Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thanh tra trong quản lý bền vững nước thải khu công nghiệp quế võ tỉnh bắc ninh luận văn ths khoa học bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HƢỚNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC THANH TRA TRONG QUẢN LÝ BỀN VỮNG NƢỚC
THẢI KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ HƢỚNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC THANH TRA TRONG QUẢN LÝ BỀN VỮNG NƢỚC
THẢI KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số:
Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Thanh

Hà Nội - 2017



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 5
1.1. Một số mô hình thanh tra môi trƣờng trên thế giới....................................... 5
1.1.1. Mô hình tổ chức thanh tra ở Trung Quốc....................................................5
1.1.2. Mô hình tổ chức thanh tra ở Philippines.....................................................6
1.1.3. Mô hình tổ chức thanh tra ở Canada...........................................................8
1.1.4. Mô hình tổ chức thanh tra ở Hàn Quốc.....................................................10
1.2. Mô hình tổ chức thanh tra môi trƣờng ở Việt Nam..................................... 11
1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 2002........................................................................ 11
1.2.2. Giai đoạn từ tháng 11 năm 2002 đến ngày 30 tháng 9 năm 2008.............11
1.2.3. Từ tháng 10 năm 2008 đến ngày 30 tháng 6 năm 2010............................ 12
1.2.4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến nay..................................................... 13
1.3. Phân tích đánh giá các mô hình....................................................................15
1.4.1. Chức năng và vai trò của thanh tra môi trƣờng........................................ 17
1.4.2. Mục đích của thanh tra môi trƣờng...........................................................17
1.4.3. Các nội dung chính trong hoạt động thanh tra môi trƣờng.......................18
1.4.4. Những văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra môi trƣờng tại Việt Nam
.............................................................................................................................20
1.5. Tổng quan về KCN Quế Võ......................................................................... 24
1.5.1. Giới thiệu khái quát về KCN Quế Võ.......................................................24
1.5.2. Công trình xử lý nƣớc thải đã đƣợc xây lắp.............................................25
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 42
2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................... 42
2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................42



2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu..........................................43
2.3.1. Phƣơng pháp luận..................................................................................... 43
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................46
3.1. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ sau xử lý giai
đoạn 2012-2016...................................................................................................46
3.2. Kết quả thanh tra công tác bảo vệ môi trƣờng đối với KCN Quế Võ giai
đoạn 2012 - 2015.................................................................................................62
3.2.1. Kết quả thanh tra năm 2011 của Tổng cục Môi trƣờng (chi tiết Kết luận
thanh tra về bảo vệ môi trƣờng đối với KCN Quế Võ kèm theo Phụ lục 1 của Luận
văn)......................................................................................................................63
3.2.2. Kết quả thanh tra năm 2013 của Tổng cục Môi trƣờng (chi tiết Kết luận
thanh tra về bảo vệ môi trƣờng đối với KCN Quế Võ kèm theo Phụ lục 1 của Luận
văn)......................................................................................................................64
3.2.3. Kết quả thanh tra năm 2015 của Tổng cục Môi trƣờng (chi tiết Kết luận
thanh tra về bảo vệ môi trƣờng đối với KCN Quế Võ kèm theo Phụ lục 1 của Luận

văn)......................................................................................................................64
3.3. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra về môi trƣờng đối với KCN Quế
Võ........................................................................................................................65
3.3.1. Thực trạng công tác thanh tra về môi trƣờng đối với KCN Quế Võ........65
3.3.2. Những tồn tại, vƣớng mắc........................................................................ 65
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thanh tra giúp quản lý bền vững nƣớc
thải KCN Quế Võ................................................................................................71
3.4.1. Cơ chế chính sách......................................................................................71
3.4.2. Tăng cƣờng năng lực thanh tra môi trƣờng..............................................72
3.4.3. Tăng cƣờng tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lĩnh vực/loại hình sản xuất.76
3.4.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trƣờng.......77
3.4.5. Đề xuất giải pháp cho KCN Quế Võ.........................................................79



3.4.6. Giải pháp lắp đặt hệ thống quan trắc nƣớc thải tự động, liên tục và truyền số

liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh......................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................88
KẾT LUẬN......................................................................................................... 88
KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................91


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về trạm XLNTTT năm 2015 .... 27

Bảng 1.2. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về trạm XLNTTT 8 tháng đầu
năm 2016 ............................................................................................................. 28
Bảng 1.3. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của trạm
XLNTTT...................................................................................................
Bảng 1.4. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của trạm
XLNTTT...................................................................................................
Bảng 1.5. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của nhà máy
XLNTTT KCN ....................................................................................................
Bảng 1.6. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của nhà máy
XLNTTT KCN ....................................................................................................
Bảng 1.7. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của nhà máy
XLNTTT KCN ....................................................................................................
Bảng 1.8. Hàm lƣợng các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải của nhà máy
XLNTTT KCN ....................................................................................................
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ năm 2012

(Lấy mẫu ngày 11/12/2012) ................................................................................
Bảng 3.2. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ năm 2013
(lấy mẫu ngày 08/5/2013). ..................................................................................
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ năm 2013
(lấy mẫu ngày 03/12/2013). ................................................................................
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ năm 2014
(lấy mẫu ngày 08/5/2014). ..................................................................................
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý của KCN Quế
Võ (mẫu lấy ngày 23/12/2014) ...........................................................................
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc, phân tích mẫu nƣớc thải KCN Quế Võ năm 2015
(vào tháng 5/2015) ..............................................................................................
Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý vào ngày
18/11/2015........................................................................................................... 57
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý nƣớc thải tập
trung KCN Quế Võ (lấy mẫu ngày 17/5/2016). ..................................................


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát Môi trƣờng Trung Quốc.................5
Hình 1.2. Các bƣớc xử lý đối với các trƣờng hợp ô nhiễm..................................7
Hình 1.3. Cơ chế hoạt động của Cục Cƣỡng chế Canada...................................10
Hình 1.4. Mô hình thanh tra sau khi Bộ TN&MT thành lập...............................12
Hình 1.5. Mô hình tổ chức thanh tra môi trƣờng sau khi thành lập Tổng cục Môi
trƣờng thuộc Bộ TN&MT...................................................................................13
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức thoát nƣớc và xử lý NT KCN...................................... 26
Bảng 1.1. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về trạm XLNTTT năm 2015. . .27
Bảng 1.2. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về trạm XLNTTT 8 tháng đầu
năm 2016.............................................................................................................28
Hình 1.7. Công nghệ xử lý nƣớc thải tại trạm XLNTTT....................................29
Hình 1.8. Nƣớc thải đầu vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung KCN Quế Võ 30


Hình 1.9. Bể cân bằng......................................................................................... 30
Hình 1.10. Bể bông tụ......................................................................................... 31
Hình 1.11. Bể lắng bậc 1.....................................................................................31
Hình 1.12. Bể Multech........................................................................................ 32
Hình 1.13. Bể bông tụ bậc 2................................................................................32
Hình 1.14. Bể bông tụ bậc 2................................................................................33
Hình 1.15. Hồ hoàn thiện.................................................................................... 33
Hình 1.16. Kênh đo lƣu lƣợng, điểm xả nƣớc thải ra ngoài môi trƣờng..........34


D
BVMT
CCN
CQCP
CTNH
CTR
ĐTM
HTXLNT
KCN
LVS
QLCTNH
QCVN
TCVN
UBND
XLNTTT


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan quyển luận văn với đề tài nghiên cứu trong luận văn

“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thanh tra trong
quản lý bền vững nước thải Khu công nghiệp Quế Võ tỉnh Bắc Ninh”.
là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Văn Thanh; các số
liệu là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công
bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hƣớng

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thanh tra trong
quản lý bền vững nước thải Khu công nghiệp Quế Võ tỉnh Bắc Ninh” Đây là một
đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập , phân tích thông tin số liệu và
cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể. Tuy vậy, trong quá
trình triển khai thực hiện, tác giả đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành
luận văn với khối lƣợng và chất lƣợng tốt nhất có thể. Trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ

của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS
Phạm Văn Thanh, ngƣời Thầy đã chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận
tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà
Nội và toàn thể các thầy, cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập
cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em của Cục
Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trƣờng - Tổng cục Môi trƣờng và những đồng
nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Hƣớng

2


MỞ ĐẦU
Tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa
hình thƣơng đối bằng phẳng, đƣợc ngăn cách với vùng trung du và miền núi
phía bắc bởi hệ thống sông Cầu. Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông
Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lƣới vận tải

đƣờng thủy quan trọng, kết nối các địa phƣơng trong tỉnh và nối liền Bắc Ninh
với các tỉnh khác trong vùng đầu bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cƣ.
Hiện nay, các con sông đều đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt
động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tác động của các khu công nghiệp, khu khai
thác và chế biến khoáng sản, các đô thị và các tụ điểm dân cƣ. Sự ra đời và hoạt
động của các khu công nghiệp Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong, Vsip, Công ty
TNHH Giấy và bao bì Phú Giang, Công ty giấy Phong Khê... các hoạt động tiểu
thủ công nghiệp tại các làng nghề (trên 200 làng nghề), các xí nghiệp kinh tế
quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác thác chế biến khoáng sản...
Hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các nhà khoa học tâm huyết
đang tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, biện pháp, giải pháp để kiểm
soát ô nhiễm môi trƣờng. Một trong những biện pháp đó là đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra môi trƣờng. Thực tế gần đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã
phát huy vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về BVMT và góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên cả nƣớc. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai, công tác thanh tra, kiểm tra môi trƣờng còn gặp rất nhiều khó
khăn, vƣớng mắc về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực... làm
hạn chế hiệu quả hoạt động.
Với mong muốn áp dụng các phƣơng pháp khoa học và kinh nghiệm từ
thực tiễn trong công tác thanh tra chuyên ngành môi trƣờng, tác giả luận văn
mong muốn đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra môi trƣờng, thông qua đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao năng lực thanh tra trong quản lý bền vững nước thải Khu công
3


nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu là Khu
công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt tập trung đƣa ra các giải pháp giúp

quản lý bền vững nƣớc thải KCN trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng. Qua phân
tích kết quả của các Đoàn thanh tra, kiểm tra môi trƣờng tại KCN, tác giả đánh
giá những khó khăn, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT và đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thanh tra trong việc quản lý bền vững
nƣớc thải KCN.
Kết cấu của Luận văn gồm các phần chính sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận, tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Một số mô hình thanh tra môi trƣờng trên thế giới
1.1.1. Mô hình tổ chức thanh tra ở Trung Quốc
Thanh tra môi trƣờng của Trung Quốc tồn tại ở 03 cấp hành chính là cấp Bộ,
tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng và cấp huyện (Hình 1.1).
- Cấp trung ương: Bộ Bảo vệ Môi trƣờng của Trung Quốc đƣợc thành lập từ
năm 2008, gồm 16 đơn vị trực thuộc trong đó Cục Giám sát môi trƣờng là cơ
quan chịu trách nhiệm về thanh tra môi trƣờng.
Cục Giám sát Môi trƣờng
(Cục trƣởng)

Phòng
Tổng hợp


Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát Môi trường Trung Quốc
Chức năng chính của Cục là: Sắp xếp và điều phối chung các vấn đề môi
trƣờng quan trọng và giám sát thực thi luật; Xây dựng các quy định hành chính,
quy tắc và hệ thống về giám sát môi trƣờng và tổ chức thực thi các quy định
này; Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng và tổ chức thực hiện; tổ chức thanh
tra về thực thi trong lĩnh vực môi trƣờng và trả phí ô nhiễm; Giám sát sau
cƣỡng chế môi trƣờng và các trƣờng hợp vi phạm môi trƣờng trong danh sách
đen; Hƣớng dẫn và điều phối các giải pháp đối với các vấn đề môi trƣờng lớn
và các tranh luận ô nhiễm tại các vùng, đơn vị địa phƣơng, liên vùng và lƣu vực
sông; Hƣớng dẫn công tác chuyên môn của Trung tâm Ứng phó khẩn cấp môi
trƣờng và Điều tra tai nạn và các Trung tâm Giám sát bảo vệ môi trƣờng.
Cấp địa phương: Đơn vị thực hiện chức năng thanh tra môi trƣờng tồn
tại ở 2 cấp là cấp tỉnh và cấp huyện. Chính phủ nhân dân (People’s Government)
mỗi tỉnh, khu tự trị hoặc thành phố trực thuộc trung ƣơng của Trung Quốc đều
có các Cục/Vụ Bảo vệ môi trƣờng thực hiện công tác thanh tra môi trƣờng trên
toàn tỉnh.
5


Nguồn: Website: www.english.mep.gov.cn/ (Bộ BVMT Trung Quốc).
1.1.2. Mô hình tổ chức thanh tra ở Philippines

Philippines, Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên Philippines
(Department of
Environment and Natural resources - DENR) là cơ quan giúp Chính phủ quản lý
Nhà nƣớc về môi trƣờng và tài nguyên, tƣơng đƣơng Bộ TN&MT của Việt Nam.
Cơ quan tham mƣu trực tiếp giúp Bộ trƣởng Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên quản lý
môi trƣờng gồm: Cục Quản lý môi trƣờng (Environmental Management Bureau EMB) và Cơ quan phát triển hồ Laguna (Laguna Lake Development Authority LLDA). Ngoài ra, Philippines còn thành lập Ban xét xử ô nhiễm (PAB) hoạt động
nhƣ một tòa án để xét xử các vụ việc ô nhiễm môi trƣờng.


Cục Quản lý Môi trường: Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục Quản lý
Môi trƣờng là giúp Bộ trƣởng Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên quản lý nhà nƣớc
về môi trƣờng. Trực thuộc Cục có 07 phòng trong đó Phòng Chất lƣợng môi
trƣờng đƣợc giao chức năng thanh tra và giám sát môi trƣờng. Tại cấp địa
phƣơng có các Văn phòng Vùng làm nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm của 16 vùng
trên toàn quốc (trừ kiểm soát ô nhiễm liên quan đến xả nƣớc thải vào hồ
Laguna).
Cơ quan phát triển hồ Laguna: Cơ quan phát triển hồ Laguna đƣợc
thành lập năm 1966, hoạt động nhƣ một cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhằm thúc
đẩy sự phát triển bền vững của vùng hồ Laguna. Cơ quan này có chức năng giúp
Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên quản lý môi trƣờng, đặc biệt là giám sát chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc; là đơn vị cấp các loại giấy phép hoạt động liên quan
đến hoạt động bảo vệ nguồn nƣớc của Hồ Laguna nhƣ: cấp phép xả thải, cấp
phép sử dụng nƣớc, cấp phép lƣu thông trên hồ. Cơ quan phát triển hồ Laguna
gồm 12 Phòng hành chính và chuyên môn trong đó Phòng Quan trắc và Giám
sát đƣợc giao nhiệm vụ điều tra và giám sát việc tuân thủ các quy định, quy tắc,
chính sách và tiêu chuẩn môi trƣờng, việc tuân thủ của các Dự án đối với các
cấp phép xả thải và thông quan đƣợc Cơ quan phát triển hồ Laguna phê duyệt.

6


- Ban Xét xử Ô nhiễm (PAB):

Lấy mẫu (nƣớc thải hoặc khí thải)
Đƣợc thực hiện bởi Cục QLMT-VP
Vùng theo nhiệm vụ quan trắc định kỳ
các cơ sở SX CN trong thẩm quyền.
Việc lấy mẫu có thể do khiếu nại, tố
cáo


Không tuân

Ban hành Mệnh l
Ngừng và Chấm

Thực thi

Khô

Hình 1.2. Các bước xử lý đối với các trường hợp ô nhiễm
PAB đóng vai trò nhƣ một tòa án, có quyền ban hành các Mệnh Lệnh
Ngừng và Chấm dứt; phạt tiền từ 10.000 đến 200.000 pê sô/ngày vi phạm
(tƣơng đƣơng với mức phạt từ 5 triệu đến 100 triệu đồng đối với một ngày vi
phạm); đề xuất các cơ quan chính phủ có chức năng truy cứu trách nhiệm hình


sự đối với đối tƣợng vi phạm. Các bƣớc xử lý cơ sở gây ô nhiễm đƣợc thể hiện
theo (Hình 1.2).
7


Hoạt động kiểm soát ô nhiễm do Văn phòng Vùng đảm nhiệm. Tần suất
kiểm tra, giám sát hàng năm không bị giới hạn, thông thƣờng tùy vào khối
lƣợng xả thải. Đối với nƣớc thải, một cơ sở thải nƣớc thải dƣới 30m 3/ngày sẽ
đƣợc kiểm tra, giám sát ít nhất 01 lần/năm; cơ sở thải trên 150m 3/ngày đƣợc
kiểm tra, giám sát ít nhất 04 lần/năm và đối với KCN là 01 lần/tháng. Tại khu
vực hồ Laguna, Cơ quan phát triền hồ Laguna là đơn vị duy nhất có chức năng
kiểm tra, giám sát chất lƣợng nƣớc và lấy mẫu các cơ sở xả thải ra hồ cũng nhƣ
cấp các giấy phép và chứng nhận liên quan đến chất lƣợng nƣớc. Các Văn

phòng Vùng tại khu vực này chỉ kiểm soát chất thải rắn và khí thải.
Nguồn: Website: www.denr.gov.ph/ (Bộ MT&TN Philippines).
1.1.3. Mô hình tổ chức thanh tra ở Canada
Bộ Môi trƣờng của Canada đƣợc thành lập năm 1971 do sáp nhập lại một
số cơ quan thuộc Chính phủ nhƣ Cục Khí tƣợng và Cục Thiên nhiên hoang dã,
bao gồm 5 cục sau: Cục Môi trƣờng Không khí; Cục Bảo vệ Môi trƣờng; Cục
Thủy sản (năm 1976 tách ra thành Bộ Thủy sản và Đại dƣơng); Cục Đất đai,
Rừng và Thiên nhiên hoang dã; Cục Quản lý nƣớc.
Chính quyền liên bang và chính quyền cấp tỉnh, các khu tự trị đều có thẩm
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về môi trƣờng; phạm vi trách
nhiệm và quyền hạn đƣợc phân chia cụ thể giữa hai cấp chính quyền. Chính
quyền cấp tỉnh có thể ban hành những luật riêng mà không cần có sự đồng ý của
chính quyền liên bang và ngƣợc lại. Tùy theo đặc điểm phát triển kinh tế - xã
hội và môi trƣờng, chính quyền cấp tỉnh có thể xây dựng, ban hành và thực thi
những quy định phù hợp để quản lý môi trƣờng của địa phƣơng mình. Những
quan hệ này đƣợc thúc đẩy thông qua các thỏa thuận song phƣơng, cũng nhƣ
qua Hội đồng các Bộ trƣởng Môi trƣờng và các diễn đàn đa phƣơng khác về
các vấn đề cụ thể nhƣ: biến đổi khí hậu quốc gia và quốc tế, động vật hoang dã,
các loài bị đe dọa và bảo vệ hệ sinh thái, nƣớc và môi trƣờng. Điều này thể hiện
sự phân quyền mạnh mẽ và mang tính chủ động cao trong công tác quản lý Nhà
nƣớc về môi trƣờng ở Canada.
Hội đồng Bộ trƣởng môi trƣờng của Canada bao gồm 14 Bộ trƣởng môi
trƣờng của liên bang, các tỉnh và khu tự trị làm thành viên. Hội đồng họp ít nhất 01
lần/năm nhằm thảo luận về các ƣu tiên môi trƣờng quốc gia và xác định công

8


việc sẽ đƣợc triển khai dƣới sự bảo trợ của Hội đồng. Hội đồng hƣớng tới đạt
đƣợc các kết quả môi trƣờng tích cực, tập trung vào các vấn đề trọng điểm quốc

gia và yêu cầu sự quan tâm của nhiều cơ quan, bộ ngành. Hội đồng cũng có
trách nhiệm thảo luận để tìm hƣớng giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra.
Trong quá trình thực thi các quy định về quản lý môi trƣờng, ngƣời dân
có quyền yêu cầu giám sát sự tuân thủ các quy định về môi trƣờng của doanh
nghiệp, nếu chƣa đạt yêu cầu thì họ cũng có quyền đề nghị nhà quản lý và
doanh nghiệp phải có các phiên họp điều trần, giải thích. Điều này cho thấy vai
trò của cộng đồng đƣợc thể hiện rõ nét trong công tác BVMT ở Canada, là
nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho cấp chính quyền thực thi tốt vai trò quản lý Nhà
nƣớc về môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm công nghiệp ở địa phƣơng.
Công tác thanh tra môi trƣờng ở Canada đƣợc điều chỉnh bởi những quy
định của liên bang và cấp tỉnh. Luật liên bang chú trọng quản lý những vấn đề quy
mô quốc gia liên quan đến nhiều tỉnh. Từng tỉnh có thể xây dựng quy định riêng,
nhƣng mức độ nghiêm ngặt về chất lƣợng môi trƣờng phải bằng hoặc cao hơn quy
định của liên bang. Trên thực tế, cũng có những quy định, Giấy phép môi trƣờng
do chính quyền tỉnh cấp lại mâu thuẫn với những quy định của liên bang. Khi vấn
đề nhƣ vậy xảy ra, các cơ quan quản lý thƣờng thống nhất theo hƣớng yêu cầu
doanh nghiệp áp dụng luật, quy định có yêu cầu nghiêm khắc hơn.

Đơn vị thuộc Bộ Môi trƣờng Canada chịu trách nhiệm về công tác thanh
tra, kiểm tra về môi trƣờng và động vật hoang dã là Cục Cƣỡng chế
(Enforcement Branch). Cục Cƣỡng chế hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo rằng
các tổ chức, cá nhân tuân thủ các mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn theo
quy định của luật BVMT và thiên nhiên hoang dã. Công tác cƣỡng chế do hệ
thống các cán bộ cƣỡng chế đảm nhiệm trên phạm vi lãnh thổ, thông qua Ban
Giám đốc Cƣỡng chế Môi trƣờng (Environmental Enforcement Directorate) và
Ban Giám đốc Cƣỡng chế Thiên nhiên Hoang dã (Wildlife Enforcement
Directorate). Công việc đƣợc tiến hành dƣới sự phối hợp với chính quyền bang,
tỉnh và khu tự trị và các tổ chức quốc tế liên quan nhƣ là Cục Cá và Thiên nhiên
hoang dã liên bang, Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng liên bang và Tổ chức cảnh sát
hình sự quốc tế Interpol.

Về mặt tổ chức, Cục cƣỡng chế đứng đầu là Cục trƣởng (Chief
Enforcement Officer) gồm bộ phận thực thi, bộ phận kế hoạch và chính sách và
9


bộ phận giáo dục và đào tạo. Trụ sở chính đặt tại Gatineau, Quebec và 05 Văn
phòng Vùng tại Atlantic, Quebec, Ontario, Prairie và Miền Bắc, Pacific và
Yukon của Canada. Tổng số cán bộ có hơn 200 ngƣời trong đó 33% là cán bộ
nữ. Cán bộ cƣỡng chế thực thi hai nhiệm vụ chính là thanh tra và điều tra. Trong
quá trình thực thi chức năng thanh tra, đội ngũ cán bộ đƣợc phân công công việc
cụ thể và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Ngoài ra, cán bộ cƣỡng
chế còn đƣợc trang bị những thiết bị nghiệp vụ và đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ
liệu bảo mật phục vụ riêng cho nghiệp vụ thanh tra môi trƣờng (Hình 1.3).
Bộ Môi trƣờng
Cục Cƣỡng chế
Văn phòng Quốc gia
- Cục trƣởng;
- Ban GĐ Cƣỡng chế Môi trƣờng;
- Ban GĐ Cƣỡng chế Thiên nhiên
hoang dã.

Các Văn phòng Vùng:
-

Atlantic;

-

Quebec;


Hình 1.3. Cơ chế hoạt động của Cục Cưỡng chế Canada
Nguồn: Website: www.ec.gc.ca/ (Bộ Môi trƣờng Canada).

1.1.4. Mô hình tổ chức thanh tra ở Hàn Quốc
Các cơ quan có chức năng thanh tra môi trƣờng của Hàn Quốc gồm có 03
cấp: quốc gia, bộ và tỉnh/thành phố.
- Cấp quốc gia: Ban Thanh tra và Kiểm toán của Hàn Quốc (Board of
Audit and Inspection of Korea - BAI) là cơ quan do Tổng thống thiết lập ra
nhƣng hoạt động độc lập. Cơ quan này gần giống nhƣ Thanh tra Chính phủ ở
Việt Nam. Ban Thanh tra và Kiểm toán có quyền kiểm toán tài chính đối với các
tài khoản thu, chi của Nhà nƣớc và tài chính của các tổ chức theo quy định của
luật; thanh tra công tác thực hiện của các ban, ngành chính phủ cũng nhƣ nhiệm
vụ của các cán bộ.

10


-

Cấp Bộ: Văn phòng Thanh tra trực thuộc Bộ Môi trƣờng, tƣơng đƣơng

với Thanh tra Bộ TN&MT ở Việt Nam, chịu trách nhiệm kiểm toán và thanh tra
tài khoản và các khoản thu trong lĩnh vực môi trƣờng của các đơn vị thuộc Bộ
Môi trƣờng, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà
nƣớc. Công tác thanh tra và kiểm toán đƣợc tiến hành độc lập, hoặc phối hợp
với Ban Thanh tra và Kiểm toán hoặc thanh tra các tỉnh/thành phố.
-

Cấp tỉnh/thành phố: Tại mỗi địa phƣơng (07 thành phố lớn và 09 tỉnh)


đều có Phòng Thanh tra riêng, thực hiện kiểm toán và thanh tra các hoạt động
một cách độc lập, hoặc theo yêu cầu của Văn phòng Thanh tra Bộ Môi trƣờng.
Kết quả kiểm toán và thanh tra sau đó sẽ đƣợc báo cáo về Bộ Môi trƣờng.
Nguồn: www.eng.me.go.kr/ (Bộ Môi trƣờng Hàn Quốc).
1.2. Mô hình tổ chức thanh tra môi trường ở Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước năm 2002
Trƣớc năm 2002, Bộ TN&MT (Bộ TN&MT) chƣa đƣợc thành lập, lực
lƣợng thanh tra của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng thực hiện chức
năng thanh tra liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trƣờng.
Thanh tra Cục môi trƣờng, thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng thực
hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành môi trƣờng.
1.2.2. Giai đoạn từ tháng 11 năm 2002 đến ngày 30 tháng 9 năm 2008
Ngày 11 tháng 11 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT.
Bộ TN&MT đƣợc giao quản lý 06 lĩnh vực bao gồm đất đai, khoáng sản, khí tƣợng
thủy văn, đo đạc bản đồ, tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. Lực lƣợng thanh tra môi
trƣờng tại Thanh tra Bộ đƣợc chính thức thành lập. Cục Môi trƣờng đƣợc đổi tên
thành Cục Bảo vệ môi trƣờng, trong cơ cấu tổ chức không còn lực lƣợng Thanh tra
Cục môi trƣờng. Tại các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng lần lƣợt đƣợc thành
lập, hình thành bộ phận thanh tra, chịu trách nhiệm thanh tra 6 lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực môi trƣờng nhƣ (Hình 1.4).

11


B

NG
MÔI

CỤC BẢO

VỆ MÔI
TRƢỜNG

THANH
TRA SỞ

Ghi chú:
Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp;
Mối quan hệ chỉ đạo song trùng;
Mối quan hệ chỉ đạo chuyên môn;
Trao đổi giúp đỡ nghiệp vụ.
Hình 1.4. Mô hình thanh tra sau khi Bộ TN&MT thành lập
1.2.3. Từ tháng 10 năm 2008 đến ngày 30 tháng 6 năm 2010
Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ TN&MT, trong đó quyết định thành lập mới 03 Tổng cục bao gồm Tổng
cục Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo và Tổng cục Môi trƣờng. Ngày 30 tháng
9 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2008/QĐTTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Môi trƣờng trực thuộc Bộ TN&MT. Theo cơ cấu tổ chức mới, hệ thống thanh
tra môi trƣờng cấp địa phƣơng không thay đổi, tuy nhiên ở cấp Trung ƣơng
hình thành Thanh tra Tổng cục Môi trƣờng là đơn vị thanh tra chuyên ngành
môi trƣờng (Hình 1.5).

12


BỘ TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC

MÔI
TRƯỜNG

Ghi chú:
Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp;
Mối quan hệ chỉ đạo song trùng;
Mối quan hệ chỉ đạo chuyên môn;
Trao đổi giúp đỡ nghiệp vụ.
Hình 1.5. Mô hình tổ chức thanh tra môi trường sau khi thành lập Tổng cục Môi
trường thuộc Bộ TN&MT
1.2.4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đến nay
Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
Điều 4 của Luật này quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:

(1)
Cơ quan thanh tra Nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh
tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh
tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Thanh tra huyện).


13


BỘ TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC
MÔI

TRƯỜNG

Ghi chú:
Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp;
Mối quan hệ chỉ đạo song trùng;
Mối quan hệ chỉ đạo chuyên môn;
Trao đổi giúp đỡ nghiệp vụ.
Hình 1.6. Mô hình tổ chức thanh tra môi trường sau khi Luật Thanh tra năm
2010 có hiệu lực
(2). Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan đƣợc giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng
cục Môi trƣờng là cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành môi trƣờng của Bộ TN&MT.
Theo Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ
tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Môi trƣờng, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, trong đó
thành lập Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trƣờng là cơ quan tham mƣu,


đầu mối của Tổng cục Môi trƣờng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
về môi trƣờng (Hình 1.6).
14


×