Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh tuyến giáp trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.79 KB, 2 trang )

Bệnh Tuyến Giáp Trạng

Bs Trần Mạnh Ngô
Ở Việt Nam, khi thấy phụ nữ bị thòng lòng cục bướu trước cổ thì ai cũng nghĩ ngay đến
bệnh tuyến giáp trạng.
Tuyến giáp trạng là thứ hạch nằm ngay dưới yết hầu, trước cổ. Phần chính giữa là cái eo
(isthmus) của giáp trạng. Hai bên phồng ra làm thành 2 thùy, đo khoảng từ 1 tới 2 phân
tây. Tuyến giáp trạng hoạt động được là nhờ tuyến não thùy trong đầu tiết ra kích thích tố
TSH có chức năng điều khiển giáp trạng.
Tuyến giáp trạng có 2 kích thích tố: T4 (tetraiodothyronine, thyroxine) và T3
triiodothyronine Đây là một trong những hóa chất quan trọng nhất của con người.
Thực vậy, kích thích tố giáp trạng ảnh hưởng nhiều lãnh vực quan trọng trong cơ thể như
điều hành dinh dưỡng, tăng trưởng, và phát triển.
Tuyến giáp trạng hoạt động bất ổn sẽ gây bệnh cho một số người lớn tuổi.
Nói chung thì triệu chứng bệnh tuyến giáp trạng phát triển từ từ, không rõ rệt. Có 3 loại:
1. bệnh giáp trạng hoạt động yếu,
2. bệnh giáp trạng hoạt động quá mạnh hay là cường giáp trạng, và
3. bệnh nổi bướu bên trong tuyến giáp trạng.
Trong bệnh giáp trạßng hoạt động yếu, phát hiện tùy theo mỗi chủng tộc, tùy theo
lượng iodine lúc ăn uống. Tại Hoa kỳ, tuyến giáp trạng hoạt động thấp là bởi kích thích tố
TSH (Thyroid-stimulating hormone) tăng cao từ 7.3% tới 10.3%.
Người da trắng có lượng TSH lớn hơn người da đen, đàn bà có lượng TSH cao hơn đàn
ông và người già có nhiều TSH hơn người trẻ. Tuy nhiên, chưa có xác xuất nào đem so
sánh TSH của người Á châu, hay người Việt Nam tại hải ngoại.
Tuyến giáp trạng hoạt động yếu, phần lớn do viêm tuyến giáp trạng, như bệnh
Hashimoto. Bệnh phát sinh do sự xáo trộn miễn nhiễm (autoimmnune disorders) chứa
nhiều tế bào trắng (lymphocytes) trong tuyến giáp trạng. Lượng TSH có thể lên cao tới
53.8%.
Nhiều nguyên nhân khác làm tuyến giáp trạng hoạt động yếu như hậu điều trị cường giáp
trạng bằng đồng vị phóng xạ Iodine, hậu điều trị ung thư máu Hodgkin bằng quang tuyến
X, hay hậu giải phẫu giáp trạng, v..v..


Bệnh giáp trạng hoạt động yếu làm cho da khô, tóc rụng, không chịu lạnh được, chân tay
bị tê, đầu óc thiếu minh mẫn, tai điếc, đi đứng không vững, táo bón, mệt mỏi, giọng nói
khàn khàn không ra tiếng, tinh thần xuống giốc, ưu trầm, và bắp thịt bị đau đớn như bị
chuột rút.
Bệnh nhân cảm thấy nhịp tim như đập chậm, áp xuất máu lên cao, khó thở, da lạnh, đứng
không vững, khuỷu tay bị đau (tunnel carpal syndrome), mặt và tay bị sưng như phù
thũng. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu hay cholesterol tăng cao trong máu.
Thử máu thấy kích thích tố T4 xuống thấp và TSH lên cao.
Bệnh giáp trạng hoạt động yếu thường thấy ở đàn bà trên 50 tuổi. Bởi vậy, cần thử máu
định kỳ TSH, nếu nghi ngờ tuyến giáp trạng bị hoạt động yếu.
Điều trị tuyến giáp trạng hoạt động yếu bằng cách cho bệnh nhân uống kích thích tố giáp
trạng.
Tuyến giáp trạng hoạt động mạnh hay còn gọi là bệnh cường giáp trạng (Grave’s
disease) Bệnh phát hiện do kích thích tuyến giáp trạng tiết ra quá lố. Đàn bà bị cường
giáp trạng, nhiều hơn đàn ông. Mặc dầu ở Mỹ lác đác thanh niên Việt bị cường giáp trạng
nhiều hơn ở Việt Nam. Có lẽ bởi một phần cường giáp trạng có liên hệ vấn đề căng thẳng
tâm lý. Điều này thể hiện trường hợp cựu Tổng Thống Bush cũng bị cường giáp trạng, có
lẽ vì ông đã ở tình trạng quá căng thẳng khi làm tổng thống khi xưa. Nhưng khi đàn ông
bị cường giáp trạng, bệnh tình thường nặng hơn đàn bà. Đàn ông hay đàn bà, trên 60 tuổi
dễ bị nguy cơ cường giáp trạng.
Trong trường hợp phức tạp, chức năng giáp trạng hoạt động mạnh trong cục bướu, đôi
khi hoạt động mạnh trong hột ung thư giáp trạng, hoặc bởi kích thích tố TSH tiết ra quá
nhiều, hay bị viêm giáp trạng (thyroiditis), hoặc chất iodine đọng quá cao trong tuyến
giáp trạng.
Bệnh cường giáp trạng có những triệu chứng như:
Mất cân lượng, tim hồi hộp, người yếu, không chịu được nóng, táo bón hay có thể bị tiêu
chảy, không ăn được, ưu trầm, xuống tinh thần, tim đập lẹ hay thất nhịp, suy tim, chân
tay run rẩy.
Điều trị cường giáp trạng bằng cách uống thuốc giảm chức năng giáp trạng.
Nếu chữa không hết sẽ dùng đồng vị phóng xạ iodine.

Bướu mọc trong tuyến giáp trạng là loại bệnh tương đối thông thường cho những người
già lớn tuổi. Nhưng điều cần nhất phải lưu ý nếu nghi ngờ ung thư tuyến giáp trạng.
Người già trên 60 tuổi có loại ung thư giáp trạng thoái biến (anaplastic), rất nguy hiểm.
Nếu thấy cục bướu cứng và nổi hạch cổ không đau đớn phải chú ý ngay ung thư.
Bướu tuyến giáp trạng có nhiều loại, đôi khi là bướu hiền.
Đôi khi phải thử nghiệm sinh thiết (aspiration biopsy) bằng cách dùng kim hút mô giáp
trạng. Đôi khi chụp hình đồng vị phóng xạ, thử máu, hay siêu âm.
Loại bướu giáp trạng hiền nhưng hoạt động mạnh có thể chữa bằng cách uống kích thích
tố giáp trạng. Nếu nghi ngờ là ung thư, phải giải phẫu.
Tóm lại, những người lớn tuổi thường có cơ nguy bị 3 loại bệnh tuyến giáp trạng kể trên.
Trên 50 tuổi, bệnh nhân nên yêu cầu bác sĩ khám nghiệm, thử máu, và nếu nghi ngờ, phải
chụp hình phóng xạ, hoặc siêu âm để truy tầm bệnh giáp trạng.
Người Việt ở Mỹ không có loại bướu giáp trạng vì thiếu khoáng chất iode thường thấy
nhiều vùng ở Việt Nam, nhất là ở cao nguyên. Vì loại bướu này không có ở Bắc Mỹ mà
chỉ có ở Đông Nam Á Châu như ở Việt Nam hay Phi Châu và Nam Mỹ Châu.
Người Việt ở Mỹ cũng không có thứ bướu giáp trạng do đồ ăn thặng dư Iode như những
người sống nơi ven biển ở Việt Nam.
Trần Mạnh Ngô, M.D.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×