Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.31 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

ĐÁNH GIÁ TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 NĂM 2017
Dương Văn Ghỉ1

TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 198 mũi tiêm của 86 điều dưỡng thuộc các khoa lâm
sàng của Bệnh viện Quân y 121, từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2017, thu được kết quả:
Kiến thức tiêm an toàn: 60,46% điều dưỡng được hướng dẫn tại khoa; 74,41% tự xem
tài liệu. Thực hành: 100% điều dưỡng chuẩn bị xe tiêm, khay tiêm, hộp chống sốc, phác
đồ chống sốc, bơm tiêm vô khuẩn và hộp đựng sắc nhọn đầy đủ; thực hiện đầy đủ 5
đúng khi tiêm và bảo đảm đúng kỹ thuật. Còn 36,87% điều dưỡng chuẩn bị thùng đựng
rác chưa đầy đủ; 58,08% không sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc; 31,82%
không giải thích với người bệnh khi tiêm thuốc; 26,77% không cô lập kim tiêm vào thùng
kháng thủng sau tiêm; 21,72% không rửa tay sau mỗi lần tiêm. Các yếu tố ảnh hưởng
đến tiêm an toàn: bệnh viện chưa hướng dẫn, tập huấn kiến thức tiêm an toàn cho điều
dưỡng (100%); phương tiện tiêm an toàn không phù hợp với yêu cầu sử dụng (69,2%);
phân loại, thu gom, xử lý chất thải không an toàn (55,05%); người bệnh thiếu thông tin
(51,51%), thiếu nhân lực điều dưỡng (27,91%); điều dưỡng quá tải công việc (25,58%).
Từ khóa: Tiêm an toàn, điều dưỡng.
A STUDY ON SAFE INJECTION PRACTICES OF NURSING
PERSONNEL IN 121 MILITARY HOSPITAL IN 2017
ABSTRACT
A cross-sectional study of 198 injections of 86 nurses from the clinical departments
of the Military Medical Hospital 121, from January to June 2017, yields the following
results: The Knowledge of safe injections: 60.46% of nurses are guided in the department;
74.41% viewed the document. Practice: 100% nursing home preparation, injection tray,
shock box, shock protection, aseptic syringe and sharp pointed box; Full 5 correct when
injected and guaranteed technically correct. 36.87% of nurses preparing trash bins are
incomplete; 58.08% did not kill quick hands before preparation; 31.82% did not explain


to patients when injected; 26.77% did not isolate the needle in the puncture-resistant
box after injection; 21.72% did not wash their hands after each injection. The Factors
influencing safe injection: the hospital has not yet guided and trained safety injection
for nursing (100%); Insufficient means of injection (69.2%); sorting, collecting and
treating unsafe waste (55.05%); Patients lack information (51.51%), lack of nursing
staff (27.91%); Nursing overwork (25.58%).
Key words: Safety injection safety, nursing.
phổ biến đưa thuốc hoặc hóa chất vào cơ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong những kỹ thuật thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và
Bệnh viện Quân y 121
Người phản hồi (Corresponding): Dương Văn Ghỉ ()
Ngày nhận bài: 22/10/2018, ngày phản biện: 30/10/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2018
1

48


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

phòng bệnh.
Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử
dụng phương tiện vô khuẩn, phù hợp với
mục đích, không gây hại cho người được
tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho
người thực hiện tiêm và không gây chất
thải nguy hại cho người khác. Nói cách
khác, tiêm an toàn nhằm an toàn cho người
bệnh (NB), an toàn cho nhân viên y tế và

cho cộng đồng.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế
giới, trung bình mỗi năm có khoảng 1,5
mũi tiêm/người và tại các nước đang phát
triển, hằng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm,
trong đó có tới 50% số mũi tiêm chưa đạt
đủ các tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi
tiêm an toàn.
Từ năm 2001 đến nay, Bộ y tế đã
phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam
đã phát động phong trào tiêm an toàn
toàn quốc, đồng thời tiến hành một khảo
sát thực trạng về tiêm an toàn vào những
năm 2002, 2005 và 2008. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhiều cán bộ y tế chưa cập
nhật thông tin về tiêm an toàn, còn lạm
dụng thuốc tiêm, chưa tuân thủ quy trình
kỹ thuật tiêm, cũng như xử lý an toàn chất
thải phát sinh từ các hoạt động tiêm.
Theo nghiên cứu về tiêm an toàn
của Hội Điều dưỡng Việt Nam (2005)
và Phòng Điều dưỡng – Tiết chế Bộ Y
tế (2008) tại 8 tỉnh đại diện 3 vùng Bắc,
Trung, Nam của Việt Nam, trung bình 01
NB nội trú được tiêm 2,2 mũi/ngày. Do đó,
không được gây hại cho NB và gây hại cho
chính bản thân khi thực hiện các mũi tiêm
luôn đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng thực
hành của điều dưỡng.


Tại Bệnh viện Quân y 121, từ trước
tới nay chưa có nghiên cứu, đánh giá nào
về vấn đề tiêm an toàn. Chính vì vậy chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện
Quân y 121 năm 2017” nhằm 2 mục tiêu:
- Đánh giá thực hành mũi tiêm và
kiến thức về tiêm an toàn của điều dưỡng
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới
mũi tiêm không an toàn và kiến nghị một
số giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ các mũi
tiêm an toàn.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng các khoa lâm sàng thực
hành tiêm (86 người)
Thực hành 198 mũi tiêm (quan sát)
Thời gian nghiên cứu từ tháng
01/2017 đến tháng 6/2017.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Mũi tiêm bơm qua dây truyền.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Thiết kế bộ câu hỏi
Cách chọn mẫu: quan sát các mũi
tiêm trung bình của điều dưỡng các khoa
lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 121

Phương pháp thu thập số liệu: quan
sát thực hành 198 mũi tiêm của 86 điều
dưỡng các khoa lâm sàng (theo17 tiêu
chuẩn tiêm an toàn của Bộ Y tế), tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến tiêm an toàn
(phỏng vấn dựa vào bộ câu hỏi).
Xử lý số liệu bằng phương pháp
thống kê y học, dùng phần mềm SPSS 16.0
49


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm các điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu
Bảng 1: Giới tính (n = 86)

Giới tính
Nam

Nữ

n

Tỉ lệ %

62

72,10


24

27,90

Nhận xét: Số điều dưỡng nữ 62 (72,1%)
nhiều hơn điều dưỡng nam 24 (27,9%)

Bảng 2: Trình độ chuyên môn (n = 86)

Trình độ

n

Tỉ lệ %

Trung cấp

85

98,84

Sơ cấp

1

1,16

Nhận xét: Đa số điều dưỡng có trình độ
trung cấp chiếm (98,84%), điều dưỡng sơ
cấp (1,16%).


Bảng 3: Cung cấp kiến thức về tiêm an toàn cho điều dưỡng (n = 86)
Cung cấp kiến thức tiêm an toàn
Tần số
Được đào tạo /tập huấn về tiêm an

0
Không
86
toàn trong quá trình công tác
Bệnh viện hướng dẫn về tiêm an toàn

0
Không
86
Điều dưỡng trưởng khoa hướng

52
Không
34
dẫn về tiêm an toàn

64
Tài liệu về tiêm an toàn
Không
22

Tỉ lệ %
0
100

0
100
60,46
39,54
74,41
25,59

Nhận xét: Có 52 điều dưỡng được hướng dẫn tiêm an toàn tại khoa chiếm 60,46%,
có 64 điều dưỡng xem tài liệu tiêm an toàn tại khoa chiếm 74,41%. Ngoài ra Bệnh viện
không tổ chức tập huấn cho điều dưỡng và chưa được dự khóa đạo tạo về tiêm an toàn.
3.2. Đánh giá thực hành của điều dưỡng về tiêm an toàn
3.2.1 Quan sát mũi tiêm của điều dưỡng theo các đường tiêm
Bảng 4: Tỷ lệ mũi tiêm của điều dưỡng theo các đường tiêm (n = 198)
Quan sát
n
Tỉ lệ %
Tiêm bắp
109
55,05
Tiêm tĩnh mạch
86
43,43
Tiêm dưới da
03
1,52
Tiêm trong da
0
0
Nhận xét: Đường tiêm bắp chiếm (55,05%), tiêm tĩnh mạch chiếm (43,43%), tiêm
dưới da chiếm (1,52%).


50


HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG MỞ RỘNG LẦN I BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

3.2.2 . Chuẩn bị dụng cụ trước khi tiêm
Bảng 5: Chuẩn bị xe tiêm đủ phương tiện (n = 198)

Quan sát
Sử dụng xe tiêm/khay tiêm
Hộp chống sốc/phác đồ chống sốc
Kìm, bông cồn vô khuẩn
Hộp đựng sắc nhọn
Thùng đựng rác đủ loại (vàng, xanh, trắng…
Bơm tiêm vô khuẩn các loại (1ml,5ml,10ml,20ml)


n (%)
198 (100)
198 (100)
198 (100)
198 (100)
125 (63,13)
198 (100)

Không
n (%)
0
0

0
73 (36,87)
0

Nhận xét: Đa số điều dưỡng chuẩn bị xe tiêm đủ phương tiện (100%), chuẩn bị
thùng đựng rác chưa đủ loại (36,87%).
3.2.3 Thực hành quy trình tiêm an toàn
Bảng 6: Tỷ lệ tuân thủ các tiêu chuẩn tiêm an toàn (n = 198)
Quan sát
Sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc
Sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim tiêm qua da
Giải thích với người bệnh khi tiêm thuốc
Sát khuẩn vùng tiêm bằng bong cồn vô khuẩn đúng quy trình
Thực hiện 5 đúng (đúng NB, đúng thuốc, đúng liều dung,
đúng đường dung,đúng thời gian)
Rút pittông kiểm tra trước khi bơm thuốc
Bơm thuốc đảm bảo 2 nhanh 1 chậm


n (%)
83 (41,92)
75 (37,88)
135 (68,18)
152 (76,77)
198 (100)

Không
n (%)
115 (58,08)
123 (62,12)

63 (31,82)
46 (23,23)
0

198 (100)
198 (100)

0
0

Nhận xét: Điều dưỡng thực hiện mang găng tay khi tiêm tĩnh mạch, thực hiện 5
đúng khi tiêm, rút pittông kiểm tra trước khi bơm thuốc và bơm thuốc đảm bảo 2 nhanh
1 chậm (100%). Không sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc chiếm (58,08%);
không giải thích với NB khi tiêm thuốc chiếm (31,82%).
Bảng 7: An toàn cho người tiêm và cho cộng đồng (n = 198)

Quan sát
Dùng kìm đậy lại nắp kim tiêm sau khi tiêm
Cô lập kim tiêm vào thùng kháng thủng
Mang găng tay tiêm tĩnh mạch
Rửa tay sau khi tiêm


n (%)
125 (63,13)
145 (73,23)
86 (100)
155 (78,28)

Không

n (%)
73 (36,87)
53 (26,77)
0
43 (21,72)

Nhận xét: Điều dưỡng không thực hiện đậy lại nắp kim tiêm sau tiêm (36,87%),
không cô lập kim tiêm vào thùng kháng thủng (26,77%), không rửa tay sau tiêm (21,72%).

51


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 16 - 12/2018

3.3. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới mũi tiêm an toàn
Bảng 8: Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêm an toàn

Quan sát/phỏng vấn
Phương tiện tiêm an toàn không phù hợp với
yêu cầu sử dụng (xe tiêm thuốc)
Phân loại, thu gom, xử lý chất thải khi tiêm
Người bệnh thiếu thông tin
Thiếu nhân lực điều dưỡng
Điều dưỡng quá tải công việc

Nhận xét: Các yếu tố ảnh hưởng đến
tiêm an toàn như: phương tiện tiêm an toàn
không phù hợp với yêu cầu sử dụng (xe
tiêm thuốc) là 69,2%; phân loại, thu gom,
xử lý chất thải không an toàn 55,05%; NB

thiếu thông tin 51,51%; thiếu nhân lực
điều dưỡng 27,91%; điều dưỡng quá tải
công việc 25,58%.
4. KẾT LUẬN
Qua đánh giá 198 mũi tiêm của 86
điều dưỡng thực hành tiêm tại các khoa
lâm sàng Bệnh viện Quân y 121 chúng tôi
rút ra kết luận:
Cung cấp kiến thức tiêm an toàn cho
điều dưỡng: bệnh viện chưa hướng dẫn,
tập huấn kiến thức tiêm an toàn cho điều
dưỡng (100%); có 60,46% điều dưỡng
được hướng dẫn tiêm an toàn tại khoa và
74,41% điều dưỡng có xem tài liệu tiêm
an toàn;
Điều dưỡng chuẩn bị sử dụng xe
tiêm, khay tiêm, hộp chống sốc, phác đồ
chống sốc, bơm tiêm vô khuẩn và hộp
đựng sắc nhọn đầy đủ. Còn 36,87% thùng
đựng rác chưa đầy đủ;
Điều dưỡng thực hiện đầy đủ 5 đúng
khi tiêm và đảm bảo đúng kỹ thuật. Tuy
nhiên chưa tuân thủ các tiêu chuẩn Tiêm
an toàn như: không sát khuẩn tay nhanh
trước khi chuẩn bị thuốc (58,08%), không

52

Đúng
n (%)


61 (30,80)
89 (44,95)
96 (48,49)
62 (72,09)
64 (74,42)

Sai
n (%)
137 (69,20)
109 (55,05)
102 (51,51)
24 (27,91)
22 (25,58)

giải thích với NB khi tiêm thuốc (31,82%);
Các hành vi nguy cơ như: không cô
lập kim tiêm vào thùng kháng thủng sau
tiêm (26,77%), không rửa tay sau mỗi lần
tiêm (21,72%);
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm an
toàn: bệnh viện chưa hướng dẫn, tập huấn
kiến thức tiêm an toàn cho điều dưỡng
(100%); phương tiện tiêm an toàn không
phù hợp với yêu cầu sử dụng (xe tiêm
thuốc) rất cao là (69,2%); phân loại, thu
gom, xử lý chất thải không an toàn còn cao
(55,05%); NB thiếu thông tin (51,51%);
thiếu nhân lực điều dưỡng (27,91); điều
dưỡng quá tải công việc (25,58%) .

Kiến nghị:
- Tổ chức đào tạo lại, đào tạo liên tục
về tiêm an toàn cho đội ngũ điều dưỡng
của bệnh viện;
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc
thực hiện quy trình tiêm, truyền;
- Tăng cường công tác truyền thông
giáo dục về nguy cơ của tiêm, truyền đối
với cán bộ y tế, NB và cộng đồng;
- Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương
tiện tiêm an toàn phù hợp với yêu cầu thực
hiện quy trình tiêm (xe tiêm thuốc).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Cảnh Chương và cộng sự
(2009), “Kết quả khảo sát tiêm an toàn tại
Bệnh viện Trung ương Huế”, Kỷ yếu Hội
(Xem tiếp trang 76)



×