Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khảo sát cơ cấu lượt điều trị nội trú các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân quân tại khoa tâm thần - Bệnh viện Quân y 175

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.12 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

KHẢO SÁT CƠ CẤU LƯỢT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN QUÂN
TẠI KHOA TÂM THẦN- BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Đặng Trần Khang1, Nguyễn Văn Ca1, Trần Quốc Việt1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả cơ cấu lượt điều trị nội trú các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân
quân, tìm hiểu mối liên quan giữa số lượt nằm viện của các nhóm bệnh tâm thần với
một số yếu tố để xây dựng kế hoạch chăm sóc điều trị và cung cấp các dịch vụ y tế trong
những năm tiếp theo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát 292 bệnh án của quân nhân
mắc bệnh tâm thần trong năm: 2016; 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 bằng phương pháp
mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: Số lượt bệnh tâm thần chiếm 1,7% so với tổng số lượt bệnh nhân quân
vào điều trị nội trú tại Bệnh viện. Bệnh tâm thần phân liệt có số lượt điều trị nội trú
chiếm tỷ lệ cao nhất (34,25%), tiếp đó là bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng
chất (14,04%). Các bệnh nhân thuộc nhóm F00-F09 (các rối loạn tâm thần thực tổn) có
tổng ngày nằm điều trị dài nhất. Nhóm tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các
rối loạn hoang tưởng và nhóm rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất có số lần
nằm viện/bệnh nhân nhiều nhất.
Từ khóa: Rối loạn tâm thần
INVESTIGATE THE STRUCTURE  OF INPATIENT TREATMENT
TURNS OF PSYCHIATRIC DISORDERS IN MILITARY  HOSPITAL 175

Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Đặng Trần Khang ( )
Ngày nhận bài: 11/9/2018, ngày phản biện: 25/9/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2019
1


54


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ABSTRACT:
Objectives: To describe the structure of treatment care for psychiatric disorders
inpatients in military, explore the relationship between inpatient treatment turns and
some other factors in order to improve treatment care plan and provide medical services
in the following years.
Subjects and research methodology: This study is a descriptive cross-sectional
retrospective method, which based on 292 soldiers' medical records with psychiatric
disorders in 2016, 2017, and the first six months of 2018.
Results: It is shown that the rate of psychiatric disorders inpatients is 1,7 %
compare to the total inpatient treatment turns of the troops.  Schizophrenia had the
greatest rate of inpatient treatment turns  (34,25%), meanwhile the next highest rate
is mental and behavioral disorders due to psychoactive substance's uses  (14,04%).
Patients that belong to group F00-F09 (including symptomatic, mental disorders) had the
longest total treatment time. The Schizophrenia, Schizotypal delusional disorders, and
behavioral disorders type due to psychoactive substance's uses had the most inpatients
treatment turns.
Key words: Psychiatric disorder
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tâm thần là bệnh lý thường
gặp, ước tính khoảng 1/3 dân số trên thế giới
đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán một rối loạn tâm
thần trong đời[5]. Ở Việt Nam, số liệu điều
tra 10 bệnh tâm thần thường gặp ở cộng
đồng năm 2012 – 2013 cho thấy tỷ lệ mắc
là 14,2%[2]. Theo số liệu thống kê của Tổ

chức Y tế Thế giới năm 2009, số rối loạn
tâm thần mới mắc tại Việt Nam là 40,292
người[7]. Năm 2014, Bộ Y tế đặt bệnh lý
tâm thần- thần kinh (tâm thần phân liệt,
trầm cảm, các rối loạn do lạm dụng rượu,
bia và ma túy, động kinh) là một trong
những gánh nặng bệnh tật thách thức đối
với ngành y tế Việt Nam[1].
Hiện nay, việc quản lý điều trị các

bệnh nhân có rối loạn tâm thần tại các khoa,
bệnh viện tâm thần chủ yếu liên quan đến
thuốc, còn các liệu pháp như giáo dục, tâm
lý trị liệu còn hạn chế. Vấn đề này thực
sự vẫn là một thách thức to lớn cho tuyến
quân y các đơn vị.
Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân
y 175 có nhiệm vụ thu dung điều trị các
bệnh nhân là quân nhân mắc bệnh tâm
thần từ địa bàn quân khu V trở vào. Hàng
năm, tính riêng số bệnh nhân quân vào
điều trị nội trú khoảng 100-120 lượt, với
nhiều mặt bệnh đa dạng.
Tìm hiểu cơ cấu lượt điều trị nội
trú các rối loạn tâm thần là mô tả tỷ lệ phần
trăm lượt nằm viện của các nhóm bệnh
trong một giai đoạn nhất định, từ đó xác
55



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

định nhóm bệnh, bệnh lý phổ biến là việc
làm cần thiết không chỉ cho việc xây dựng
kế hoạch chăc sóc điều trị, dự trù cung cấp
các dịch vụ y tế của bệnh viện trong tương
lai mà còn có giá trị thiết thực cho ngành
quân y trong công tác giám định sức khỏe
tâm thần. Vì lý do trên, chúng tôi tiến hành
đề tài:
“Khảo sát cơ cấu lượt điều trị nội
trú các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân quân
tại khoa Tâm thần- Bệnh viện Quân y 175
từ 01/01/2016-31/07/2018” nhằm mục
tiêu:
1. Mô tả cơ cấu lượt điều trị nội
trú các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân quân
tại khoa Tâm thần- Bệnh viện Quân y 175
từ 01/01/2016 đến 30/06/2018.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa số
lượt nằm viện của các nhóm rối loạn tâm
thần với một số yếu tố: số lần nằm viện,
nhóm tuổi, tổng số ngày nằm điều trị ....
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm
292 bệnh án bệnh nhân là quân nhân
điều trị nội trú tại khoa Tâm thần- Bệnh
viện Quân y 175- Bộ Quốc Phòng trong

03 năm: 2016; 2017 và 6 tháng đầu năm

56

2018. Trong đó năm 2016 là: 109 bệnh án;
năm 2017 là: 118 bệnh án và 6 thàng đầu
năm 2018 là : 65 bệnh án.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều
trị nội trú tại khoa Tâm thần- Bệnh viện
Quân y 175- Bộ Quốc Phòng năm 2016
(ra viện từ ngày 01/01/2016 đến ngày
31/12/2016); năm 2017 (ra viện từ ngày
01/01/2017 đến ngày 31/12/2017); 6 tháng
đầu năm 2018 (ra viện từ ngày 01/01/2018
đến ngày 30/6/2018) được chẩn đoán có ít
nhất một trong các rối loạn tâm thần ở tất
cả các mã (theo chương F, ICD- 10)[4].
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án không đủ thông tin thỏa
mãn tiêu chuẩn chẩn đoán xác định các rối
loạn tâm thần theo ICD -10.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo
phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú
khoa Tâm thần- Bệnh viện Quân y 175Bộ Quốc Phòng trong 03 năm 2016; 2017
và 6 tháng đầu năm 2018.

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu: lấy mẫu toàn bộ.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Cách chọn mẫu: Lấy toàn bộ hồ sơ
bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú năm
2016; 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, thỏa
mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại
trừ.
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin
- Bệnh án điều trị của bệnh nhân.
- Phiếu thu thập thông tin: gồm
các thông tin chung về đối tượng nghiên
cứu như tuổi, giới, đơn vị, ngày vào viện,
ngày ra viện, cấp bậc…, chẩn đoán khi ra

viện theo ICD-10, các bệnh lý kèm theo
(tâm thần và cơ thể).
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu
Mã hóa dữ liệu thu thập được,
nhập số liệu vào phần mềm Epi-info 7.0.
Các số liệu được tính theo tỷ lệ phần trăm.
So sánh giữa hai tỷ lệ, số liệu bằng test Tstudent, test χ2, giá trị p được tính để xác
định sự khác biệt.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo tuổi

Đối tượng
nghiên cứu

n= 292

Tỷ lệ %

≤25

174

59,59

26-35

34

11,64

36-45

58

19,86

≥46

26

8,90


Tổng

292

100,00

Nhóm tuổi

p

< 0,001

Số lượt điều trị nội trú của các rối loạn tâm thần trong quân đội gặp ở lứa tuổi
từ 25 trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất (59,589%), trong khi đó lứa tuổi từ 46 tuổi trở lên
chiếm tỷ lệ thấp hơn cả (8,9%). Sự phân bố số lượt nằm viện lứa tuổi như trên khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Nhiều bệnh lý tâm thần là bệnh mạn tính cần phải điều
trị củng cố lâu dài, thậm chí suốt đời ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ ốm trại, đến nhiệm
vụ hàng ngày của các tuyến quân y đơn vị.

57


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Bảng 3.2. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo cấp bậc
Đối tượng

Cấp úy
(1)

Cán bộ SQQNCN
Cấp tá
(2)

Hạ sĩ quanchiến sĩ (3)

Hạ sĩ
quan
Chiến sĩ
Tổng

Cấp bậc

Quân số

Thiếu úy

10

Trung úy

18

Thượng úy

25

Đại úy

21


Thiếu tá

26

Trung tá

13

Thượng tá

1

Đại tá

2

Hạ sĩ

22

Trung sĩ

14

Bính nhì

60

Binh nhất


80
292

Tỷ lệ %

P(1,2,3)

25,34

14,33

<0,001

12,33
47,95
100

Bảng 3.2 cho thấy: rối loạn tâm thần gặp ở tất cả các đối tượng từ binh nhì đến
đại tá. Số lượt bệnh nhân là hạ sĩ quan, chiến sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (60,28%). Trong
đó tỷ lệ này ở cấp úy là 25,34%; cấp tá là 14,33%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001. Điều này có ý nghĩa trong việc dự trù hoạch định việc đầu tư xây dựng các cơ
sở điều trị bệnh lý tâm thần trong quân đội.

58


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3.3. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo đơn vị

Quân đoàn

Đơn vị

n

Tỷ lệ %

Quân đoàn 3

17

5,82

Quân đoàn 4

37

12,67

Quân khu 5

23

7,88

Quân khu 7

71


24,32

Quân khu 9

4

1,37

BCCB

5

1,71

BCTTG

4

1,37

PKKQ

20

6,85

QCHQ

50


17,12

CCSB

3

1,03

BTLTT

6

2,05

BTLBP

11

3,77

BCĐC

8

2,74

TCHC

11


3,77

TCKT

4

1,37

TC 2

1

0,34

HVLQ

3

1,03

TSQLQ2

8

2,74

BV175

3


1,03

BĐ 15

3

1,03

Tổng

292

100

Quân khu

Quân binh chủng

TỔNG CỤC

Bảng 3.3 cho thấy bệnh lý tâm thần gặp ở hầu hết các đơn vị thuộc tuyến điều trị
của bệnh viện Quân y 175 trải dài từ miền trung, tây nguyên, đông nam bộ và nam bộ.
Trong khối quân khu, quân đoàn số lượt nằm viện của quân khu 9 thấp nhất, điều này là
do quân khu 9 có một khoa điều trị bệnh tâm thần tại bệnh viện 120, đa số các bệnh nhân
được giữ lại điều trị, các trường hợp nặng mới chuyển bệnh viện Quân y 175 điều trị.
59


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019


Bảng 3.4. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian
Số lượng lượt
nằm viện

Tỷ lệ %

6 tháng đầu (1)

49

16,78

6 tháng sau

60

20,55

6 tháng đầu(2)

61

20,89

6 tháng sau

57

19,52


6 tháng đầu(3)

65

22,26

292

100

Thời gian
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018

Tổng

p

p(1,2)>0,05
>0,05 P(1,3)>0,05
P(2,3)>0,05

Bảng 3.4 cho thấy số lượt bệnh nhân tâm thần vào điều trị nội trú trong các
khoảng thời gian 6 tháng: trong đó 6 tháng đầu năm 2016 chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,78%),
6 tháng đầu năm 2018 chiếm tỷ lệ cao nhất (22,26%). Tuy vậy sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So sánh số liệu 6 tháng đầu các năm 2016, 2017, 2018
ta thấy: số lượt bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú 6 tháng đầu năm 2018 chiếm tỷ lệ
cao hơn số lượt bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú 6 tháng đầu năm 2016. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2. Cơ cấu lượt điều trị nội trú rối loạn tâm thần ở bệnh nhân quân

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ lượt nằm viện của bệnh lý tâm thần so với số lượt nằm viện chung
Biểu đồ 3.1 cho thấy khi so sánh với tổng số lượt bệnh nhân quân vào điều trị
nội trú trong thời gian nghiên cứu, số lượt bệnh lý tâm thần điều trị tại khoa A6- Bệnh
viện Quân y 175 chiếm 1,7%. Tỷ lệ này rất thấp. Điều này là dễ hiểu vì cán bộ chiến sĩ
phục vụ trong các đơn vị quân đội được sàng lọc về bệnh lý tâm thần trước khi nhập ngũ.
60


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hầu hết các bệnh lý tâm thần quân nhân mắc phải sau khi nhập ngũ.
Bảng 3.5. Số lượt điều trị nội trú của bệnh nhân quân có các rối loạn tâm thần
STT

Chẩn đoán

Số lượt

Tỷ lệ %

1

Loạn thần thực tổn

7

2,40


2

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

1

0,34

3

Rối loạn cảm xúc không biệt định

5

1,71

4

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

4

1,37

5

Rối loạn cảm xúc phân liệt

3


1,03

6

Rối loạn giấc ngủ

10

3,42

7

Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm

6

2,05

8

Rối loạn lo âu

8

2,74

9

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ


4

1,37

10
11
12

Rối loạn loạn thần cấp
Rối loạn loạn thần do sử dụng chất
Rối loạn loạn thần không thực tổn

41
2
5

14,04
0,68
1,71

13

Rối loạn phân ly

8

2,74

14


Rối loạn tâm thần và hành vi do rượu

41

14,04

15

Rối loạn tâm thần/Động kinh

14

4,79

16

Rối loạn trầm cảm

30

10,27

17

Sa sút trí tuệ

3

1,03


18

Tâm thần phân liệt

100

34,25

292

100,00

Tổng

Bảng 3.5 cho thấy số lượt quân nhân mắc tâm thần phân liệt vào điều trị nội trú
chiếm tỷ lệ cao nhất (34,25%). Kết quả này là phù hợp vì đây là một bệnh tương đối phổ
biến[3]. Theo Sdock B. J. và cộng sự, bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm khoảng 50%
tổng số giường bệnh tâm thần[6], sự khác biệt này là do chúng tôi tiến hành thống kê
trên bệnh nhân quân, còn Sdock B. J. đưa ra tỷ lệ trên dân số chung.
Rối loạn tâm thần do sử dụng chất chiếm tỷ lệ khá cao: 14,72%, tỷ lệ số lượt
nằm viện do rối loạn tâm thần và hành vi do rượu đứng vị trí số 2: 14,04%. Đặc biệt năm
61


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

2018 đã có 04 trường hợp rối loạn tâm thần liên quan đến các chất ma tuý.
Tỷ lệ này trên thực tế còn cao hơn nhiều vì rất nhiều bệnh nhân nghiện độc chất
điều trị ở các chuyên khoa khác như: tiêu hóa, chấn thương chỉnh hỉnh … vì khi vào viện
điều trị các bệnh lý nội hoặc ngoại khoa, họ buộc phải ngừng uống rượu và hội chứng

cai rượu sẽ xuất hiện.
3.3. Liên quan số lượt nằm viện của bệnh lý tâm thần với một số yếu tố
Bảng 3.6. Phân bố cơ cấu lượt rối loạn tâm thần theo nhóm bệnh lý.
Thời gian 6 tháng
6 tháng
6 tháng
6 tháng
6 tháng
đầu năm cuối năm đầu năm cuối năm đầu năm
Nhóm bệnh
2016
2016
2017
2017
2018
F00-F09
2
8
7
5
2
F10-F19

8

9

7

9


10

F20-F29

27

28

36

23

35

F30-F39

4

5

7

14

9

F40-F49

6


5

4

4

8

2

5

0

2

1

49

60

61

57

65

F50-F59

Tổng

p

>0,05

Bảng 3.6 cho thấy: số lượt nằm viện của bệnh nhân quân mắc các nhóm rối loạn
tâm thần trong khoảng thời gian 6 tháng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.7. Phân bố nhóm bệnh theo lứa tuổi
Chỉ số
Số lượt nằm viện

Chung

Tuổi ≤25

Tuổi 26-35

Tuổi 36-45

Tuổi ≥46

15

3

3

3


24

F10-F19

5

1

32

5

43

F20-F29

109

18

15

7

149

F30-F39

26


5

3

5

39

F40-F49

13

4

5

5

27

F50-F59

6

3

0

1


10

174

34

58

26

292

Nhóm bệnh
F00-F09

Tổng

Từ kết quả bảng 3.7, phân tích số lượt điều trị nội trú ta thấy: quân nhân trong
62


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nhóm F20-F29 có số lượt nằm viện nhiều nhất chủ yếu ở độ tuổi ≤25, điều này là do
rối loạn này vốn mạn tính, hay tái phát nếu bệnh nhân không tiếp tục uống thuốc điều
trị củng cố. Kế đó là nhóm F10-F19 mà chủ yếu là sử dụng rượu bia đa số ở nhóm tuổi
36-45, đây là nhóm tuổi mà các rối loạn tâm thần và hành vi do rượu xuất hiện sau nhiều
năm bệnh nhân sử dụng bia rượu. Các nhóm bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, rối
loạn cảm xúc có số lượt nằm điều trị nội trú thấp hơn, sở dĩ mặc dù các rối loạn này vốn
mạn tính nhưng tiên lượng nói chung nhẹ hơn, sau khi điều trị nội trú bệnh ổn định họ

hợp tác trong điều trị ngoại trú, họ chỉ vào điều trị nội trú khi bệnh nặng hơn.
Bảng 3.8. Phân bố nhóm bệnh theo ngày điều trị trung bình.

Chỉ số

Ngày điều trị trung bình
Năm 2016

Năm 2017

6 tháng đầu
năm 2018

Chung

F00-F09

49,70± 53,30

58,17±45,34

94,50±84,15

57,67±50,48

F10-F19

26,12±16,24

27,20±13,58


31,80±17,60

27,84±15,42

F20-F29

54,27±54,10

46,44±26,87

44,31±42,01

48,83±42,12

F30-F39

26,33±6,14

37,38±14,65

40,44±44,40

35,54±23,74

F40-F49

78,27±103,70

53,63±34,46


26,63±13,03

55,67±70,56

F50-F59
Tổng

26,86±18,52
47,82±54,90

28,50±12,02
43,59±27,65

14,00
40,75±38,76

25,90±16,20
44,54±42,00

Nhóm
bệnh

p

<0,05

Bảng 3.8 cho thấy: Tổng số ngày nằm điều trị của bệnh nhân quân trung bình
khá dài là 40,75±38,76 ngày. Các bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ có số ngày
nằm ngắn. Nhóm bệnh nhân F00-F09 (các rối loạn tâm thần thực tổn) có tổng ngày nằm

điều trị trung bình là 57,67±50,48 ngày.

63


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 17 - 3/2019

Bảng 3.9. Phân bố nhóm bệnh theo số lần/bệnh nhân vào viện.
Chỉ số
Số lần nhập viện
Tổng số lượt

Nhóm
bệnh
F00-F09

01 lần

02 lần

03 lần

≥4 lần

điều trị nội trú

15

3


1

0

24

F10-F19

26

3

2

1

43

F20-F29

98

11

4

4

149


F30-F39

26

5

1

0

39

F40-F49

17

3

1

0

27

0

0

10


9

5

F50-F59
10
0
Tổng số bệnh
192
25
nhân
Bảng 3.9 cho thấy: nhóm bệnh vào
điều trị nhiều lần chủ yếu gặp ở nhóm tâm
thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các
rối loạn hoang tưởng (F20-F29) và nhóm
rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng
chất tác động tâm thần (F10-F19). Nhóm
F10-F19 nằm nhiều lần (≥3 lần) là vì các
bệnh nhân nghiện rượu thường ở nhóm
tuổi cao hơn, họ hầu hết là cán bộ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp- là đối tượng mà
các đơn vị gặp khó khăn trong giải quyết
chính sách theo thông tư 157/2013/BQP.
Còn nhóm F20-F29 mặc dù là bệnh lý mạn
tính, hay tái phát, nhưng các quân nhân
mắc rối loạn này được giải quyết tốt theo
thông tư 157/2013/BQP nên họ không còn
công tác trong quân đội và được bệnh viện
tâm thần tuyến dân y điều trị.
KẾT LUẬN

Nghiên cứu 292 lượt điều trị nội
trú trên 231 bệnh nhân quân nhân rối loạn
tâm thần tại khoa Tâm thần- Bệnh viện
64

292

231
Quân y 175, chúng tôi rút ra một số kết
luận như sau:
Số lượt bệnh lý tâm thần chỉ
chiếm 1,7% so với tổng số lượt bệnh nhân
quân vào điều trị nội trú tại Bệnh viện.
Bệnh tâm thần phân liệt có số lượt điều trị
nội trú chiếm tỷ lệ cao nhất (34,25%), tiếp
đó là bệnh rối loạn tâm thần và hành vi
do sử dụng chất (14,04%). Các bệnh nhân
thuộc nhóm F00-F09 (các rối loạn tâm
thần thực tổn) có tổng ngày nằm điều trị
dài nhất. Nhóm tâm thần phân liệt, các rối
loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng
và nhóm rối loạn tâm thần và hành vi do sử
dụng chất mà chủ yếu là rối loạn tâm thần
và hành vi do sử dụng rượu có số lần nằm/
bệnh nhân viện cao nhất.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu trên chúng tôi có
một số kiến nghị sau:
1. Các đơn vị cần tăng cường quản



CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

lý sức khoẻ quân nhân, đặc biệt chú ý khâu
nhận quân không để công dân có liên quan
đến ma tuý nhập ngũ.

tâm lý Y học (Giáo trình giảng dạy đại
học), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội, tr. 113-127.

2. Kết hợp công tác quản lý kỷ
luật với tuyên truyền sức khoẻ, đặc biệt là
việc sử dụng rượu trong các đơn vị.

4. Tổ chức Y tế Thế giới
(1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
(PLBQT- 10F) về các rối loạn tâm thần và
hành vi, Tổ chức Y tế Thế giới, Genever,
Bản dịch tiếng Việt (Nguyễn Việt và cs),.

3. Giải quyết tốt các trường hợp
đã có xác định rối loạn tâm thần và đề nghị
giải quyết chính sách của chuyên khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế (2014), "Tăng cường
dự phòng và kiểm soát bệnh không lây
nhiễm", Báo cáo chung tổng quan ngành y
tế năm 2014. Nhà xuất bản Y học.
2. Trần Trung Hà, La Đức

Cương (2015), "Điều tra dịch tễ lâm sàng
10 rối loạn tâm thần thường gặp ở cộng
đồng thuộc 08 vùng kinh tế - xã hội khác
nhau trên cả nước", Báo cáo Hội nghị khoa
học thường niên 2015.(Bệnh viên Tâm
thần Trung ương I), tr. 3-22.
3. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn
Ngân, Nguyễn Sinh Phúc và cs (2007),
"Tâm Thần phân liệt", Tâm thần học và

5. Kessler R.C., Angermeyer
M., Anthony J.C. et al (2007), "Lifetime
prevalence and age - of - onset distributions
of mental disorders in the World Health
Organization’s World Mental Health
Survey Initiave", World Psychiatry. 6, tr.
168-176.
6. Sadock B. J., Sadock V. A.,
Ruiz P. (2015), "Schizophrenia spectrum
and other psychotic disorders", Synopsis
of psychiatry, behavioral sciences/clinical
psychiatry, 11th edition, Wolters Kluwer,
London, tr. 300-346.
7. World Health Organization
(2011), "Việt Nam Health Databank 2011",
Country Health Information Profile.

65




×