Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hướng tới hệ thống quản lý hiện đại để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong thời đại kinh tế số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.27 KB, 6 trang )

Luật Quản LÝ thuế sửa đổi - những ĐIỀU CẦN TRAO ĐỔI THÊM

HƯỚNG TỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI
ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH
THUẬN LI TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ SỐ

S

PGS.TS Lê Xn Trường*

au hơn 10 thực hiện, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào
các năm 2012, 2014 và 2016. Mặc dù vậy, việc sửa đổi, bổ sung chỉ giải quyết kịp thời những
vấn đề cấp bách mà thực tiễn quản lý đặt ra, chưa giải quyết tồn diện và có hệ thống các vấn
đề của quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi căn bản tác động đến
quản lý thuế. Điều này đặt ra đòi hỏi tất yếu phải nghiên cứu ban hành Luật Quản lý thuế sửa đổi. Tại kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Quản lý thuế sửa đổi (Sau đây gọi
tắt là Dự án Luật). Trên cơ sở ý kiến góp ý của các vị Đại biểu quốc hội, Ban Soạn thảo Dự án Luật đang
hồn thiện để trình Quốc hội xem xét thơng qua Dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7 tới đây. Bài viết này
sẽ tóm lược những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng đã được Ban Soạn thảo Dự án Luật đề xuất và thảo
luận về cơ sở lý luận và thực tiễn của những đề xuất đó. Đồng thời, bàn luận một số nội dung cần tiếp tục
hồn thiện trong Dự án Luật để hướng đến một hệ thống quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, minh bạch, tạo
mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong điều kiện nền kinh tế số.
Từ khóa: Quản lý thuế, kinh tế số, mơi trường đầu tư.
Towards the modern management system to create the advantaged investment and business
environment in digital economy
After more than 10 years of implementation, the Law on Tax Administration No. 78/2006/QH11 has been
amended and supplemented 3 times in 2012, 2014 and 2016. However, the amendments and supplements
only solve the urgent problem posed by management practice, they has not addressed comprehensively
and systematically the problems of tax administration in the context of socio-economy have had many
fundamental changes affecting tax administration. This poses an indispensable requirement to study and
enact amended Tax Administration Law. At the 6th session, the XIV National Assembly discussed and


commented on the revised Tax Administration Law Project (hereinafter referred to as the Law Project). Based
on the comments of the National Assembly deputies, the Drafting Board of the Law Project is finalizing to
submit to the National Assembly for consideration and approval of this bill at the next 7th meeting. The article
summarizes the important revisions and amendments proposed by the Drafting Board of the Law Project and
discusses the theoretical and practical basis of those proposals. It also discusses some contents that need to be
further improved in the Law Project to lead to a modern, effective and transparent tax administration system,
creating a favorable business and investment environment in the context of digital economy.
Keywords: Tax administration, digital economy, investment environment.
1. Những điểm mới cơ bản của Dự án Luật
quản lý thuế sửa đổi
Qua nghiên cứu Dự án Luật cho thấy, các nội
dung đề xuất sửa đổi là phù hợp với điều kiện thực
tiễn quản lý thuế và có tính khả thi; phù hợp với

quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
các mục tiêu và chương trình xây dựng pháp luật;
góp phần tạo mơi trường đầu tư và kinh doanh
thuận lợi đi đơi với đảm bảo quản lý thuế chặt chẽ,
ngăn ngừa và phòng chống gian lận thuế trong bối
cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0, sự phát triển

* Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

Số 137 - tháng 3/2019

7


Luật Quản LÝ thuế sửa đổi - những ĐIỀU CẦN TRAO ĐỔI THÊM


mạnh mẽ của thương mại điện tử, của cơng nghệ
thơng tin và mạng internet. Trong đó, tinh thần
xun suốt của Dự án Luật này là tiếp tục cải cách
để tạo mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi
hơn. Theo đó, Dự án Luật có một số điểm mới nổi
bật là:
Thứ nhất, người nộp thuế được biết thời hạn
giải quyết hồn thuế, số thuế khơng được hồn và
căn cứ pháp lý đối với số thuế khơng được hồn.
Trong Luật Quản lý thuế hiện hành đã quy định về
thời hạn giải quyết hồn thuế đối với từng nhóm
đối tượng cụ thể. Như vậy, đương nhiên người nộp
thuế đã biết thời hạn được hồn thuế. Tuy nhiên,
để khẳng định rõ hơn quyền lợi của người nộp thuế
trong giải quyết hồn thuế thì Điều 7 của Dự án
Luật quy định về “Quyền của người nộp thuế” đã
bổ sung quy định này.
Thứ hai, bổ sung ngun tắc xử phạt vi phạm
hành chính đối với trường hợp đặc thù khi người
nộp thuế sử dụng bất hợp pháp hóa đơn hoặc sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp dẫn đến khai thiếu
thuế/trốn thuế thì khơng xử phạt hành chính về
hóa đơn mà chỉ xử phạt về hành vi khai thiếu thuế/
trốn thuế. Việc bổ sung quy định này là nhằm giải
quyết vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính
thuế thời gian qua. Theo đó, có những hành vi vi
phạm về hóa đơn khơng ảnh hưởng đến việc xác
8


Số 137 - tháng 3/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

định nghĩa vụ thuế; có những hành vi vi phạm về
hóa đơn ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế. Luật Quản lý thuế hiện hành chưa quy
định ngun tắc xử lý trường hợp này dẫn đến việc
xử phạt khơng thống nhất của cơ quan thuế các địa
phương. Cùng một hành vi sử dụng hóa đơn bất
hợp pháp dẫn đến khai thiếu thuế/trốn thuế nhưng
có cơ quan thuế địa phương vừa xử phạt khai thiếu
thuế/trốn thuế, vừa xử phạt hành chính về hóa
đơn; có cơ quan thuế chỉ xử phạt về hành vi khai
thiếu thuế, trốn thuế.
Thứ ba, sửa đổi quy định về thời hạn khai quyết
tốn thuế thu nhập cá nhân theo hướng kéo dài
thời hạn từ 90 ngày lên 120 ngày kể từ ngày kết
thúc năm dương lịch (kéo dài thêm 1 tháng so với
thời hạn quyết tốn thuế của doanh nghiệp). Thực
tiễn quản lý thuế cho thấy, trong một năm tính
thuế, người nộp thuế nhận được rất nhiều khoản
thu nhập khác nhau, từ các nguồn khác nhau. Khả
năng ghi chép thống kê thu nhập của phần lớn
người nộp thuế còn chưa tốt, đối với người nộp
thuế làm cơng ăn lương thì chủ yếu chờ đợi số liệu
thống kê thu nhập của tổ chức chi trả thu nhập
để từ đó làm tờ khai quyết tốn thuế. Trong khi
đó, nhiều tổ chức chi trả thu nhập có khối lượng
cơng việc lớn nên cũng sát thời hạn nộp tờ khai

quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp mới tổng


hợp xong thu nhập đã chi trả trong năm. Do vậy,
thực hiện như quy định hiện hành thì người nộp
thuế thực tế có thời gian rất ngắn để tổng hợp thu
nhập làm cơ sở kê khai quyết toán thuế thu nhập
cá nhân, dẫn đến nhiều trường hợp nhầm lẫn phải
kê khai lại. Điều này cho thấy, việc kéo dài thời hạn
nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thêm
1 tháng so với quy định hiện hành sẽ tạo điều kiện
cho người nộp thuế kê khai quyết toán thuế được
chính xác hơn, đúng luật hơn, tránh phải kê khai,
bổ sung điều chỉnh nhiều lần. Quy định này cũng
giúp giảm thiểu rủi ro cho người nộp thuế khi đề
nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân vì khi đó người
nộp thuế đã có điều kiện tổng hợp đúng thu nhập
và thu thập đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế.
Thứ tư, bổ sung quy định người nộp thuế được
khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi cơ quan thuế,
cơ quan có thẩm quyền đã công bố kết luận thanh
tra, kiểm tra thuế nhưng việc xử lý số thuế khai
bổ sung như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Việc bổ sung quy định này giúp giải quyết thấu đáo
những trường hợp sai sót không được phát hiện
qua thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế nhưng
người nộp thuế tự phát hiện sau đó; qua đó, giảm
thiểu rủi ro phát sinh số tiền chậm nộp quá lớn và
giúp người nộp thuế kê khai thuế đúng với thực tế

kinh doanh của mình.
Thứ năm, mở rộng quyền của đại lý thuế được
làm dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ. Điều này sẽ đáp ứng yêu cầu, tạo điều
kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vì
phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện
nay phải sử dụng dịch vụ kế toán và đại lý thuế.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, đại lý thuế
chỉ được làm dịch vụ thủ tục về thuế, không được
làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp. Như vậy,
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể tiết
kiệm chi phí bằng cách thuê trọn gói dịch vụ kế
toán và dịch vụ làm thủ tục về thuế của một doanh
nghiệp, mà phải thuê 2 doanh nghiệp để làm 2 loại
dịch vụ, trừ khi đó là doanh nghiệp dịch vụ kế
toán có đủ điều kiện để cung cấp cả hai loại dịch
vụ đó. Việc đại lý thuế không được cung cấp dịch
vụ kế toán chính là một trong những nguyên nhân

cơ bản khiến cho số lượng đại lý thuế trong toàn
quốc rất ít, chỉ ở mức trên 300 doanh nghiệp, trong
khi có hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ đang hoạt động, nhu cầu về đại lý thuế và dịch
vụ kế toán rất lớn trong nền kinh tế. Về kỹ thuật
nghiệp vụ thì việc khai thuế phải căn cứ vào báo
cáo tài chính và sổ sách kế toán. Yêu cầu về kế toán
đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không quá
phức tạp. Trong khi đó, kế toán là một trong những
môn thi để cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế. Vì
lẽ đó, việc mở rộng quyền đại lý thuế được cung cấp

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
là phù hợp thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức
cá nhân có liên quan khi đại lý thuế được cung cấp
dịch vụ kế toán thì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
quy định về nội dung các môn thi cấp chứng chỉ đại
lý thuế cho phù hợp.
Thứ sáu, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công
tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Dự án Luật
đã bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền
chậm nộp. Theo đó, đối với các đối tượng người
nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi
dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh,
doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì
được khoanh nợ thuế. Quy định như vậy là phù
hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn
quản lý thuế, khi mà số nợ tính theo tiền chậm nộp
cao, dẫn đến nợ đọng thuế lớn nhưng lại là nợ ảo,
không có khả năng thu hồi, gây ra áp lực không cần
thiết về nhân lực, chi phí quản lý và gia tăng khối
lượng công việc quản lý của cơ quan thuế đối với
số nợ ảo này.
Thứ bảy, bổ sung quy định về hóa đơn điện tử,
tạo thêm nền tảng pháp lý vững chắc cho quản lý
thuế hiện đại trong bối cảnh quản lý thuế ở nền
kinh tế số. Theo đó, với việc mở rộng áp dụng hóa
đơn điện tử vừa giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro
cho doanh nghiệp, vừa giúp cơ quan thuế kiểm soát

có hiệu quả và kịp thời các giao dịch kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong thực tế, cùng với việc bổ
sung quy định về hóa đơn điện tử vào Luật Quản
lý thuế thì Chính phủ đã ban hành Nghị định
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 137 - tháng 3/2019

9


Luật Quản LÝ thuế sửa đổi - những ĐIỀU CẦN TRAO ĐỔI THÊM

119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Với việc bổ
sung quy định về hóa đơn điện tử vào Luật Quản
lý thuế sẽ đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao tính
pháp lý của hóa đơn điện tử.
Thứ tám, Dự án Luật đã bổ sung một số ngun
tắc về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có
giao dịch liên kết nhằm luật hóa các quy định về
kiểm sốt chuyển giá đã được quy định tại Nghị
định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Thứ chín, để thực sự thúc đẩy giao dịch điện tử
trong quản lý thuế nói chung và thương mại điện
tử nói riêng, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của người nộp thuế, vừa đảm
bảo phòng chống thất thu thuế từ hoạt động kinh
doanh thương mại điện tử, Dự án Luật đã bổ sung
những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử theo các hướng chủ
yếu sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng
rãi các dịch vụ thuế điện tử (khai thuế điện tử, hố

đơn điện tử, nộp thuế online); bổ sung quy định
trách nhiệm của các Bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị
liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử của các tổ chức, cá nhân với cơ quan thuế
(trách nhiệm của Bộ Cơng thương và Bộ Thơng tin
và Truyền thơng về kết nối và cung cấp thơng tin để
quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
trong thiết lập hệ thống thanh tốn thương mại
điện tử quốc gia và thiết lập hệ thống giám sát các
giao dịch thanh tốn thương mại điện tử xun
quốc gia; trách nhiệm của ngân hàng thương mại
trong khấu trừ thuế đối với các giao dịch thương
mại điện tử...).

2.1. Bổ sung một số quy định để đảm bảo tính
minh bạch của quản lý thuế

Một là, nên bổ sung thêm “Tun truyền và hỗ
trợ người nộp thuế” vào Điều 4 của Dự án Luật quy
định về “Nội dung quản lý thuế” vì đây là một chức
năng quan trọng của quản lý thuế, là trách nhiệm
của cơ quan thuế đối với người nộp thuế là quyền
của người nộp thuế. Cùng với đó, nên bổ sung
thêm một chương quy định về “Tun truyền và
hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế”. Chương
này sẽ quy định những ngun tắc, u cầu, nội
dung tun truyền và hỗ trợ người nộp thuế của cơ
quan thuế; quy định trách nhiệm của cơ quan thuế
trong tun truyền và hỗ trợ người nộp thuế; quy

định các thủ tục và thời hạn hỗ trợ người nộp thuế.
Chẳng hạn như: Thủ tục tiếp nhận và trả lời vướng
mắc của người nộp thuế; thời hạn trả lời vướng
mắc của người nộp thuế; thủ tục hướng dẫn, hỗ trợ
người nộp thuế... Cần thiết phải bổ sung nội dung
này vì đây là một chức năng quan trọng của quản lý
thuế. Việc quy định rõ như vậy trong Luật Quản lý
thuế thể hiện rõ trách nhiệm của cơ quan thuế với
người nộp thuế; tạo nền tảng pháp lý minh bạch
với mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế.
Tại Khoản 1 Điều 7 của Dự án Luật cũng quy định
quyền của người nộp thuế là “Được hỗ trợ, hướng
dẫn thực hiện việc nộp thuế” và tại Khoản 2 Điều
9 của Dự án luật cũng quy định cơ quan thuế có
trách nhiệm “Tun truyền, phổ biến, hướng dẫn
pháp luật thuế”. Tuy nhiên, để người nộp thuế được
hưởng quyền này và cơ quan thuế thực hiện trách
nhiệm này, cần có quy định cụ thể như đã nêu trên.

Tính minh bạch là một trong những u cầu cơ
bản của một hệ thống thuế. Hệ thống thuế càng
minh bạch thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực
thi, giảm cơ hội tham nhũng và giảm chi phí tn
thủ thuế. Q trình cải cách thuế gắn với q trình

Hai là, để tương thích với quy định về quyền
“Được hỗ trợ” của người nộp thuế thì nên bổ sung
vào Khoản 2 Điều 9 Dự án Luật về trách nhiệm
“Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện việc tính thuế,
nộp thuế” của cơ quan thuế.


2. Một số đề xuất hồn thiện Dự án Luật nhằm
hướng tới hệ thống quản lý thuế hiện đại, tạo mơi
trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong bối
cảnh nền kinh tế số

10

cải cách và hội nhập quốc tế những năm qua đã
chứng kiến hệ thống thuế Việt Nam nói chung và
các quy định về quản lý thuế nói riêng ngày càng
minh bạch hơn, được cộng đồng quốc tế đánh giá
cao và đơng đảo người nộp thuế ghi nhận. Tuy vậy,
cùng với những biến đổi của đời sống kinh tế - xã
hội và đòi hỏi ngày càng cao của cơng cuộc cải cách
nền hành chính nhà nước, vẫn cần tiếp tục sửa đổi,
bổ sung một số quy định để nâng cao tính minh
bạch của quản lý thuế. Cụ thể như sau:

Số 137 - tháng 3/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN


2.2. Hoàn thiện các quy định về quản lý thuế
đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
và các hoạt động kinh tế số và các giao dịch thương
mại điện tử xuyên biên giới

thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại


Trong Dự án Luật mà Bộ Tài chính đệ trình
Quốc hội xem xét đã bổ sung một số nội dung quan
trọng về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử như đã phân tích trên. Tuy vậy,
vẫn còn một số vấn đề cần bổ sung vào Dự án Luật
nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho quản
lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử và các hoạt động kinh tế số. Cụ thể như sau:

tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh

Một là, cần bổ sung quy định về nghĩa vụ, trách
nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký, kê khai hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử; trách nhiệm
phải thực hiện các biện pháp giám sát của cơ quan
thuế về giao dịch điện tử của các tổ chức, cá nhân
kinh doanh thương mại điện tử.
Hai là, bổ sung vào Điều 8 “Nghĩa vụ của người
nộp thuế” trong Dự án Luật một nghĩa vụ của người
nộp thuế là “Lắp đặt thiết bị giám sát giao dịch điện
tử theo yêu cầu của cơ quan thuế”.
Ba là, bổ sung quy định về các thủ tục đặc biệt
áp dụng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về

điện tử.
Bốn là, cần bổ sung quy định về nguyên tắc xác
định trách nhiệm kê khai, nộp thuế đối với các
doanh tại Việt Nam hoặc tạo ra giá trị tại Việt Nam
thông qua các hoạt động kinh tế số và các giao dịch

thương mại điện tử xuyên biên giới.
2.3. Hoàn thiện quy định về quản lý thuế đối
với giao dịch liên kết nhằm ngăn ngừa có hiệu quả
hành vi chuyển giá
Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá là một trong
những vấn đề nổi cộm trong quản lý thuế không
chỉ của Việt Nam mà của nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là những vấn đề về kiểm soát chuyển
giá đối với các giao dịch liên kết của các tập đoàn
đa quốc gia. Trước khi đưa vào Dự án Luật Quản
lý thuế (sửa đổi) thì các quy định về quản lý thuế
đối với giao dịch liên kết của Việt Nam mới ở cấp
độ pháp lý cao nhất là Nghị định của Chính phủ.
Việc đưa vào Dự án Luật nội dung này là rất cần
thiết nhằm nâng cao tính pháp lý trong quản lý thuế
đối với giao dịch liên kết, tạo hành lang pháp lý đầy
đủ cho công tác đấu tranh phòng ngừa chuyển giá.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 137 - tháng 3/2019

11


Luật Quản LÝ thuế sửa đổi - những ĐIỀU CẦN TRAO ĐỔI THÊM

Trong Điều 42 của Dự án Luật về “Ngun tắc khai
thuế và tính thuế” đã bổ sung một khoản quy định
về ngun tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với
giao dịch liên kết. Một số phần khác của Dự án Luật
đã có quy định về các nghĩa vụ, trách nhiệm của
người nộp thuế trong kê khai thuế đối với giao dịch

liên kết. Tuy vậy, các nội dung đó trong Dự án Luật
chưa quy định bao qt hết những vấn đề cốt yếu
của quản lý thuế đối với giao dịch liên kết và một
số vấn đề thực tiễn phát sinh chưa tính đến đầy đủ
khi xác định nội dung quy định pháp luật về quản lý
thuế đối với giao dịch liên kết. Vì lẽ đó, cần xem xét
bổ sung một số nội dung sau vào Dự án Luật:
Một là, cần bổ sung vào Dự án Luật một chương
về “Quản lý thuế đối với giao dịch liên kết”. Trong
chương này, cần có các điều khoản quy định những
nội dung cơ bản nhất về quản lý thuế đối với giao
dịch liên kết, đó là: Đối tượng chịu sự điều chỉnh
của quy định pháp luật về quản lý thuế đối với giao
dịch liên kết; ngun tắc định giá chuyển giao khi
doanh nghiệp có giao dịch liên kết; các phương
pháp định giá theo ngun tắc giao dịch độc lập,
ngun tắc kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Các nội dung này có thể kế thừa những nội dung
cơ bản của Nghị định 20/2017/NĐ-CP nhưng cũng
cần sửa đổi, bổ sung thêm cho phù hợp như sẽ
phân tích dưới đây.
Hai là, cần bổ sung đối tượng chịu sự điều
chỉnh của pháp luật về quản lý thuế đối với giao
dịch liên kết, khơng chỉ giao dịch giữa các doanh
nghiệp liên kết mà cả giao dịch giữa doanh nghiệp
với cá nhân có mối quan hệ liên kết cũng thuộc
phạm vi áp dụng của quản lý thuế đối với giao dịch
liên kết. Bổ sung quy định này là nhằm góp phần
hạn chế các hành vi chuyển giá nhằm giảm nghĩa
vụ thuế thơng qua các giao dịch liên kết giữa doanh

nghiệp với cá nhân.
Ba là, cần mở rộng phạm vi áp dụng đối với
với các giao dịch liên kết khơng chỉ đối với thuế
thu nhập doanh nghiệp mà cần áp dụng đối với cả
thuế tiêu thụ đặc biệt để thống nhất các định nghĩa
và quy định về xác định giá tính thuế giữa các sắc
thuế trong một hệ thống thuế khi việc xác định giá
giao dịch có liên quan đến cả thuế tiêu thụ đặc biệt

12

Số 137 - tháng 3/2019

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TỐN

và thuế thu nhập doanh nghiệp (do thuế tiêu thụ
đặc biệt là thuế tiêu dùng một giai đoạn và lại là
sắc thuế có thuế suất cao nên khả năng chuyển giá
nhằm tránh thuế cũng tương tự như đối với thuế
thu nhập doanh nghiệp khi có chênh lệch thuế suất
và ưu đãi thuế).
Bốn là, cần quy định rõ những trường hợp nào
là giao dịch liên kết đặc thù phải áp dụng các quy
định đặc biệt về quản lý thuế đối với giao dịch liên
kết để tránh gây tranh cãi trong tổ chức thực hiện.
Kết luận
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang được
Ban soạn thảo tiếp tục hồn thiện để trình Quốc
hội khóa XIV xem xét thơng qua trong kỳ họp thứ
7 tới đây. Về cơ bản, Dự án Luật đã đáp ứng tốt các

u cầu của quản lý thuế trong điều kiện mới, khắc
phục những bất cập của Luật Quản lý thuế hiện
hành, đáp ứng các u cầu của cải cách nền hành
chính nhà nước và các điều kiện hội nhập mới của
nền kinh tế. Tuy vậy, cần bổ sung vào Dự án Luật
một số nội dung để thực sự tạo ra nền tảng pháp lý
vững chắc cho hệ thống quản lý thuế hiện đại, tạo
mơi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi trong
bối cảnh nền kinh tế số. Trong đó, một số nội dung
cần đặc biệt quan tâm hồn thiện là tính minh bạch
của các quy định về quản lý thuế, các quy định về
quản lý thuế đối với giao dịch liên kết và quản lý
thuế trong điều kiện nền kinh tế số với các giao
dịch thương mại điện tử xun biên giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2018), Tờ trình Chính phủ về
Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi);
2. Bộ Tài chính (2018), Dự án Luật Quản lý
thuế (sửa đổi);
3. Lê Xn Trường và cộng sự (2018), Nghiên
cứu những khía cạnh pháp lý của việc triển
khai hiệu quả Chương trình chống xói mòn
cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ở Việt Nam,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện,
Học viện Tài chính;
4. Lê Xn Trường (2018), “Chuyển giá: Những
vấn đề đặt ra trong quản lý thuế hiện nay”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Kiểm tốn nhà
nước, 7/2018.




×