Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tóm tắt nghiên cứu sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) trường đại học đồng tháp sau một năm tập luyện ngoại khóa môn vovinam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.84 KB, 20 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa
của xã hội. TDTT còn là một trong những phương tiện để phát triển xã
hội thông qua các hoạt động thể dục thể thao. Các hoạt động TDTT
không chỉ tác động trực tiếp lên cơ thể con người làm cải biến, phát
triển và hoàn thiện toàn bộ hệ thống chức năng, chức phận của cơ thể
mà còn nâng cao năng lực hành vi vận động (kỹ năng, kỹ xảo), nâng
cao năng lực trí tuệ. Tất cả những điều đó chỉ có thể bằng chính hoạt
động TDTT mới tạo ra được mà không có bất kỳ hình thức văn hóa xã
hội nào khác có tác dụng này.
Tại Đồng Tháp, Vovinam đã phát triển rất lâu và là một trong
những đơn vị đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên,
chất lượng lực lượng vận động viên Vovinam thành tích trong những
năm qua chưa thực sự cao đây cũng là một vấn đề cấp thiết được ban
huấn luyện và cấp quản lý tại địa phương vô cùng quan tâm.
Để thành tích của môn Vovinam nói riêng và các môn thể thao
nói chung ngày càng nâng cao hơn nữa đòi hỏi phải có các chiến lược
hoạch định đào tạo một lớp VĐV trẻ tài năng xứng đáng thay thế các
lớp đàn anh đi trước. Bên cạnh những việc phải làm như: đảm bảo cơ
sở vật chất, huấn luyện kỹ - chiến thuật, xây dựng các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn tuyển chọn… thì việc không thể thiếu là phải đánh giá trình độ
vận động viên một cách có khoa học, để làm cơ sở cho quá trình tập
luyện cũng như nâng cao công tác quản lý, đào tạo vận động viên.
Tại tỉnh Đồng Tháp, trong những năm qua chỉ có một vài công
trình nghiên cứu nhỏ về môn Vovinam. Nó chưa phản ánh đầy đủ sự
phát triển của phong trào tập luyện Vovinam tại địa phương và chưa có
nghiên cứu nào về đánh giá trình độ thể lực một cách bài bản và khoa
học. Hiện nay, việc đánh giá trình độ thể lực tại CLB Vovinam trường
Đại học Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc nghiên


cứu đánh giá trình độ thể lực Vovinam một cách có hệ thống và khoa
học là vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng


2
của những vấn đề, chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện ngoại khóa môn
Vovinam”.
Mục đích nghiên cứu: Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng
và sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện câu lạc bộ ngoại
khóa Vovinam. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các
chuyên gia, nhà chung, giáo viên; góp phần nâng cao chất lượng công
tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đồng Tháp. Từ đó, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên ở môn thể thao này.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chung của sinh viên năm
nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp thông qua tập luyện Câu
lạc bộ ngoại khóa Vovinam.
- Thực trạng thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp thông qua tập luyện Câu lạc bộ ngoại khóa
Vovinam.
- So sánh thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp thông qua tập luyện Câu lạc bộ ngoại khóa
Vovinam với Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển thể lực chung của sinh viên

năm nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập
luyện câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam.
- Đánh giá sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất
(lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện câu lạc
bộ ngoại khóa Vovinam.
- So sánh thể lực chung giữa hai nhóm sinh viên năm nhất (lứa
tuổi 19) Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và Câu lạc bộ ngoại khóa
Bóng rổ trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện.
.


3


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường học
Nhiệm vụ và mục tiêu của GDTC trong trường học là nâng cao
sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh; phát
triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người;
hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện
đạo đức ý chí cho người học. Phát triển GDTC trong trường học có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường học
Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo
đảm yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc
người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và
xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên.

Chú trọng công tác giáo dục thể chất và phong trào thể thao
trong trường học các cấp; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình
giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và
tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá
cụ thể, linh hoạt.
Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất
phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt
động ngoại khoá, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh
dưỡng học đường;
Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia; Phát
triển TDTT ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường
học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các
CLB, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi
đấu TDTT thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương. [2]
Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa
đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; đẩy mạnh huy động các
nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ


5
tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất,
trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn viên TDTT cho các
cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện
khó khăn theo quy định của Nhà nước.
Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho hướng dẫn viên TDTT; tăng
cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thể chất và hoạt
động thể thao trường học. [2]
1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất.

1.3.1. Khái niệm giáo dục thể chất. [10], [13], [31]
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có trí thức,
có đạo đức và hoàn thiện thể chất. Trong các trường Đại học – Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh
viên được coi là bộ mặt giáo dục, vừa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần
bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có
sức khỏe dồi dào, có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để
kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách đắc lực. Cùng với các
mặt hoạt động khác, quá trình giáo dục thể chất giúp cho HS – SV hoàn
thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi hỏi của cuộc
sống và nghiệp vụ chung.
1.3.2. Công tác GDTC với sự phát triển của học sinh, sinh viên
Công tác GDTC trong các trường học là một bộ phận không thể
tách rời của quá trình giáo dục trong nhà trường, góp phần tích cực tạo
nên cuộc sống vui khỏe lành mạnh, hình thành nhân cách toàn diện, góp
phần đào tạo nên những công dân có sức khỏe, có lối sống lành mạnh,
lao động có năng suất cao, góp phần tích cực vào công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước luôn nhất quán
về mục tiêu công tác GDTC và thể thao trường học nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý
kinh tế, văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp
ứng yêu cầu chung nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn
lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường.


6
1.3.3. Khái lược thực trạng công tác GDTC tại trường Đại học Đồng
Tháp
Thực chất giờ GDTC tại các trường học nhiều năm qua vẫn còn

nhiều bất cập:
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất hiện tại phục vụ cho việc tập
luyện cũng như học tập các môn GDTC của các trường còn nhiều hạn
chế.
Trang thiết bị dụng cụ: Trang thiết bị phục vụ cho giờ học còn
là vấn đề khó khăn hơn. Hiện tại dụng cụ hỗ trợ cho sinh viên tập luyện
còn nhiều thiếu thốn.
Chương trình giảng dạy: Chương trình khung dành cho môn
GDTC của Bộ GD và ĐT quy định cũng còn nhiều bất cập so với thực
tế các trường. Chương trình, phương pháp giảng dạy thiếu linh hoạt,
chậm đổi mới.
1.3.4. Công tác giảng dạy môn GDTC tại trường Đại học Đồng Tháp.
1.3.4.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của trường Đại học Đồng
Tháp
Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập, đào tạo
đa ngành, đa lĩnh vực, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành
lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04/9/2008
về việc đổi tên Trường ĐHSP Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng
Tháp.
1.4. Đặc điểm môn võ Vovinam [9]
1.4.1. Đặc điểm tấn pháp của môn võ Vovinam – Việt Võ Đạo
1.4.2. Đặc điểm chiến pháp của môn võ Vovinam – Việt Võ Đạo
1.4.3. Đặc điểm thân pháp của môn võ Vovinam.
1.4.4. Đặc trưng môn võ Vovinam – Việt Võ Đạo
1.5. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi sinh viên [7],
[26]
Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ
thể biểu hiện trong điều kiện cụ thể của cuộc sống, lao động, học tập và
hoạt động TDTT. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của tố chất



7
thể lực, TDTT là phương tiện (qua các bài tập) để nâng cao khả năng
vận động góp phần cải tạo thể chất con người.
Các nhân tố về trạng thái chức năng của hệ thần kinh, chất
lượng của các cơ quan vận động và chức năng của các cơ quan đảm bảo
năng lượng cho cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến tố chất thể lực. Hoạt
động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt
động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả năng hoạt động thể lực
được gọi là tố chất vận động.
1.6. Những nghiên cứu có liên quan về thể lực chung


8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này dùng để đánh giá sự phát triển thể lực chung
của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau
một năm tập luyện ngoại khóa Vovinam. Để tiến hành thực nghiệm sư
phạm trong nghiên cứu dùng hình thức thực nghiệm so sánh song song
trình tự trên đối tượng sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) gồm 3 nhóm:
- Nhóm đối chứng: 100 SV (50 nam và 50 nữ) học theo chương
trình Câu lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ.
- Nhóm thực nghiệm: 100 SV (50 nam và 50 nữ) học theo
chương trình Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam..
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này được sử dụng thông qua các Test sư phạm để
kiểm tra trình độ thể lực chung của sinh viên trường Đại học Đồng
Tháp tham gia tập luyện CLB Vovinam ngoại khóa (Căn cứ theo Quyết
định số 53/2008/QĐ – BGDĐT.
2.1.4. Phương pháp toán thống kê
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: sự phát triển thể lực chung của sinh viên
năm nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập
luyện ngoại khóa môn Vovinam.
2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu: gồm 200 sinh viên năm nhất (lứa tuổi
19) trường Đại học Đồng Tháp
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
− Trường Đại học Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp.
− Trường Đại học An Giang.
− Trường Đại học sư phạm TDTT TPHCM.
2.2.3. Tiến độ nghiên cứu
Từ tháng 05/2016 đến tháng 12/2017


9
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng thể lực chung của sinh viên năm nhất trường Đại
học Đồng Tháp.
Luận văn sử dụng các test trong quyết định Số: 53/2008/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá, xếp loại thể lực
học sinh, sinh viên gồm 06 test sau:
- Lực bóp tay thuận (kg),
- Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần),
- Bật xa tại chỗ (cm),

- Chạy 30m xuất phát cao (giây),
- Chạy con thoi 4 x 10m (giây),
- Chạy tùy sức 5 phút (m).
Chúng tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên (100 sinh
viên nam và 100 sinh viên nữ) năm thứ nhất (lứa tuổi 19) để kiểm tra,
lấy số liệu lần 1 vào tuần thứ 4 của học kỳ 1 năm học 2016 - 2017. Qua
quá trình kiểm tra, thu thập và xử lí số liệu, đề tài đã thu được các giá
trị như: ͞x, S, Ԑ, Cv% thể lực của 200 sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Đồng Tháp đầu năm học 2016 – 2017.
3.1.1. Thực trạng thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp.
3.1.1.1. Thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Đồng Tháp.
Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả các chỉ số thể lực
chung của 100 nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp
được trình bày trong bảng 3.1:


10
Bảng 3.1. Thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Đồng Tháp (n = 100)
T
T

TEST

S

CV


1

Lực bóp thuận tay (kg)

42.01

5.50

11.38

0.0
4

2

Nằm ngửa gập bụng trong 30s
(số lần)

16.43

3.44

12.5
3

0.0
4

3


Bật xa tại chỗ (cm)

203.5
1

20.61

9.37

0.0
3

4

Chạy 30m xuất phát cao (s)

5.49

0.55

9.07

0.0
3

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

12.16


0.90

6.67

0.02

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

976.4
5

138.3
8

13.1
8

0.0
4

Tóm lại: Giá trị trung bình của các chỉ số bật xa tại chỗ (cm),
chạy 30m xuất phát cao (s), và chạy con thoi 4x10m (s) C V ≤10% mẫu
được đánh giá là có độ đồng nhất cao; riêng lực bóp tay thuận (kg),
nằm ngửa gập bụng trong 30s (lần), chạy tùy sức 5 phút (m) 10% ≤ C V
≤ 20% mẫu được đánh giá là có độ đồng nhất trung bình. Sai số tương
đối của các giá trị trung bình mẫu < 0.05 nên có cơ sở kết luận rằng:
các số trung bình mẫu đủ tính đại diện và có thể dùng để ước lượng số

trung bình của tổng thể. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các số trung bình
này để so sánh đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp.
3.1.1.2. Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Đồng Tháp.
Qua thống kê, chúng tôi thu được kết quả các chỉ số thể lực
chung của 100 nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp


11
được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2. Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Đồng Tháp (n = 100)
T
T

TEST

S

CV

1

Lực bóp thuận tay (kg)

27.58

2.17


7.85

0.02

2

Nằm ngửa gập bụng trong 30s
(lần)

15.62

1.26

8.08

0.02

3

Bật xa tại chỗ (cm)

157.8
0

7.73

4.90

0.01


4

Chạy 30m xuất phát cao (s)

6.38

0.39

6.07

0.02

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

12.87

0.66

5.10

0.01

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

903.0
1


71.88

7.96

0.02

Tóm lại: tất cả 6/6 test có giá trị hệ số biến thiên (C V = 4.90 8.08% < 10%) nên được đánh giá là có độ đồng nhất cao. Sai số tương
đối của các giá trị trung bình mẫu < 0.05 nên có cơ sở kết luận rằng:
các số trung bình mẫu đủ tính đại diện và có thể dùng để ước lượng số
trung bình của tổng thể. Vì vậy, chúng tôi sử dụng các số trung bình
này để so sánh đánh giá thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp.
3.1.2. So sánh thể lực chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
trường Đại học Đồng Tháp thông qua tập luyện Câu lạc bộ ngoại
khóa Vovinam với Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3.1.2.1. So sánh thực trạng thể lực chung của nam sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Đồng Tháp với Quyết định số 53/2008/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo


12
Kết quả so sánh thực trạng các test thể lực chung của nam sinh
viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp với mức đánh giá “Đạt”
theo QĐ 53/2008 được trình bày trong bảng 3.3:
Bảng 3.3. So sánh thực trạng các test thể lực chung của nam sinh
viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp với QĐ 53/2008
(n=100)
T
T

1

TEST

SV

Lực bóp tay thuận (KG)

2

Nằm ngửa gập bụng
trong 30s (số lần)

3

Bật xa tại chỗ (cm)

4

Chạy 30m XPC (s)

5

Chạy con thoi 4x10m
(s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

6

42.01


QĐ5
3
41.4

0.61

16.43

17

-0.57

203.5
1
5.49

207

-3.49

5.7

-0.21

12.16

12.4

-0.24


976.4
5

950

26.4
5

t

P

1.1
1
1.6
6

>0.0
5
>0.0
5

1.6
9
1.8
2
1.6
7
1.9

1

>0.0
5
>0.0
5
>0.0
5
>0.0
5

Ghi chú: t0.05 = 1.98
Qua bảng 3.3 cho thấy: thể lực chung của nam sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp so với tiêu chuẩn thể lực của Bộ
GD&ĐT quy định có sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với t tính
= 1.1 -1.91 < t bảng = 1.98 ở ngưỡng xác suấtt P > 0.05
Tóm lại: So với tiêu chuẩn đánh giá của Quyết định 53 ngày
18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì thể lực chung của
nam sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp là tương đồng
nhau.
3.1.2.2. So sánh thực trạng thể lực chung của sinh viên nữ năm thứ
nhất trường Đại học Đồng Tháp với Quyết định số 53/2008/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kết quả so sánh thực trạng các test thể lực chung của nữ sinh
viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp với mức đánh giá “Đạt”
theo QĐ 53/2008 được trình bày trong bảng 3.4:


13
Bảng 3.4. So sánh thực trạng các test thể lực chung của nữ sinh
viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp với QĐ 53/2008

(n=100)
T
T
1

Lực bóp tay thuận (kg)

27.58

QĐ5
3
26.7

2

Nằm ngửa gập bụng
trong 30s (số lần)

15.62

16

-0.38

3

Bật xa tại chỗ (cm)

153


4.8

4

Chạy 30m XPC (s)

157.8
0
6.38

6.7

-0.32

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

12.87

13

-0.13

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

903.0
1


870

33.0
1

TEST

SV

0.88

t

P

1.0
6
1.0
2

>
0.05
>
0.05

1.2
1
1.2
1

1.9
7
1.5
9

>
0.05
>
0.05
>
0.05
>
0.05

Ghi chú: t0.05 = 1.98
Qua bảng 3.4 cho thấy: thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Đồng Tháp so với tiêu chuẩn thể lực của Bộ
GD&ĐT quy định có sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với t tính
= 1.02 -1.97 < t bảng = 1.98 ở ngưỡng xác suấtt P > 0.05
Tóm lại: So với tiêu chuẩn đánh giá của Quyết định 53 ngày
18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì thể lực chung của
nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Đồng Tháp là tương đồng
nhau.
3.2. Đánh giá sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất
(lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện câu
lạc bộ ngoại khóa Vovinam.
3.2.1. Đánh giá sự phát triển thể lực chung của sinh viên năm nhất
(lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện câu
lạc bộ ngoại khóa Vovinam.
Sự phát triển thể lực chung của sinh viên được nghiên cứu theo

chiều dọc sau một năm tập luyện CLB Vovinam ngoại khóa, nghĩa là
theo dõi các khách thể liên tục từ năm thứ nhất cho đến năm thứ hai.


14
3.2.1.1. Sự phát triển thể lực chung của nam sinh viên trường Đại học
Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại khóa
Kết quả phân tích về sự phát triển thể lực chung của nam sinh
viên trường Đại học Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại
khóa được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Sự phát triển thể lực chung của sinh viên nam trường Đại
học Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại khóa (n = 50)
S
T
T
1

NĂM 1
CHỈ SỐ

Lực bóp
41.98
thuận tay (kg)

Nằm ngửa
2 gập bụng
(lần/30 giây)
3

X


Bật xa tại chỗ
(cm)

Chạy 30m
4 xuất phát cao
(giây)

16.46

NĂM 2

SO SÁNH

S

X

S

d

W

t

P

5.50


44.68

4.77

2.7

6.23 2.72 <0.05

3.53

17.96

3.16

1.5

8.72 2.07 <0.05

203.5
11.2
20.79 214.80 16.92
5.36 2.93 <0.05
8
2
5.50

0.56

5.17


0.46

6.19 3.05 <0.05
0.33

Chạy con thoi
5 4 x 10m
12.15
(giây)

0.91

11.94

0.84

1.74 1.15 >0.05
0.21

6

Chạy tùy sức
5 phút (m)

974.4 138.0
131.3 71.5
1045.98
7.09 2.63 <0.05
0
1

4
8

Ghi chú: t0.05 = 1.98
Sau một năm tập luyện tại CLB Vovinam ngoại khóa trường
Đại học Đồng Tháp, thể lực chung của sinh viên nam năm nhất trường
Đại học Đồng Tháp có sự tăng trưởng. Riêng test (Chạy con thoi 4 x
10m (giây)) sự tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê.
3.2.1.2. Sự phát triển thể lực chung của nữ sinh viên trường Đại
học Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại khóa


15
Kết quả phân tích về sự phát triển thể lực chung của nữ sinh
viên trường Đại học Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại
khóa được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Sự phát triển thể lực chung của sinh viên nữ trường Đại
học Đồng Tháp sau 1 năm tập luyện Vovinam ngoại khóa (n = 50)
ST
T

NĂM 1

NĂM 2

X

X

SO SÁNH


CHỈ SỐ
S

S

d

W

t

P

1

Lực bóp
thuận tay
(kg)

27.56 2.20 29.73 2.33

2.1
7.58 4.63
7

<0.05

2


Nằm ngửa
gập bụng
(lần/30 s)

15.66 1.29 18.28 1.31

2.6 15.4 11.4
2
4
7

<0.05

3

Bật xa tại chỗ 157.7
164.8
7.79
7.63 7.1 4.40 4.72
(cm)
6
6

<0.05

4

Chạy 30m
xuất phát cao 6.37 0.40 6.15 0.40 0.2 3.51 2.90
(giây)

2

<0.05

5

Chạy con
thoi 4 x 10m 12.88 0.65 12.28 0.67
4.77 4.70
0.6
(giây)

<0.05

6

Chạy tùy sức 902.6 72.6 949.1 75.7 46.
5.02 3.33
5 phút (m)
6
4
6
9
5

<0.05

Ghi chú: t0.05 = 1.98
Qua bảng 3.6 cho thấy, sau một năm tập luyện thì thể lực chung
của nữ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Tháp có sự tăng



16
trưởng khá thể hiện ở tất cả các test, sự tăng trưởng này là có ý nghĩa
thống kê khi ttính>tbảng ở ngưỡng P<0.05.
Sau một năm tập luyện tại CLB Vovinam ngoại khóa trường
Đại học Đồng Tháp, thể lực chung của sinh viên nữ năm nhất trường
Đại học Đồng Tháp có sự tăng trưởng với t tính = 2.90 - 11.47 > t0.05 =
1.98 ở ngưỡng xác suất P<0.05.
3.2.2. So sánh thể lực chung giữa hai nhóm sinh viên năm nhất (lứa
tuổi 19) Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và Câu lạc bộ ngoại khóa
Bóng rổ trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện.
Kết quả so sánh sự phát triển về thể lực chung giữa hai nhóm
sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và
Câu lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ trường Đại học Đồng Tháp sau một
năm tập luyện được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Bảng so sánh thể lực chung giữa hai nhóm sinh
viên năm nhất (lứa tuổi 19) Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và Câu
lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ trường Đại học Đồng Tháp sau một năm
tập luyện
T
T

1
2
3
4
5
6


CÁC CHỈ SỐ

Lực bóp thuận tay
(kg)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30 giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát
cao (giây)
Chạy con thoi 4 x
10m (giây)
Chạy tùy sức 5 phút
(m)

XVV
XBR
N
NAM (n = 50)

d

44.68

43.15

1.53

17.96

18.36


-0.4

214.80

211

3.8

5.17

4.99

0.18

11.94

11.79

0.15

1045.9
8

1065.7
2

19.74

t


P

2.0
5
0.6
9
1.5
9
1.2
3
0.8
8
1.0
0

<
0.05
>
0.05
>
0.05
>
0.05
>
0.05
>
0.05



17
NỮ (n = 50)
1
2
3
4
5
6

Lực bóp thuận tay
(kg)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30 giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát
cao (giây)
Chạy con thoi 4 x
10m (giây)
Chạy tùy sức 5 phút
(m)

29.73

29.22

0.51

18.28

16.88


1.4

164.86

168

3.14

6.15

5.91

0.24

12.28

12.38

-0.1

949.16

936.32

12.84

1.2
6
4.0

1
2.9
1
1.8
6
0.8
1
0.8
5

>
0.05
<
0.05
<
0.05
>
0.05
>
0.05
>
0.05

Ghi chú: t0.05 = 1.98
Tóm lại: sau một năm tập luyện, thể lực chung của nam sinh
viên CLB Vovinam ngoại khóa tương đương CLB Bóng rổ ngoại khóa.
Test Lực bóp thuận tay (kg) sự tăng trưởng có ý nghĩa thống kê, còn lại
5/6 test sự tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả chi tiết so sánh sự phát triển về thể lực chung giữa hai
nhóm sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam

và Câu lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ trường Đại học Đồng Tháp sau một
năm tập luyện. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 3.1 và 3.2.


18
Biều đồ 3.1: So sánh hai nhóm nam sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và Câu lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ
trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện

Biều đồ 3.2: So sánh hai nhóm nữ sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19)
Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam và Câu lạc bộ ngoại khóa Bóng rổ
trường Đại học Đồng Tháp sau một năm tập luyện


19
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra một số kết luận
như sau:
1. Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng thể lực của
chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp
sau một năm tập luyện Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam so với tiêu
chuẩn đánh giá thể lực học sinh tại Quyết định số 53 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo năm 2008.
+ Đối với nam: thể lực chung của nam sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Đồng Tháp so với tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT
quy định có sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với t tính = 1.1
-1.91 < t bảng = 1.98 ở ngưỡng xác suấtt P > 0.05 . So với tiêu chuẩn
đánh giá của Quyết định 53 ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT thì thể lực chung của nam sinh viên năm thứ nhất Trường

Đại học Đồng Tháp là tương đồng nhau.
Đối với nữ: thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Đồng Tháp so với tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT quy định
có sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với t tính = 1.02 -1.97 < t
bảng = 1.98 ở ngưỡng xác suấtt P > 0.05. So với tiêu chuẩn đánh giá
của Quyết định 53 ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT thì thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại
học Đồng Tháp là tương đồng nhau.
2. Đề tài đã đánh giá được sự phát triển thực trạng thể lực của
chung của sinh viên năm nhất (lứa tuổi 19) trường Đại học Đồng Tháp
sau một năm tập luyện Câu lạc bộ ngoại khóa Vovinam. Trong đó, các
chỉ số đều có sự tăng trưởng tự nhiên, phù hợp với quy luật phát triển
của các em.
+ So với Quyết định 53/2008: Sau một năm tập luyện tại CLB
Vovinam ngoại khóa trường Đại học Đồng Tháp: thể lực chung của sinh
viên nam năm nhất trường Đại học Đồng Tháp có sự tăng trưởng.
Riêng test (Chạy con thoi 4 x 10m (giây)) sự tăng trưởng không có ý
nghĩa thống kê. Thể lực chung của sinh viên nữ năm nhất trường Đại


20
học Đồng Tháp có sự tăng trưởng với t tính = 2.90 - 11.47 > t 0.05 = 1.98 ở
ngưỡng xác suất P<0.05.
+ So với CLB ngoại khóa Bóng rổ: sau một năm tập luyện, thể
lực chung của nam sinh viên CLB Vovinam ngoại khóa tương đương
CLB Bóng rổ ngoại khóa. Test Lực bóp thuận tay (kg) sự tăng trưởng
có ý nghĩa thống kê, còn lại 5/6 test sự tăng trưởng không có ý nghĩa
thống kê.Thể lực chung của nữ sinh viên CLB Vovinam ngoại khóa tốt
hơn CLB Bóng rổ ngoại khóa ở test Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây)
và Bật xa tại chỗ (cm). Riêng 04 test còn lại sự tăng trưởng không có ý

nghĩa thống kê

KIẾN NGHỊ
1. Nhà trường cần có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến công
tác giáo dục thể chất cho sinh viên của trường như: tăng cường đầu tư
trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi để học sinh tập luyện thể dục thể thao
cũng như chơi thể thao ngoài giờ; tổ chức nhiều hoạt động, câu lạc bộ
thể dục thể thao cho các em vui chơi và tập luyện nhằm đảm bảo cho
quá trình học tập và rèn luyện thể dục thể thao của các em được diễn ra
thường xuyên hơn. Từ đó, giúp cho quá trình phát triển thể chất của các
em được toàn diện hơn.
2. Mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều môn ngoại khóa khác
để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.



×