LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HÀ THÀNH
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1. Xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển
của phân công lao động quốc tế thì thị trường thế giới ngày càng trở nên thống
nhất, ranh giới giữa các thị trường nội địa ngày càng trở nên mờ nhạt. Sự xuất
hiện của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia khiến cho mức độ cạnh
tranh trên thị trường thế giới càng trở nên gay gắt hơn. Do đó, để có thể tồn tại
và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đều tìm
cách vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Và hình thức thông
thường mà các doanh nghiệp lựa chọn để đem hàng hoá và dịch vụ của mình
ra nước ngoài đó là thông qua xuất khẩu. Vậy xuất khẩu là gì?
Theo các nhà kinh doanh quốc tế: “Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng
hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán”.
Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của các khu chế xuất - đó là các khu
công nghiệp đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những sản
phẩm để XK ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng XK và hoạt
động XK, được thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ thì khái niệm XK
là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia chỉ mang tính
chất tương đối, hàng hoá chỉ cần đưa vào các KCX cũng được coi là XK rồi.
Do đó đã xuất hiện khái niệm:“XK hàng hoá là những sản phẩm hữu hình
được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, cơ sở gia công và các KCX
với mục đích để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài và đi qua hải quan”.
Như vậy có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về xuất khẩu như sau:
“Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải
di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt
trên lãnh thổ quốc gia xuất khẩu được coi là khu vực hải quan”.
1.2. Các hình thức xuất khẩu
Trong kinh doanh quốc tế hoạt động xuất khẩu được diễn ra dưới 2 hình
thức đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp:
- XK trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho các
khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Có 2 hình thức XK trực tiếp:
+ Đại diện bán hàng: là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của
mình mà lấy danh nghĩa của người uỷ thác nhằm nhận lương và một phần hoa
hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được.
+ Đại lý phân phối: là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh
tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định, công ty khống chế phạm vi phân
phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phải chịu toàn bộ rủi ro
liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận
thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra
nước ngoài thông qua trung gian tức thông qua người thứ 3. Có 4 trung gian
mua bán chủ yếu trong kinh doanh XK:
+ Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện
một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.
+ Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công
tác xuất khẩu hàng hoá.
+ Công ty kinh doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối
độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất
khẩu trong nước để đưa hàng hoá ra nước ngoài tiêu thụ.
+ Đại lý vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và
những dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo hải
quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm.
2. Thị trường xuất khẩu
2.1. Khái niệm thị trường
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường.
Theo góc độ tiếp cận kinh tế học cổ điển: “Thị trường là nơi diễn ra các
quá trình trao đổi, mua bán, là tổng số và cơ cấu cung-cầu và điều kiện diễn ra
tương tác cung-cầu thông qua mua bán hàng hoá bằng tiền tệ”.
T.Cannon khái niệm: “Thị trường là tập hợp người bán và người mua
thoả thuận các điều kiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ được tiến hành một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp để kết
nối người mua và người bán ở những vị trí không gian khác nhau”.
Theo quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp thì: “Thị trường là tập
hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tức là những khách hàng
đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp”.
Dù xuất hiện rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tuy nhiên, khái
niệm thị trường được định nghĩa một cách tổng quát và đã được các nhà kinh
tế học thống nhất như sau: “Thị trường là một quá trình mà trong đó người
bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng
của một hàng hoá hay dịch vụ nhất định”.
2.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu
Thị trường thế giới đang diễn ra ngày càng sôi nổi với những hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp hơn trong đó thị trường xuất
khẩu là một trong những thị trường chủ yếu, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong thương mại quốc tế, giúp các quốc gia tăng trưởng, phát huy được
những lợi thế so sánh của quốc gia mình.
Thị trường xuất khẩu mang những đặc điểm của thị trường nói chung và
những đặc điểm riêng có của nó.
Thị trường xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Thị trường xuất khẩu là
tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để
xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều
kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và
phải làm thủ tục hải quan qua biên giới”.
2.3. Phân loại thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều căn cứ để phân loại thị trường xuất khẩu. Việc phân loại thị
trường xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các DN xác định rõ loại thị trường, có
thể phân chia thị trường của mình thành các nhóm thị trường nhỏ hơn. Trên cơ
sở đó xây dựng được những phương thức, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Nếu căn cứ vào vị trí địa lý thị trường xuất khẩu chia thành:
+ Thị trường Châu lục
+ Thị trường khu vực
+ Thị trường nước và vùng lãnh thổ
- Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương:
+ Thị trường truyền thống: là thị trường mà từ lâu doanh nghiệp đã xuất
khẩu sản phẩm của mình sang thị trường này
+ Thị trường hiện có: là thị trường mà hiện tại doanh nghiệp đang xuất
khẩu sản phẩm của mình.
+ Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới xuất khẩu sản phẩm
của mình. Những mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường này
còn mới mẻ, thị phần chưa cao.
+ Thị trường tiềm năng: là thị trường mà doanh nghiệp nhận thấy có thể
xuất khẩu hàng hoá thành công trên thị trường này.
- Căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại giữa nước
xuất khẩu và nước nhập khẩu:
+ Thị trường xuất siêu
+ Thị trường nhập siêu
- Căn cứ vào dung lượng và sức mua của thị trường
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua lớn
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua trung bình
+ Thị trường xuất khẩu có sức mua thấp
- Căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và của các doanh
nghiệp nước xuất khẩu:
+ Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
+ Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh
- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường:
+ Thị trường độc quyền
+ Thị trường độc quyền “nhóm”
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ và
khả năng xâm nhập thị trường:
+ Thị trường “khó tính”
+ Thị trường “dễ tính”
- Căn cứ vào mức độ hạn chế xuất khẩu:
+ Thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch
+ Thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch
2.4. Phân biệt thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước:
2.4.1. Về dung lượng thị trường:
Thị trường xuất khẩu có dung lượng lớn hơn thị trường trong nước. Một
doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm của mình cùng một lúc sang nhiều thị
trường nước ngoài khác nhau để đáp ứng nhu cầu trên các thị trường đó. Thị
trường nước ngoài với những nhu cầu, thị hiếu, phong tục tập quán phong phú,
đa dạng khác với thị trường trong nước, nếu doanh nghiệp nào biết phát hiện,
khơi gợi, nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu với chất lượng cao thì doanh
nghiệp đó sẽ chiến thắng trên thị trường đó. Do đó doanh nghiệp nào cũng
muốn vươn xa và vươn sâu hơn nữa trên thị trường thế giới.
2.4.2. Về giá cả:
Khi các công ty xuất khẩu ra nước ngoài, họ phải đối đầu với việc xác
định giá cả. Thông thường giá các hàng hoá XK ra nước ngoài sẽ lớn hơn giá
các hàng hoá đó nếu như bán trong nước vì khi XK, các công ty phải cộng
thêm vào giá xuất xưởng hàng hoá đó những loại phí như: phí vận chuyển,
thuế quan, tiền lời cho nhà xuất khẩu, tiền lời cho nhà bán sỉ, tiền lời cho nhà
bán lẻ… Tuỳ thuộc vào các chi phí tăng thêm này cũng như những rủi ro về
biến động tiền tệ, giá cả XK sản phẩm ở thị trường nước ngoài có thể phải bán
nhiều hơn gấp hai đến năm lần ở trong nước nhằm đảm bảo mức doanh lợi
cho nhà xuất khẩu. Hơn nữa các công ty phải tốn thêm các khoản chi phí để
tìm hiểu luật pháp, tập quán, sở thích… của người tiêu dùng nước ngoài, điều
đó cũng khiến cho hàng hoá xuất khẩu có giá cả cao hơn so với bán ở trong
nước.
2.4.3. Về cạnh tranh:
Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới khiến cho cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào cũng muốn vươn ra thị
trường nước ngoài. Vậy nên trên một thị trường xuất khẩu mặt hàng nào đó có
thể có vô số đối thủ cạnh tranh. Dù ở thị trường trong nước hay nước ngoài,
các DN cũng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ nhiều phía, tuy nhiên mức độ
cạnh tranh trong nước cũng sẽ ít hơn so với mức độ cạnh tranh khi DN xuất
khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Vì khi kinh doanh trong nước, DN sẽ có rất
nhiều lợi thế do là người bản xứ nên am hiểu về nhu cầu, sở thích, thói quen,
tập quán tiêu dùng hay luật pháp nội địa… Trong khi đó trên thị trường xuất
khẩu, DN sẽ phải đối mặt với rất nhiều các nhà cung cấp sẵn có trên thị trường
xuất khẩu hay từ các nhà sản xuất của quốc gia khác…cộng thêm việc tốn kém
các khoản chi phí xuất khẩu khiến cho cạnh tranh càng trở nên khốc liệt.
2.4.4. Về đồng tiền thanh toán:
Đơn vị tiền tệ lưu hành ở mỗi quốc gia là khác nhau. Do vậy, trong các
hợp đồng XNK, để giải quyết sự khác biệt này và tránh những tranh chấp sau
này có thể xảy ra các bên tham gia vào hợp đồng phải có sự thoả thuận với
nhau về việc chọn đồng tiền thanh toán. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại
tệ với một trong hai bên hoặc là với cả hai bên. Hai bên cũng phải thoả thuận
với nhau về chế độ tỷ giá hối đoái để tính giá và thực hiện thanh toán.
II. MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1. Khái niệm và các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Đứng trên góc độ của doanh nghiệp thì mở rộng thị trường xuất khẩu là
tổng hợp các biện pháp, các cách thức mà một doanh nghiệp sử dụng để đưa
ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ra thị trường nước ngoài để tiêu thụ. Các
doanh nghiệp sẽ xác định các thị trường tiềm năng trên cơ sở phân tích, đánh
giá các thị trường truyền thống và khả năng xuất khẩu đến thị trường mới.
Theo quan điểm của Marketing hiện đại: “Mở rộng thị trường xuất khẩu
không chỉ là việc tăng thêm các thị trường nước ngoài mới mà còn phải tăng thị
phần của sản phẩm trong các thị trường đã có sẵn”.
1.2. Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu
Khi quyết định mở rộng thị trường xuất khẩu của mình, một doanh
nghiệp có thể mở rộng theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu hoặc cũng có thể
cùng một lúc mở rộng thị trường theo cả hai hướng này.
1.2.1. Mở rộng thị trường theo chiều rộng
Mở rộng thị trường theo chiều rộng là việc tăng phạm vi thị trường bằng
cách đưa sản phẩm mới đến với những thị trường mới, khách hàng mới. Doanh
nghiệp có thể mở rộng phạm vi thị trường theo tiêu thức địa lý và có thể mở
rộng theo tiêu thức khách hàng.
Xét về mặt không gian và phạm vi địa lý, việc mở rộng thị trường theo
chiều rộng là việc đòi hỏi không ngừng nghiên cứu những xu thế biến động của
thế giới, các thị trường nước ngoài để tiến hành xâm nhập các thị trường đó.
Xét về mặt khách hàng, mở rộng thị trường theo chiều rộng thể hiện ở
việc doanh nghiệp phát triển về số lượng khách hàng có cùng loại nhu cầu để
bán nhiều hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Việc đưa ra ngày càng
nhiều sản phẩm sẽ dựa trên nhu cầu đa dạng, mong muốn thoả mãn và khả năng
thanh toán của khách hàng.
1.2.2. Mở rộng thị trường theo chiều sâu:
Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc gia tăng số lượng và giá trị sản
phẩm xuất khẩu trên những thị trường hiện tại nhằm gia tăng kim ngạch xuất
khẩu. Doanh nghiệp không chỉ gia tăng về mặt số lượng hàng hoá xuất khẩu mà
còn tăng cường chủng loại hàng hoá trên thị trường đồng thời không ngừng cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; đưa ra thị trường những sản phẩm,
dịch vụ có hàm lượng chất xám cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên
thị trường hiện tại.
Mở rộng thị trường theo chiều sâu có thể được thực hiện theo cách cắt
lớp, phân đoạn thị trường để thoả mãn nhu cầu đa dạng, phức tạp của khách
hàng.
Dù là mở rộng thị trường theo chiều rộng hay chiều sâu, DN đều cần
nghiên cứu kỹ thị trường, theo dõi, xác định quy mô, cơ cấu các mặt hàng và sự
cạnh tranh trên thị trường cũng như tiềm lực, khả năng của DN để đảm bảo cho
việc kinh doanh và hướng đi của DN trên thị trường đó là đúng đắn và chính
xác
2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu không chỉ đánh giá mức độ mở rộng thị trường
theo chiều rộng mà còn đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu theo
chiều sâu.
2.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường XK theo chiều rộng
2.1.1. Số lượng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp trong năm (T
n
)
Nếu T
n
tăng qua các năm chứng tỏ rằng hoạt động mở rộng thị trường
xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả và thị trường xuất khẩu ngày càng
được mở rộng về mặt không gian, phạm vi địa lý.
Nếu T
n
tăng giảm không đều qua các năm cho thấy hoạt động mở rộng thị
trường của doanh nghiệp còn nhiều mặt yếu kém.
2.1.2. Tốc độ tăng thị trường xuất khẩu bình quân (T)
T =
(t
1
+ t
2
+ … + t
n
)
n
Trong đó:
t
1
, t
2
, …, t
n
là số lượng thị trường thực mới mà doanh nghiệp khai phá
được hàng năm.
Số lượng thị trường thực mới khai thác được tính bằng số thị trường mới
khai thác được hàng năm trừ đi số thị trường mà doanh nghiệp để mất hàng
năm.
T < 0: chứng tỏ thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng bị thu
hẹp lại theo phạm vi địa lý. Doanh nghiệp không những không mở rộng được
thị trường mà còn đánh mất dần các thị trường hiện tại.
T = 0: hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu không đạt hiệu quả, số thị
trường mới mở chỉ bằng số thị trường doanh nghiệp đã mất hoặc cũng có thể là
doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động của mình trên thị trường hiện tại.
T > 0: thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng, số thị
trường mới lớn hơn số thị trường doanh nghiệp đánh mất. Hoạt động mở rộng
thị trường của doanh nghiệp đạt hiệu quả về phạm vi địa lý.
2.1.3. Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân (H)
H =
h
1
+h
2
+…+h
n
N
Trong đó:
h
1
, h
2,
..., h
n
: số lượng khách hàng mới hàng năm được tính bằng số khách
hàng mới của doanh nghiệp trừ đi số khách hàng bị mất.
H < 0: số lượng khách hàng của doanh nghiệp bị thu hẹp, doanh nghiệp
không những không tăng được số khách hàng mà còn đánh mất cả một số khách
hàng hiện tại. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu là kém hiệu quả.
H = 0: chứng tỏ rằng doanh nghiệp chưa mở rộng được thị trường xuất
khẩu. Số lượng khách hàng của doanh nghiệp không đổi. Có thể do doanh
nghiệp không thiết lập được mối quan hệ với khách hàng mới nào, hoặc là do số
khách hàng mới của doanh nghiệp bằng số khách hàng mất đi.
H > 0: doanh nghiệp mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình, số
lượng khách hàng thực mới thiết lập được tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp tránh
được sự phụ thuộc vào một số ít khách hàng dẫn đến tình trạng ép giá.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường theo chiều sâu
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân (K)
n
n
kkkK )*....**(
21
=
Trong đó k
1
, k
2
, …, k
n
là tốc độ tăng kim ngạch liên hoàn và được tính
bằng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm sau so với năm trước.
K < 1: cho thấy quy mô mở rộng thị trường của doanh nghiệp ngày càng
bị thu hẹp qua các năm.
K = 1: quy mô mở rộng thị trường của doanh nghiệp là không đổi, năm
sau vẫn bằng năm trước.
K > 1: quy mô mở rộng thị trường của doanh nghiệp ngày càng tăng
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp thành 3 nhóm nhân tố:
- Các nhân tố quốc tế
- Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu
- Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu
3.1. Các nhân tố quốc tế
3.1.1. Quy chế tối huệ quốc
Quy chế tối huệ quốc là chính sách không phân biệt đối xử trong thương
mại, hiện nay được rất nhiều quốc gia sử dụng đặc biệt là tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Quy chế tối huệ quốc này được áp dụng tuỳ thuộc vào lợi ích
kinh tế của các bên tham gia, nhưng nhìn chung có 2 cách áp dụng:
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: quốc gia được hưởng tối huệ quốc
phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế do chính phủ của quốc gia
cho hưởng đòi hỏi.
- Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện: là nguyên tắc nước này
cho nước khác hưởng chế độ tối huệ quốc mà không kèm theo điều kiện ràng
buộc nào cả.
Mục đích của việc sử dụng quy chế tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế
là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh
tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa
các nước đang phát triển. Hàng hoá của nước nhận được quy chế tối huệ quốc sẽ
có sức cạnh tranh lớn hơn trên thị trường nước cung cấp quy chế bởi sự giảm
bớt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và những ưu đãi khác giúp doanh
nghiệp các nước tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Với việc xem xét yếu tố này, các DN sẽ định hướng được hoạt động mở
rộng thị trường XK của mình. Nếu DN có ý định XK sang một nước mà ở nước
này quốc gia của DN được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc thì sẽ là một thuận
lợi lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần cân nhắc các điều
kiện đi kèm khi nước nhập khẩu áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện.
3.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp quốc tế
Sự biến động của nền kinh tế thế giới như lạm phát, khủng hoảng kinh tế
khu vực… cũng như sự biến động chính trị, quân sự trên thế giới như: chiến
tranh giữa các nước vùng Trung Đông… hay sự thay đổi về luật pháp quốc tế sẽ
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng cung và cầu của các nước. Những biến động
về kinh tế, chính trị, luật pháp thế giới có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. Do vậy
trong hoạt động mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu, doanh nghiệp cần
nghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp nhằm
phục vụ cho việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu của
các nước để nắm bắt và khai thác các cơ hội kinh doanh.
3.2. Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu
3.2.1. Các nhân tố thuộc về nước xuất khẩu
* Các quy định có liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
Các quy định của nước xuất cảng áp dụng trong ngoại thương là một
trong những nhân tố cơ bản mà các doanh nghiệp cần phải xem xét vì các quy
định này có thể ngăn cản hay mở rộng xuất cảng sang các nước khác, bao gồm:
- Các quy định về thuế như thuế sản xuất, thuế xuất khẩu…
- Các quy định về tài chính, tín dụng đối với sản xuất và xuất khẩu như:
lãi suất vay ngắn hạn và dài hạn, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu…
- Chính sách về nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính DN…
Nếu nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu như giảm thuế xuất
khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho doanh nghiệp xuất khẩu, có cơ
quan nghiên cứu thị trường nước ngoài để hỗ trợ cũng như phổ biến các thông
tin cần thiết về sản phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu… thì các doanh
nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường nước ngoài do giảm được
một phần chi phí xuất khẩu. Do đó, chắc chắn sẽ có rất nhiều DN muốn vươn ra
kinh doanh, mở rộng thị trường XK của mình. Ngược lại việc nhà nước dùng
các biện pháp để hạn chế XK bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
chẳng hạn như đánh thuế XK cao, thủ tục hải quan mất thời giờ và phức tạp làm
thì DN sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ bị
giảm, đôi khi những thủ tục phiền hà sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các DN.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu, nắm vững các quy định này và diễn tiến có
thể có của chúng trong tương lai để không vi phạm và có những bước đi thích
hợp cũng như những cân nhắc hiệu quả, tính toán hợp lý để đảm bảo rằng việc
mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ thực sự thành công.
* Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nước xuất khẩu
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị
trường của từng nước với kinh tế của khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do
hoá và mở cửa.