Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu biến đổi lâm sàng, X quang ngực và kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới tại trung tâm y tế quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.69 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG, X QUANG NGỰC
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Trang1, Nguyễn Huy Lực2, Hoàng Văn Thắng2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao và mối
liên quan của một số đặc điểm lâm sàng, X quang với kết quả xét nghiệm AFB đờm ở
bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) sau 2 tháng điều trị tấn công
Đối tượng, phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt ngang kết hợp theo dõi
dọc trên 78 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) được điều trị tại Trung tâm y tế quận Tân
Bình Tp. HCM, thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
Kết quả: có 64,1% bệnh nhân có biểu hiện bị ảnh hưởng tác dụng không mong
muốn của thuốc chống lao. Có mối liên quan giữa triệu chứng đau ngực, khó thở, hội
chứng hang với tính chất tổn thương, mức độ tổn thương trên X quang phổi. Những
bệnh nhân có tổn thương hang trên phim có tỷ lệ đau ngực chiếm 14,2%; khó thở chiếm
tỷ lệ 26,19%. Nghe phổi phát hiện hội chứng hang trên bệnh nhân có tổn thương hang
trên phim là 23,81%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa các triệu chứng
lâm sàng, tổn thương hang trên X quang với mức độ AFB đờm (+) trước điều trị; chưa
tìm thấy mối liên quan giữa sự cải thiện các các triệu chứng lâm sàng với mức độ tổn
thương trên X quang sau điều trị.
Từ khoá: lao phổi, tác dụng phụ của thuốc chống lao, AFB đờm, X quang phổi

Trung tâm y tế Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Trang ()
Ngày nhận bài: 11/8/2018, ngày phản biện: 30/8/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
1


2

76


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trong lao, điều trị 2 tháng tấn công.
RESEARCH ON CLINICAL CHANGE, CHEST X-RAY AND RESULT OF TREATMENT FOR NEW TUBERCULOSIS PATIENTS AFB (+)
AT TAN BINH MEDICAL CENTER, HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
Access the undestrable effect of specific remedy for tuberculosis and some relations to clinical signs, X-ray with result of AFB sputum test among the new tuberculosis
patients AFB (+) after 2 months of attack treatment.
- Subject, methods: The research describes cross-session together monitor 78
new tuberculosis patients AFB (+) who were treated in Tan Binh Medical Center in
HCM city from May 2017 to May 2018.
- Result: 64,1% of patients have sign of being affected by undesirable result of
medicine for tuberculosis. There is a relation between symptom with effect and rate of
effect through lung X-ray. The patients who have injury seen on X-ray films has percentage of 14,2% chest pain, 26,19% stuffy. Listening to lung can help to find out cave
syndrome on X-ray films: 23,3%. Research hasn’t been found out the relation between
clinical synptom and cave effect on X-ray with the level of AFB spuctum (+) before
treatment.
- The relation between the improvement of clinical symptom and the level of
injury on X-ray after treatment hasn’t been found out yet.
Keywords: tuberculosis, undesirable result of medicine for tuberculosis, AFB
spuctum, X-ray on lung in tuberculosis, 2 months of attack treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng chính trên toàn cầu. Theo
báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG – WHO Report 2016 –Global Tuberculosis
Control), năm 2015 toàn cầu có khoảng 10,4 triệu người mới mắc lao [4], [22].Theo báo

cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao quốc gia năm 2015 và phương hướng
hoạt động năm 2016: Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 14
trong 20 quốc gia có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11
trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao nhất thế giới. Năm 2015 toàn
quốc đã phát hiện 102.655 bệnh nhân, trong đó lao phổi AFB (+) mới là 50.093 bệnh
nhân; tái phát 6.542 bệnh nhân; thất bại 480 bệnh nhân; lao phổi AFB âm tính 22.520
77


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

bệnh [11].
Lao phổi AFB (+) là nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Lao phổi thường tiến
triển kín đáo, các biểu hiện lâm sàng không rõ ràng hay tái phát, dẫn tới tính trạng lao
kháng thuốc, nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân kém tuân thủ điều trị, do tác dụng phụ
của thuốc chống lao khi phải dùng kéo dài. Việc phát hiện sớm lao phổi AFB (+) mới
và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Đây là biện pháp tốt nhất để cắt đứt nguồn lây, để
kiểm soát và thanh toán bệnh lao.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu Đánh giá các tác dụng không
mong muốn của thuốc chống lao và mối liên quan của một số đặc điểm lâm sàng, X
quang với kết quả xét nghiệm AFB đờm ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) sau 2 tháng
điều trị tấn công
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân lao
phổi mới AFB (+) được điều trị tại Trung
tâm y tế quận Tân Bình Tp. HCM, thời
gian từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
- Chọn những bệnh nhân được

chẩn đoán lao phổi mới AFB đờm (+).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi
AFB (+) [6]:

chưa được điều trị đặc hiệu lao hoặc điều
trị lao nhưng chưa quá một tháng.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các thể lao phổi không phải lao
phổi mới.
- Có các bệnh kết hợp nặng khác
như viêm gan B hoạt động, xơ gan, suy hô
hấp, suy tim nặng, suy thận nặng.
- Bệnh nhân có thai hoặc đang cho
con bú, bệnh nhân trẻ em < 18 tuổi.
2. Phương pháp nghiên cứu:

- Xét nghiệm đờm trực tiếp có 2
tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.

Nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt
ngang, kết hợp theo dõi dọc.

- Xét nghiệm đờm trực tiếp có một
tiêu bản AFB (+) và hình ảnh tổn thương
trên phim X quang phổi phù hợp lao.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN

- Xét nghiệm đờm trực tiếp 1 tiêu
bản AFB (+) và nuôi cấy dương tính.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi
mới [38]: lao phổi lần đầu tiên phát hiện,
78

LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu:
- Độ tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 41,4, phân bố chủ yếu trong
2 nhóm dưới 30 tuổi (32,0%) và từ 40 - 50


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tuổi (20,5%). Phù hợp với KQNC (Nguyễn
Tuyết Phong – 2008, Đặng Đình Hiến –
2010, Trần Anh Huy – 2017).
- Nam giới chiếm tỷ lệ cao 79,5%,
nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn 20,5%. Kết
quả nghiên cứu tương tự với một số tác
giả khác, có thể là do nam giới gánh vác
những công việc nặng nhọc, lối sống với
những thói quen như uống rượu, hút thuốc

lá,… ở nam giới gặp nhiều hơn nữ giới.
- Trong số BN nghiên cứu phần
lớn là thể trạng trung bình và hơi gầy,
không có BN lao nào béo phì trong nghiên
cứu. Tương tự kết quả của Đặng Đình Hiến
(2010), Thân Minh Khương (2016), điều

này có thể liên quan đến điều kiện kinh tế
xã hội.

Bảng 1. Đặc điểm triệu chứng toàn thân
Triệu chứng lâm sàng
Sốt
Mệt mỏi
Ra mồ hôi trộm
Chán ăn
Gầy sút cân

Số lượng n=78
58
74
45
66
58

Triệu chứng toàn thân gặp với tỷ
lệ khá cao và phong phú như mệt mỏi gặp
nhiều nhất với 94,8%, tiếp đến là chán ăn
84,6%; triệu chứng sốt nhẹ, gầy sút cân

gặp tỷ lệ tương đương nhau 74,4%. Tương
tự nghiên cứu của Trần Anh Huy (2017),
mệt mỏi 96,30%, Anton.P và cs (2013), sốt
70%.

Bảng 2. Đặc điểm triệu chứng cơ năng thực thể
Số lượng n=78

Triệu chứng lâm sàng

Ho kéo dài
Ho ra máu
Khó thở
Đau ngực
Hội chứng đông đặc
Hội chứng hang

Trong nghiên cứu chúng tôi gặp
chủ yếu là ho, ho ra máu chỉ gặp 7,8, HC
đông đặc: 34 BN, (43,6%). HC hang: 10
BN (12,8%). Đau ngực, khó thở ít gặp hơn
lần lượt là 23,1% và 16,7%. Tương tự NC

Tỷ lệ %
74,4
94,9
57,7
84,6
74,4

77
6
13
18
34
10

Tỷ lệ %

98,7
7,8
16,7
23,1
43,6
12,8

của Nguyễn Thị Hậu (2015), ho 100%,
hội chứng đông đặc 52,4%, Fishman.AP
(2015), ho 91-95%. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi ít Trần Anh Huy (2017) khó
thở 35,19%; đau ngực 59,26%), Fuge.TG
79


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

và cs 2016 (khó thở 63,5 - 70,4%).
2. Tác dụng không mong muốn của thuốc và mối liên quan một số đặc điểm
lâm sàng và X quang và kết quả điều trị
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện tác dụng không mong muốn của thuốc
Biểu hiện
độc thuốc
Có biểu hiện
Không có

Thời kỳ đầu điều trị
n=78
%
50

64,1
28
35,9

Có 64,1% bệnh nhân bị ảnh hưởng
bởi tác dụng phụ của thuốc trên lâm sàng
sau 2 tuần dùng thuốc điều trị lao với các
dấu hiệu mệt mỏi, dị ứng, chóng mặt, giảm
thị lực, RLTH, viêm dây TK ngoại biên…,
, sau 2 tháng điều trị tấn công, các triệu
chứng được cải thiện đáng kể, từ 64,1%
xuống còn 35,9%, trong đó chúng tôi chỉ

Sau 2 tháng điều trị
n=78
%
28
35,9
50
64,1

p
0,046

thấy dấu hiệu mệt mỏi có sự thay đổi có ý
nghĩa từ 43.6% xuống còn 1.3%, p<0,05.
Các dấu hiệu khác cũng có sự khác biệt
trước và sau 2 tháng điều trị nhưng không
có ý nghĩa, p>0,05. Đặng Đình Hiến (2010)
nghiên cứu trên 45 bệnh nhân lao phổi mới

AFB (+) cũng cho kết quả tương tự.

Bảng 4. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với đặc điểm tổn thương hang
trên X quang phổi sau 2 tháng điều trị
Có hang
Không có hang
Triệu chứng lâm sàng
p
(n=42)
(n=36)
n
%
n
%
Ho
42
100,0
35
97,2
0,462
Đau ngực
6
14,3
12
33,3
0,047
Khó thở
2
4,8
11

30,6
0,002
Hội chứng đông đặc
22
52,4
12
33,3
0,091
Hội chứng hang
10
23,8
0
0
0,001

Triệu chứng đau ngực có ở
14,3% bệnh nhân có tổn thương hang
và 33,3% bệnh nhân không có tổn
thương hang, khác biệt có ý nghĩa, p <
0,05. Triệu chứng khó thở có ở 4,8%
bệnh nhân có tổn thương hang trên X
quang phổi và có ở 30,6% bệnh nhân
80

không có hang, khác biệt có ý nghĩa, p
< 0,05. Hội chứng hang ở nhóm bệnh
nhân lao phổi có hang trên X quang là
10/42 bệnh nhân (23,81%). Trần Anh
Huy (2017) nghiên cứu 43 BN lao phổi
mới có hang trên phim X quang cũng

cho kết quả tương tự, hội chứng hang


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chỉ gặp11,62%/43 BN lao phổi mới có
hang trên phim X quang. Điều này có
nghĩa có nhiều trường hợp bệnh nhân

có tổn thương hang trên phim nhưng
không phải trên lâm sàng lúc nào cũng
phát hiện được hội chứng hang.

Bảng 5. Mối liên quan giữa triệu chứng toàn thân với mức độ tổn thương trên
X quang phổi chuẩn sau 2 tháng điều trị
Hình ảnh
XQ
Lâm sàng
Sốt
Mệt mỏi
Ra mồ hôi trộm
Gầy sút cân

Mức độ hẹp
n=54
n
%
37
68,5
50

92,6
28
51,9
36
66,7

Mức độ vừa
n=15
n
%
14
93,3
15
100
11
73,3
15
100,0

Ở những BN tổn thương diện vừa
có triệu chứng gầy sút cân là 100%, diện
hẹp và diện rộng gầy sút cân là tương
đương (66, 7% và 77,8%), khác biệt có ý
nghĩa, p<0,05. Trần Anh Huy (2017), tìm
hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng
với X quang phổi chuẩn cho thấy các triệu
chứng sốt, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, gầy sút
cân gặp nhiều ở những bệnh nhân có diện
tổn thương rộng hơn những bệnh nhân có


Mức độ rộng
n=9
n
%
7
77,8
9
100
6
66,7
7
77,8

p
0,154
0,739
0,291
0,018

diện tổn thương vừa và hẹp, tuy nhiên sự
khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Các triệu chứng lâm sàng nói chung
và các triệu chứng toàn thân nói riêng ở
bệnh nhân lao phổi thường nghèo nàn,
thậm chí không tương xứng với mức độ
tổn thương, có bệnh nhân bị lao phổi nặng
nhưng vẫn không phát hiện được vì không
có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Bảng 6. Mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với kết quả xét nghiệm AFB

đờm sau 2 tháng điều trị
AFB
Lâm sàng
Sốt
Gầy sút cân
Ho
Hội chứng
hang

AFB (3+)
n=14

AFB (2+)
n=14

AFB (1+)
n=34

AFB < (1+)
n=16

n

%

n

%

n


%

n

%

13
13
14

92,9
92,9
100,0

9
8
14

64,3
57,1
100,0

25
25
34

73,5
73,5
100,0


11
12
15

68,8
75,0
93,8

0,302
0,196
0,564

4

28,6

3

21,4

3

3,8

0

0,0

0,060


p

81


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các triệu
chứng lâm sàng với kết quả xét nghiệm
AFB đờm, p > 0,05. Nghiên cứu của
chúng tôi khác với nghiên cứu của Đặng
Đình Hiến (2010), tác giả nghiên cứu khi
so sánh các triệu chứng lâm sàng giữa hai
nhóm lao phổi AFB dương tính và nhóm

lao phổi AFB âm tính đã cho thấy các triệu
chứng sốt, gầy sút cân, mệt mỏi, chán ăn
gầy sút cân gặp ở nhóm lao phổi có kết quả
xét nghiệm AFB dương tính nhiều hơn ở
nhóm lao phổi có xét nghiệm AFB đờm
âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) [43].

Bảng 7. Liên quan giữa tổn thương hang trên X quang với AFB đờm sau 2 tháng
điều trị


Hình ảnh XQ


AFB
AFB 3(+)
AFB 2(+)
AFB 1(+)
AFB < 1(+)

n
10
10
16
6

Có hang

Không có hang

n=42

n=36

Số bệnh nhân có tổn thương hang
trên X quang phổi giảm theo mức độ dương
tính của AFB đờm, cụ thể kết quả xét
nghiệm đờm có 14 bệnh nhân có AFB đờm
dương tính 3+ có 10 bệnh nhân (23,81%)
có tổn thương hang trên X quang phổi; 14
bệnh nhân có AFB đờm dương tính 2+, có
10 bệnh nhân (23,8%) có hang trên phim
X quang; 34 bệnh nhân xét nghiệm AFB

dương tính 1+, có 16 bệnh nhân (38,1%)
có hang trên X quang phổi, 16 bệnh nhân
có xét nghiệm AFB dương tính < 1+, có
6 bệnh nhân (14,3%). Như vậy giữa các
mức độ AFB dương tính chúng tôi không
thấy có sự khác biệt về tổn thương hang
trên phim X quang phổi ở các bệnh nhân
82

%
23,8
23,8
38,1
14,3

n
4
4
18
10

p
%
11,1
11,1
50,0
27,8

0,120


nghiên cứu (p > 0,05). Có thể do cỡ mẫu
của chúng tôi chưa đủ để thống kê có ý
nghĩa. Nghiên cứu của chúng tôi khác với
Trần Anh Huy (2017), khảo sát mối liên
quan giữa mức độ AFB đờm dương tính
với tổn thương hang trên phim X quang
phổi ở 76 bệnh nhân lao phổi AFB (+)
mới cho thấy số lượng hang có liên quan
tới mức độ AFB dương tính. Những bệnh
nhân có hang đường kính nhỏ hơn 4cm
trên phim X quang phổi chủ yếu gặp nhiều
bệnh nhân có AFB dương tính 1+, ngược
lại những bệnh nhân có đường kính hang
trên phim X quang lớn hơn 4cm gặp nhiều
ở bệnh nhân có mức độ AFB dương tính
2+ và 3+.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 8. Mối liên quan giữa diện tổn thương trên X quang với AFB đờm sau 2
tháng điều trị
Mức độ hẹp
Mức độ vừa
Mức độ rộng
X quang
n=54
n=15
n=9
p

n
%
n
%
n
%
AFB
AFB 3(+)
6
11,1
5
33,3
3
33,3
AFB 2(+)

12

22,2

0

0

2

22,2

AFB 1(+)


27

50,0

5

33,3

2

22,2

AFB <1(+)

9

16,7

5

33,3

2

22,2

Mức độ tổn thương trên X quang
diện hẹp gặp số bệnh nhân có AFB dương
tính 1+ nhiều hơn số bệnh nhân có AFB
dương tính 2+, 3+ (50,0% lần lượt so với

22,22%, 11,11%, 16,66%), khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở những
bệnh nhân có diện tổn thương vừa và rộng
chúng tôi gặp số lượng bệnh nhân có AFB
dương tính < 1+, 1+, 2+, 3+ tương đương
nhau, không có sự khác biệt giữa mức độ
tổn thương vừa và rộng trên phim X quang

0.079

phổi với mức độ dương tính AFB đờm (p >
0,05). Trần Anh Huy (2017) tìm hiểu mối
liên quan giữa mức độ AFB dương tính với
mức độ tổn thương trên phim chụp cắt lớp
vi tính ngực cho thấy mức độ AFB dương
tính 1+ gặp nhiều ở mức độ tổn thương
hẹp, mức độ AFB dương tính 2+, 3+ lại
gặp nhiều ở mức độ tổn thương rộng, tuy
nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.

Bảng 9. Mối liên quan giữa mức độ tổn thương trên X quang với cải thiện triệu
chứng lâm sàng sau 2 tháng điều trị
X quang
Mức độ hẹp
Mức độ vừa
Mức độ rộng
p
n=54
n=15

n=9
n
%
n
%
n
%
Lâm sàng
Hết sốt
53
86,9
5
100,0
1
50,0
0,349
Hết ho
45
73,8
5
100,0
4
50,0
0,241
Hết khó thở
60
98,4
5
100,0
2

100,0
1
Hết đau ngực
60
98,4
5
100,0
2
100,0
1
Nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tổn
thương trên X quang với sự cải thiện triệu
chứng lâm sàng sau 2 tháng điều trị với p
> 0,05.
KẾT LUẬN
* Biểu hiện các tác dụng không

mong muốn của thuốc
- Các biểu hiện tác dụng không
mong muốn của thuốc chống lao sau 2
tháng điều trị được cải thiện rất tốt: thời
kỳ đầu điều trị có 64,1% bệnh nhân có
biểu hiện tác dụng không mong muốn, sau
điều trị 2 tháng chỉ còn 35,9% bệnh nhân,
83


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018


khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Các tác
dụng phụ hay gặp nhiều nhất là mệt mỏi
(43,6%), sau 2 tháng điều trị chỉ còn 1,3%.
* Mối liên quan giữa đặc điểm
lâm sàng với X quang phổi và AFB đờm:
- Có mối liên quan giữa triệu
chứng lâm sàng đau ngực, khó thở, hội
chứng hang với tính chất tổn thương, mức
độ tổn thương trên X quang ngực, những
bệnh nhân có tổn thương hang trên phim
có tỷ lệ đau ngực chiếm 14,2%; khó thở
chiếm tỷ lệ 26,19%. Nghe phổi phát hiện
hội chứng hang trên bệnh nhân có tổn
thương hang trên phim là 23,81%.
- Các triệu chứng ho, hội chứng
đông đặc ở những bệnh nhân có hang và
không có hang trên X quang không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tất cả bệnh
nhân có tổn thương diện vừa trên phim X
quang đều gầy sút cân.
- Chưa thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các triệu chứng lâm
sàng như ho, sốt, gầy sút cân, hội chứng
hang với mức độ AFB đờm (+) cũng như
mối liên quan giữa hình ảnh tổn thương
hang trên phim với mức độ AFB đờm (+)
vào thời điểm trước điều trị.
- Sau 2 tháng điều trị nhóm các
bệnh nhân nghiên cứu cũng không thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ

tổn thương trên phim X quang phổi với sự
cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chesnutt M.S, Prendergast T.J
(2016), “Pulmonary tuberculosis”, Pulmonary
disorders, Current Medical Diagnosis and
Treatment, Ed by Papadakis M.A, McGraw –
Hill, New York, pp. 242– 279.
84

2. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn
chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao, Bộ Y tế.
3. Chương trình chống lao quốc
gia (2016), Báo cáo tổng kết Hoạt động trình
chống lao năm 2015 và phương hướng hoạt
động năm 2016, Bộ Y tế.
4. Hopewell.PC, Maeda. MK,
Ernst JD (2016), “Tuerculosis”, Murray and
Nadel’ Textbook of Respiratory Medicine, 6th
ed ELSEVIER Saunders, Philadelphia, pp.
593- 628.
5. Nguyễn Tuyết Phong (2008),
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình
chẩn đoán lao phổi tại bệnh viện lao và bệnh
phổi tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ y học,
Học viện Quân Y, Hà Nội.
6. Đặng Đình Hiến (2010), Nghiên
cứu đáp ứng điều trị của phác đồ 2SHRZ/6HE
giai đoạn tấn công trong lao phổi mới tại bệnh
viện lao và bệnh phổi Bắc Ninh, Luận văn thạc

sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hậu (2015),
Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ kháng
thuốc và kết quả điều trị tấn công ở bệnh nhân
lao phổi tái phát, Luận văn thạc sĩ y học, Học
viện Quân Y, Hà Nội.
8. Trần Anh Huy (2017), Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chụp cắt
lớp vi tính ngực ở bệnh nhân lao phổi mới AFB
dương tính và lao phổi tái phát, Luận văn thạc
sĩ y học, Học viện Quân y, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Thân Minh Khương (2016),
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
kháng rifampicin ở bệnh nhân lao phổi tái phát
và thất bại điều trị tại Bắc Giang, Luận văn thạc
sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.



×