Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.05 KB, 15 trang )

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
I. Nguồn vốn của NHTM
1. Khái niệm
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tài chính mà NHTM có
quyền sử dụng để tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.
2. Phân loại nguồn vốn
2.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là toàn bộ giá trị tiền tệ thuộc sở hữu của các chủ ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
( 3-4% ) nhưng nó rất quan trọng vì đó là điều kiện pháp lý bắt buộc để thành
lập ngân hàng. Một ngân hàng phải có một tỷ lệ vốn sở hữu trên tổng nguồn vốn
mới được phép tổ chức và hoạt động, tỷ lệ này phụ thuộc vào mỗi quốc gia. Vốn
chủ sở hữu là cở sở ban đầu để các ngân hàng có được các nguồn vốn khác và
thực hiện những hoạt động kinh doanh của mình.
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu bao gồm :
Vốn ban đầu :
Là nguồn vốn do các chủ sở hữu đóng góp và được ghi trong điều lệ của
ngân hàng và nó không được nhỏ hơn vốn pháp định. Nguồn vốn này được hình
thành khác nhau tuỳ vào hình thức sở hữu của ngân hàng. Nếu ngân hàng thuộc
sở hữu của nhà nước thì vốn ban đầu sẽ do nhà nước cấp. Với các ngân hàng là
ngân hàng cổ phần thì vốn ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp thông qua mua
cổ phiếu. Còn ngân hàng liên doanh thì vốn ban đầu sẽ do các bên liên doanh
đóng góp. Ngân hàng tư nhân thì sẽ do chủ sỡ hữu của ngân hàng đó bỏ tiền của
mình ra để làm vốn ban đầu.
Vốn bổ sung :
Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh các ngân hàng sẽ tăng số vốn
chủ sở hữu lên từ các nguồn là :
Vốn từ lợi nhuận :
Nguồn này chỉ trích ra khi lãi ròng của các ngân hàng lớn hơn 0. Và tỉ lệ
nguồn vốn này được trích ra lại tuỳ thuộc vào từng chủ sở hữu ngân hàng, dựa
trên cơ sở giữa lọi ích tiêu dùng và lợi ích tiêu dùng.


Vốn thu từ việc phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu :
Các NHTM sẽ thực hiện việc này khi vốn chủ sở hữu và quy mô hoạt động chưa
đảm bảo, tích tụ lợi nhuận thu được chưa đủ lớn. Nguồn thu nhập này lại phụ
thuộc vào quy định chặt chẽ và sự quản lý của nhà nước về việc phát hành cổ
phiếu và trái phiếu, do vậy nguồn vốn này không thu nhập thường xuyên.
Các quỹ : Quỹ dự phòng tổn thất, quỹ phúc lợi, quỹ thặng dư,…
2.2 Vốn tiền gửi
Là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các cá nhân trong và
các tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua các quá trình thực hiện các nghiệp vụ
tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác được dùng làm vốn kinh
doanh.
Vốn tiên gửi này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng.
Vì qui mô của nó lớn hơn rất nhiều so với các nguồn vốn khác, thông thường nó
chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn.
Đặc điểm của nguồn vốn này là chúng được thanh toán khi khách yêu
cầu ngay kể cả khi chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm
thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Do sự biến động của nó nên các ngân
hàng sẽ không sử dụng hết nguồn vốn này vào kinh doanh mà phải dự trữ bắt
buộc một tỉ lệ hợp lý để đảm bảo cho việc thanh toán.
Lãi suất, tỷ giá, thu nhập cá nhân, chu kỳ tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến
loại nguồn vốn này. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp,
dân cư gửi và cho vay. Địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết
kiệm, các loại hình huy động đa dạng đều ảnh hưởng đến tới qui mô và cấu trúc
của nguồn tiền. Chu kỳ chi tiêu ảnh hưởng tới qui mô và tính ổn định của nguồn
tiền. Cuối năm lễ tết dân chúng và các doanh nghiệp cần rất nhiều tiền mặt để
chi tiêu, vì thế nguồn tiền này co xu hướng giảm. Ở những nơi có thu nhập cao
như các thành phố dân cư đông hình thành nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia
tăng là điều kiên để gia tăng qui mô và thay đổi kì hạn của nguồn tiền. Khi ngân
hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng.
Các nguồn gửi thanh toán thường biến động mạnh ( kém ổn định ) hơn tiền gửi

tiết kiệm.
2.3 Vốn đi vay
Là số vốn mà NHTM vay của NHTW và các tổ chức tín dụng khác trong
trường hợp cần thiết cho thanh toán. Nguồn vốn này thường có thời hạn và qui
mô xác định trước, do vậy tạo được sự ổn định cho ngân hàng. Nguồn vốn này
có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên do rủi ro
lớn nên lãi suất cho vay thường lớn hơn lãi suất tiền gửi với cùng kỳ hạn. Các
NHTM vay NHTW dưới hai hình thức vay: thanh toán và tái cấp vốn. Việc
NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các giấy
tờ có giá trước kia mà NHTM đã mua trên thị trường sơ cấp. Ngoài ra NHTW
còn cho các NHTM vay theo sơ đồ tín dụng.
Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và sự ổn
định vĩ mô sau đến là các kĩ thuật nhiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh
khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay. Mặc dù lãi suất
thường xuyên cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng phát
hành giấy tờ nợ trung và dài hạn khi tiền gửi khong đáp ứng được những yêu
cầu như ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định.
2.4 Các nguồn vốn khác
Bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán
Nguồn uỷ thác
NHTM thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp
phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ. Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại
ngân hàng.Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều tổ chức
kinh tế xã hội có cùng mục tiêu như ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng
mạnh lưới ngân hàng như kênh dẫn vốn tới các mục tiêu. Kết quả là hình thành
nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng.
Nguồn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn
thanh toán ( séc trong quá trình chi trả, tiền ký quĩ để mở L/C ) Những ngân
hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền gửi của ngân

hàng các thành viên chuyển về để thực hiện.
II. Huy động vốn của ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của NHTM nhằm thu hút vốn từ bên
ngoài để phục vụ cho kinh doanh của mình.
2. Các hình thức huy động vốn
Các hình thức huy động vốn có thể được phân loại theo tiêu thức phổ biến : theo
thời gian huy động, theo đối tượng huy động, theo loại động tiền huy động và
theo công cụ huy động.
Phân loại theo thời gian huy động
Cách huy động này gồm ba hình thức :
Huy động ngắn hạn
Là hình thức huy động vốn với thời gian từ 12 thánh trở xuống. Vốn ngắn
hạn luôn chiêm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động của các NHTM và
được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi
tiết kiệm của dân cư, tiền thu được từ việc phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
Do thời gian huy động ngắn nên độ rủi ro trong hình thức huy động này thấp
hơn các hình thức huy động vốn dài hạn. Vì vậy lãi suất huy động ngắn hạn bao
giờ cũng thấp hơn lãi suất trung và dài hạn.
Huy động trung hạn
Là hình thức huy động vốn trong thời gian từ 1-5 năm. Vốn trung hạn được
hình thành chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm trung hạn của dân cư, vốn uỷ thác, vốn
thu được do phát hành trái phiếu trung hạn của ngân hàng. NTHM thường sử
dụng nguồn vốn này và một tỷ lệ thích hợp vốn ngắn hạn để cho vay trung và
dài hạn như cho vay các dự án sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng.
Huy động vốn dài hạn
Là hình thức huy động vốn trong thời gian lớn hơn 5 năm. Nguồn cung cấp
cho hình thức huy động vốn này thường nhỏ hơn nhiều lần so với hình thức huy
động vốn ngắn hạn hơn và nó chủ yếu bao gồm vốn thu được do phát hành trái
phiếu ngân hàng, vốn uỷ thác. Ngoài ra, tiền gửi tiết kiệm dài hạn thông thường,

tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm cho các kế hoạch chi tiêu trong tương lai của cư cũng
như đóng góp một tỷ lệ không nhỏ.
Ở nước ta, vốn huy động trong thời hạn dưới 1 năm được gọi là ngắn
hạn, từ 1-3 năm gọi là vốn trung hạn và từ 3 năm trở lên gọi là vốn dài hạn
2.2 Phân loại theo đối tượng huy động
Theo cách phân loại này, huy động vốn có thể chia ra làm 4 nhóm sau :
Dân cư
Đây là nguồn có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một
nguồn vốn có qui mô lớn và tính ổn định cao. Dân cư có thu nhập và tích trữ
nhưng một bộ phận lại không có khả năng hoặc điều kiện trực tiếp đầu tư vào
sản xuất kinh doanh. Nhu cầu sinh lợi đã khiến cho bộ phận này tiến hành đầu
tư gián tiếp thông qua việc gửi vào ngân hàng, ủy thác vốn cho ngân hàng, nắm
giữ các chứng khoán mua bảo hiểm. Lý do khác khiến người dân gửi tiêng vào
ngân hàng là do nhu cầu đảm bảo an toàn vốn của họ hoặc giúp họ thực hiện các
chương trình tiết kiệm cho tương lai hoặc vì những tiện ích mà các sản phẩm
của ngân hàng mang lại.
Tổ chức kinh tế
Ngày nay, hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tiền gửi thanh
toán tại ngân hàng để thuận tiện cho việc giao dịch của mình. Số dư trên mỗi tài
khoản này thường xuyên biến động : doanh thu các tổ chức kinh tế nộp vào làm
tăng số dư có tài khoản này, ngược lại các khoản thanh toán hoặc rút tiền mặt sẽ
làm giảm số dư này. Tuy nhiên, xét trên tổng thể các tài khoản này đã đem lại
cho ngân hàng một lượng vốn khá ổn định, đặc biệt là đối với các NHTM có số
lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế. Phát triển và quản lý tốt tài khoản này
cho phép ngân hàng có được một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp.
Các NHTM và các tổ chức tín dụng khác.
Đây là đối tượng huy động vốn khá thường xuyên của các NHTM. NHTM
huy động vốn từ các đối tượng này dưới hình thức vay ngắn trên thị trường liên
ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán, bù đắp thiếu hụt tạm
thời. Các NHTM và tổ chức tín dụng khi có dự trữ vượt quá yêu cầu ( do có sự

gia tăng bất ngờ về các khoản huy động hoặc giảm cho vay ) họ sẵn sàng cho
vay ngắn hạn các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này để thu lợi nhuận.
Ngoài ra, việc một NHTM này mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại một
NHTM khác cho phép NHTM giữ tài khoản một lượng vốn nhất định, mặc dù
nguồn vốn này có tính ổn định rất thấp.

×