Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Văn hóa dân gian làng cảnh dương luận văn ths khu vực học 60 31 60001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.45 KB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

PHÙNG THỊ LOAN

VĂN HOÁ DÂN GIAN LÀNG CẢNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 31 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGÔ ĐỨC THỊNH

HÀ NỘI-2009

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Là một trong tám làng văn vật của tỉnh Quảng Bình, Cảnh Dương như
một nét chấm phá độc đáo và ấn tượng trong bức tranh văn hoá đầy màu
sắc. Từ lâu, làng Cảnh Dương với những vẻ đẹp rất riêng cứ lặng thầm toả
sáng, năm tháng trôi qua người dân bên bến Loan giang vẫn luôn tự hào về
con người và cảnh vật nơi đây. Theo dòng chảy của thời gian, Cảnh Dương là
minh chứng hùng hồn cho sức sống tiềm tàng và đầy khát vọng. Nếu như ai
đó nhắc đến Cảnh Dương với thời kz oanh liệt chống giặc ngoại xâm, sẵn
sàng xả thân khi Tổ quốc cần thì Cảnh Dương còn được biết đến với những
giá trị văn hoá đặc trưng của một làng ven biển miền Trung đầy nắng gió.


Làng Cảnh Dương với bề dày lịch sử hơn 366 năm, trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, từ thời kz Trịnh Nguyễn phân tranh cho đến hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cảnh Dương vẫn đứng vững, hiên ngang.
Không những khẳng định mình trong những khó khăn, thử thách, Cảnh
Dương còn giữ gìn và sở hữu cho mình kho tàng văn hoá hết sức giá trị.
Nhiều di sản, nhiều truyền thống văn hoá vẫn được lưu truyền và bảo tồn
cho đến hôm nay. Một trong những công trình được đánh giá là "công trình
văn hoá mang tính tầm cỡ quốc gia thu nhỏ, thật hiếm thấy..." [68,
200] hay "độc nhất vô nhị" [43, 368], đó chính là các công trình bi k{ gồm:
Khai khẩn thất công bi k{, Cảnh Dương xã từ vũ bi k{, Văn bia Hội tích bi k{,
Bốn xã khai khẩn truyện k{... "Công trình văn bia của một làng xã như vậy
quả thật là lớn, có tác dụng khuyến học, khuyến đức, khuyến dân theo
2


thuần phong mỹ tục rất sâu sắc, làm nên truyền thống tốt đẹp cho địa
phương..."[68, 200]. Chúng ta còn có thể tìm thấy ở Cảnh Dương những giá
trị kết tinh, những nét tiêu biểu của văn hoá dân gian nói chung và văn hoá
dân gian ven biển nói riêng.
Cảnh Dương là làng biển có khá nhiều công trình kiến trúc mang tính
quy mô và bề thế như đình, chùa, miếu... Đây là những công trình có giá trị
nghệ thuật thẩm mỹ cũng như giá trị tinh thần to lớn, nhưng đáng tiếc bom
đạn chiến tranh đã phá huỷ, nay chỉ còn là phế tích. Ngoài ra người dân nơi
đây có đời sống tín ngưỡng khá phong phú như tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, thờ Thành hoàng làng, thờ cúng Cá Ông... Đặc biệt ít có làng biển nào
tổ chức nhiều lễ hội trong năm như làng Cảnh Dương. Các lễ hội như lễ tế
Thành hoàng làng, Lễ tế Cá Ông, lễ hội chùa, hội bơi trải... diễn ra hàng năm
tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho cộng đồng dân cư. Không chỉ
dừng lại ở đó, làng chài trải mình bên bến sông Loan này còn có kho tàng
ngữ văn dân gian đa dạng và đậm chất dân dã với nhiều thể loại khác nhau

như ca dao, tục ngữ và truyện kể... Tất cả tạo nên bức tranh nhiều màu sắc,
rất sinh động và đậm chất biển.
Văn hoá dân gian Cảnh Dương với những nét đặc trưng khá độc đáo
sẽ làm giàu kho tàng văn hoá dân gian Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói
chung, góp phần tô đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Việc nghiên cứu văn hoá
dân gian làng Cảnh Dương sẽ là căn cứ khoa học góp phần vào việc bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Điều đó càng có { nghĩa
hơn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với xu
thế hội nhập quốc tế, khi những giá trị văn hoá truyền thống đang có xu thế
bị mai một và rất cần được bảo tồn, phát triển hơn bao giờ hết. Đó cũng
chính là l{ do mà tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài này.
3


2. Tình hình nghiên cứu
Dưới thời Nguyễn, Cảnh Dương đã được nhắc đến trong tác phẩm
Đại Nam nhất thống chí với những nét phác hoạ về sự trù phú và tên tuổi
những người học hành đỗ đạt được ghi danh. Cảnh Dương từ thời kz này
đã được biết đến với những tiềm năng về biển, về truyền thống hiếu học.
Đó cũng chính là niềm tự hào của người Cảnh Dương từ xưa đến nay.
Học giả Nguyễn Kinh Chi với tác phẩm Du lịch Quảng Bình đã đưa mọi
người đến với Cảnh Dương bằng nghệ thuật hết sức khéo léo: “Làng này ở
gần biển, dân cư trù mật và giàu có, họ sinh nhai về nghề biển, nước mắm
của họ ngon nổi tiếng, mỗi năm chở ra ngoài Bắc buôn bán thu về trên
mười vạn bạc…” Có lẽ chỉ với một vài câu giới thiệu nhưng ít nhiều đã nói
lên được những nét riêng của làng Cảnh Dương, từ vị trí địa l{, dân cư, nghề
nghiệp, đặc sản và cả những con người nơi đây. Ngoài ra tác phẩm còn cho
người đọc đến với lệ cống mắm Hàm Hương, một trong những câu chuyện
được lưu truyền trong làng từ rất lâu. Mặc dù những thông tin về làng Cảnh
Dương chỉ khiêm tốn trong rất nhiều những địa danh khác nhưng có lẽ đây

là một trong những dòng ghi chép đầu tiên về cảnh vật, cuộc sống và con
người nơi đây.


miền Nam trước năm 1975, những người Quảng Bình xa quê

hương đã xuất bản tập san Quảng Bình quê tôi. Trong tập san này đã có một
số bài viết về vùng Ròn (nước non Quảng Bình, Xứ Ròn, chợ Ba Đồn, nhân
vật Cảnh Dương…) Tuy nhiên những bài viết này chỉ mang tính chất giới
thiệu sơ lược về một vài sản phẩm đặc trưng của miền quê nơi đây như

4


cá biển, thịt heo, mắm nêm… hoặc ghi lại các câu ca dao, bài thơ được lưu
truyền trong dân gian.
Một trong những tác phẩm không thể không kể đến viết về Cảnh
Dương đó chính là tập sách Cảnh Dương chí lược. Có thể nói đây là một
trong những tác phẩm đề cập và giới thiệu một cách toàn diện và sâu sắc về
Cảnh Dương. Cảnh Dương chí lược được biên soạn bởi tác giả Trần Đình
Vĩnh, xuất bản năm 1993. Quyển sách càng có { nghĩa hơn khi nó ra đời
nhân dịp kỷ niệm 350 năm ngày thành lập làng, vì vậy nó như một món quà
hết sức có { nghĩa đối với người dân Cảnh Dương nói chung và Quảng Bình
nói riêng. Tác phẩm là một công trình kết tinh những tình cảm, tâm huyết
của một người con của làng và được viết, trình bày một cách rất khoa học.
Đến với Cảnh Dương chí lược, người đọc như được chiêm ngưỡng
một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người nơi đây. Đây được đánh
giá là một trong những đóng góp rất lớn của tác giả trong việc sưu tầm, giới
thiệu và giữ gìn những nét văn hoá đặc sắc của làng. Luận văn sẽ kế thừa
nhiều kết quả nghiên cứu của công trình này.

Viết về làng Cảnh Dương, chúng ta cũng không thể bỏ qua tác phẩm
Kể chuyện làng biển Cảnh Dương của tác giả Nguyễn Viễn. Có thể nói so với
Cảnh Dương chí lược, tác phẩm không đưa ra được nhiều tư liệu qu{ nhưng
quyển sách này đã giới thiệu về lịch sử hình thành của làng, các ngành nghề,
các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những thành tích
trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước…
Như vậy có thể nói Cảnh Dương chí lược và Kể chuyện làng biển Cảnh
Dương là hai tác phẩm có cách viết khác nhau nhưng tính đến nay đây là hai
tác phẩm cung cấp khá nhiều thông tin về làng Cảnh Dương. Chúng ta
5


có thể tìm thấy ở đây lịch sử hình thành, những sinh hoạt kinh tế, văn hoá,
xã hội, quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm… Tuy nhiên hai tập sách
chỉ dừng lại ở việc giới thiệu chứ chưa đi sâu vào giải thích, đặc biệt là về
văn hoá dân gian.
Về văn hoá dân gian làng Cảnh Dương phải kể đến một tác phẩm
được xây dựng khá công phu của tập thể tác giả của Viện nghiên cứu văn
hoá dân gian: Văn hoá dân gian làng ven biển (Từ trang 541 đến trang 600)
được xuất bản năm 2000. Tác phẩm đã đi sâu tìm hiểu khá kỹ văn hoá dân
gian của các làng ven biển Việt Nam, trong đó có Cảnh Dương. Có thể nói
các tác giả đã hết sức cố gắng để đưa ra một cái nhìn tổng quát về văn hoá
dân gian của các làng ven biển Việt Nam và Cảnh Dương là một trong những
làng được tìm hiểu và nghiên cứu rất công phu. Ở tác phẩm này độc giả có
thể hình dung về các giá trị, các nét văn hoá rất riêng của Cảnh Dương, từ
thiên nhiên con người cho đến các lĩnh vực khác nhau của văn hoá dân gian
như văn học dân gian, các di tích kiến trúc cổ truyền, lễ hội – tín ngưỡng,
diễn xướng dân gian, tri thức dân gian… Chúng ta có thể bắt gặp ở đây kho
tàng văn hoá dân gian phong phú và giàu chất biển, tập thể tác giả đã có
những nhận xét khá ưu ái cho vùng đất này: “Với thế đứng mặt hướng ra

biển, lưng tựa vào núi người dân Cảnh Dương nói riêng và miền Trung nói
chung đã làm nên những kz tích vĩ đại về quân sự, kinh tế cũng như văn
hoá. Thời gian cứ trôi đi nhưng hồn thiêng sông núi, hào khí dân tộc vẫn
luôn lắng đọng trên mảnh đất này” *56, 599]. Tuy nhiên trong phần nghiên
cứu văn hoá dân gian làng Cảnh Dương, các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức
độ khái quát, chưa đi sâu phân tích kỹ, l{ giải vấn đề cũng như có sự đối
chiếu, so sánh với văn hoá dân gian các làng khác trong tỉnh

6


Quảng Bình và các làng ven biển của các vùng miền khác để làm nổi bật
những giá trị văn hoá đặc trưng của Cảnh Dương.
Năm 2001, hai tác giả Văn Lợi và Nguyễn Tú đã cho ra mắt tập sách
Địa chí văn hoá miền biển Quảng Bình, trong đó tác phẩm có giới thiệu về
các làng ven biển Quảng Bình. Song các tư liệu mà tác phẩm cung cấp chủ
yếu dựa vào nội dung của Cảnh Dương Chí lược. Mặc dù vậy nhưng tác
phẩm đã cho độc giả cái nhìn khá đầy đủ và toàn diện về các làng biển
Quảng Bình như Ngư Thuỷ, Bảo Ninh, Quang Phú, Thanh Trạch…
Một công trình nghiên cứu khác cũng không thể không nhắc đến đó
là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ của tác giả Th.S Trần Hoàng
với nội dung Tìm hiểu sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền làng biển Cảnh
Dương. Đề tài được hoàn thành năm 2003 với sự dày công nghiên cứu về
văn hoá dân gian làng Cảnh Dương. Công trình đã thể hiện sự đầu tư về
thời gian và công sức rất lớn của tác giả khi đã đưa ra những nghiên cứu rất
có giá trị, đặc biệt là phần phụ lục về văn học dân gian và những tài liệu
qu{ như Bổn xã khai khẩn truyện k{, khoán lệ cựu dịnh, tân tăng khoán lệ,
kim tham nghĩ khoán lệ, chước nghĩa khoán lệ. Ngoài ra đề tài còn đưa ra
những nhận xét cũng như những giải pháp kế thừa và phát huy di sản văn
hoá dân gian cổ truyền. Song những nội dung nghiên cứu của đề tài như

một bức tranh tổng thể, trong đó đề cập đến hầu hết các vấn đề như sinh
hoạt văn hoá vật thể, phi vật thể… mà không đi sâu nghiên cứu kỹ từng loại
hình văn hoá dân gian.
Ngoài ra, Cảnh Dương còn được nhắc đến trong tác phẩm được ra
đời trong thời gian gần đây đó là Những nét đẹp về văn hoá cổ truyền
Quảng Bình của tác giả Nguyễn Tú. Trong tác phẩm này, chúng ta có thể tìm
7


thấy rất nhiều thông tin về những nét văn hoá đặc trưng của Quảng Bình,
trong đó Cảnh Dương được giới thiệu về những sinh hoạt văn hoá dân gian
độc đáo như tục bơi trải các làng biển (từ trang 620 đến trang 621).

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu một số hiện tượng văn hoá dân gian độc đáo của

làng Cảnh Dương, từ đó có sự phân tích, đi sâu l{ giải các hiện tương văn
hoá đó. Đồng thời có sự so sánh để thấy được những nét tương đồng và
khác biệt của văn hoá dân gian làng Cảnh Dương so với các làng khác; tìm ra
các giải pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá dân gian trong
bối cảnh hiện nay.
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
-

Khảo sát, miêu tả một số hiện tượng văn hoá dân gian đặc trưng

của làng Cảnh Dương.

-

Phân tích, so sánh, tìm ra những nét chung và riêng trong từng hiện

tượng văn hoá đồng thời có sự nhận xét, đánh giá những hiện tượng văn
hoá đó theo sự diễn trình lịch sử.
-

Từ sự phân tích, so sánh để rút ra những giá trị, đặc trưng của các

hiện tượng văn hoá dân gian làng Cảnh Dương, góp phần vào quá trình bảo
tồn, làm giàu và phát huy những giá trị các hiện tượng văn hoá đó.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là văn hoá dân gian làng Cảnh
Dương. Đối tượng khảo sát là những hiện tượng văn hoá dân gian tiêu biểu
của làng Cảnh Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu địa bàn làng (xã) Cảnh
Dương, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Về nội dung, vì đề tài luận văn khá rộng nên tác giả chỉ xin được khảo
sát một số hiện tượng văn hoá dân gian tiêu biểu của làng Cảnh Dương, cụ
thể như sau: Trong phần kiến trúc dân gian, chỉ khảo sát các công trình như:
Đình Lớn; Chùa làng; Miếu thờ cá Ông. Trong phần tín ngưỡng dân gian, chỉ
khảo sát các hiện tượng: Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng; Tín ngưỡng thờ
cúng cá Ông. Trong phần lễ hội dân gian, chỉ khảo sát các hiện tượng: Lễ tế

Thành hoàng làng; Hội bơi trải; Hội đánh cờ người; Hội cơm thi, cơm cần.
Trong phần diễn xướng dân gian, chỉ khảo sát các hiện tượng: Hò chèo cạn;
Hát ru. Trong phần ngữ văn dân gian, chỉ khảo sát chủ yếu một số truyện kể
dân gian và văn vần dân gian. Trong phần tri thức dân gian, ngoài những nội
dung đã đề cập trong phần ngữ văn dân gian, tác giả khảo sát về nghề
truyền thống và văn hoá ẩm thực.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

9


Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin về kế thừa vốn văn hoá truyền thống cũng như quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn và phát huy vốn di sản
văn hoá dân tộc để xây dựng nền văn hoá mới.
5.2. Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên ngành về nghiên cứu văn
hoá dân gian như phương pháp điền dã thực địa, phương pháp tiếp cận hệ
thống, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ nét các hiện tượng văn hoá dân gian đặc
trưng và tiêu biểu của làng Cảnh Dương, đi sâu vào l{ giải, so sánh và rút ra
một số nhận xét. Từ đó có cái nhìn tổng thể về văn hoá dân gian Cảnh
Dương trong bức tranh chung văn hoá dân gian Quảng Bình.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu về văn hoá dân gian của các làng ven biển ở Quảng Bình và các tỉnh

miền Trung.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận
văn được kết cấu ba chương, mười một tiết.

10


11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG CẢNH DƯƠNG

1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Trên đường thiên l{ Bắc Nam, qua đèo Ngang chưa đầy 10km về phía
Đông Nam, đứng trên cầu Ròn nhìn về hướng biển, chúng ta sẽ thấy hiện ra
quang cảnh đầy ấn tượng về một vùng quê trù phú xinh đẹp nằm duyên
dáng bên bờ biển thơ mộng, tấp nập thuyền bè vào ra. Đó là làng Cảnh
Dương, một trong bát danh hương của Quảng Bình. Tác giả Nguyễn Tú trong
tác phẩm Những nét đẹp văn hoá cổ truyền Quảng Bình đã nhận định: Làng
Cảnh Dương "là một làng nổi tiếng văn vật, làng học, làng nghề, làng chiến
đấu, một làng có vị trí phong thuỷ hết sức phong phú". Sở dĩ khẳng định
như vậy vì Cảnh Dương ở vào vị trí địa l{ khá độc đáo, có cảnh quan sông
núi, có biển bao la ôm ấp...
Làng Cảnh Dương nằm trên cửa biển Di Luân với toạ độ:
0


0

17 ,50 - 17 ,52 vĩ Bắc
0

0

106 ,26 - 106 ,27 kinh Đông
Cảnh Dương được ví như "một con thuyền đang thả neo trên sông
nước" [73,8+ hay như một bán đảo nhỏ.
-

Phía Đông là biển cả mênh mông bao bọc

-

Phía Tây là con Kênh Xuân Hưng lịch sử
12


-

Phía Bắc là sông Ròn

-

Phía Nam là bãi cát vàng trải dài

Địa thế này còn được phác họa trong Văn tế tổ với những câu thơ khá
mượt mà:

"Phía đông ngọc đổng chầu về
Rùa vàng mũi vích nằm kề phía Tây
Bảng vàng phía Bắc gần đây
Phượng Hoàng chất ngất núi xây nghìn trùng
Phía Nam bãi cát một vùng
Như hình xa thổ vốn cung chầu về
Chung quanh nước bọc ba bề
Nghiên tần, bút tốn nằm kề Loan giang"

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Sông Loan núi Phượng hữu tình
Bảng vàng ấn ngọc phân minh chầu về
Nếu là người con của Cảnh Dương, hoặc đã từng đến Cảnh Dương
không ai không biết đến hai câu thơ đầy { nghĩa này. Đây là những dòng thơ
đã từng được khắc trên một văn bia dựng ở đầu làng, trên đường đi vào
cổng làng trước năm 1945. Không phải ngẫu nhiên mà câu thơ lại được đặt
13


vào vị trí trang trọng đó, phải chăng nó thay lời giới thiệu, như một lời nhắn
gửi hay { nghĩa hơn là một thông điệp muốn gửi gắm đến tất cả những ai
đã, đang và sẽ đến Cảnh Dương. Bởi ẩn chứa trong đó không chỉ là cảnh
vật, con người mà cả tâm hồn của người dân nơi đây. "Đây là cảnh quan
trên bến dưới thuyền, là cảnh quan sông núi âm dương hoà hợp trong bức
tranh sơn thuỷ" [73,14+. Hình ảnh "sông Loan", "núi Phượng" tạo cho Cảnh
Dương vẻ thơ mộng, độc đáo và đầy sức quyến rũ, tạo nên cảm hứng bất
tận cho các nhà văn, nhà thơ: "Cái đẹp! Ôi, cái đẹp, đến các bậc thánh như
cụ Khổng Tử còn mê cái đẹp, huống chi các cụ nho sĩ nhà ta" *74, 29+. Cái
đẹp chẳng phải ở đâu quá xa vời mà chính là đây, là non xanh, là nước biếc,
là sự kết hợp hài hoà đến ngỡ ngàng khiến các bậc hiền tài không thể không

viết thành thơ. "Sông Loan, núi Phượng như một bức tranh đẹp, hài hoà và
cân xứng làm nên cảnh sắc riêng của xứ Ròn, mà làng Cảnh Dương chính là
một điểm son rực rỡ trong bức tranh thiên nhiên kz thú đó" *27,9].
Sông Loan hay còn được gọi là sông Ròn, sông Di Luân, sông Nể
Giang. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng "tên gọi nào cũng mang
dấu ấn văn hoá đẹp" [68, 139]. Cụ Tố Như Nguyễn Du khi đương chức cai bạ
Quảng Bình thời Gia Long, nhớ quê Tiên Điền ngoài huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh, đến Di Luân đứng bên sông Ròn làm thơ chữ Hán cũng đành gọi tên
sông theo bọn người Hán thuở quận Nhật Nam, bộ Giao Chỉ là Nể Giang:
Nể giang trào trướng bạch hàm thiên.
(Sông Nể lồng lộng bóng trời trắng xoá khi thuỷ triều lên)
Sông Ròn là một trong năm con sông lớn của Quảng Bình và là con
sông ở miền Trung phát nguyên từ dãy Hoành Sơn. Phải chăng vì thế mà
người ta ví sông Ròn chính là "người bạn tình" của dãy Hoành Sơn? Tuy là
14


một con sông lớn nhưng sông có chiều dài chỉ khoảng 30 km, lưu vực sông
2

khoảng 260 km . Sông có hai nguồn chính là hai con suối tạo thành, một
nguồn là khe Hùng Sơn bắt đầu từ khe Chùa Thông, vùng Đá Đen (xã Quảng
Hợp), nguồn khác là khe Thai bắt đầu từ vùng Đá Bạc (xã Quảng Kim). Sông
chảy qua các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Phú rồi ra
biển qua cửa Cảnh Dương. Cửa sông hẹp, sông lại cạn nên không thuận lợi
cho các loại thuyền bè ra vào (chỉ thích hợp với một số loại thuyền nhỏ).
Sông Ròn là người bạn tri kỷ, gắn bó thân thiết với người dân nơi đây.
Tự bao giờ, theo dòng chảy của tự nhiên, con sông như nhịp cầu nối liền
những con người, vùng đất lại với nhau và hơn thế, nó đã chảy vào tâm hồn
mỗi người những tìm cảm, sự sẻ chia và cộng cảm. Đâu đó đã không còn

khoảng cách giữa con người và thiên nhiên, tất cả như hài hoà, đan xen.
Người Cảnh Dương đã không biết bao nhiêu lần, trên con sông này, họ tìm
đến những vùng đất khác để làm ăn, buôn bán, đánh bắt tôm, cá... và
không hiểu từ khi nào, hình ảnh con sông đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi
người, như một nét văn hoá khó phai mờ.
Trong bức tranh tuyệt đẹp của tạo hoá, sông Ròn sẽ trở nên mềm mại
hơn, thơ mộng hơn khi xuất hiện dãy Hoành Sơn sừng sững, hùng vĩ và đầy
sức sống. Vì thế Hoành Sơn được ví như con chim Phượng đang mạnh mẽ
dang rộng đôi cánh: "chim đang bay ra biển Đông, hai cánh xoè ra hai bên.
Cánh trái của chim là phía Hà Tĩnh, cánh phải là Quảng Bình, chỗ cao nhất
của chim có bình độ 1.089 m, và nơi mỏ chim cúi xuống biến là đỉnh Đèo
Ngang (cũ) có cổng Hoành Sơn Quan, phân chia địa giới hai tỉnh". [68, 47].

15


Hoành Sơn có chiều dài 129km, đỉnh cao nhất là đỉnh Chóp Chài cao
1.044 km ngăn cách giữa hai vùng Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên. Đèo Ngang
và Hoành Sơn được xem là "địa đầu bình phong cho cả hai miền Bắc và
Nam - Hoành Sơn nhất đái - cho nên vua Minh Mạng cũng lấy Hoành Sơn
làm trường thành án ngữ - dĩ Hoành Sơn vi án" *73,15+. Nơi đây đã từng
diễn ra trận chiến giữa hai nước Việt Chăm và "vết tích Lâm Ấp vẫn còn in
dấu" [27, 9+. Đại Nam nhất thống chí ghi:
"Thạch thành Lâm ấp trúc
Lục lộ Tử An bình"
Dịch nghĩa: Thành đá Lâm Ấp đắp
Đường bộ Tử An xây (Bùi Quang dịch)
Trên đỉnh Đèo Ngang hiện vẫn sừng sững uy nghi một cổng thành
Hoành Sơn Quan. Về gốc tích của Hoành Sơn Quan, tác giả Nguyễn Tú nhận
định: "Năm thứ tư, đời vua Minh Mạng, Quảng Bình bộ tâu nói: Hoành Sơn,

chỗ giáp giới tỉnh Quảng Bình với Hà Tĩnh, núi cao, lại giáp biển là chỗ quan
trọng, xin đặt quan ải ở đây. Vua nghe lời tâu mà đặt tên là Hoành Sơn
Quan, sai công bộ Thị lang Đoàn Công Phú đốc xuất việc làm và dụ rằng: Nay
phương Nam phương Bắc họp thành một nhà, bốn mặt biên thuz đều
không xảy ra việc gì, dải núi Hoành Sơn mà đặt thêm quan ải để xét hỏi bọn
gian phi, không cần cao rộng lắm..." [68, 49].
Đến tháng 3 năm 1842, vua Thiệu Trị, con vua Minh Mạng, ông vua
thứ ba triều Nguyễn, ngự giá ra Bắc đón nhận lễ sắc phong của Hoàng đế
Trung Quốc ngang qua Đèo Ngang đã làm bài thơ vịnh cổng thành, khắc vào
bia bên cạnh cửa như sau:
16


Nhất đái miên thành hạn tiết san
Uyển diên khởi phục hải tần quan
Dịch nghĩa:
Hoành Sơn một dải núi như dải lụa chắn ngang
Nhấp nhô trùng điệp uốn khúc bên bờ biển
Hoành Sơn quan không chỉ có { nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn kết
tinh giá trị văn hoá vô cùng qu{ giá. Mặc dù trải qua biết bao thăng trầm của
lịch sử, chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước, nhưng Hoành Sơn quan
không vì thế mà nhạt phai trong tâm thức của mỗi người. Đến tận hôm nay,
khi đặt chân đến chốn này, tận mắt chứng kiến sự tồn tại, thách thức với
thời gian của Hoành Sơn quan - một trong những công trình được đánh giá
là "chắc chắn hơn cả những cổng thành chốn kinh kz" [70, 49] chúng ta mới
hiểu hết sức sống tiềm tàng đang ẩn chứa đâu đây: "... trải bao nhiêu gió
núi, mưa ngàn, chịu đựng trước biết bao cơn bão ác liệt, cả bão trời lẫn bão
bom đạn của địch mà vẫn vững chãi, chắc chắn, thi gan cùng tuế nguyệt,
thách đố với thời gian. Đứng trước Hoành Sơn Quan, nhìn lên vòm cửa cao
ngất, tưởng như núi non xung quanh đều thấp xuống mà tự thấy con người

lớn lên, vít được tầng mây, nhìn suốt được biển trời bát ngát, mà động lòng
hoài cổ, tưởng tượng ra những điều kz diệu!" [70, 49]. “Việc xây dựng
Hoành Sơn Quan, người ta không hiểu, người xưa, với hai bàn tay không,
lưng trần chân đất, không một tấc sắt thép, máy móc, họ làm sao đưa lên
ngọn núi này một khối lượng đá gạch, vôi vữa, bằng con đường bậc thang
tưởng như chọc trời này, để xây một cổng thành, đến nay trải hơn 150 năm,
vẫn còn vững chắc tưởng như chưa hề hư hỏng” *68, 50].
17


Hoành Sơn không chỉ có { nghĩa quan trọng về mặt kinh tế đối với
người dân Cảnh Dương nói riêng và người dân vùng phía Bắc Quảng Bình
nói chung mà còn rất đỗi thiêng liêng đối với Cảnh Dương: "Nằm trước mặt
làng, Hoành Sơn cách Cảnh Dương (nơi gần nhất) 4 cây số, là một kz quan
mà thiên nhiên ban tặng cho con người, miền đất "Địa linh, nhân kiệt".
Người Cảnh Dương xưa đã chọn làm hướng làng.
"Tả Thanh long: Di lộc, Di Luân; hữu Bạch Hổ: Trung Hoà, Cương
giáng"
"Trái thi vạn con nước, phải thu về vạn ngọn đá ngầm"
"Di Hoành sơn vi án" (Trích Phạm tộc phả k{)
Con người tắm mình trong cảnh quan sông núi, cảnh quan sông núi
tiềm ẩn trong lòng người đã hình thành một tình cảm đẹp, một triết l{ đẹp,
một lối sống đẹp - đấy là niềm tự hào chính đáng về quê hương". *73,
11,12]
Phải, làm sao không tự hào được khi Cảnh Dương từ xưa đến nay
như đẹp hơn, rạng ngời hơn và anh linh hơn bởi sở hữu riêng cho mình một
vị trí phong thuỷ hết sức độc đáo: có sông, có núi và biển cả bao la...
Sẽ thật là khiếm khuyết nếu nhắc đến Cảnh Dương mà chúng ta
không nói đến sự hiện hữu của biển trong đời sống kinh tế và văn hoá của
nhân dân Cảnh Dương. Ngay từ những năm đầu mới lập làng, quay mặt ra

biển là sự lựa chọn được đánh giá là "có tầm nhìn" của các bậc tiền hiền,
điều đó đã góp phần đưa Cảnh Dương nhanh chóng trở thành một làng
biển trù phú và thịnh vượng bậc nhất của châu Bố Chính xưa. Phía Đông của

18


làng được bao bọc bởi mênh mông biển cả, đây là vùng biển thuộc vịnh Bắc
Bộ với sự đa dạng về địa hình như bãi ngang, rạng ngầm, hải đảo...
Vùng biển Cảnh Dương có thể chia làm 2 vùng với đặc điểm hoàn
toàn khác nhau, vùng cửa lạch Ròn lên phía Bắc và vùng cửa lạch Ròn xuống
phía Nam.
Vùng cửa lạch Ròn lên phía Bắc là vùng có địa hình phức tạp với khá
nhiều đảo, rạng ngầm... hay còn gọi là vùng biển san hô. Do có dãy Hoành
Sơn đâm ngang ra biển, thường là đá hoa cương nham thạch cứng - là tàn
dư của các kiến tạo của dãy Trường Sơn - tạo nên các mũi đá cách nhau
khoảng vài ba km. Tính từ hướng Bắc vào có các mũi biển với những tên gọi
ấn tượng, dân dã như Mũi Đao, Mũi Độc, Mũi Ông, Mũi Rồng. Sở dĩ có
những tên gọi này là xuất phát từ hình dáng của các mũi biển, theo quan sát
của người dân thì Mũi Đao có hình giống thanh đao, Mũi Độc giống hình con
rắn, Mũi Rồng giống hình đầu rồng. Giản đơn vậy thôi nên rất dễ nhớ, dễ đi
vào lòng người bởi tính mộc mạc và gần gũi của nó. Ngoài ra, phần cuối của
dãy Hoành Sơn đâm ra biển tạo thành những hình dáng khác nhau của các
mỏm núi: có nơi vách núi thẳng đứng sừng sững như một bức thành cao với
chân móng cắm sâu xuống biển, có nơi các hòn núi nhỏ rải rác, nổi lên trên
mặt nước khiến người ta liên tưởng đến hình thù các con vật như "hoặc
như trầu nằm, hoặc như ngựa nhảy, hoặc như chim lượn, én bay, lại có
những mỏm núi có hang sâu nằm sát mép nước, mỗi lần sóng vỗ vào trắng
xoá như con quái vật phun nước ra... [68, 197].
Nối liền giữa các mỏm đá là bãi cát trắng phẳng lz, trắng tinh viền

quanh chân núi như "sân chơi của thiên nga", là nơi l{ tưởng cho những ai

19


muốn nghỉ chân để chiêm ngưỡng quang cảnh nơi đây, bởi ai đã từng qua
đây đều thấy lòng mình ngây ngất bởi cảnh non xanh nước biếc" [73, 14].


phía nam của Mũi Rồng, dưới chân đèo Ngang, biển lấn sâu hình

thành một cái vũng gọi là Vũng Chùa - là vùng biển kín gió nên đây là nơi
l{ tưởng để tàu thuyền trú ngụ khi trời trở gió. Người Cảnh Dương không ai
không thuộc hai câu thơ:
Đông Bắc thì dựa Vũng Chùa
Nồm Nam dựa Chụt bốn mùa như ao
Đứng từ Vũng Chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ hiện lên hình ảnh của ba
hòn đảo với thế đứng chân vạc là Hòn Nồm, Hòn La và Hòn Cỏ. Đảo La (hay
còn gọi là Đảo Yến) cách bờ biển khoảng 3 - 4 km, là con mắt tiền tiêu của
cửa ngỏ vùng biển phía Bắc Quảng Bình.
Từ cửa biển Cảnh Dương nhìn ra khơi xa, còn có một hòn đảo gọi là
Hòn Ông. Hòn Ông còn có tên gọi khác là Hòn Gió, sở dĩ có tên gọi này là vì
hình dạng của nó thường thay đổi theo gió nước, bầu trời. Có khi có hình
chóp nón, có khi giống hình cỗ xôi, cái nấm...
Ngoài Vũng Chùa, các mỏm đá, hòn đảo..., vùng biển này còn có
những rạng ngầm dài hàng chục km với đặc điểm độc đáo. Đó là những rạng
đá san hô có nhiều hang hốc, nhiều tầng, nhiều lớp vì thế đây là nơi trú ngụ
của nhiều loài cá, tôm, cua... Đặc biệt hơn cả là Rạng Lố (Hòn Lố) được ví là
"toà lâu đài có nhiều biệt thự trên con đường giao lưu của các luồng cá". Vì
thế người dân Cảnh Dương có câu tục ngữ: "Tháng tám Hòn La, tháng ba

Hòn Lố". Tháng ba là tháng mà có nhiều rong rêu nhất, vì thế rất nhiều loài
cá qu{ hội tụ về đây sinh sôi, nảy nở như cá Tho, cá Dưa, cá
20


Hàm hương... Sự ưu ái của thiên nhiên đã ban tặng cho Cảnh Dương "một
vùng đặc sản qu{ hiếm" [73, 14+, chính món quà của tạo hoá đã giúp cho
làng biển phát triển kinh tế ngày càng thịnh vượng và khởi sắc.
Nếu vùng biển từ cửa lạch Ròn lên phía Bắc có địa hình đa dạng,
phức tạp thì vùng viển từ cửa lạch Ròn xuống phía Nam lại là vùng Bãi
ngang. Ở vùng biển này do có đáy cạn, chủ yếu là cát và bùn pha trộn với
nhau nên rất thuận lợi phát triển các nghề lưới trủ, lưới vây, lưới quét...
2

Cảnh Dương có diện tích khoảng 3 km , đất làng toàn cát, không có
đất ruộng để sản xuất nông nghiệp nên theo lời kể của các vị bô lão, đất
trồng của Cảnh Dương phải mua bên làng Di Lộc. Vì thế Cảnh Dương còn
được gọi là một làng (xã) giàu cát nhưng lại "nghèo đất". Nhìn tổng thể,
Cảnh Dương nổi lên như một hòn cù lao cát trắng - một làng cát điển hình
của vùng duyên hải miền Trung. Xung quanh làng được bao bọc bởi sông
biển mặn mòi, dân cư sinh sống trên một diện tích đất đai nhỏ hẹp. Người
ta còn xem Cảnh Dương có "phong cảnh khác thường của một làng quê ven
biển - một bán đảo cát trắng". Đến với Cảnh Dương, chúng ta sẽ thấy đâu
đâu cũng có sự hiện hữu của cát, từ đường làng, ngõ xóm, sân chơi...
Với mô hình kết cấu nhà cửa khá độc đáo đã tạo nên vẻ rất riêng của
làng, vì thế Cảnh Dương được ví như "một thành phố văn minh tối cổ" [70,
54], "vẻ đẹp cổ kính" *68, 199] hay "một thành cổ" [73, 9]. Sở dĩ có sự so
sánh đó bởi các ngôi nhà ở đây được xây toàn gạch ngói san sát theo "kiểu
úp bát", xung quanh mỗi nhà đều có khuôn viên thành trì san hô bao bọc.
Đường ngang ngõ dọc trong làng được bố trí như hình bàn cờ, thẳng tắp

khiến người ta liên tưởng đến những làng phố cổ. Quan sát từ xa, Cảnh
Dương toát lên sự sạch sẽ, văn minh của một đô thị phồn vinh...
21


Mặc dù không có đất đai màu mỡ để trồng lúa, trồng khoai... nhưng
người Cảnh Dương với mệnh danh là "luôn nhạy cảm với cái mới" đã phát
triển kinh tế theo hướng khai thác thế mạnh nghề chài lưới và chế biến hải
sản. Chính sự nỗ lực rất lớn của người dân Cảnh Dương thế hệ tiếp nối thế
hệ đã nhanh chóng đưa kinh tế, văn hoá, giáo dục của làng ngày càng phát
triển và phồn vinh đúng như tâm niệm của tác giả Trần Đình Vĩnh: "Người
Cảnh Dương từ khi lập nghiệp là hướng ra biển, từ mảnh đất kz thú này,
bằng tấm lòng và trí tuệ đã tạo cho mình một cuộc sống ấm êm, hạnh
phúc..." *73, 14].

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng cảnh Dương
Tính đến nay làng Cảnh Dương vừa tròn 366 tuổi. Trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, cùng với những biến động của thời gian, làng vẫn đứng đó,
hiền hoà nhưng rất đỗi kiên trung, mềm mại nhưng không hề yếu đuối bởi
nơi đây đã chứng kiến bao nhiêu bom đạn, vết chân giày xéo của kẻ thù,
từng bờ cây, bụi cỏ vẫn còn đó dấu tích một thời. Nhưng không vì thế mà
Cảnh Dương mất đi dáng vẻ rất riêng của mình mà hơn thế, chúng ta vẫn
tìm thấy ở đây dáng vóc hào hùng, những giá trị văn hoá vô cùng qu{ giá, nó
đã cùng với con người và cảnh vật nơi đây lặng lẽ toả sáng và trường tồn
với thời gian. Chúng ta hãy một lần ngược dòng thời gian, ngược dòng lịch
sử để trở về với những ngày đầu tạo lập và hình thành làng Cảnh Dương.
Qua nghiên cứu tư liệu lịch sử, các phả tộc dòng họ và những sưu
tầm truyền tụng trong dân gian, chúng tôi đã tìm thấy một số cứ liệu cơ bản
về sự ra đời và phát triển của làng Cảnh Dương. Từ ngày đầu thành lập làng
22



cho đến dưới các triều đại phong kiến và khi đất nước được soi sáng bởi sự
lãnh đạo của Đảng, người dân trong làng luôn biết gìn giữ và phát huy giá trị
truyền thống, đó là sự tương thân tương ái, là tinh thần đoàn kết, vượt khó
và đặc biệt là lòng yêu nước. Suốt chặng đường với những bước đi đầu tiên
đầy gian khó nhưng người dân Cảnh Dương luôn tự hào về quá khứ và lạc
quan, tự tin hướng đến tương lai, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2.1. Cảnh Dương trong những ngày đầu mới hình thành
Vùng đất làng Cảnh Dương trước thuộc châu Bố Chính nước Chiêm
Thành. Năm 1069, Vua L{ Thánh Tông cử L{ Thường Kiệt làm tướng tiên
phong đánh Chiêm Thành nhằm chế ngự mặt phương Nam. Trong trận đánh
này vua Chiêm bị bắt xin dâng ba châu là Bố Chính, Địa L{ và Ma Linh, từ
phía Nam trở vào (Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Đến đời nhà
L{ (1075), vùng đất làng Cảnh Dương thuộc đất Bố Chính. Nhà L{ nhân đó
mở rộng biên giới phía Nam.
Châu Bố Chính bắt đầu thực sự phát triển từ cuộc di dân khi vua Lê
Thánh Tông (1460 - 1497) kêu gọi nhân dân bốn trấn và Hoan, Ái vào Bố
Chính khai hoang lập nghiệp. "Về đời Hồng Đức, ở phía Nam Quảng Bình
dân cư đã tiệm đông, nhưng ở phía bắc tức là châu Bố Chánh (Tuyên Hoá,
Quảng Trạch và Bố Trạch) vì ruộng xấu, đất cao, sinh kế khó nhọc nên dân
cư còn lơ thơ lắm. Năm 1467 nhân có lời xin của quan thừa chánh sứ tư
tham nghị Thuận Hoá là ông Đặng Thiêm, vua bèn hạ dụ chiêu tập dân gian
vào khai khẩn ở châu Bố Chánh. Kể từ thời đó mới có người vào sinh cơ lập
nghiệp ở phía bắc Quảng Bình. Nếu hai đợt di dân trước theo lối "ngụ binh
ư nông", nặng về nông nghiệp thì đợt di dân này chú trọng cả nông nghiệp
và thủ công nghiệp, kể cả công nghiệp. Do vậy các làng ở đây có tên là Kẻ
23



hay Phường (mà không gọi là Xá), bắt đầu xây dựng những làng nghề
chuyên nghiệp.
Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập, từ thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông) đã
thống kê số làng xã ở châu Bố Chính, phủ Tân Bình như sau: "...châu Bố
Chính 12 tổng, 64 xã, 24 phường, 20 trang". Như vậy với phong trào di dân
vào phương Nam để khai hoang lập ấp, làng xã Quảng Bình đã phát triển rất
nhanh. Đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông, châu Bố Chính là điểm khai
khẩn trọng yếu và từ đó làng Cảnh Dương cũng bắt đầu được hình thành và
phát triển.
Theo Bản Hương ước được viết từ đời Cảnh Hưng thứ 22 và phần
"khai khẩn truyện k{ của một số bản Gia phả của các họ Nguyễn, họ Phạm
(Phạm tộc gia phả k{, Nguyễn Thị Tiểu tông gia phả...) đều đề cập đến
nguồn gốc và quá trình hình thành của làng. Trong bài tựa cuốn: "Nguyễn
Thị tiểu tông gia phả" do tú tài Nguyễn Gia Miễn viết năm Tự Đức thứ 24
(1871) - có đoạn viết về nguồn gốc làng Cảnh Dương như sau: "Nguyên
trước, Tổ tiên ta người trang Cảnh Dương, huyện Chân Phúc, Phủ Đức
Quang, tỉnh Nghệ An. Ngày 18/11 năm Qu{ Mùi (1643) triều Lê Chân Tông,
hiệu Phúc Thái, tổ tiên ta cùng khai khẩn (vùng ấy), rồi liệt vị tiên hiền cũng
vào xứ Cồn Dưa (tức thôn Bắc Hà) xã Thuần Thần, châu Bố Chính". Đặc biệt
cuốn “Bổn xã khai khẩn truyện k{” ghi rất rõ:
“Thuỷ tổ làng ta vốn sinh ra ở trang Cảnh Dương, huyện Chân Phúc,
phủ Đức Quang, Nghệ An. Các ngài Nguyễn Văn An, Đỗ Phú Thanh bắt đầu
vào xứ Cồn Dưa xã Thuần Thần, châu Bố Chính khẩn hoang làm nghề, sau
dời đến xứ Lòi Mắm làng Di Phúc dựng lên 5 cái nhà, từ đó sinh sản ngày
càng đông, mới phân bổ việc quan, chịu thuế lệ, định cách thức. Lòi Mắm
24


xứ tức là làng Cảnh Dương. Cồn Dưa xứ nay là thôn Bắc Biên cho đến ngày
nay bèn ghi lại vậy.

Năm Qu{ Mùi (1643), Phúc Thái thứ nhất, ngày 18 tháng 11 mùa
Đông, Nguyễn Văn An, Đỗ Phú Thanh, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Lẫm,
Phạm Văn Hựu, Phạm Văn Sạo vào châu Bố Chính, ngụ cư ở xứ Thuần Thần,
lúc đó mới có 6 người kết làm anh em, lập nên nhà cửa, bắt đầu đào giếng
gọi là giếng Đông”.
Với những tư liệu trên, mốc thời gian năm 1643 là năm khai sinh làng
Cảnh Dương, đánh dấu bước ngoặt vô cùng có { nghĩa đối với lịch sử hình
thành và phát triển của làng. Sự khởi đầu quan trọng đó với công lao mở
đất, lập làng của sáu vị tổ đã mở đầu cho những năm tháng tiếp theo trong
việc khai hoang, lập ấp. Đặc biệt tư liệu còn cho chúng ta nguồn thông tin
qu{ giá: “Cảnh Dương” là tên gốc của trang Cảnh Dương huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An. Đó cũng chính là quê gốc của người Cảnh Dương. Mảnh đất
đầu tiên mà sáu vị tổ đặt chân đến chính là xã Thuần Thần, châu Bố Chính.
Sau ba năm kể từ ngày sáu vị tổ đặt bước chân đầu tiên lên vùng đất
này, năm 1647 đã có thêm 4 người nữa đến sinh cơ lập nghiệp: “Ngày 20
tháng 9 năm Đinh Hợi, Phúc Thái thứ 5 (1647) Phạm Văn An, Phạm Văn Hảo,
Võ Văn Lan, Phạm Khắc Hoành lại cùng vào sinh sống, lập nghiệp với các
ngài Nguyễn Văn An… (Nay xét Quốc sử Phúc Thái là niên hiệu triều vua Lê
Thần Tông hoàng đế).
Và đến năm 1653 (tức là sau 10 năm kể từ ngày lập làng) số lượng đã
tăng lên là 19 người: “Ngày 8 tháng 6 năm Qu{ Tỵ, Thịnh Đức thứ nhất
(1653), các ông Đỗ Phú Thanh, Đỗ Văn La, Trương Văn Trác, Trương Văn
25


×