Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.03 KB, 9 trang )

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO,
TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA
3.1. Đánh giá
3.1.1. Ưu điểm
a) Công tác quản lý tại công ty DCPA
Công ty DCPA là một công ty nhỏ. Sự đơn giản trong bộ máy quản lý là
cần thiết để phù hợp với yêu cầu quản lý trong công ty. Tuy nhiên, công ty cũng
tổ chức được bộ máy hành chính gồm đầy đủ các phòng ban, bộ phận với những
nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hoạt động hiệu quả, góp phần vào thành
công của công ty trong những năm qua.
b) Quy trình kiểm toán tại DCPA
Quy trình kiểm toán được ban Giám đốc công ty và các kiểm toán viên áp
dụng thống nhất và chặt chẽ cho mọi cuộc kiểm toán, đảm bảo cung cấp những
cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng.
c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
Quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu được công ty DCPA thiết lập chặt
chẽ, các bước thực hiện tương đối khoa học.
Việc đánh giá trọng yếu, rủi ro trong công ty DCPA đều do những kiểm
toán viên cấp cao thực hiện, có sự trao đổi, thống nhất chặt chẽ, do đó đảm bảo
tính hiệu quả cao.
Các kiểm toán viên thực hiện quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu với
từng khách hàng cụ thể đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chung của công ty,
tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc tuân thủ chặt
chẽ quy trình chung nhằm đảm bảo tính khách quan cao, giảm thiểu ý kiến chủ
quan của kiểm toán viên trong việc đưa ra quyết định.
1
1
3.1.2. Nhược điểm
a) Công tác quản lý tại DCPA
Mặc dù bộ máy kế toán đơn giản là phù hợp với quy mô của công ty nhưng


điều đó cũng tạo khó khăn cho phân công công việc, gây chồng chéo trong việc
thực hiện. Chẳng hạn thủ quỹ của công ty cũng kiêm luôn công việc của kế toán
tiền lương.
b) Quy trình kiểm toán
Do thiếu về nhân sự, việc xét duyệt chấp nhận cuộc kiểm toán, lập kế
hoạch kiểm toán không được thực hiện ở nhiều cấp, điều này gây hạn chế cho
việc thực hiện cuộc kiểm toán
c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
Mặc dù được thiết lập bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, công ty
DCPA cũng là một công ty kiểm toán mới thành lập, quy trình kiểm toán chưa
thể hoàn thiện, đặc biệt là với những với công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm
như quy trình đành giá rủi ro, trọng yếu.
Thứ nhất,có thể thấy mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức:
thấp, trung bình, cao. Trong một số trường hợp, mức rủi ro như vậy là không
thoả đáng, cần được đánh giá chi tiết hơn.
Thứ hai, với tất cả các khách hàng, công ty DCPA đều áp dụng quy trình
đánh giá rủi ro, trọng yếu như nhau, điều này là không phù hợp với những công
ty có quy mô khác nhau.
Thứ ba, mức trọng yếu của công ty được đánh giá dựa trên tổng tài sản,
trong một số trường hợp, điều này là chưa hợp lý.
3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI
RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY DCPA
3.2.1. Xây dựng các mức rủi ro kiểm toán cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán.
2
2
Mức rủi ro sẽ được công ty DCPA sử dụng để xác định mức trọng yếu, thiết
kế chương trình kiểm toán, do đó, công ty nên xác định mức rủi ro cụ thể hơn
nhằm thể hiện chính xác hơn ý kiến của kiểm toán viên về mức rủi ro của cuộc

kiểm toán. Công ty DCPA có thể xác định mức rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100%
thay vì chỉ có đánh giá ở 3 mức thấp, trung bình, cao. Mặt khác, đánh giá rủi ro
bằng tỷ lệ từ 0% đến 100% sẽ giúp kiểm toán viên sáng tạo hơn trong việc đánh
giá, dễ dàng thích nghi với những khách hàng khác nhau.
3.2.2. Áp dụng quy trình kiểm toán khác nhau với những khách hàng khác
nhau
Với những khách hàng có quy mô khác nhau, kiểm toán viên có thể áp
dụng quy trình xác định rủi ro kiểm toán khác nhau để vẫn đảm bảo hiệu quả
cao nhưng tiết kiệm được chi phí. Chẳng hạn, với những khách hàng có quy mô
lớn như công ty A, DCPA có thể đánh giá rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100%
nhưng với những khách hàng nhỏ như công ty B, DCPA có thể đánh giá rủi ro
theo 3 mức thấp, trung bình, cao.
3.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng làm cơ sở cho việc xác định mức
trọng yếu
Chỉ tiêu được sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu nên là
một chỉ tiêu ổn định qua các năm, chỉ tiêu tổng tài sản trong một số trường hợp
không đảm bảo được yêu cầu này. Công ty DCPA có thể xây dựng hệ thống chỉ
tiêu bao gồm:
- Lợi nhuận trước thuế;
- Doanh thu thuần;
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Nợ ngắn hạn;
- Tổng tài sản.
Việc lựa chọn chỉ tiêu cho từng khách hàng cụ thể căn cứ vào chỉ tiêu có
mức trọng yếu nhỏ và ổn định qua các năm.
3
3
KẾT LUẬN
Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng những thành quả mà DCPA đạt
được trong những năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của công ty trong việc xây

dựng quy trình kiểm toán cho riêng mình. Quá trình thực tập tại DCPA đã giúp
em hiểu thêm nhiều về thực tế công việc kiểm toán, giúp em hoàn thiện những
kiến thức đươc học tại trường, đặc biệt là về quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu
trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Việt Nam đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần sửa đổi, hoàn thiện để bắt kịp tốc độ phát
triển của thế giới.
Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chuyên đề thực tập
của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
hướng dẫn, sửa đổi của các thày cô để hoàn thiện hơn chuyên đề “quy trình đánh
giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm
toán và tư vấn DCPA”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuý, giáo viên hướng
dẫn nhóm thực tập và các anh, chị nhân viên công ty DCPA đã nhiệt tình hướng
dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề.
Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đặng Huyền Trang
4
4
Danh mục tài liệu sử dụng
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3)
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4)
3. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán (DH Kinh tế quốc dân)
4. Giáo trình Kiểm toán tài chính (DH Kinh tế quốc dân)
5. Auditing – A systematic approach
6. kiemtoan.com.vn
5

×