công nghệ cao ứng
dụng trong ngân hàng nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi dưới mọi hình thức, kết
hợp việc mở rộng thêm 1 điểm giao dịch huyện Chương Mỹ và các điểm giao
dịch khác trên địa bàn và ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây, được coi là chiến lược
hàng đầu tăng khả năng lợi thế cạnh tranh của mình.
 Xây dựng thương hiệu, uy tín của ngân hàng trong
giai đoạn năm 2008, mở
rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp tạo dựng văn hoá kinh doanh riêng cho
chính mình, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng vào năm nay.
Một số chỉ tiêu năm 2008 về huy động vốn
Tổng nguồn vốn đạt 800 tỷ đồng, tăng 2,84% so năm 2007. Trong đó:
+ VNĐ: 665 tỷ đồng.
+ USD: 135 tỷ đồng.
Tiền gửi huy động doanh nghiệp: 160 tỷ đồng.
Tiền gửi tiết kiệm: 401,5 tỷ đồng.
 Tổng nguồn vốn huy động từ hình thức khác:

238,5 tỷ đồng.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý nguồn vốn của giai đoạn tới
3.1.3.1. Thuận lợi
 Trong giai đoạn tới sự sát nhập của Hà Tây vào Hà Nội mở rộng địa bàn hoạt
động hơn cho ngân hàng, và đi cùng với kế hoạch này là đồng loạt các dự án về
xây dựng phát triển đang hướng về địa phương tạo ra cơ hội mới, tìm kiếm các
khách hàng tiềm năng.
 Chính sách, các hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động tài
chính tín dụng đang được hoàn thiện không ngừng. Chính sách được xây
dựng với mục tiêu lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, tạo cơ chế phù
hợp, hành lang pháp lý cho toàn hệ thống ngân hàng ngày càng thuận tiện và
linh hoạt.
 Các chính sách của hệ thống NHNN VN hướng tới tầm nhìn dài hạn, để
xây dựng các chính sách lãi suất, nhưng đảm bảo sự linh hoạt theo sát thị trường
khi có những biến động bất thường của thị trường kinh tế.
 Cùng với sự lớn mạnh của NHCT VN, NHCT tỉnh Hà Tây đã xây
dựngđược ưu thế hơn trong địa bàn hoạt động của mình. Cơ cấu lại bộ máy
quản lý rõ ràng, xây dựng đội ngũ đào tạo và tuyển chọn cán bộ trẻ có năng lực
đang là mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn tới.
3.1.3.2.Khó khăn
 Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế thế giới không ổn định, các
nước đều bị ảnh hưởng của lạm phát và mức gia tăng giá cả các mặt hàng tiêu
dùng , các loại dịch bệnh... làm suy yếu nền kinh tế. Những khó khăn này có thể
kéo dài, và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tăng trưởng kinh tế của nước ta,
thu nhập dân cư bị giảm sút.
 Chi phí nguyên vật liệu gia tăng, đặc biệt là đối với ngành xây dựng tác
động tới tiến độ thi công của các dự án bị chậm lại, cơ cấu các ngành các lĩnh
vực chưa dịch chuyển kịp thời theo biến động nhanh của nhu cầu thị trường
trong và ngoài nước, ảnh hưởng doanh số cho vay đối với các đối tượng khách
hàng trên.

 Thiếu cơ sở xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn do các thông tin dự
báo vĩ mô của nền kinh tế còn thiếu, chưa kịp thời.
 Hiện nay, trên địa bàn có rất nhiều các tổ chức tín dụng tham gia hoạt
động trên cùng địa bạn, tạo ra tính cạnh tranh cao cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu.
 Lãi suất được coi là công cụ hữu hiệu và truyền thống giúp ngân hàng
huy động nguồn vốn lớn cho ngân hàng, nhưng trong giai đoạn hiện nay thì sự
phức tạp, khó có thể dự đoán được, đang dịch chuyển theo hướng không thuận
lợi cho ngân hàng trong giai đoạn tới đây.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây
3.2.1. Nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quản lý nguồn vốn
3.2.1.1. Nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất
‘Quản lý khe hở lãi suất là một phương pháp quản trị tài sản và nguồn
vốn, nhằm mục đích dựa vào công cụ lãi suất đề ra chiến lược phối hợp định vị
tài sản và nguồn vốn thực hiện mục tiêu an toàn và sinh lời của ngân hàng”
1
.
Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất như là chỉ tiêu đo khả
năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi.
Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường quan trọng, đặc biệt trong điều
kiện lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi như trong giai đoạn hiện nay. Do
vậy nhằm nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất, yêu cầu đặt ra với nhà quản
lý cần phải
 Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản: Để tránh rủi ro lãi suất
có thể loại trừ yếu tố chủ yếu gây rủi ro đó là duy trì khe hở lãi suất càng thấp
càng tốt, tiến gần tới giá trị bằng không, biện pháp thực hiện là tìm kiếm các
nguồn có kì hạn phù hợp với kỳ hạn của tài sản, cân đối tài sản có với tài sản nợ
của ngân hàng.
 Thực hiện trao đổi lãi suất với các ngân hàng trong cùng hệ thống và với các
ngân hàng thương mại khác để hạn chế rủi ro lãi suất, vì mục đích của hoạt

động hoán đổi lãi suất này xác định lại khe hở lãi suất khi lãi suất thay đổi. Khi
lãi suất thay đổi, ngân hàng này có lợi thì ngân hàng kia chịu thiệt, ngân hàng
được lợi sẽ chuyển khoản thặng dư sang cho ngân hàng tổn thất, rủi ro của bên
này sẽ được bù đắp bởi thu nhập của bên kia. Hoán đổi lãi suất là kĩ thuật tương
đối phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng và mức độ thay đổi có
thể của lãi suất.
 Áp dụng lãi suất thả nổi: Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn vốn và
tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng. Để hạn chế rủi ro về lãi suất
ngân hàng nên áp dụng lãi suất thả nổi, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tùy
thuộc vào sự thay đổi cảu lãi suất nguồn vốn trên thị trường. NHCT tỉnh Hà Tây
cần áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay linh hoạt để thu hút
khách hàng. Có thể áp dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị cũng như các
1 Edward.reed PH.D- Edwardk.gill Ph.D, NHTM. NXB thống kê.

×