Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án chủ đề các lực cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.06 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ
CÁC LOẠI LỰC CƠ HỌC
Số tiết: 3
I. Vấn đề cần giải quyết
Tìm hiểu đặc điểm của các lực cơ học và tác dụng của các lực đó đến chuyển
động của vật. Cụ thể là đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực căng
dây, phản lực, lực ma sát và lực hướng tâm.
II. Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong chủ đề
 Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm của lực hấp dẫn và trọng lực
- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa
- Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với
tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Fhd = G

m1m2
r2

- Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
- Điểm đặt của trọng lực gọi là trọng tâm của vật.
- Độ lớn trọng lực (trọng lượng):

P=G

M .m
(R + h)2

 Nội dung 2 : Tìm hiểu lực đàn hồi của lò xo, lực căng dây và phản lực của
mặt tiếp xúc
1. Lực đàn hồi
- Điểm đặt:Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng


vào các vật tiếp xúc hoặc gắn với nó làm nó biến dạng.
- Hướng: Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng:
+ Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng theo trục vào phía trong
+ Khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo trục ra ngoài
- Độ lớn : (định luật Húc) Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò
xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
Fđh= k ∆l
2. Lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc
- Đối với dây cao su, dây thép…, khi bị kéo, lực đàn hồi gọi là lực căng
- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương
vơng góc với mặt tiếp xúc
 Nội dung 3: Tìm hiểu lực ma sát
- Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng
lên vật một lực cản trở chuyển động của vật gọi là lực ma sát trượt.
- Độ lớn của lực ma sát trượt: Fmst = µ t.N
+ Khơng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của của 2 mặt tiếp xúc.
3. Xác định mục tiêu dạy học:
3.1. Kiến thức:
 Nội dung 1:


- Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.
- Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
 Nội dung 2:
- Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo,đặc biệt là điểm đặt và hướng.
- Phát biểu và viết được công thức của định luật Hooke, hiểu rõ ý nghĩa các đại
lượng có trong cơng thức và đơn vị của các đại lượng đó .

- Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt
tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi
 Nội dung 3:
- Nắm được đặc điểm của lực ma sát trượt.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt
- Nêu được ý nghĩa của lực ma sát trượt trong đời sống và kỉ thuật
3.2. Kĩ năng
 Nội dung 1:
- Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan. Ví dụ:
sự rơi tự do, chuyển động của các hành tinh, vệ tinh, …
- Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực
đàn hồi, lực đẩy Acsimet, …
- Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
 Nội dung 2 :
- Phát hiện hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
- Nhận xét được: lực đàn hồi có xu hướng đưa lị xo trở về trạng thái ban đầu,
khi chưa biến dạng
- Biểu diễn lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và nén
- Từ thí nghiệm phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ dãn của lò xo và
độ lớn của lực đàn hồi
 Nội dung 3:
- Vận dụng công thức về các loại lực ma sát để giải thích một số hiện tượng trong
thực tế, đặc biệt là vai trò của lực ma sát nghỉ trong việc đi lại của người, động vật và
các loại phương tiện giao thơng.
- Vận dụng cơng thức tính lực ma sát trượt để giải một số bài tập đơn giản
- Nêu được ví dụ về sự có lợi, có hại của ma sát trong thực tế và cách làm tăng,
giảm ma sát trong các trường hợp đó
3.3. Thái độ
- Tự giác tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài.

- Thích thú trong học tập.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực học hợp tác nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
IV. Chuẩn bị


1. Giáo viên :
- Video mô phỏng chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời, một số
lò xo, thí nghiệm để học sinh trải nghiệm về lực ma sát để đặt vấn đề về chủ đề các
lực cơ học.
- Phiếu giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc ở nhà trước khi đến tiết học, yêu
cầu các em đọc SGK và tài liệu tham khảo trước khi chủ đề được tiến hành.
- Dự đốn các tình huống học sinh gặp phải trong quá trình trình bày, yêu cầu
học sinh gửi những thắc mắc, những vấn đề khó khăn mà nhóm gặp phải trong q
trình hoạt động trước 1 ngày váo mail của giáo viên.
2.Học sinh :
- Hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề và làm sản phẩm của nhóm đã
được gia từ tiết trước:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lực hấp dẫn
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về lực đàn hồi
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về lực ma sát
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về các ứng dụng của các lực cơ học
V. Tổ chức các hoạt đơng
Các bươc
Hoạt động
Tên Hoạt động

Thời
lượng
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề
10 phút
Hình thành
Hoạt động 2
Tìm hiểu về lực hấp dẫn
25 phút
kiến thưc
Hoạt động 3
Tìm hiểu về lực đàn hồi
25 phút
Hoạt động 4

Tìm hiểu về lực ma sát

30 phút

Hoạt động 5

Tìm hiểu về ứng dụng của các lực cơ học
trong đời sống
So sánh, đối chiếu, luyện tập các câu hỏi
về các lực cơ học
Làm các sản phẩm ứng dụng của lực đàn
hồi và lực ma sát

15 phút


Luyện tập

Hoạt động 6

Vận dụng,
tìm tịi mở
rộng

Hoạt động 7

25 phút
5 phút và
làm việc
ở nhà

Hoạt động 1. Tạo tình huống có vấn đề
Chuyển giao nhiệm vụ
Chiếu cho học sinh xem đoạn vi deo chuyển động xung
quanh mặt trời của các hành tinh. Đặt câu hỏi: Các hành
tinh có chuyển động ra xa mặt trời và xa các hành tinh
khác không? Lực nào đã giữ cho các hành tinh chuyển
động xung quanh mặt trời?
Làm thí nghiệm với lò xo bị kéo giãn hoặc bị nén lại.
u cầu học sinh quan sát hình dạng và kích thước của lo
xo trước và sau khi làm biến dạng. Đặt câu hỏi: Vì sao lại
có kết quả như vậy?
Trải nghiệm với công việc bắt 1 con lươn và 1 con cá



được thả trong chậu. Nêu cảm nhận và cho biết vì sao bắt
lươn lại khó hơn bắt cá? Lực nào đã có ảnh hưởng trong
hoạt động này?
Sau đó, giáo viên dẫn dắt vào chủ đề
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh quan sát, ghi câu hỏi của giáo viên
Thảo luận theo nhóm để có câu trả lời
Cử thành viên tham gia trải nghiệm để có kết quả khi trao
đổi.
Báo cáo, thảo luận
Nhóm thực hiện nhanh nhất báo cáo
Nhóm khác lắng nghe, thảo luận để rút ra vấn đề
Kết luận hoặc Nhận định
Giáo viên tổng kết các ý kiến
hoặc Hợp thức hóa kiến
Dẫn dắt vào chủ đề: Các lực các em vừa nêu có đặc điểm
thức
như thế nào? Độ lớn xác định như thế nào? Trong đời
sống có ứng dụng gì? Các em cùng vào nghiên cứu chủ
đề “Các lực cơ học”
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lực hấp dẫn
Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập đã giao từ tiết học trước, giáo viên u cầu
học sinh nhóm 1 cử đại diện trình bày
Lực hấp dẫn gì? Cho ví dụ ?
Lực hấp được xác định bằng định luật gì? Nội dung định
luật? Điều kiện áp dụng định luật? Nêu rõ các đại lượng
vật lí trong cơng thức.
Vì sao trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn?
Trọng lực là gì? Độ lớn trọng lực được xác định như thế

nào? Công thức xác định gia tốc rơi tự do.
Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 1 đã làm việc nhóm ở nhà, cử đại diện trình bày
kết quả
Báo cáo, thảo luận
Nhóm 1 báo cáo
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến thảo
luận với nhóm 1
Kết luận hoặc Nhận định
Giáo viên tổng kết các ý kiến
hoặc Hợp thức hóa kiến
Giải đáp các khó khăn của nhóm 1
thức
Hệ thống lại vấn đề vừa được trình bày
Hoạt động 3. Tìm hiểu về lực đàn hồi
Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập đã giao từ tiết học trước, giáo viên u cầu
học sinh nhóm 2 cử đại diện trình bày
Dùng hai tay kéo dãn một lị xo thì hai tay có chịu tác
dụng lực của lị xo khơng? Nếu có thì lực đó có điểm
đặt, hướng như thế nào?
Độ lớn lực đàn hồi của lò xo được xác định như thế
nào? Tuân theo định luật nào? Thực hiện thí nghiệm
thực tế với lò xo?
Nêu đặc điểm của lực căng, lực đàn hồi của mặt tiếp xúc
khi bị ép vào?
Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 2 đã làm việc nhóm ở nhà, cử đại diện trình bày



kết quả
Báo cáo, thảo luận
Nhóm 2 báo cáo
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến thảo
luận với nhóm 2
Kết luận hoặc Nhận định
Giáo viên tổng kết các ý kiến
hoặc Hợp thức hóa kiến
Giải đáp các khó khăn của nhóm 2
thức
Hệ thống lại vấn đề vừa được trình bày
Hoạt động 4. Tìm hiểu về lực ma sát
Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập đã giao từ tiết học trước, giáo viên yêu cầu
học sinh nhóm 3 cử đại diện trình bày
Có mấy loại lực ma sát? Đó là những lực nào?
Nêu điều kiện xuất hiện của các loại lwujc ma sát ấy?
Đo độ lớn lực ma sát trượt như thế nào?
Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào?
Công thức xác định như thế nào?
Nêu công thức xác định độ lớn lực ma sát lăn, ma sát
nghỉ?
Ma sát có lượi hay có hại?
Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 3 đã làm việc nhóm ở nhà, cử đại diện trình bày
kết quả
Báo cáo, thảo luận
Nhóm 3 báo cáo
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến thảo
luận với nhóm 3

Kết luận hoặc Nhận định
Giáo viên tổng kết các ý kiến
hoặc Hợp thức hóa kiến
Giải đáp các khó khăn của nhóm 3
thức
Hệ thống lại vấn đề vừa được trình bày
Hoạt động 5. Tìm hiểu các ứng dụng của lực cơ học trong đời sống
Chuyển giao nhiệm vụ
Phiếu học tập đã giao từ tiết học trước, giáo viên yêu cầu
học sinh nhóm 4 cử đại diện trình bày
Lực đàn hồi ứng dụng như thế nào trong đời sống? Lấy
ví dụ minh họa?
Lực ma sát ứng dụng như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.
Thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 4 đã làm việc nhóm ở nhà, cử đại diện trình bày
kết quả
Báo cáo, thảo luận
Nhóm 4 báo cáo
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến thảo
luận với nhóm 4
Kết luận hoặc Nhận định
Giáo viên tổng kết các ý kiến
hoặc Hợp thức hóa kiến
Giải đáp các khó khăn của nhóm 4
thức
Hệ thống lại vấn đề vừa được trình bày
Hoạt động 6. Luyện tập
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao phiếu học tập gồm các câu hỏi trắc
nghiệm.

Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để ra đáp án
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc độc lập để tìm câu trả lời


Báo cáo, thảo luận

Gọi cá nhân học sinh nêu ý kiến
HỌc sinh khác nêu ý kiến điều chỉnh nếu có
Giáo viên nhận xét để khẳng định đáp án đúng
Củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài tập

Kết luận hoặc Nhận định
hoặc Hợp thức hóa kiến
thức
Phiếu câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi các vật có :
A. Thể tích rất lớn
B. Khối lượng rất lớn
C. Khối lượng riêng rất lớn
D. Dạng hình cầu
Câu 2: Khi khối lượng của mỗi vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng
tăng lên gấp đơi thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ thay đổi như thế nào ?
A. Giảm đi 2 lần
B. Tăng lên 2 lần
C. Giữ nguyên như cũ
D. Tăng lên 4 lần
Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực ?
A. Trọng lực được xác định bởi biểu thức P= mg
B. Trọng lực tác dụng lên vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đất

C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng
D. Trọng lực l lực hút của trái đất tác dụng lên vật
Câu 4: Hai quả cầu có khối lượng mỗi quả 200 kg, bán kính 5 m đặt cách nhau 100
m. Lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng:
A. 2,668.10-6N.
B. 2,668.10-7N.
C.2,668.10-8N.
D.2,668.10-9N.
Câu 5: lực đàn hồi xuất hiện khi :
A. Vật đứng yên
B. Vật chuyển động có gia tốc
C. Vật đặt gần mặt đất
D. Vật có tính đàn hồi bị biến dạng
Câu 6: Lực đàn hồi khơng có đặc điểm nào sau đây :
A. Ngược hướng với biến dạng
B. Tỉ lệ với biến dạng
C. Khơng có giới hạn
D. Xuất hiện khi vật bị biến dạng
Câu 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm.Khi bị kéo,lị xo dài 24cm và lực đàn
hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao
nhiêu ?
A. 28cm
B. 48cm
C. 40cm
D. 22cm
Câu 8: Lực ma sát trượt xuất hiện khi :
A. Vật đặt trên mặt phẳng nghiêng
B. Vật trượt trên bề mặt nhóm của vật khác
C. Vật bị biến dạng
D. Vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên

Câu 9: Một vận động viên môn hockey( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng
để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s.Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là
0,01.Hỏi quả bóng đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại ?Lấy g = 9,8m/s2.
A. 39m
B. 51m
C. 45m
D. 57m
Câu 10: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép giữa hai
mặt tiếp xúc tăng lên ?
A. Tăng lên
C. Không thay đổi
B. Giảm đi
D. Khơng biết được.
Hoạt động 7. Tìm tòi mở rộng
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho học sinh lựa chọn sản phẩm ứng dụng của


Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận
Kết luận hoặc Nhận định
hoặc Hợp thức hóa kiến
thức

các lực cơ học (Gợi ý: ứng dụng của lực ma sát rộng rãi
hơn)
Cho các em đăng kí thời gian nộp (Chậm nhất là 1 tuần)
Học sinh giao nhiệm vụ cho các thành viên
Nộp báo cáo, sản phẩm thực tế
Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm


VI. Câu hỏi kiểm tra chủ đề
Câu 1: Ở độ cao nào sau đây gia tốc rơi tự do chỉ bằng phân nửa gia tốc rơi tự do trên
mặt đất ? ( cho bán kính trái đất là R )
A. h = ( 2 − 1) R

B. h = ( 2 + 1) R

C. h =

R
2

D. h = 2 R

Câu 2: Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi các vật có :
A. Thể tích rất lớn
B. Khối lượng rất lớn
C. Khối lượng riêng rất lớn
D. Dạng hình cầu
Câu 3: Hai xe tải giống nhau,mỗi xe có khối lượng 2,0.10 4 kg,ở cách xa nhau
40m.Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần trọng lượng P của mỗi xe ?
Lấy g = 9,8m/s2.
A. 34.10 - 10 P B. 85.10 - 8 P
C. 34.10 - 8 P
D. 85.10 - 12 P
Câu 4: Một lị xo có chiều dài tự nhiên 10cm và độ cứng 40N/m.Giữ cố định một
đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0N để nén lị xo. Khi ấy chiều dài của nó bằng
bao nhiêu ?
A. 2,5cm

B. 12,5cm
C. 7,5cm
D. 9,75cm
Câu 5: Treo một vật vào lị xo có độ cứng k = 100N/m thì lị xo dãn ra được 10cm.
Cho g = 10 m s 2 . Khối lượng của vật là
A. 100g
B. 500g
C. 800g
D. 1kg
Câu 6: Một xe ôtô chạy trên đường lát bê tơng với vận tốc v0 = 100 km h thì hãm
phanh. Cho g = 9,8 m s 2 . Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường là
µ = 0,7 . Qng đường ơtơ đi được kể từ khi hãm phanh là:
A. 48,4m B. 50,2m
C. 56,2m D. 62,4m
VII. Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………………………………………………




×