Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm hình thái biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại khoa cán bộ cao cấp quân đội, Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.73 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP 24 GIỜ
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI KHOA
CÁN BỘ CAO CẤP QUÂN ĐỘI, BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Nguyễn Đặng Phương Kiều¹, Nguyễn Đình Tuấn¹ ,Thân Hồng Anh¹,
Nguyễn Mạnh Hùng¹ , Đặng Văn Thanh¹, Đoàn Thanh Hải¹
Nguyễn Thị Thu Ngân¹, Đặng Long Triêu¹, Hoàng Trung Thông¹, Bùi Mạnh Hà¹
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái biến thiên huyết áp 24 giờ trên bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị nội trú tại Khoa Cán bộ cao cấp, Bệnh viện
Quân Y 175 và xác định mối liên quan giữa tuổi, hút thuốc lá, BMI, rối loạn lipid máu,
đái tháo đường, bệnh thận mạn với mất trũng huyết áp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 60
nam giới THA điều trị nội trú tại Khoa Cán bộ cao cấp, Bệnh viện Quân Y 175 từ tháng
01/2018 – 05/2018.
Kết quả: Tỉ lệ THA áo choàng trắng là 1,7%, THA không kiểm soát ẩn giấu là
40%, mất trũng huyết áp chiếm 75% và 10% có vọt huyết áp sáng sớm cao. Trong đó,
béo phì (BMI ≥ 25 kg/m²) và bệnh thận mạn là yếu tố nguy cơ độc lập của mất trũng
huyết áp.
24 HOUR BLOOD PRESSURE VARIABILITY PHENOTYPES IN
PRIMARY HYPERTENSIVE AT DEPARTMENT, 175 MILITARY HOSPITAL
SUMMURY
Objective: Assessing 24 hour blood-pressure-variability phenotypes in primary
hypertensive inpatients at Department of Senior Official, 175 Military Hospital.

1

Bệnh viện Quân y 175

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đặng Phương Kiều ()


Ngày nhận bài: 10/11/2018, ngày phản biện: 24/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2019

66


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Contemporaneously, defining relation among age, BMI, smoking, dislipidema, diabetes,
chronic kidney disease and non-dipper.
Method and subject: Cross-sectional descriptives study performed on the group
of treated at Department of Senior Official, 175 Military Hospital from 1/2018 to 5/2018.
Results: There are 1,7% white-coat hypertension, 40% masked uncontrolled
hypertension, 75% non-dipper and 10% high morning blood pressure surge. Besides,
obesity (BMI ≥ 25 kg/m²) and chronic kidney disease is independent risk factor of nondipper.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính,
ít có biểu hiện lâm sàng nhưng là nguyên
nhân của 12,8% tử vong hàng năm trên
toàn cầu. Trong đó, chỉ số huyết áp đo bằng
phương pháp qui ước được công nhận là
tiêu chuẩn vàng trong tầm soát, chẩn đoán,
điều trị THA. Tuy nhiên, phương pháp đo
huyết áp lưu động 24 giờ với nhiều lần đo
lặp lại, giúp đánh giá biến thiên huyết áp
ngắn hạn do đó tiên lượng tổn thương cơ
quan đích và biến cố tim mạch tốt hơn so
với phương pháp đo huyết áp qui ước.
Các hình thái biến thiên huyết áp
ngắn hạn thường gặp bao gồm: THA áo

choàng trắng, THA ẩn giấu, vọt huyết áp
sáng sớm và trũng huyết áp. Và các hình
thái này đều có liên quan đến sự gia tăng
nguy cơ tổn thương cơ quan đích cũng
như biến cố và tử vong tim mạch trên bệnh
nhân THA. Do đó, chúng tôi tiến hành đề
tài này với mong muốn tìm hiểu: Các đặc
điểm hình thái của biến thiên huyết áp 24
giờ và một số yếu tố liên quan đến tình
trạng mất trũng huyết áp trên bệnh nhân
THA nguyên phát điều trị tại Khoa Cán bộ
cao cấp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân đưa vào nghiên
cứu phải thỏa đủ các tiêu chuẩn sau: Đã
được chẩn đoán THA và đang điều trị
thuốc hạ áp từ tháng 01/2018 – 05/2018.
Những bệnh nhân THA có một trong các
yếu tố sau không được đưa vào nghiên
cứu: THA thứ phát; đang mắc các bệnh lý
cấp tính; nằm liệt giường; chống chỉ định
tương đối với huyết áp kế lưu động: phù,
viêm tắc mạch chi, dị ứng với băng quấn,
rung nhĩ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả.
Hỏi và khám lâm sàng theo mẫu

thu thập số liệu. Tiến hành đo huyết áp
qui ước tại khoa vào buổi sáng 02 ngày
liên tiếp, sau đó đo huyết áp lưu động 24
giờ bằng máy Tonoport V, cài đặt khoảng
cách đo mỗi 30 phút cho cả ban ngày và
ban đêm, thời gian ngày và đêm được cá
thể hóa. Nếu HA hai tay khác biệt ≤ 10
mmHg, thì tiến hành lắp máy ở tay không
thuận; ngược lại, lắp ở tay có HA cao hơn.
67


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

3. Một số biến số nghiên cứu
Mất trũng huyết áp: HATTh trung
bình ban đêm giảm < 10% HATTh trung
bình ngày.
THA không kiểm soát ẩn giấu:
Theo tiêu chuẩn của ESH/ESC 2013, chẩn
đoán THA không kiểm soát ẩn giấu là khi
giá trị huyết áp qui ước < 140/90 mmHg
Và huyết áp lưu động trung bình 24 giờ ≥
130/80 mmHg Và hoặc huyết áp lưu động
trung bình ban ngày ≥ 135/85 mmHg [53].
THA áo choàng trắng: Theo tiêu
chuẩn của ESH/ESC 2013, chẩn đoán
THA áo choàng trắng là khi giá trị huyết áp
qui ước ≥ 140/90 mmHg Và huyết áp lưu
động trung bình 24 giờ < 130/80 mmHg

Và huyết áp lưu động trung bình ban ngày

< 135/85 mmHg [53].
Vọt huyết áp sáng sớm: Là sự
chênh lệch giữa trị số HATTh trung bình
trong 2 giờ sau khi thức dậy (trung bình 4
trị số) trừ cho trị HATTh trung bình trong
thời gian có HA thấp nhất khi ngủ (trung
bình 3 trị số). Vọt huyết áp sáng sớm cao
khi hiệu số này ≥ 37 mmHg.
4. Xử lí số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0. Đánh giá mối liên quan giữa
một số yếu tố với mất trũng huyết áp bằng
hồi qui logistic đa biến, có ý nghĩa thống
kê khi p < 0,05
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu có 60
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh

Bảng 1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Đặc điểm

n

%

Giới

Nam


60

100

Tuổi
65,8 ± 9
BMI
24,1 ± 2,9
Hút thuốc lá

≥ 60

47

78,3

BMI ≥ 25

21

35



10

16,7

Rối loạn lipid máu

Đái tháo đường




53
26

88,3
43,3

Bệnh thận mạn



25

41,7

Trong 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu 100% nam giới, tuổi trung bình là 65,8
± 9, trong đó 78,3% là người từ 60 tuổi trở lên. Có 35% bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 25),
16,7% hút thuốc lá, 43,3% có bệnh đái tháo đường và 41,7% bệnh thận mạn.

68


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái biến thiên huyết áp
Hình thái biến thiên huyết áp

THA áo choàng trắng
THA không kiểm soát ẩn giấu
Vọt huyết áp sáng sớm cao
Mất trũng huyết áp

Tần suất
1/60
24/60
6/60
45/60

Tỉ lệ (%)
1,7
40
10
75

Trong 60 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 1,7% THA áo choàng trắng, 40%
THA không kiểm soát ẩn giấu, 75% mất trũng huyết áp và 10% vọt ngủ-đáy cao.
Bảng 3.3. Liên quan giữa các yếu tố với mất trũng huyết áp
Trũng huyết áp
Yếu tố

Tuổi ≥ 60

(n, %)

Phân tích
đơn biến


Mất trũng Có trũng

(p)

36 (76,6)

11 (23,4)

0,719

BMI ≥ 25
Có hút thuốc lá
Có rối loạn lipid

20 (95,2)
6 (60)
40 (75,5)

1 (4,8)
4 (40)
13 (24,5)

0,022
0,25
1

Có đái tháo đường
Có bệnh thận mạn

23 (85,7)

23 (92)

3 (11,3)
2 (8)

0,052
0,018

Phân tích đa biến
OR

95% CI

p

15,4

1,73 – 136

0,014

9,2

1,7 – 49,4

0,01

Qua phân tích đa biến, thu được
kết quả sau:


– 136, p = 0,014.

- Bệnh thận mạn là yếu tố nguy cơ
độc lập của mất trũng huyết áp với OR =
9,2, khoảng tin cậy 95%: 1,7 – 49,4, p =
0,01.

Bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu 100% là nam giới, trong đó nhóm từ
60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất 78,3%.
Nguyên nhân có sự khác biệt này là do đặc
điểm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi
là cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu và
đương chức với nam giới khám và điều trị

- Béo phì (BMI ≥ 25) là yếu tố
nguy cơ độc lập của mất trũng huyết áp
với OR = 15,4, khoảng tin cậy 95%: 1,73

BÀN LUẬN

69


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

chiếm đa số.
Trên 60 bệnh nhân nghiên cứu, tỉ
lệ THA áo choàng trắng chiếm 1,7%. Tỉ lệ
này của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với

nghiên cứu của Jessica là 19% [6].
Tỉ lệ THA không kiểm soát ẩn
giấu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm
40%. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Võ
Thị Hà Hoa (22,9%), và Banegas (35,9%)
[1], [5]. Các nghiên cứu thấy rằng THA
không kiểm soát ẩn giấu làm tăng nguy cơ
tổn thương cơ quan đích và bệnh lý tim
mạch. Do đó, việc tối ưu hóa điều trị bằng
phương pháp đo huyết áp lưu động 24 giờ
sẽ làm giảm đáng kể số người mắc THA
không kiểm soát ẩn giấu.
Tỉ lệ vọt huyết áp sáng sớm cao
trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 10%,
thấp hơn nghiên cứu của Wang (19,4%) tại
Trung Quốc [9] và tác giả Lương Công
Thức (69,7%) [3]. Hiện tại, vẫn chưa có
sự đồng thuận về tiêu chuẩn chẩn đoán
cũng như ngưỡng giá trị xác định bệnh lý
của vọt huyết áp sáng sớm. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi chẩn đoán vọt huyết áp
sáng sớm dựa vào vọt huyết áp ngủ - đáy.
Đồng thời, chúng tôi cũng chọn giá trị vọt
huyết áp sáng sớm ở thập phân vị thứ 10
là 37 mmHg để xác định ngưỡng bệnh lý
của vọt huyết áp sáng sớm. Sở dĩ, chúng
tôi chọn giá trị này xuất phát từ hai nghiên
cứu lớn là JMS-ABPM và IDACO đều
khẳng định nguy cơ của vọt huyết áp sáng
sớm chỉ gia tăng ở thập phân vị thứ 10 ở

cả vọt huyết áp ngủ - đáy và vọt huyết áp
trước khi thức dậy [6]. Và chúng tôi chọn
70

vọt huyết áp ngủ - đáy ≥ 37 mmHg theo
nghiên cứu của IDACO do sự tương đồng
về độ tuổi dân số nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ
lệ mất trũng huyết áp chiếm 75%. Tỉ lệ này
tương đương với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Tuyết là 72,2% và nghiên cứu
của Lương Công thức là 73,1% [3], [4].
Tuy nhiên, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu
của tác giả Ngô Văn Hùng (40,9%) và tác
giả Sierra (52,8%) [2], [8].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 25)
tăng nguy cơ mất trũng huyết áp 15 lần so
với nhóm có BMI < 25, kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của Ngô Văn Hùng
[2]. THA do béo phì là do sự gia tăng cung
lượng tim và thể tích tuần hoàn, và sự hoạt
hóa quá mức hệ thần kinh giao cảm cùng
với sự gia tăng nồng độ catecholamine
trong máu. Mặc dù, cơ chế bệnh sinh của
mất trũng huyết áp cho đến nay còn chưa
rõ ràng tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn
cho rằng sự gia tăng hoạt động hệ thần
kinh giao cảm là cơ chế đóng vai trò chủ
đạo của mất trũng huyết áp. Như vậy, sự

gia tăng quá mức hoạt động hệ giao cảm là
cơ chế bệnh sinh chung của béo phì và mất
trũng huyết áp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
thấy bệnh thận mạn có liên quan đến mất
trũng huyết áp, kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Sierra [8]. Và cũng theo
một hướng dẫn của Châu Âu năm 2016 về
phòng ngừa các bệnh lý tim mach trong
thực hành lâm sàng đề nghị nên đánh giá


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tình trạng mất trũng huyết áp trên bệnh
nhân có bệnh thận mạn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân
THA điều trị nội trú tại Khoa Cán bộ cao
cấp Quân đội, độ tuổi trung vị là 64 tuổi,
nam giới chiếm 100% trong đó tỉ lệ đái
tháo đường chiếm 43,3% và bệnh thận
mạn chiếm 41,7% chúng tôi rút ra kết luận
sau:
Tỉ lệ THA áo choàng trắng là
1,7%, Tỉ lệ THA không kiểm soát ẩn giấu
là 40%, vọt huyết áp sáng sớm cao chiếm
10% và có 75% mất trũng huyết áp.
Nam giới THA có BTM làm tăng
nguy cơ mất trũng huyết áp với OR = 9,2,

khoảng tin cậy 95% = 1,7 – 19,4, p = 0,01
so với nam giới THA không có BTM.
Nam giới THA có béo phì (BMI
≥ 25) làm tăng nguy cơ mất trũng huyết
áp với OR = 15,4, khoảng tin cậy 95% =
1,73 – 136, p = 0,014 so với nam giới THA
không có béo phì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Hà Hoa, Đặng Văn Trí
(2014), “ Khảo sát đặc điểm biến thiên
huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp ẩn
giấu qua holter huyết áp 24 giờ”,Tạp chí
Tim mạch học Việt Nam, 66, tr. 149-159
2. Ngô Văn Hùng (2014), “Biến
thiên huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết
áp nguyên phát bằng máy holter huyết áp
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Lắc năm
2013”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, 18(3).

3. Lương Công Thức, Lưu Quang
Minh (2017), “Khảo sát các chỉ số biến
thiên huyết áp lưu động 24 giờ ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí
y dược học quân sự, 3, pp. 68-73.
4. Nguyễn Thị Tuyết (2011),
“Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp không
trũng qua huyết áp lưu động 24 giờ”, Tạp
chí Tim mạch học Việt Nam.
5. Banegas José R., et al (2014),
“High prevalence of masked uncontrolled

hypertension in people with treated
hypertension”, European Heart Journal,
35(46), pp. 3304-3312.
6. Jessica B., et al (2017), “Arterial
Stiffness in Treated Hypertensive Patients
With White-Coat Hypertension”, Journal
of Hypertension, 19(1), pp. 6-10.
7. Li, et al (2010), “Prognostic
value of the morning blood pressure surge
in 5645 subjects from 8 populations”,
Hypertension, 55(4), pp. 1040-8.
8. Sierra Alejandro, et al (2009),
“Prevalence and factors associated with
circadian blood pressure patterns in
hypertensive patients”, Hypertension, 53,
pp. 466-472.
9. Wang Y. L., et al (2011),
“A clinical analysis of morning blood
pressure surge in middle and old aged
male hypertensive patients”, Zhonghua
Nei Ke Za Zhi, 50(12), pp. 1030-3.

71



×