Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát trên bệnh nhân xơ gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.46 KB, 9 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM PHÚC MẠC
VI KHUẨN TỰ PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN
Trương Tâm Thư 1, Trần Việt Tú 2
TÓM TẮT
Viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát là một trong những biến chứng nặng của xơ
gan. Tỉ lệ viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát trên bệnh nhân xơ gan nằm viện từ 24,7%
đến 51%. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về viêm phúc mạc vi khuẩn tự
phát trên bệnh nhân xơ gan nhưng số liệu về các yếu tố nguy cơ phát triển viêm phúc
mạc vi khuẩn tự phát còn giới hạn tại Việt Nam. Mục tiêu: Phát hiện ra các các yếu
tố nguy cơ phát triển viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát trên bệnh nhân xơ gan. Phương
pháp: 65 bệnh nhân xơ gan bao gồm Child Pugh B,C và được chọc dò dịch cổ trướng tại
Bệnh viện Chợ rẫy. Viêm phúc mạc vi khuẩn được chẩn đoán dựa vào bạch cầu đa nhân
trung tính trong dịch cổ trướng ≥ 250/ mm3 hoặc/ và cấy dịch cổ trướng dương tính.
Kết quả: Dùng thuốc ức chế bơm proton ≥ 7 ngày (OR:38,77; p<0.0001), viêm phổi
(OR: 7,5; p<0.05), bệnh não gan (OR=3,61;p<0,05) protein trong dịch cổ trướng <
1g/dl (OR:2,67; p<0.05), bilirubin tòan phần ≥ 2.5mg/dl (OR=2,54; p<0.05), albumin
huyết thanh < 2.5 mg/dl (OR: 6,19; p<0.01), Child Pugh C (R:3,36; p<0.05), điểm số
MELD ≥ 20 (OR:3,79; p<0,05), bạch cầu máu ≥ 9000/mm3 (OR:3,18; p<0,05), tăng
CRP (OR:12,05; p<0,05), natri huyết thanh <130 meq/l (OR:3,19; p<0,05) được xem
như là các yếu tố nguy cơ độc lập cho sự phát triển của viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát
Từ Khóa : Các yếu tố nguy cơ, viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát, xơ gan
RISK FACTORS OF SPONTANEOUS BACTERIAL PERITONITIS IN
PATIENTS WITH LIVER CIRRHOSIS

Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Trương Tâm Thư ()
Ngày nhận bài: 12/8/2018, ngày phản biện: 25/8/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018


1
2

85


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

ABSTRACT
Background: Spontaneous bacterial peritonitis (SBP) is one of serious
complication of liver cirrhosis. Rate of SBP in patients with liver cirrhosis in hospitalized
has been estimated form 24.7% to 51%. E. coli were the most frequently recovered
pathogens. It is about 25%. In recent years, many studies of SBP in patients with liver
cirrhosis but there are limited data of risk factors for development of SBP in Viet
Nam. Objective: To find out risk factors for development of SBP in patients with liver
cirrhosis. Methods: 65 patients with liver cirrhosis consist of Child Pugh B, C and
ascites undergoing paracentesis at Cho Ray hospital. SBP was diagnosed based on a
polymorpho-nuclear cell count in ascitic fluid of ≥ 250 cells/mm3 or/ and characterized
by ascitic fluid with positive culture. We calculate the odd ratio to identify risk factors for
development of SBP in patients with liver cirrhosis. Results: Use proton pump inhibitor
drugs ≥ 7 days (OR:38.77; p<0.0001), infection of lung (OR: 7.5;p<0.05),hepatic
encephalopathy (OR=3.61;p<0,05), protein in ascite fluid <1g/dl (OR:2.67; p<0.05),
total bilirubin ≥ 2.5mg/dl (OR=2.54; p<0.05), albumin <2.5 mg/dl (OR: 6.19; p<0.01),
Child Pugh stage C (R:3.36; p<0.05), MELD score ≥ 20 (OR:3.79; p<0,05), white blood
cell count ≥ 9000/ mm3 (OR:3,18; p<0,05), increased CRP level (OR:12.05; p<0,05)
and serum sodium level <130 meq/l (OR:3.19; p<0,05) emerged as independent risk
factors for SBP development.
Key works: spontaneous bacterial peritonitis, risk factors, liver cirrhosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát

(VPMVKTP) là một trong những biến
chứng hay gặp trên bệnh nhân xơ gan với
tỉ lệ 24,7% [5], 51% [49]. Chủ yếu do vi
khuẩn Escherichia coli 25% [5]. Bệnh
nhân xơ gan có biến chứng viêm phúc mạc
vi khuẩn tự phát thời gian sống còn 1 năm
30-50%, 2 năm 20-30% [51].
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy
cơ phát triển viêm phúc mạc vi khuẩn tự
phát trên bệnh nhân xơ gan như : các yếu
tố sinh hóa, lâm sàng, di truyền, thuốc [24].
86

Theo tác giả Razy F xơ gan Child
– Pugh C, Xuất huyết tiêu hóa dạ dày
ruột, nồng độ protein trong dịch cổ trướng
ít hơn 1g/l, dịch cổ trướng nhiều, nhiễm
trùng tiểu hay viêm phổi là yếu tố nguy cơ
phát triển viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự
phát [50].
Schwabl P nghiên cứu trên 575
bệnh nhân xơ gan có dịch cổ trướng được
chọc dò khi nhập viên cho thấy: nồng độ
Natri trong huyết thanh thấp, Child – Pugh
C, bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch
cổ trướng ≥ 100 tế bào/μl là yếu tố nguy cơ


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


phát triển viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự
phát và có liên quan tỉ lệ tử vong [59]
Trong những năm gần đây, nhiều
nghiên cứu về viêm phúc mạc vi khuẩn tự
phát trên bệnh nhân xơ gan nhưng số liệu
về các yếu tố nguy cơ phát triển viêm phúc
mạc vi khuẩn tự phát còn giới hạn tại Việt
Nam. Mục tiêu nghiên cứu: "Tìm hiểu mối
liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và VPMVKTP trên bệnh nhân xơ gan".
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ
phân bố. Các đối tượng nghiên cứu được
chia làm hai nhóm và thỏa các tiêu chuẩn
lựa chọn.
- Nhóm 1: Bao gồm 33 bệnh nhân
xơ gan được xác định là viêm phúc mạc vi
khuẩn tự phát (VPMVKTP)
- Nhóm 2: Bao gồm 32 bệnh nhân
xơ gan được xác định không bị viêm phúc
mạc vi khuẩn tự phát (KVPMVKTP).
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh
- Chẩn đoán xơ gan:
Xơ gan Child – Pugh B, Child –
Pugh C: Dựa vào hội chứng suy tế bào gan
và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Chẩn đoán viêm phúc mạc vi
khuẩn tự phát
+ Cấy dịch cổ trướng dương tính


một loại vi khuẩn
+ Và hoặc bạch cầu đa nhân trung
tính trong dịch cổ trướng ≥ 250/mm3
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Xơ gan Child – Pugh A
- Dịch cổ trướng do lao, ung thư
- Viêm phúc mạc vi khuẩn thứ
phát
- Trước đó điều trị phẫu thuật
trong ổ bụng
- Trước đó có can thiệp chọc dò
hay chọc tháo dịch cổ trương
- Trước đó có can thiệp nội soi ổ
bụng chẩn đoán hay điều trị
- Trước đó có can thiệp điều trị đốt
khối u ở gan
- Không đồng ý tham gia nghiên
cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Loại hình nghiên cứu: Nghiên
cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh
đối chứng.
- Cách tính cỡ mẫu: chọn cỡ mẫu
thuận tiện áp dụng trong nghiên cứu lâm
sàng.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh
nhân được chẩn đoán xơ gan Child – Pugh

B, Child - Pugh C theo tiêu chuẩn chọn
87


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

bệnh và tiêu chuẩn loại trừ.
- Phương pháp phân nhóm: chia
làm hai nhóm
Nhóm 1: Viêm Phúc mạc vi khuẩn
tự phát (VPMVKTP)
Nhóm 2: Không Viêm phúc mạc
vi khuẩn tự phát (KVPMVKTP)
Bệnh nhân nhập viện tại khoa nội
tiêu hóa gan mật bệnh viện Chợ Rẫy
2.2. Các bước tiến hành
- Khám sàng lọc: Tất cả bệnh nhân
chẩn đoán xơ gan Child - Pugh B, C dựa
trên lâm sàng được nhập điều trị nội trú tại
khoa nội Tiêu hoá Bệnh viện Chợ Rẫy..
- Chọc dò dịch cổ trướng làm xét
nghiệm,: màu sắc, sinh hóa, tế bào, vi sinh
2.3 xử lý và phân tích số liệu
Biến chứng

Kiểm định sự khác biệt giữa hai
biến định lượng có phân phối chuẩn bằng
phép kiểm T test, hai biến không có phân
phối chuẩn bằng phép kiểm Mann Whitney.
Kiểm định mối tương quan giữa

các biến định tính bằng phép kiểm Chi
bình phương (có hiệu chỉnh theo Exact’s
Fisher).
+ Tính chỉ số nguy cơ tương đối
OR (odd ratio)
KẾT QUẢ
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ và viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát
OR; [CI-95%]

VPMVKTP(n=33)
Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

15
17

45,5
51,5

6
23

18,8
71,9


18

54,6

4

12,5

Không

13

39,4

28

87,5

Viêm phổi


11

33,3

4

12,5


Không

21

63,6

28

87,5

Child pugh
B

5

15,2

12

37,5

C

28

84,8

20

62,5


Bệnh não gan

Không
PPI≥7 ngày


88

Số liệu thu được xử lý theo các
thuật toán thường dùng trong thống kê y
sinh học sử dụng phần mềm SPSS 24.0
(2016).

p
3,61 [1,18-11,0]
<0,05
38,77 [31,5-40,92]
<0,0001
7,5 [1,51-37,3]
<0,05
3,36 [1,02-11,05]
<0,05


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MELD
MELD ≥ 20


29

87,9

21

65,6

MELD < 20

4

12,1

11

34,4

Bạch cầu
BC ≥ 9000

17

51,5

8

25,0

BC < 9000


16

48,5

24

75,0

CRP
≥ 10 mg/l

31

93,9

18

56,3

<10 mg/l

2

6,1

14

43,8


Bilirubin
≥ 2,5mg/dl

28

84,8

22

68,8

< 2,5mg/dl

5

15,2

10

31,3

Albumin
≥ 2,5mg/dl

26

78,8

12


37,5

< 2,5mg/dl

7

21,2

20

2,5

Na meq/l
Na < 130

14

42,4

6

18,8

Na ≥ 130

19

57,6

26


81,3

Protein
<1g/dl

22

66,7

15

46,9

≥ 1g/dl

11

33,3

17

53,1

Nhận xét ; Các yếu tố trên như :
bệnh nhân xơ gan có bệnh não gan, viêm
phổi, dùng thuốc ức chế bơm proton ≥ 7
ngày, Child Pugh C, MELD≥ 20, Bilirubin
máu tăng ≥ 2,5 mg/dl, Albumin ≥ 2,5 mg/
dl, bạch cầu máu ≥ 9000 G/l, Natri máu

<130 meq/l, CRP ≥ 10mg/l , Protein dịch
cổ trướng < 1 g/dl là những yếu tố nguy cơ
phát triển viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát
trên bệnh nhân xơ gan
BÀN LUẬN

3,79 [1,06-13,58]
<0,05
3,18 [1,11-9,12]
<0,05
12,05[2,45-59,19]
p<0,0001
2,54 [1,75-8,53]
<0,05
6,19 [2,06-18,58]
<0,01
3,19 [1,03-9,83]
<0,05
2,67 [1,83-6,18]
<0,05

Theo Fachrul Razy và cộng sự các
yếu tố nguy cơ của VPMNKTP là: Xơ gan
Child-Pugh C, xuất huyết tiêu hoá ở BN xơ
gan Child-Pugh C có hoặc không can thiệp
chích xơ cầm máu, protein dịch cổ trướng
< 1g/L, nhiễm trùng tiết niệu hoặc hô hấp,
đặt catheter nội mạch, tiền căn VPMVKTP
và các vết trầy xước lớn [7].
Toru Shizuma (2018): Các yếu tố

liên quan đến tỷ lệ mắc VPMVKTP ở bệnh
nhân xơ gan cổ trướng bao gồm tuổi tác,
89


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

tiền sử VPMVKTP, chảy máu đường tiêu
hóa và can thiệp nội soi để kiểm soát. Mức
độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng
gan bao gồm điểm Child-Pugh hoặc mô
hình cho điểm gan giai đoạn cuối (MELD)
đã được báo cáo là yếu tố tiên đoán. Số
lượng tế bào và nồng độ protein thấp (<1,5
g / dL) trong DCT, có thể liên quan đến
mức độ giảm âm trong DCT, cũng đã
được báo cáo là yếu tố tiên đoán. Mức độ
nghiêm trọng của rối loạn chức năng gan
và nồng độ albumin huyết thanh và DCT
cũng đã được báo cáo là yếu tố nguy cơ
cho sự tái phát của VPMVKTP [12].
Tỉ lệ sử dùng thuốc ức chế bơm
proton ≥ 7 ngày ở nhóm VPMVKTP
chiếm tỉ lệ cao với 54,6%. Trong khi
đó tỉ lệ sử dụng thuốc PPI < 7 ngày
6,1%. Nhóm VPMVKTP có xu hướng
sử dụng thuốc ức chế bơm proton cao
hơn nhóm KVPMVKTP và ngược lại
không dùng thuốc ức chế bơm proton
ở nhóm KVPMVKTP thì cao hơn nhóm

VPMVKTP. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê. Nguy cơ bị VPMVKTP ở các
đối tượng có sử dụng thuốc ức chế bơm
proton ≥ 7 ngày sẽ tăng gấp 38,77 lần so
với đối tượng không sử dụng thuốc ức
chế bơm proton. Có mối liên quan giữa
dùng thuốc PPI ≥ 7 ngày với VPMVKTP
OR=38,77; khoảng tin cậy không chứa 1;
[CI-95%}=31,5-40,92]; p<0,0001
Nguy cơ bị VPMVKTP ở những
bệnh nhân có viêm phổi kèm theo gấp 7,5
90

lần so với những bệnh nhân không có viêm
phổi kèm theo. Có mối liên quan giữa viêm
phổi với VPMVKTP OR=7,5; khoảng tin
cậy không chứa 1; [CI-95%=1,51-37,3];
p<0,05
Bệnh nhân xơ gan có bệnh não
gan nguy cơ VPMVKTP 3,61 lần so với
những bệnh nhân không có bệnh não gan
với OR=3,61; khoảng tin cậy không chứa
1; [CI-95%}=1,18-11,0]; p<0,05. Theo tác
giả Haroon M, bệnh nhân xơ gan có bệnh
não gan có tỉ lệ VPMVKTP 52,3%[36]
Ở những đối tượng có protein
DCT < 1g/dl thì nguy cơ bị VPMVKTP
tăng gấp 2,67 lần so với những đối tượng
có protein DCT ≥ 1g/dl. Có mối liên
quan giữa protein DCT với VPMVKTP

OR=2,67; khoảng tin cậy không chứa 1;
[CI-95%=1,83-6,18]; p<0,05.
Nguy cơ VPMVKTP tăng gấp 2,4
lần ở những BN có bilirubin TP ≥ 2,5mg/
dl trong số đối tượng nghiên cứu. Có
mối liên quan giữa bilirubin TP ≥ 2,5mg/
dl với VPMVKTP OR=2,54; khoảng tin
cậy không chứa 1; [CI-95%=1,75-8,53];
p<0,05.
Có mối liên quan giữa có biến
chứng khác với VPMVKTP OR=2,40;
khoảng tin cậy không chứa 1; [CI95%=1,85-6,73]; p<0,05.
Nhóm xơ gan có phân loại Child
- Pugh C thì nguy cơ bị VPMVKTP cao
gấp 3,36 lần nhóm xơ gan có phân loại


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Child - Pugh B với OR=3,36; khoảng tin
cậy không chứa 1; [CI-95%=1,02-11,05];
p<0,05.

130,12±6,72 thấp hơn nhóm KVPMVKTP
134,1±6,44 có ý nghĩa thống kê, p<0,01.
[11].

Tỉ lệ tăng bạch cầu ờ nhóm
VPMVKTP cao gấp 2 lần nhóm
KVPMVKTP. Có mối liên quan giữa số

lượng BC ≥ 9000/ mm3 với VPMVKTP
OR=3,18; khoảng tin cậy không chứa 1;
[CI-95%=1,11-9,12]; p<0,05.

Có mối liên quan giữa tăng CRP
với VPMVKTP OR=12,05; khoảng tin
cậy không chứa 1; [CI-95%=2,45-59,19];
p<0,05.

Tống Nguyễn Diễm Hồng tỉ lệ
bạch cầu ≥ 9000/ mm3 chiếm 52,29% [1].
Phạm Ngọc Danh Khoa tỉ lệ bạch cầu ≥
9000/ mm3 nhóm VPMVKTP là 44,2%
khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm
KVPMVKTP, p<0,05 [2].
Tỉ lệ BN có natri máu < 130
mEq/l ở nhóm VPMVKTP cao gấp 2,25
lần nhóm KVPMVKTP với 42,4% so với
18,8%. Có mối liên quan giữa điểm giảm
nồng độ Na < 130 mEq/ L với VPMVKTP
OR=3,19; khoảng tin cậy không chứa 1;
[CI-95%=1,03-9,83]; p<0,05. Điều này có
nghĩa là những BN xơ gan có hạ natri máu
< 130 mEq/l thì nguy cơ bị VPMVKTP
tăng 3,19 lần.
Lê Thanh Quỳnh Ngân hạ natri
máu là nguy cơ xuất hiện VPMVKTP [3].
Tống Nguyễn Diễm Hồng hạ natri máu ≤
130mEq/l gặp ở 44,04% BN VPMVKTP
cao hơn nhóm KVPMVKTP có ý nghĩa

thống kê, p <0,01 [1].
Schwabl Philipp và cộng sự nồng
độ natri trung bình nhóm VPMVKTP là

Thang điểm MELD được sử dụng
trong lâm sàng để đánh giá chức năng gan
và tiên lượng khả năng tử vong cũng như
tái xuất huyết trên những BN xơ gan [4].
Khi điểm MELD và Child-Pugh càng cao,
nguy cơ VPMVKTP càng cao, p=0,001
[3].
Chúng tôi lấy điểm cut của thang
điểm MELD là < 20 cho thấy ở nhóm
VPMVKTP tì lệ này là 12,1% thấp hơn
nhóm KVPMVKTP tỉ lệ này là 34,4%.
Nguy cơ bị VPMVKTP ở đối tượng có
thang điểm MELD ≥ 20 tăng lên 3,79 lần
so với những BN có thang điểm MELD <
20. Có mối liên quan giữa điểm MELD ≥
20 với VPMVKTP OR=3,79; khoảng tin
cậy không chứa 1; [CI-95%=1,06-13,58];
p<0,05.
Ayu Yuli Gayatri và cộng sự
trong số 62 BN xơ gan tỉ lệ VPMVKTP là
30,6% (19BN) điểm MELD ≤ 17 là 74,1%
(46 BN); MELD ≥ là 25,9% (16 BN). Có
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỉ
lệ VPMVKTP với điểm số MELD ≥ 18
so với điểm số MELD ≤ 17 với khoảng
tin cậy (95%-CI) không chứa 1: 1,379 –

91


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

15,573; p=0,01 [5].
Schwabl Philipp và cộng sự
cho thấy các yếu tố nguy cơ độc lập có
sự phát triển VPMVKTP đó là ChidPugh C với OR=3,323 [95%-CI=1,3538,163]; p<0,01. 50 tế bào/ mm3 dịch cổ
trướng OR=1,544 [95%-CI=1,049-2,271],
p<0,05. Nồng độ natri máu với mỗi 1
mmol/L OR=0,917 [95%-CI=0,8490,991], p<0,05 [11].
KẾT LUẬN
Dùng thuốc ức chế bơm proton≥
7 ngày, viêm phổi, bệnh não gan, protein
trong dịch cổ trướng < 1g/dl, bilirubin tòan
phần ≥ 2.5mg/dl, albumin huyết thanh <
2.5 mg/dl, Child Pugh C, điểm số MELD
≥ 20, bạch cầu máu ≥ 9000/mm3, CRP ≥
10 mg/l, natri huyết thanh <130 meq/l là
các yếu tố nguy cơ độc lập cho sự phát
triển của viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tống Nguyễn Diễm Hồng (2009),”
Tầm soát nhiễm trùng dịch báng bằng xét
nghiệm đếm tế bào dịch cổ trướng qua xử lý
EDTA trên bệnh nhân xơ gan”, Luận văn thạc
sĩ Y khoa. Đại học Y Dược TPHCM
2. Phạm Ngọc Danh Khoa (2013),”
Khảo sát đặc điểm vi trùng học của dịch báng

ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng”, luận văn Thạc
Sĩ Y khoa, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
3. Lê Thanh Quỳnh Ngân, Võ Hồng
Minh Công, Trần Xuân Linh và cộng sự
92

(2017), “Khảo sát đặc điểm vi trùng học trong
viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự phát ở bệnh
nhân xớ gan”, Tiêu hoá Việt Nam, Tập IX, số
48, tr.3046-3056.
4. Ayu Yuli Gayatri AA., IGA.
Suryadharma, N. Purwadi, et al (2007),” The
Relationship Between a Model of End Stage
Liver Disease Score (MELD Score) and
The Occurrence of Spon- taneous Bacterial
Peritonitis in Liver Cirrhotic Patients”,Acta
Med Indones-Indones J Intern Med, 39(2).
5. Ayu Yuli Gayatri AA., IGA.
Suryadharma, N. Purwadi, et al (2007),” The
Relationship Between a Model of End Stage
Liver Disease Score (MELD Score) and
The Occurrence of Spon- taneous Bacterial
Peritonitis in Liver Cirrhotic Patients”,Acta
Med Indones-Indones J Intern Med, 39(2).
6. Bruce A Runyon, Keith D Lindor,
Kristen M Robson, et al (2016), “Spontaneous
bacterial perinotitis in adults: Clinical
manifestations”, uptodate
7. Fachrul Razy, Nanang Sukmana,
Dharmika Djojonignrat. Et al (2002), “Risk

factors for spontaneous bacterial peritonitis
in patients with liver cirrhosis and ascites”,
Indonesian journal of gastroenterology
heoatology and digestive endoscopy, 3(1),
p.12-16
8. Keith L. Obstein, Mical S.
Campbell, K. Rajender Reddy, et al (2007),
“Association Between Model for End-Stage
Liver Disease and Spontaneous Bacterial


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Peritonitis”, Am J Gastroenterol 2007;
102:2732–2736.
9. Lisa A. Foris, Steve S.
Bhimji (2017), “Spontaneous bacterial
perinotitis”,NCBI Bookshelf ID: NBK448208
PMID: 28846337
10. Mattias Mandorfer, Simona
Bota, Philipp Schwabl (2014), “Nonselective
β Blockers Increase Risk for Hepatorenal
Syndrome and Death in Patients With
Cirrhosisand
Spontaneous
Bacterial
Peritonitis”, Gastroenterology, 146,p. 1680-

1690.
11. Schwabl P, Bucsics T, Soucek
K. et al (2015), “Risk factors for spontaneous

bacterial peritonitis and subsequent mortality
in cirrhosis patients with ascites”, liver, 35(9),
p.2121 –2128
12.
Toru
Shizuma
(2018),
“Spontaneous bacterial and fungal peritonitis
in patients with liver cirrhosis: A literature
review”, World J Hepatol 2018 February 27;
10(2): 254-266.

93



×