Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của hệ THỐNG tín HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG dạy THỂ dục và HUẤN LUYỆN THỂ THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.35 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SINH LÝ HỌC TDTT

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY THỂ DỤC VÀ HUẤN LUYỆN
THỂ THAO

GVHD: Nguyễn Hoàng Minh
SVHD: Phạm Minh Thành
Khóa: 13 Lớp: G
Mã sinh viên: 1870151
Gmail:


I.

Khái quát về hệ thống tín hiệu:

Một vật kích thích nào đó đại diện cho một vật kích thích khác để gây ra một
phản ứng nào đó của cơ thể thì được gọi là tín hiệu của vật kích thích ấy.
Hệ thống tín hiệu được chia thành 2 loại: loại thứ nhất và loại thứ hai.
1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất (bằng thị phạm):
 Khái niệm:
Hệ thống tín hiệu thứ nhất: hệ thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống tín hiệu phản
ánh hiện thực khách quan về một sự vật hay một hiện tượng cụ thể mà ta có thể
trực tiếp nhìn, nghe, sờ, nếm, ngửi được. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lí
của hoạt động nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm cơ thể
của người và động vật


 Đặc điểm:
- Là tín hiệu của sự vật và hiện tượng.
- Phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng cụ thể, đơn lẻ.
 Vai trò:
Là cơ sở cho sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai, giúp cho con người có thể
tiếp nhận sự vật hiện tượng khách quan để hình thành khái niệm.
2. Hệ thống tín hiệu thứ hai (bằng lời giảng):
 Khái niệm:
Hệ thống tín hiệu thứ hai: Là hệ thống ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết, biểu
tượng,...) dùng để chỉ một cách chung nhất về sự vật và hiện tượng khách quan.
Hệ thống tín hiệu thứ hai hơn hẳn hệ thống tín hiệu thứ nhất, là hệ thống tín
hiệu có tư duy. Ngôn ngữ ( chữ viết và lời nói) là hành trang cụ thể của tư
duy.Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện.
Hệ thống tín hiệu thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người.
 Bản chất:
- Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở
người.


 Đặc điểm:
- Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng khát quát sự vật.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất.
 Quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu:
- Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành dựa trên cơ sở hệ thống tín hiệu
thứ nhất.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai có thể ảnh hưởng lên hệ thống tín hiệu thứ nhất.
 Vai trò:
- Hệ thống tín hiệu thứ hai làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là công cụ giao tiếp.

- Trong quá trình tập luyện, các hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ
mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất( bằng thị phạm) với hệ
thống tín hiệu thứ hai( bằng lời giảng). Người ta xác định được phương pháp
giảng dạy có hiệu quả nhất là kết hợp giữa làm động tác mẫu và giảng giải.
-  Sự hình thành của tín hiệu thứ hai:
Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai thực chất là sự hình thành các phản xạ
có điều kiện với kích thích là lời nói và chữ viết, kết hợp với các tín hiệu của sự vật
và hiện tượng khách quan, trong đó vai trò của tai và mắt có ý nghĩa quyết định
nhất.
II.

Sử dụng hệ thống tín hiệu trong hoạt động thể dục thể thao:
Thể dục thể thao là một trong những mặt cơ bản của giáo dục. Việc tìm chọn
phương pháp dạy học rất đa dạng và biến đổi không ngừng theo sự phát triển
của thực tiễn và tư duy dạy học. Do đó, dạy học bằng cách khuyến khích,
gợi ý, dẫn dắt là một trong những đặc điểm yêu cầu quan trọng. coi trọng bồi
dưỡng và phát triển năng lực toàn diện; phát huy tính tích cực, tính chủ
động, tự giác và hứng thú học tập của học sinh.
Dạy học thể dục thể thao không chỉ dùng các phương pháp truyền thụ kiến
thức mà nhiều hơn là các phương pháp dạy học các kỹ năng, kỹ xảo vận
động, rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất thể lực, nhân cách.... Các
phương pháp truyền thụ các kiến thức lý luận là giảng giải, đàm thoại, trao
đổi, diễn thị, hướng dẫn đọc sách, tham quan, thực nghiệm, thảo luận, thực
tậpPhương pháp dạy học thể dục thể thao là cách thức để hoàn thành nhiệm


vụ dạy học đã định trong lĩnh vực. Do đó, việc tìm chọn phương pháp dạy
học trên rất đa dạng và biến đổi không ngừng theo sự phát triển của thực tiễn
và tư duy dạy học.
Giáo học pháp hiện đại rất coi trọng bồi dưỡng và phát triển năng lực toàn diện;

phát huy tính tích cực, tính chủ động, tự giác và hứng thú học tập của học sinh;
nhấn mạnh kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, tác dụng chủ đạo của giáo viên với
học sinh, tác dụng chủ thể của học sinh. Do đó, dạy học bằng cách khuyến khích,
gợi ý, dẫn dắt là một trong những đặc điểm yêu cầu quan trọng. Tất cả các phương
pháp dạy học thể dục thể thao ngày nay đều phải quán triệt yêu cầu.
Phương pháp dạy học thể dục thể thao tuy nhiều nhưng đều phải vận dụng linh
hoạt, sát vào từng tình huống nhằm giải quyết nhiều nhiệm vụ về giáo dưỡng, giáo
dục (theo nghĩa hẹp) và thể lực nên cũng có hạn chế. Do đó, trong quá trình hoạt
động có nhiều đặc điểm, mục tiêu, tầng bậc này, việc chọn phương pháp phải có
tính đối tượng rõ; không những cần sát hợp với nhiệm vụ.
Nội dung dạy học mà còn có tác dụng gợi mở, sao cho dễ tiếp thu. Muốn làm
được thế, giáo viên phải có trình độ chuyên môn tương đối toàn diện, nắm chắc
được thực tế dạy học, không ngừng tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực sư
phạm. Trong quá trình tập luyện, các hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ
mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất( bằng thị phạm) với hệ thống tín
hiệu thứ hai( bằng lời giảng). Người ta xác định được phương pháp giảng dạy có
hiệu quả nhất là kết hợp giữa làm động tác mẫu và giảng giải. Thông qua phương
pháp trực quan, khi học sinh xem động tác mẫu, những kích thích cụ thể đối với thị
giác sẽ giúp quá trình tiếp thu, xây dựng hình ảnh và tiếp thu động tác nhanh hơn,
tạo điều kiện cũng cố vững chắc hơn đường liên lạc thần kinh tạm thời. Lời giảng
dạy của các giáo viên tạo điều kiện cho người tập phân biệt được những chi tiết,
phương thức thực hiện động tác rất cần cho việc hoàn thiện kĩ thuật động tác thể
thao.

III.

Xây dựng hệ thống tín hiệu đặc thù trong hoạt động TDTT:

Sự phân đoạn quá trình dạy học mỗi động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai
đoạn tương ứng của quá trình hình thành các kỹ năng và kỹ xảo vận động. Muốn

học thành kỹ xảo tương đối hoàn thiện thì phải trải qua 3 giai đoạn tiêu biểu khác
nhau cả về nhiệm vụ sư phạm lẫn phương pháp giảng dạy. Giai đoạn thứ nhất là
dạy học ban đầu về động tác. Giai đoạn thứ 2 thể hiện tiêu biểu ở sự dạy học sâu và


chi tiết hóa. Kết quả là kỹ năng vận động được chính xác hóa và một phần được
chuyển thành kỹ xảo. Giai đoạn thứ 3 bảo đảm củng cố và tiếp tục hoàn thiện động
tác mà kết quả là hình thành kỹ xảo vững chắc. Ở giai đoạn này đã có những tố
chất cho phép sử dụng hợp lý kỹ xảo trong các điều kiện vận động
Kỹ năng động tác trong hoạt động thể dục thể thao là khả năng thực hiện các động
tác một cách thuần thục, nhanh chóng và chính xác, được hình thành trong cuộc
sống cá thể do tập luyện. Về bản chất, đó chính là các phản xạ vận động có điều
kiện phức tạp, nghĩa là chúng được hình thành theo cơ chế của đường liên hệ thần
kinh tạm thời trên đại não. Đây là những phản xạ phức tạp vì tác nhân kích thích và
phản ứng trả lời đều mới lạ: để đáp ứng lại kích thích vận động, cơ thể phải sử
dụng một động tác mới hoặc phải xây dựng một tổ hợp mới các động tác mà trước
đó chưa có. Trong kỹ năng động tác có sự phối hợp của hai loại đường liên hệ thần
kinh tạm thời, chúng được hình thành không chỉ đối với phần hướng tâm tức là
phần thu nhận những tín hiệu ( cảm giác) mà cả với phần vận động ( ly tâm) của bộ
máy vận động.
hưư vậy kỹ năng động tác là phản ứng trả lời đối với các kích thích bằng một tổ
hợp nhiều động tác theo một trình tự nhất định để tạo nên một hoạt động thống
nhất, trong đó có đường liên hệ thần kinh tạm thời từ vùng cảm giác của vỏ não
đến một phần của vùng vận động và có nhiều đường liên hệ giữa các phần của
vùng vận động để tạo nên nhiều động tác liên tục khác nhau. Trong quá trình thực
hiện kỹ năng động tác ngoài vai trò của đại não (chịu trách nhiệm thần kinh phản
xạ động tác) còn có vai trò của tiểu não (chịu trách nhiệm thần kinh phản xạ giữ
thăng bằng), hành tủy và tủy sống (chịu trách nhiệm thần kinh phản xạ chức năng
thực vật). Sự hình thành kỹ năng động tác bao giờ cũng làm xuất hiện các đường
liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng vận động với các cơ quan dinh dưỡng, bởi sự

biến đổi của các cơ quan dinh dưỡng phù hợp trong vận động sẽ đảm bảo cho bộ
máy vận động hoạt động tốt và có hiệu quả
Quá trình tập luyện và hình thành kỹ năng động tác gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn lan tỏa hưng phấn: là giai đoạn mà quá trình hưng phấn chiếm
ưu thế, hưng phấn dễ khuếch tán sang các vùng thần kinh khác lôi cuốn nhiều
nhóm cơ thừa vào hoạt động và vì chưa phân biệt được kích thích tốt hay xấu,
mạnh hay yếu nên gây ra phản xạ không phù hợp, tiêu hao nhiều năng lượng. Ví
dụ: khi mới tập kỹ thuật đập bóng trong bóng chuyền do chưa thực hiện đúng các
giai đoạn kỹ thuật cho nên người tập nhảy lên đập bóng sớm hoặc muộn dẫn tới
bóng có thể bị rúc lưới hay lực tác động vào bóng yếu hoặc không trúng bóng. Việc
học kỹ thuật động tác ở giai đoạn này thường phải dùng phương pháp phân chia để


nắm từng chi tiết kỹ thuật đơn lẻ rồi lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật đơn lẻ thành
một động tác hoàn chỉnh và thống nhất.
- Giai đoạn tập trung hưng phấn: giai đoạn này có sự tập trung hưng phấn
vào những vùng nhất định trên vỏ não làm hạn chế các động tác thừa đồng thời có
sự tham gia của các dạng ức chế như ức chế phân biệt, ức chế trì hoãn nên các kỹ
thuật động tác bắt đầu được hoàn thiện, tiêu hao ít năng lượng. Nói chung các phản
xạ đều hợp lý và hiệu quả nhưng cũng chưa hoàn toàn ổn định nên dễ bị rối loạn
khi mệt mỏi, khi điều kiện kích thích thay đổi hoặc không thuận lợi.
- Giai đoạn tự động hóa (giai đoạn ổn định hưng phấn): ở giai đoạn này có
sự ổn định hưng phấn do đó không làm xuất hiện các động tác thừa. Lúc này các
động tác đã được cũng cố vững chắc, thuần thục và trở nên tự động hóa. VĐV
không cần quan tâm đến các động tác riêng lẻ, mà chỉ tập trung vào việc thực hiện
chiến thuật và kết hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Các giai đoạn nêu
trên của quá trình hình thành kỹ năng động tác chỉ có tính tương đối. Trong nhiều
trường hợp, một hoặc hai giai đoạn không thể hiện rõ rệt (thường gặp ở các VĐV
đã có trình độ tập luyện nhất định hoặc kỹ năng động tác mới gần giống kỹ năng
động tác đã biết).

Thời gian hình thành kỹ năng động tác và thời gian của từng giai đoạn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, như sau:
- Yếu tố thần kinh.
- Yếu tố thể lực chung và chuyên môn.
- Yếu tố trình độ tập luyện.
- Yếu tố phương pháp huấn luyện và phương pháp tập luyện.
- Độ khó của kỹ thuật động tác.
- Yếu tố sức khỏe, lứa tuổi, giới tính.
- Ngoài các yếu tố trên thì trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi, khí hậu, trạng thái
tâm sinh lý của người tập cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu và hình thành kỹ
năng động tác.
IV.

Luyện tập và kết nối hệ thống tín hiệu trong thi đấu TDTT:


Tập luyện kỹ năng động tác là hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện
còn gọi là định hình động lực, cần có các điều kiện sau:
- Trong quá trình tập luyện, các hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ
mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất (bằng thị phạm) với hệ thống tín
hiệu thứ hai (bằng lời giảng). Người ta đã xác định được phương pháp giảng dạy
có hiệu quả nhất là kết hợp giữa làm động tác mẫu và giảng giải. Ví dụ: khi học
sinh xem làm động tác mẫu, những kích thích cụ thể đối với thị giác sẽ giúp quá
trình tiếp thu, xây dựng hình ảnh về động tác nhanh hơn, tạo điều kiện cũng cố
vững chắc hơn đường liên lạc thần kinh tạm thời. Lời giảng giải của giáo viên tạo
điều kiện cho người tập phân biệt được những chi tiết, phương thức thực hiện động
tác – rất cần cho việc hoàn thiện kỹ thuật động tác thể thao.
- Phải chú ý đến sự tập trung hưng phấn thì mới xây dựng được các đường
liên lạc thần kinh tạm thời trong việc hình thành kỹ năng động tác. Do đó người có
hệ thần kinh yếu, kém tập trung thì khó khăn trong tập luyện kỹ năng động tác.

- Phải tập luyện thường xuyên, liên tục, có hệ thống, không có những
khoảng nghỉ dài. Mỗi động tác cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố đường
thần kinh tạm thời trên vỏ não.
- Kỹ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những động tác
đã tiếp thu từ trước, do đó nên tập luyện các động tác đơn giản rồi mới xây dựng
dần những động tác phức tạp. Ví dụ: khi giảng dạy để học sinh hoàn thiện được kỹ
thuật nhảy cao kiểu úp bụng thì bước đầu phải cho học sinh học kỹ thuật nhảy cao
kiểu bước qua và nằm nghiêng, sau đó cho học các động tác bổ trợ và giảng dạy
từng giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao úp bụng để học sinh nắm được.
- Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là tập luyện đúng kỹ
thuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì sẽ rất khó sửa và tốn
nhiều thời gian, tức là cản trở sự hình thành động tác mới. - Mức độ kích thích,
thời gian kích thích phải hợp lý, tránh gây ức chế và mệt mỏi quá mức cho hệ thần
kinh ( “kích thích” ở đây phải hiểu là quá trình tập luyện)
Hoạt động vận động của con người rất đa dạng và luôn biến đổi phụ thuộc vào
rất nhiều điều kiện khác nhau. Việc thu nhận và tổng hợp các thông tin để xây dựng
chương trình thực hiện kỹ năng động tác rất khác nhau trong các hoạt động khác
nhau. Khi thực hiện các kỹ năng động tác tương đối chậm thì việc tổng hợp và điều
chỉnh có thể xảy ra ngay trong quá trình vận động. Trong các động tác phức tạp và
nhanh, sự tổng hợp và điều chỉnh hoạt động chỉ có thể xảy ra đối với những lần


thực hiện kỹ năng động tác sau, khi lặp lại bài tập. Kỹ năng động tác đã được ổn
định và tự động hóa cũng sẽ mất dần theo thời gian nếu không được thường xuyên
tập luyện. Song không phải tất cả các thành phần của kỹ năng động tác đều mất đi
trong cùng một thời điểm. Các thành phần phức tạp nhất của của kỹ năng có thể bị
biến đổi sau vài ngày, còn nếu nghỉ tập hàng tuần, hàng tháng, hàng năm thì chúng
có thể bị mất đi hoàn toàn. Ví dụ: khi tập để nâng cao thành tích trong chạy ngắn
(sức nhanh) nếu nghỉ tập vài tuần thì thành tích sẽ giảm xuống ngay. Ngay sau khi
thực hiện một hoạt động vận động nào đó, cơ thể lập tức thu nhận từ các cơ quan

thực hiện vận động (như cơ, tim, phổi…) và từ môi trường bên ngoài những thông
tin về đặc điểm của hoạt động (như chất lượng hoặc hiệu quả của động tác, đối
phương, dụng cụ…) thông qua các đường liên hệ ngược. Thông tin ngược chiều
không chỉ là những thông tin mà cơ thể trực tiếp cảm nhận được, mà còn bao gồm
những thông tin lấy được từ những ý kiến nhận xét của đồng đội, của huấn luyện
viên, thông tin từ những phương tiện kiểm tra kỹ thuật như hình ảnh ghi lại qua
băng hình, tín hiệu điện cơ, điện tim... Các thông tin ngược chiều này giúp ý thức
thêm về chất lượng động tác, về điều kiện hoạt động như dụng cụ, vị trí của đối
phương và đồng đội.
V.

Kết luận:

Hai hệ thống tín hiệu rất có ý nghĩa trong lí thuyết và thực hành thể dục thể
thao. Củng cố bằng lời nói tạo điều kiện hình thành được nhiều kĩ năng động tác.
Khi xem thị phạm, người học không nắm hết được những chi tiết kỹ thuật và đặc
điểm của động tác. Vì vậy, khi bắt đầu tập động tác, có thể mắc nhiều sai lầm cơ
bản mà tự mình không cảm thấy. Chỉ có những lời giảng và nhận xét của người dạy
mới giúp được người học phân biệt được đúng sai. Phương pháp giảng dạy có kết
hợp giữa lời giảng và thị phạm mang lại kết quả tốt trong huẩn luyện và giảng dạy
thể dục.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Mai, sáng kiến kinh nghiệm phương pháp thể dục thể thao,
truy cập ngày 7/10/2020
2. Sở GDĐT Hà Tĩnh, Phương pháp giảng dạy môn Thể Dục,
/>fbclid=IwAR1z5bUczpW5GBX2Y6NWYPuktgc7rU7g10hiYs8jpgY7xTnw8Utb4VJhVg, truy cập ngày 8/10/2020
3. Hà Hiển, Tiểu luận Giáo dục thể chất,

/>fbclid=IwAR05pmL2ChJv76yp7SUqlLJhvI3E_7uK4UWMj3KIGib1_qx1SzLkmha8xY, truy cập 9/10/2020
4. Nguyễn Hoàng Minh, Cơ sở sinh lý của quá trình hình thành kỹ năng động tác thể
dục thể thao

5. />fbclid=IwAR0Dz407zoSTB5abylVW0iDbdTZBUg0J00xHMH
Q2DNxaBU7j3mcGbWCC4CM




×