Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại tổng công ty dầu việt nam (PVOIL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH
DOANH *** *** ***

LƢU CHÍ NGUYỆN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRONG NƢỚC TẠI TỔNG
CÔNG TY DẦU VIỆT NAM (PVOIL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH
DOANH *** *** ***

LƢU CHÍ NGUYỆN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRONG NƢỚC TẠI TỔNG
CÔNG TY DẦU VIỆT NAM (PVOIL)

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM HÀO



Hà Nội - 2019


CAM KẾT

Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao
động của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và
chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời
khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng,
biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn
này đã đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa
Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Lƣu Chí Nguyện


LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Quản trị và Kinh doanh - Trƣờng
Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu nhà trƣờng, phòng Đào tạo, khoa Quản trị Kinh doanh; em cũng xin
đƣợc gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Hoàng Đình Phi; Thƣợng tƣớng,
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hƣởng - những ngƣời thầy đã thai nghén, đồng sáng lập đƣa

vào giảng dạy chƣơng trình Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) để đến hôm
nay em cũng nhƣ nhiều thế hệ học viên khác may mắn đƣợc học tập, lĩnh hội kiến
thức thiết thực của chƣơng trình này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm
ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Kim Hào, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn đến các thầy trong Ban Giám hiệu,
các thầy cô giáo giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; tôi cũng không quên gửi
lời cảm ơn đến các đồng chí trong Ban Lãnh đạo, các phòng ban, đồng nghiệp của
Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
số liệu, tƣ liệu và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do trình độ có hạn, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót; em rất mong nhận đƣợc sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô trong hội đồng khoa học,
bạn bè đồng nghiệp để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNGKINH DOANH XĂNG DẦU........................................................................ 8
1.1. Các khái niệm, mục đích, vai trò của QTRR...................................................... 8
1.1.1. Khái niệm rủi ro, bản chất rủi ro và phân loại rủi ro.................................... 8
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu............................................. 12
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu....................................... 16
1.2.1. Quản trị rủi ro và các khái niệm liên quan................................................. 16
1.2.2. Công tác Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu..................17

1.3. Quy trình Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.......................22
1.3.1. Một số quy trình QTRR............................................................................. 22
1.3.2. Quy trình Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu................ 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XĂNG DẦU TRONG NƢỚC CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT

NAM (PVOIL)........................................................................................................ 33
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)....................................... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển...................................................................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 35
2.1.3. Các hoạt động chính của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)...............35
2.2. Thực trạng công tác QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc
của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).............................................................. 36
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu tại Việt Nam..........37
2.2.2. Hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu của PVOIL.............................42
2.2.3. Thực trạng công tác QTRR trong hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu
của PVOIL........................................................................................................... 44


2.3. Đánh giá công tác QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc của
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).................................................................... 56
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG QUY TRÌNH QTRR

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRONG NƢỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN................................................................................................ 58
3.1. Định hƣớng phát triển của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) trong thời
gian tới.................................................................................................................... 58
3.1.1. Dự báo tình hình........................................................................................ 58
3.1.2. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của PVOIL trong thời gian tới................58
3.1.3.


Kế hoạch tiêu thụ xăng dầu và kênh phân phối....................................... 61

3.2. Phân tích SWOT.............................................................................................. 65
3.2.1.

Điểm mạnh............................................................................................. 65

3. 2.2. Điểm yếu................................................................................................. 65
3.2.3.

Cơ hội..................................................................................................... 66

3.2.4.

Thách thức.............................................................................................. 66

3.3. Đề xuất điều chỉnh và bổ sung các quy trình QTRR trong hoạt động kinh doanh
xăng dầu trong nƣớc của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL)............................ 66
3.3.1. Mục đích.................................................................................................... 67
3.3.2. Phạm vi áp dụng......................................................................................... 67
3.3.3. Định nghĩa, thuật ngữ................................................................................. 67
3.3.4. Quy trình PVOIL đang áp dụng................................................................. 68
3.3.5. Quy trình ban hành..................................................................................... 71
3.4. Một số giải pháp thực hiện quy trình QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng
dầu trong nƣớc của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).................................... 73
3.4.1. Giải pháp về nhân lực và dào tạo............................................................... 74
3.4.2. Giải pháp về công nghệ.............................................................................. 74
3.4.3. Giải pháp về tài chính................................................................................ 76
3.4.4. Giải pháp về văn hóa quản trị rủi ro........................................................... 76

KẾT LUẬN............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 78
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

i

1

C

2

C

3

D

4

K

5

N


6

N

7

N

8

Q

9

Q

10

SX

11

SX

12

X



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tính điểm rủi ro dựa trên khả năng xảy ra.............................................. 29
Bảng 1.2. Tính điểm rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng..................................... 29
Bảng 1.3. Xác định mức độ rủi ro........................................................................... 31
Bảng 1.4. Xếp loại rủi ro......................................................................................... 31
Bảng 2.1. Công ty thành viên của Tổng công ty Dầu (PVOIL) phân loại theo chức
năng, ngành nghề kinh doanh.................................................................................. 36
Bảng 2.2. Danh sách các đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam......................39
Bảng 2.3a. Quy mô của 5 đơn vị dẫn đầu thị trƣờng kinh doanh xăng dầu.............41
Bảng 2.3b. Thị phần KDXD nội địa........................................................................ 41
3

Bảng 2.4a. Sản lƣợng nguồn cung qua các năm (m /tấn))...................................... 45
Bảng 2.4b. QTRR tại nguồn cung của PVOIL........................................................ 46
Bảng 2.5. QTRR trong kênh phân phối của PVOIL................................................ 48
Bảng 2.6. QTRR của PVOIL trong vấn đề công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng.........50
Bảng 2.7. Danh mục các kho hàng của PVOIL tại thời điểm.................................. 51
Bảng 2.8. QTRR hệ thống kho hàng xăng dầu của PVOIL.....................................52
Bảng 2.9. QTRR trong hệ thống vận tải của PVOIL............................................... 52
Bảng 2.10. QTRR trong hệ thống cửa hàng xăng dầu của PVOIL..........................54
Bảng 2.11. Thống kê thực trạng nguồn nhân lực tại PV OIL..................................54
Bảng 2.12. Thống kê trình độ học vấn của lao động tại PVOIL.............................. 55
Bảng 2.13. QTRR về lao động của PVOIL............................................................. 55
Bảng 2.14. Đánh giá công tác QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong
nƣớc của PVOIL..................................................................................................... 56
Bảng 3.1a. Kế hoạch tiêu thụ xăng dầu 2018 - 2022............................................... 62
Bảng 3.1b. Bảng xác định, đánh giá rủi ro.............................................................. 72
Bảng 3.2. Bảng hành động giải quyết rủi ro............................................................ 72

ii



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình liên tục quản trị rủi ro.............................................................. 23
Hình 1.2. Quá trình quản trị rủi ro theo AS / NZS 4360:1999.................................24
Hình 1.3. Kiểm soát rủi ro trong mô hình AS / NZS 4360:1999.............................27
Hình 1.4. Quy trình QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc.......28
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức PVOIL.............................................................................. 35
Hình 2.2. Tăng trƣởng GDP và tỷ lệ tăng trƣởng tiêu thụ xăng dầu.......................37
Hình 2.3. Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu ngƣời........................................... 38
Hình 2.4. Phân bố cửa hàng xăng dầu của PVOIL.................................................. 43
Hình 2.5. Quy trình QTRR hiện tại PVOIL đang áp dụng...................................... 44
Hình 2.6. Sơ đồ chuỗi kinh doanh phân phối sản phẩm xăng dầu của PVOIL........48
Hình 2.7. Hình ảnh một số kho xăng dầu của PVOIL............................................. 51
Hình 2.8. Một số hình ảnh về CHXD của PVOIL................................................... 53

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng
đều phải đối mặt với nhiều rủi ro. Với doanh nghiệp cũng vậy, doanh nghiệp luôn
phải đối mặt với rất nhiều rủi ro phát sinh bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có thể nói quản
trị rủi ro là công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và phát triển bền vững bởi
vừa tạo thêm giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trƣờng bán lẻ xăng dầu Việt
Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã không ngừng hoàn thiện sau 10 năm

hình thành và phát triển. Khi chuyển sang mô hình Công ty cổ phần, PVOIL vẫn
còn nhiều dƣ địa tăng trƣởng, hứa hẹn sẽ có diện mạo mới với sức bật mới.
Hiện nay PVOIL đã phần nào ý thức đƣợc và xây dựng các hoạt động
QTRR, xây dựng quy trình QTRR. Tuy nhiên, rủi ro biến đổi từng ngày và giá trị
rủi ro là không cố định, do vậy mặc dù đã có những quy định, quy trình về QTRR
nhƣng công tác QTRR của PVOIL hiện nay đã thể hiện những hạn chế do không
đáp ứng, không biến chuyển kịp thời so với sự thay đổi của rủi ro. Do đó, đòi hỏi
cần những nghiên cứu mới, quy trình mới về QTRR để bắt kịp xu hƣớng biến đổi
của những rủi ro đang đe dọa sự phát triển của PVOIL.
Trong các hoạt động chính của PVOIL, hoạt động kinh doanh, phân phối
xăng dầu cho thị trƣờng bán lẻ trong nƣớc chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của
Tổng công ty. Do vậy, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm
xăng dầu trong nƣớc sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động, doanh thu của Tổng công
ty (PVOIL). Thị trƣờng xăng dầu tại Việt Nam vốn dĩ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt trong
bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến chuyển liên tục đã tạo ra nhiều sức ép tới các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Với góc nhìn và các kiến thức học tập trong chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị An
ninh phi truyền thống, tác giả tiếp cận QTRR của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo
góc nhìn mới và gắn với các vấn đề về an ninh của doanh nghiệp. Với những luận điểm

1


bên trên và sự phức tạp trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng
dầu trong nƣớc, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro
trong

hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước tại Tổng công ty Dầu Việt Nam
(PVOIL)” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu thị trƣờng trong nƣớc của Tổng Công ty Dầu Việt
Nam (PVOIL) trong giai đoạn tới.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện ba nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
 Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro

trong kinh doanh xăng dầu. Nghiên cứu các quy trình về QTRR nói chung và
QTRR cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nói riêng.
 Phân tích thực trạng, quy trình QTRR mà Tổng công ty Dầu Việt Nam

(PVOIL) đang áp dụng. Chỉ rõ ƣu, nhƣợc điểm của quy trình và thực trạng
QTRR tại Tổng công ty cho hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc.
 Đề xuất quy trình QTRR cho hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc, đề

xuất các giải pháp để thực hiện chuẩn quy trình.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài thực hiện đề tài và đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài
phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu lớn nhƣ sau:
 Rủi ro là gì?
 Quản trị rủi ro là gì?
 Khái niệm về hoạt động kinh doanh xăng dầu là gì ?
 QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là gì ? bao gồm những gì ?
 Quy trình nào phù hợp cho hoạt động QTRR trong hoạt động kinh doanh

xăng dầu ?
 Hiện nay PVOIL đã áp dụng quy trình QTRR nào chƣa ? đánh giá ƣu nhƣợc


điểm của quy trình đang áp dụng.

2


 Nguyên nhân của những nhƣợc điểm tồn tại là gì ? Có cách nào khắc phục

không ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: quy trình, hoạt động QTRR trong kinh doanh xăng

dầu tại thị trƣờng trong nƣớc của PVOIL.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Tác giả nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động kinh doanh

xăng dầu tại thị trƣờng trong nƣớc của PVOIL.

 Thời gian: Dữ liệu trong giai đoạn 3 năm 2016 - 2017 - 2018
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính dựa trên việc thu thập và
xử lý dữ liệu. Cụ thể nhƣ sau :
 Phƣơng pháp thu nhập dữ liệu: tác giả sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ

cấp để thu thập. Trong đó, nguồn dữ liệu thứ cấp là các tạp chí, sách, báo về
quản trị rủi ro, các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính của Tổng công ty về
vấn đề QTRR, các vấn đề về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc…
Với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả áp dụng 2 phƣơng pháp thu thập: (1)
phƣơng pháp chuyên gia: tác giả sử dụng các kịch bản phỏng vấn đối với
nhóm đối tƣợng là chuyên gia trong lĩnh vực QTRR, các cấp lãnh đạo và

chuyên viên chính trong hoạt động QTRR tại Tổng công ty. Sau khi phỏng
vấn nhóm này, tác giả có cái nhìn sâu hơn về hoạt động QTRR tại PVOIL,
đây là tiền đề để tác giả xây dựng bảng điều tra xã hội học (điều tra với mẫu
lớn hơn, 100 phiếu điều tra phát ra) để đánh giá về QT QTRR.
 Phƣơng pháp xử lý số liệu: Bằng các công cụ thống kê, biểu đồ, tác giả sử

dụng dữ liệu thu thập đƣợc để thể hiện kết quả bằng văn bản trong luận văn
nghiên cứu của mình.
6. Tình hình nghiên cứu

Quản trị rủi ro đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức, chính vì vậy,
nghiên cứu về QTRR không còn quá mới mẻ, đặc biệt QTRR trong hoạt động kinh

3


doanh lại là hoạt động chính của nhiều doanh nghiệp, do vậy QTRR trong hoạt động
kinh doanh đã đƣợc nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu.
a. Nguyễn Thị Quy (2008); Giáo trình: Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ;
NXB Văn hóa thông tin.
Nghiên cứu những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh ngày nay, trên cơ
sở đó dự báo các rủi ro tiềm tàng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, xác
định các công cụ QTRR và các phƣơng pháp đo lƣờng, phòng ngừa rủi ro cũng
nhƣ phân tích khả năng ứng dụng các phƣơng pháp này trong QTRR đối với các
DN Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ các mô hình QTRR hiệu quả tại
một số nƣớc, từ đó đúc rút kinh nghiệm để vận dụng vào Việt Nam.
b. Lê Thị Hƣơng (2008); Ứng dụng thị trƣờng quyền chọn và giao sau nhằm
phòng ngừa rủi ro trong biến động giá xăng dầu tại Việt Nam; Luận văn thạc sĩ
kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM.
Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu mặt hàng xăng dầu, biến động giá xăng dầu,


từ đó kiến nghị ứng dụng chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro do biến động giá xăng dầu
thông qua sử dụng thị trƣờng quyền chọn và giao sau. Ý nghĩa của đề tài : khẳng
định biến động giá xăng dầu ảnh hƣởng lớn đến kinh tế xã hội Việt Nam. Do đó, tác
giả kiến nghị giải pháp giảm ảnh hƣởng xấu của sự biến động này bằng cách ứng
dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chƣa
đi sâu vào phân tích việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến
động giá xăng dầu.
c. Huỳnh Đức Trƣờng (2016); Rủi ro biến động giá và hiệu ứng lây lan trên thị
trƣờng xăng dầu Việt Nam; Luận án tiến sĩ kinh tế, trƣờng ĐH Kinh tế
TP.HCM.
Luận án này đã đạt đƣợc một số kết quả mang ý nghĩa thực tế nhƣ sau: (1)
Lần đầu tiên áp dụng mô hình VaR để đo lƣờng rủi ro trong thị trƣờng xăng dầu tại
Việt Nam (dựa theo định giá Platts Singapore) với phƣơng pháp ƣớc lƣợng tham số
TGARCH dựa trên phân phối sai số tổng quát (GED); (2) áp dụng mô hình điểm
gãy cấu trúc trong mô hình GED - TGARCH để tính toán VaR trên thị trƣờng xăng
dầu Việt Nam theo định giá Platts Singapore theo cách của Bai và Perron (năm
4


2003); (3) Từ các kết quả của mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ ra một số gợi ý áp
dụng vào thực tế cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu, chính phủ và bất cứ ai có nhu
cầu định giá và dự báo tình hình rủi ro trên thị trƣờng xăng dầu Việt Nam theo định
giá Platts Singapore.
d. Hoàng Thị Đào, Nguyễn Đức Minh (2018); Mô hình quản trị rủi ro doanh

nghiệp theo thông lệ Quốc tế; Tạp chí PetroVietNam, Viện Dầu khí Việt Nam
(số 1, năm 2018).
Bài báo phân tích sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro, giới thiệu các mô
hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ tốt đang đƣợc áp dụng trên thế giới

hiện nay để tham khảo áp dụng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nƣớc. Các
chuẩn mực đƣợc tác giả đề cập: COSO ERM 2004 ; ISO 31000 : 2009 ; AS/NZS
ISO 31000 : 2009; BS 31100 : 2008; FERMA 2002; hiệp ƣớc Basel; Sovlvency II :
2012… tác giả có đề cập tới nguyên tắc « 3 vòng bảo vệ » trong QTRR và quy trình
QTRR tác giả khuyến khích áp dụng (quy trình 6 bƣớc).
Nhìn chung, các nghiên cứu hiện tại chỉ dừng lại ở các rủi ro xoay quanh vấn
đề về giá xăng dầu biến động mà không phân tích, nghiên cứu ở các khía cạnh khác
(cả môi trƣờng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp). Với nghiên cứu của Hoàng
Thị Đào, Nguyễn Đức Minh (2018) đã đề cập tới quy trình QTRR nhƣng quy trình
vẫn chung chung, chƣa xác định theo đặc thù của ngành. Hơn nữa, đối tƣợng
nghiên cứu của đề tài này với đề tài tác giả trình bày là khác nhau. Do đó, có thể
khẳng định, mặc dù nghiên cứu về QTRR không còn mới, nhƣng đề tài xây dựng
quy trình QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc tại PVOIL không
bị trùng lặp và có tính mới, tính thực tiễn cao.
e. Nguyễn Duyên Cƣờng (2011); Đổi mới quản lý nhà nƣớc trong hoạt động

kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam; NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
Luận án phân tích vai trò của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu và chỉ rõ ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc trong quá
trình hoạch định, thực thi và đánh giá cơ chế chính sách phát triển thị trƣờng xăng
dầu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đề xuất phƣơng
pháp đánh giá vai trò của quản lý Nhà nƣớc trong quá trình biến động và phát triển
5


thị trƣờng xăng dầu mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh phân
phối xăng dầu ở Việt Nam. Luận án đã đƣa ra các quan điểm, giải pháp đổi mới
công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn 2011- 2020 mang
tính hệ thống, toàn diện, đồng bộ và thực tiễn. Các giải pháp tác giả đề xuất :
 Đổi mới tƣ duy nhận thức về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn từ


năm 2011 đến 2020 trong đó cần thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trƣờng phân
phối xăng dầu.
 Hình thành Trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu;
 Đổi mới cơ chế điều hành thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình cam kết cắt

giảm thuế trong điều kiện Việt Nam đã có Nhà máy Lọc Dầu;
 Bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu;
 Ngăn chặn hình thành các độc quyền trong kinh doanh xăng dầu;
 Thực hiện hợp đồng, đấu thầu dịch vụ công trong dự trữ xăng dầu thay thế

chính sách dự trữ chỉ định.
Những nghiên cứu trên đều đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu của mình,
tuy nhiên trong các nghiên cứu kể trên, chƣa có nghiên cứu nào chỉ rõ về Quy trình
QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại PVOIL. Do đó, luận văn vẫn đảm
bảo đƣợc tính mới trong nghiên cứu của mình.
7. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt đƣợc của luận văn
Sau khi thực hiện nghiên cứu, tác giả dự kiến sẽ đạt đƣợc những nội dung
quan trọng nhƣ sau :
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro

trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Những yếu tố tác động, gây ảnh
hƣởng tới hoạt động QTRR.
 Giới thiệu về hoạt động kinh doanh xăng dầu, vị trí của hoạt động này trong

hoạt động của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).
 Thông qua điều tra nghiên cứu, tác giả đánh giá ƣu nhƣợc điểm của hoạt

động QTRR, quy trình QTRR mà PVOIL đang áp dụng.


6


 Đề xuất quy trình và các giải pháp thực hiện quy trình QTRR trong hoạt

động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc cho PVOIL.
 Một số kiến nghị tới các cấp quản lý.
8. Dự kiến kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và các danh mục bảng biểu, hình vẽ, phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng chính:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về QTRR trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
 Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh xăng dầu trong

nƣớc của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL).
 Chƣơng 3: Đề xuất quy trình QTRR hoạt động kinh doanh xăng dầu trong

nƣớc và một số giải pháp thực hiện.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1. Các khái niệm, mục đích, vai trò của QTRR
1.1.1. Khái niệm rủi ro, bản chất rủi ro và phân loại rủi ro
a. Khái niệm rủi ro
Ngày nay, có rất nhiều quan điểm, trƣờng phái khác nhau định nghĩa về “rủi
ro”. Những trƣờng phái khác nhau, các tác giả khác nhau đƣa ra những định nghĩa

rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhƣng tập trung
lại có thể chia thành hai trƣờng phái lớn: Thứ nhất là theo trƣờng phái truyền thống
và còn lại là theo trƣờng phái hiện đại. Theo trƣờng phái truyền thống, rủi ro đƣợc
xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó đƣợc xem là điều
không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến, gây tổn hại. Đó là sự tổn thất về tài sản
hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn đƣợc hiểu
là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của
doanh nghiệp, đe dọa, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Nhìn chung, theo quan điểm truyền thống này thì rủi ro là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con
ngƣời. Tuy nhiên, xét theo trƣờng phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo
lƣờng đƣợc, rủi ro mang tính 2 mặt, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu
cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con ngƣời nhƣng đồng
thời, trong chính những tổn thất đó, doanh nghiệp có thể tìm ra những lợi ích, những
cơ hội. Khi tập trung chuyên sâu nghiên cứu rủi ro, doanh nghiệp có thể tìm ra
những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ
hội, giá trị gia tăng cho chính doanh nghiệp mình.
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con ngƣời không có khái niệm hoặc
không liên quan đến thì họ không có rủi ro. Ví dụ trời mƣa sẽ là rủi ro với ngƣời đi
đƣờng nhƣng ngƣời ở trong nhà kiên cố, chắc chắn, khi đó ngƣời này không bị ảnh
hƣởng thì không có rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability),
8


mức độ ảnh hƣởng đến đối tƣợng (Impacts on objectives) và thời lƣợng ảnh hƣởng
(Duration). Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), nếu chắc chắc (xác
suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.
Từ điển tiếng Việt (1995) giải thích: “Rủi ro là điều không lành, không tốt,
bất ngờ xảy đến”. Từ điển tiếng Anh Oxford (2011) định nghĩa “Rủi ro là khả năng
xảy ra hậu quả xấu trong tương lai”.

Từ các khái niệm trên thấy rằng, rủi ro là khách quan, có thể xuất hiện trong
hầu hết mọi hoạt động của quá trình sản xuất, kinh doanh. Khi có đầy đủ thông tin
về những tổn thất hoặc khả năng của những kết quả có thể tính đƣợc xác suất xảy ra
và có thể đo lƣờng đƣợc rủi ro. Vì vậy, nếu nghiên cứu về rủi ro, ngƣời ta có thể
tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực.
Khi nghiên cứu về rủi ro cần phân biệt giữa khái niệm rủi ro (risk) và không
chắc chắn (uncertainty). Sau khi tìm hiểu một số quan điểm về rủi ro, tác giả nhận
thấy quan điểm của Hoàng Đình Phi (2015) “Rủi ro là một sự không chắc chắn
(uncertainty) hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn
nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán
được xác xuất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn
nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác xuất xảy ra được xem là bất
trắc chứ không phải là rủi ro” là quan điểm phù hợp với mục đích nghiên cứu của
đề tài này.
b. Bản chất của rủi ro
Bản chất của rủi ro còn đƣợc thể hiện ở những đặc điểm vốn có của nó, đó là
tính không chắc chắn, tính ngẫu nhiên và tính bất ổn định của rủi ro. Cụ thể:
 Tính không chắc chắn: Tính không chắc chắn của rủi ro thể hiện ở khả năng

có thể xảy ra hoặc không xảy ra của rủi ro. Mọi hoạt động đều luôn tiềm ẩn
những rủi ro nhƣng rủi ro lại có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy thuộc vào
những bối cảnh, yếu tố tác động cụ thể. Xác suất gặp rủi ro luôn biến động từ
0 đến 1, nếu xác suất rủi ro càng gần 1 thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn,
ngƣợc lại càng gần 0 thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ.

9


 Tính chất ngẫu nhiên: Tính ngẫu nhiên của rủi ro thể hiện ở sự khó đoán định


trƣớc và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con ngƣời của rủi ro.
Bản chất của rủi ro là một biến cố ngẫu nhiên, tồn tại trong mọi hoạt động
của đời sống xã hội. Mặc dù trong các hoạt động thực tiễn, con ngƣời luôn
mong muốn đạt đƣợc những kết quả mong muốn nhƣng do tác động của
nhiều yếu tố khách quan dẫn tới sự sai lệch nhất định và điều này dẫn tới rủi
ro. Con ngƣời chỉ có thể nhận biết đƣợc rủi ro, tìm biện pháp phòng ngừa,
né tránh hoặc giảm thiểu rủi ro nhƣng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro.
 Tính bất ổn định của rủi ro: Tính bất ổn định của rủi ro là khả năng xảy ra tổn

thất với mức độ và tần suất khác nhau của các sự vật, hiện tƣợng có rủi ro.
Mặc dù rủi ro là hiện tƣợng ngẫu nhiên, khách quan song mức độ rủi ro lại
có thể khác nhau trong từng tình huống rủi ro cụ thể. Rủi ro có thể diễn ra ở
thời điểm này hay thời điểm khác. Nếu mức độ tổn thất càng lớn, số lần xuất
hiện rủi ro càng nhiều thì mức độ rủi ro sẽ càng cao và ngƣợc lại.
c. Phân loại rủi ro

Để nhận biết rủi ro và QTRR có hiệu quả cần tiến hành phân loại rủi ro theo
những tiêu chí nhất định. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại rủi ro nhƣng
thông thƣờng có thể phân loại theo một số tiêu chí cơ bản sau đây:
 Theo nguồn gốc rủi ro: Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro ngƣời ta chia

rủi ro thành rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài:
 Rủi ro bên trong là những rủi ro phát sinh do tác động của các yếu tố thuộc

bản thân hoạt động của DN. Rủi ro bên trong bao gồm các loại nhƣ rủi ro về
chiến lƣợc kinh doanh, về tổ chức quản lý hệ thống sản xuất, về hệ thống
thông tin kinh tế, rủi ro về quản trị tài chính, rủi ro về nguồn nhân lực…
Phần lớn nguyên nhân của rủi ro bên trong là do năng lực quản trị yếu kém
của những ngƣời làm công tác quản trị, điều hành DN.
 Rủi ro bên ngoài: Là rủi ro chịu ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài DN.


Phần lớn rủi ro bên ngoài của DN là những rủi ro từ những nguyên nhân
khách quan, thƣờng là bất khả kháng, có tác động bất lợi đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN nhƣ rủi ro về pháp lý và rủi ro thị trƣờng. Nguyên
10


nhân dẫn đến rủi ro bên ngoài chủ yếu là do sự biến động bất lợi của các yếu
tố thuộc môi trƣờng kinh doanh của DN, nhƣ: sự biến động của tỷ giá, lãi
suất, khung khổ pháp lý hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát...
 Theo phạm vi ảnh hƣởng (tác động) của rủi ro: Theo phạm vi ảnh hƣởng hay

tác động của rủi ro, rủi ro thƣờng đƣợc chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro
phi hệ thống:
 Rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống là loại rủi ro khi xảy ra sẽ ảnh hƣởng đến

hoạt động của tất cả các DN và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, DN không thể
giảm thiểu đƣợc loại rủi ro này bằng cách đa dạng hoá các danh mục hay tài
sản đầu tƣ. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thƣờng xuất phát từ các yếu tố
bên ngoài DN nhƣ tình trạng nền kinh tế trong nƣớc hoặc thế giới bị khủng
hoảng hoặc suy thoái, sự thay đổi hay bất ổn của hệ thống chính trị, những
biến động về tình hình năng lƣợng thế giới, mức độ hội nhập của nền kinh tế,
sự thay đổi của các chính sách kinh tế nhƣ tỷ giá hối đoái, lãi suất… có ảnh
hƣởng đến hoạt động của các DN.
 Rủi ro phi hệ thống: Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro khi xảy ra chỉ ảnh

hƣởng đến hoạt động của một DN hoặc một ngành kinh doanh nào đó. Vì
vậy, DN có thể giảm thiểu hay loại trừ rủi ro này bằng cách đa dạng hoá các
danh mục hay tài sản đầu tƣ. Nguyên nhân của rủi ro phi hệ thống thƣờng
xuất phát từ các yếu tố bên trong DN, nhƣ: năng lực quản trị, tính hợp lý của

việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính của DN trong
kinh doanh, tƣơng quan đối thủ cạnh tranh của DN trên thị trƣờng…
 Theo tính chất của rủi ro: Theo tiêu chí này rủi ro của DN thƣờng đƣợc chia

thành rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính:
 Rủi ro phi tài chính: Là loại rủi ro liên quan đến các yếu tố thuộc môi trƣờng

kinh doanh nhƣ môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hoá xã hội, khoa
học công nghệ, hội nhập quốc tế, các điều kiện tự nhiên; các rủi ro do thông
tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức; rủi ro hoạt động… của DN.
 Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro có liên quan đến sự giảm giá tài chính (còn gọi

là rủi ro kiệt giá tài chính) và việc thực hiện các quyết định tài chính của DN
làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của DN.
11


1.1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
a. Xăng dầu, hoạt động kinh doanh xăng dầu
Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Xăng dầu là tên
chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao
gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu
sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các
loại khí hoá lỏng và khí nén thiên nhiên.
Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng vì những lý do sau: thứ nhất, xăng dầu
là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lƣợng có hạn,
không thể tái sinh và chƣa thể thay thế đƣợc. Thứ hai, xăng dầu là năng lƣợng phục
vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Xăng dầu tác động mạnh mẽ tới sự phát triển
kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia. Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng
nên các quốc gia đều có chính sách, chiến lƣợc và các biện pháp quản lý sản xuất,

kinh doanh và dự trữ xăng dầu. Sự biến động của xăng dầu trên thị trƣờng thế giới
ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung.
Kinh doanh là thuật ngữ đƣợc sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế
không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Khái niệm Kinh doanh theo đó mà
có nhiều cách hiểu khác nhau: Theo cách hiểu thông thƣờng, kinh doanh đƣợc hiểu
là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua, bán hàng hóa. Theo
cách hiểu này thì kinh doanh đồng nhất với khái niệm về thƣơng mại đƣợc nêu
trong Bộ luật Thƣơng mại Việt Nam ban hành năm 1997.
Tuy nhiên, khái niệm “kinh doanh” chính thức đƣợc Luật pháp Việt Nam sử
dụng từ năm 1990 khi Chính phủ đƣa ra hai bộ luật quan trọng, đó là Luật Công ty
và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân. Đến năm 1999, khái niệm “kinh doanh” một lần nữa
đƣợc nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp nhƣ sau: “Kinh doanh đƣợc hiểu là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh
lợi”. Theo đó, kinh doanh bao hàm cả các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, các
hoạt động sản xuất, gia công, đầu tƣ hay các hoạt động khác nhằm mục đích sinh
12


lợi. Cách hiểu này về kinh doanh khá tƣơng đồng với khái niệm thƣơng mại mới
đƣợc nêu ra trong Luật Thƣơng mại sửa đổi năm 2005. Theo Bộ luật này, “Hoạt
động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục tiêu
sinh lợi khác”, đây cũng là cách hiểu phổ biến về thƣơng mại trên thế giới. Nhƣ
vậy, hiện nay khái niệm kinh doanh đƣợc hiểu nhƣ là thƣơng mại theo nghĩa rộng.
Hoạt động kinh doanh có thể chia thành các hoạt động nhƣ sau: hoạt động
gia công, sản xuất; hoạt động thƣơng mại quốc tế (Xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, chuyển khẩu); hoạt động thƣơng mại nội địa (Phân phối sản phẩm, cung cấp
các dịch vụ liên quan); hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế. Các hoạt động trên

chỉ đƣợc nhìn nhận là hoạt động kinh doanh khi đƣợc thực hiện với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu cũng chỉ rõ định nghĩa về
hoạt động kinh doanh xăng dầu nhƣ sau: Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt
động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên
liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công
xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng
dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và
vận chuyển xăng dầu.
Sản xuất và chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hóa dầu thô và
các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. Nguyên liệu để sản xuất và chế
biến xăng dầu gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, refomate, naphta
và các chế phẩm, phụ gia khác. Trong nghiên cứu này, phạm vi nghiên cứu chỉ dừng
lại ở hoạt động kinh doanh xăng dầu tại thị trƣờng trong nƣớc tức là hoạt động
phân phối xăng dầu. Phân phối xăng dầu là hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt
động trực tiếp bán buôn, bán lẻ và qua hệ thống đại lý, tổng đại lý.
b. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu
Do hoạt động kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hƣởng bới nhiều yếu tố khác
nhau nên hoạt động kinh doanh xăng dầu có những đặc điểm riêng có nhƣ sau:

13


 Chịu sự tác động từ sự biến động giá xăng dầu trên Thế giới: xăng dầu là mặt

hàng nhạy cảm, là đầu vào cho các ngành khác, ảnh hƣởng trực tiếp đến tăng
trƣởng và phát triển kinh tế của quốc gia, tuy nhiên cung cầu và giá cả thị
trƣờng xăng dầu thế giới lại chịu tác động của rất nhiều các nhân tố nhƣ
chính trị, an ninh, chiến tranh, khủng hoảng tài chính… Sự thay đổi giá xăng
dầu trên Thế giới sẽ tác động gần nhƣ thuận chiều với giá xăng dầu tại thị

trƣờng trong nƣớc (Do Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập khẩu xăng dầu).
 Chịu sự chi phối từ chính sách, pháp luật riêng cho hoạt động kinh doanh

xăng dầu: chính phủ có các biện pháp và chính sách can thiệp, tác động vào
hoạt động kinh doanh xăng dàu thông qua sử dụng các công cụ quản lý nhƣ
pháp luật, chính sách, sử dụng công cụ thuế và phi thuế quan, thực hiện chính
sách bảo hộ đối với ngành xăng dầu… Nhà nƣớc còn đóng vai trò điều tiết
thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp
tham gia vào thị trƣờng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phúc lợi chung, an
ninh, an toàn, đảm bảo an ninh năng lƣợng và các vấn đề quan trọng khác.
 Do đặc điểm của xăng dầu là dễ cháy nổ nên hoạt động kinh doanh xăng dầu

có các yêu cầu đặc biệt về kho bãi, dự trữ, bảo quản và hệ thống vận chuyển
đề đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và môi trƣờng. Theo quy định hiện
hành, kinh doanh xăng dầu là một hoạt động kinh doanh có điều kiện.
c. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Phát triển từ những khái niệm về rủi ro và khái niệm về hoạt động kinh
doanh xăng dầu bên trên, theo tác giả, rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
trong nƣớc là “những điều không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn
trong hoạt động phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; Tuy nhiên, không
phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc
chắn nào có thể ước đoán được xác xuất xảy ra mới được xem là rủi ro”.
Từ khái niệm trên, tác giả xác định, phân loại những rủi ro có thể có trong
hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nƣớc, bao gồm rủi ro bên trong và rủi ro bên
ngoài, cụ thể:
14


 Rủi ro bên ngoài: là những rủi ro nằm ngoài doanh nghiệp và tác động đến


hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối của doanh nghiệp. Trong các rủi ro
bên ngoài, tác giả xác định một số rủi ro tiêu biểu, phổ biến và có tác động
mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh xăng dầu:
 Rủi ro pháp lý: sự thay đổi của pháp luật, chính sách cho hoạt động kinh

doanh xăng dầu sẽ tác động trực tiếp và tùy theo mức độ điều chỉnh, thay đổi
mà ảnh hƣởng theo các cấp độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh. Ngoài
nhiệm vụ kinh doanh, phân phối, các doanh nghiệp xăng dầu còn đóng vai
trò đảm bảo an ninh năng lƣợng, dự trữ Quốc gia. Do đó, chính sách của nhà
nƣớc thay đổi nhỏ cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp xăng dầu.
 Rủi ro thị trƣờng: Giá xăng dầu phụ thuộc vào giá dầu Thế giới, trong khi

đó, giá dầu Thế giới phụ thuộc vào nguồn cung, chính sách và các vấn đề
kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia có trữ lƣợng xăng dầu lớn. Sự
biến động về giá xăng dầu trong – ngoài nƣớc sẽ ảnh hƣởng đến cung và cầu
cho hoạt động kinh doanh này. Ngoài ra, trong nhóm rủi ro thị trƣờng, cần
phải xét đến yếu tố đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp xăng dầu phải có
các chính sách cạnh tranh (cạnh tranh về giá, về sản phẩm…) khi yếu tố cạnh
tranh suy giảm, các đối thủ cạnh tranh sẽ chiếm lĩnh thị trƣờng, khách hàng
sẽ chuyển sang ký hợp đồng với các đối thủ của mình.
 Rủi ro từ nguồn hàng: với các doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu

chịu sự ảnh hƣởng, phụ thuộc rất lớn từ nguồn hàng đầu vào. Tại thị trƣờng
Việt Nam hiện nay, phần lớn nguồn từ nhập khẩu, ngoài ra có 1 số lƣợng nhỏ
từ các nhà máy trong nƣớc (Dung Quất, sắp tới là Nghi Sơn). Các doanh
nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu từ đầu năm (1 lần) cho cả lƣợng hàng của cả
năm, vì thế vì lý do nào đó từ phía nhà cung cấp sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Rủi ro bên trong: Là những rủi ro xuất phát từ những yếu tố bên trong của

doanh nghiệp ví dụ nhƣ tài chính, nhân lực, chiến lƣợc.... Một số loại rủi ro
bên trong có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh xăng dầu nhƣ:
15


 Rủi ro nhân sự: nhân sự luôn là vấn đề cốt lõi của mọi tổ chức. Nhân sự giỏi

– tổ chức mạnh. Nhân sự có vấn đề hoặc không ổn định thì chắc chắn sẽ ảnh
hƣởng tới hoạt động của tổ chức đó. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng
không ngoại lệ.
 Rủi ro kho bãi, vận chuyển: Mặc dù các khâu, công đoạn đều có sự tham gia

của máy móc và các thiết bị công nghệ, nhƣng vẫn không thể thiếu bàn tay
con ngƣời. Do đó, rủi ro vẫn có thể phát sinh nếu các công đoạn không tuân
thủ đúng các quy trình, quy định. Kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh
doanh có điều kiện, do đó kho bãi, nhà xƣởng, vận chuyển đều phải đảm bảo
các yêu cầu, tiêu chuẩn đặc biệt về an toàn và môi trƣờng. Chính vì vậy, khi
rủi ro xảy ra thì tác động của nó đến hoạt động kinh doanh xăng dầu là có.
 Rủi ro cháy nổ: Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng đặc thù, yêu cầu đặc biệt về

hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, một khi rủi ro (cháy nổ) xảy ra,
hệ quả của nó sẽ rất to lớn tại nơi xảy ra hỏa hoạn.

1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.2.1. Quản trị rủi ro và các khái niệm liên quan
Quản trị, theo nghĩa trong từ điển tiếng Việt (1996), “là quản lý và điều hành
công việc thƣờng ngày” (thƣờng về sản xuất, kinh doanh hoặc về sinh hoạt). Quản
trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống

nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro. Theo quan điểm của Hoàng Đình Phi (2015):
“Quản trị rủi ro của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những người
có trách nhiệm tiến hành mọi hoạt động và sử dụng mọi công cụ có thể để nghiên
cứu, dự báo, hoạch định và thực thi các chiến lược và các kế hoạch để phòng ngừa
các rủi ro và ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo duy trì được khả năng cạnh
tranh bền vững hay sự phát triển bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp”.
Phòng ngừa rủi ro: Theo tác giả Hallikas, Khan& Burnes (2007) là một quá
trình đi từ:
 Nhận dạng rủi ro bao gồm phát hiện mối nguy hiểm, sai lầm trong nhận dạng

rủi ro, hậu quả không mong muốn, chuẩn bị xử lý và hoạch định kế hoạch xử
lý rủi ro.
16


×