Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Thực trạng sử dụng rượu bia trong thanh thiếu niên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.51 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH LOAN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU BIA TRONG
THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH LOAN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƢỢU BIA TRONG
THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG XUÂN TRƢỜNG

HÀ NỘI – 2011




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến những người đã
giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trước hết, tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trương Xuân Trường – người thầy đã chỉ dạy
tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ Xã hội học để bảo vệ trước hội đồng.
Tôi xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh đã cho phép tôi sử dụng bộ
dữ liệu của cuộc nghiên cứu: Tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh
niên Hà Nội, 2006 để thực hiện ý tưởng nghiên cứu của mình trong luận văn thạc sĩ.
Tôi xin được cảm ơn Thủ trưởng Cơ sở đào tạo sau đại học Viện Xã hội học,
các Giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập
đúng thời hạn. Tôi cũng xin được cảm ơn các Nhà nghiên cứu và các bạn đồng
nghiệp đã chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã động
viên tôi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm
2011
Học viên

Trần Thị Thanh Loan

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

VỀ VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA
1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về rượu, bia
1.1

Một số khái niệm công cụ

1.2

Cách tiếp cận nghiên cứu

2. Các chính sách về phòng chống rượu, bia
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ
NỘI
2.1
2.2
thiếu niên Hà Nội

Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thi

Các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu

Chƣơng 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA VÀ XU
HƢỚNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN
HÀ NỘI
3.1

Hệ quả của việc sử dụng rượu, bia

3.2


Xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiế

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1

T

r
Bảng 2

T

tr
Bảng 3

T

l
Bảng 4


M

r
Bảng 5

M

tr
Bảng 6

T

h
Bảng 7

M

d
Bảng 8

M

r
Bảng 9

M

b



3


DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp
Hộp 1

N

Hộp 2

N

Hộp 3

N

Hộp 4

Đ

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu
Biểu 1

T

n
Biểu 2


T

t
Biểu 3

T

tr
Biểu 4

T

Biểu 5

T

đ
Biểu 6

T

Biểu 7

T

Biểu 8

T

g


k
Biểu 9

V

4


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển
của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới
và hiện nay là thành viên của tổ chức WTO. Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế
những năm qua đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử
dụng rượu, bia trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công
việc… đang ngày càng gia tăng và sự gia tăng nhanh chóng về mặt hàng rượu, bia trên thị
trường đã kéo theo mức tiêu thụ rượu, bia bình quân/người/năm ngày một tăng.

Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hóa truyền thống tại nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm năm 2006, mức tiêu thụ bia bình
quân/người/năm ở nước ta là 15,8 lít, gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung của toàn
thế giới (22 lít). Mức tiêu thụ rượu bình quân/người/năm ở nước ta là 3,9 lít trong khi
đó mức tiêu thụ chung trên toàn cầu là 6 lít… Và, theo báo cáo xu hướng sử dụng đồ
uống có cồn của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy việc
tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Từ mức tiêu
thụ trung bình năm 1989 là khoảng 0,8 lít/người/năm đã tăng lên mức 1,4 lít/người/năm

vào năm 2000 (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:103).
Sử dụng rượu, bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người cảm giác hưng
phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch… Song rượu, bia lại là chất kích thích, gây
nghiện, vì vậy, người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều
dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu, bia (Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006).
Việc lạm dụng rượu, bia dẫn đến những hệ lụy như tai nạn giao thông, tai nạn lao động
và là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần với những biểu hiện
cụ thể như: hoang tưởng, trì trệ trí tuệ, tâm thần phân liệt… và được xác định là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật lớn của các rối loạn tâm thần. Tại

5


Hội thảo về chính sách phòng chống lạm dụng rượu, bia do Ủy ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội tổ chức năm 2003, báo cáo từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết
khoảng 5,8% tai nạn giao thông đường bộ. Tại TPHCM, năm 2002, số tai nạn mà người
điều khiển xe có mùi rượu chiếm 24%. Tại Tiền Giang trong gần 300 tai nạn giao thông
xảy ra năm 2002, công an tỉnh cho rằng đa số có liên quan đến sử dụng rượu. Báo cáo của
Đồng Nai cho biết trong 489 vụ xảy ra tai nạn xảy ra năm 2002, 4,9% được xác định chính
xác có yếu tố rượu, bia (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:96).
Thanh thiếu niên là lực lượng lao động trí thức cần thiết cho sự phát triển của đất
nước. Sự giàu có và phồn vinh của quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố - trong đó có
yếu tố con người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền công nghệ tiên tiến, toàn cầu hóa đang diễn ra mọi nơi trên thế giới,
thanh thiếu niên Việt Nam cũng có cơ hội hòa vào dòng thác công nghệ, nhiều cơ hội để
phát hiện và phát triển bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, thì thanh thiếu niên
Việt Nam phải đối đầu với những thách thức mới: đó là sư xâm nhập lối sống tự do, tệ nạn
xã hội, những thước phim quảng cáo rượu, bia mang tính toàn cầu. Lối sống được du nhập
từ phương Tây: hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và tình dục không an toàn đang là vấn đề
lớn của thanh thiếu niên ( PB T12 so 4 - YTCC). Và, một

phần không nhỏ thanh thiếu niên đã có lối sống buông thả, không ít thanh thiếu niên trở
thành nạn nhân của tệ nạn xã hội nói chung và rượu, bia nói riêng. Do khả năng kiểm soát
bản thân của thanh thiếu niên kém hơn người lớn tuổi, nên khi say rượu, bia có thể có
những hành vi nguy hiểm như lái xe với tốc độ cao gây tai nạn, đánh nhau, lạm dụng tình
dục… Thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đang sống, học tập và làm việc với một số lượng
đông đảo nhất trong lịch sử, do đó, trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, thay
đổi giá trị, lối sống và xu hướng tiêu thụ rượu, bia tăng lên ở Việt Nam, việc ngăn ngừa
tình trạng lạm dụng rượu, bia và các hậu quả về sức khỏe, kinh tế, xã hội do rượu, bia ở
thanh thiếu niên là rất cần thiết. Vì vậy, tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên
vẫn là chủ đề mang đầy tính thời sự

6


và cần được quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là lý do khiến tác giả
lựa chọn vấn đề: Thực trạng sử dụng rƣợu bia trong thanh thiếu niên Hà Nội để
nghiên cứu. Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Sử dụng rượu,
bia trong thanh thiếu niên Hà Nội như thế nào? Những nhân tố tác động đến việc sử
dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên? Và, xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh
thiếu niên trong thời gian tới diễn ra như thế nào?
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu của phương Tây về rượu, bia
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người)
có sử dụng rượu, trong đó 77 triệu người lạm dụng rượu. Cách đây khoảng 20 – 30
năm, lạm dụng rượu tập trung nhiều ở các nước Châu Âu. Hơn 80% trên 15 tuổi ở Tây
Âu, Đông Âu và các nước phát triển của Tây Thái Bình Dương uống rượu. Tuy nhiên,
hiện nay xu hướng tiêu thụ rượu tại các thị trường này rất khác nhau: chẳng hạn như
lượng rượu tiêu thụ ở Anh đã tăng lên 50% kể từ năm 1970, còn ở Pháp và Ý lại đang
giảm xuống. Tại các nước đang phát triển, lượng rượu tiêu thụ tuy tương đối thấp
nhưng đang tăng cao dần, chủ yếu là ở Châu Á, dưới tác động của tăng trưởng kinh tế

và các chiêu bài tiếp thị mạnh mẽ. Nhật Bản tiêu thụ 55 lít bia/đầu người, Trung Quốc
uống bia hàng năm 18 lít/đầu người. Tỷ lệ uống rượu của Đông Nam Á tương đối thấp
ở 21% đối với nhóm gồm Thái Lan, Inđônêxia, Srilanca và 14% đối với các nhóm bao
gồm các nước khác trong khu vực (Nguyễn Hà Thành, 2006:9).
Sử dụng rượu, bia ở lứa tuổi thanh thiếu niên là một vấn đề được nhiều nước quan
tâm, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về lạm dụng rượu, bia và nghiện
rượu, bia đa số các nghiên cứu cho thấy lạm dụng rượu, bia và nghiện rượu, bia chiếm
tỉ lệ cao trong cộng đồng. Ở các nước phương Tây, các vấn đề do rượu, bia thường
được nhìn nhận là một trong những vấn đề lớn của y tế công cộng từ lâu. Các nghiên
cứu gần đây của nhiều nước trên thế giới như Thụy Điển, Anh,… cho thấy xu hướng

7


trẻ hóa tuổi bắt đầu uống rượu, gia tăng trong tần suất và lượng rượu tiêu thụ ở nhóm tuổi
thanh niên (WHO, 2004). Đối với học sinh khi mà hoạt động chủ đạo của họ là học tập thì
việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập của các em.
Trong năm 2004 - 2005, cứ 100.000 học sinh trung học ở Anh thì có 146 học sinh bị nhà
trường tạm thời cho nghỉ học vì có liên quan đến đồ uống có cồn và 06 trên 100.000 học
sinh bị đuổi khỏi trường học ( Và, đồ uống
có cồn còn được xác định là có mối liên quan đến tình trạng trốn học. Ở Lôn đôn, trong độ
tuổi 14-16 có hơn 2/3 lạm dụng rượu, bia và đó là những đối tượng thường xuyên trốn học
(Best, D; Manning, V; Gossop, M et al. (2006). Excessive drinking and other problem
behaviours among 14-16 year old children. Addictive Behaviours. 31(8): 1424-1435).

Độ tuổi và địa điểm sử dụng rượu, bia có mối liên hệ với việc sử dụng rượu, bia
của giới trẻ, theo một cuộc khảo sát ở North West của Anh cho thấy: Khoảng 90% số
học sinh (tuổi 15 và 16) được khảo sát cho biết họ thỉnh thoảng uống rượu. 38,0%
thường rơi vào trạng thái “hũ chìm”, 24,4% là thường xuyên uống (uống hai hay nhiều
lần một tuần) và 49,8% uống tại các nơi công cộng (chẳng hạn như tại các câu lạc bộ,

đường phố và công viên). Trẻ em thường uống rượu ở các nơi công cộng nhiều hơn là
uống tại gia đình (Trích lại từ Alcohol and adolescents, 2010).
Nghiên cứu của Victoria White và Jane Hayman, 2006 về “Sử dụng đồ uống có
cồn của học sinh trung học Úc vào năm 2005”. Kết quả, tỷ lệ học sinh hiện đang uống
rượu, bia trước thời điểm khảo sát tăng lên theo lứa tuổi với 10% ở tuổi 12 và tăng lên
tới 49% ở độ tuổi 17. Cha mẹ là yếu tố có sự tác động phổ biến nhất đến việc sử dụng
rượu, bia của học sinh, với 37% nam giới và 38% nữ giới cho thấy họ đã được cha mẹ
họ cho uống rượu trong tuần qua. Ba địa điểm mà giới trẻ thường uống rượu là tại gia
đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc.
Các kết quả khảo sát mới nhất của Anh cho thấy không có sự khác biệt về giới
tính trong việc sử dụng rượu, bia của giới trẻ và sự tác động của bạn bè cũng như áp
lực tự thân là một trong yếu tố khiến giới trẻ tìm đến rượu, bia: nữ giới ngày nay đã

8


“bắt kịp” nam giới về việc tiếp cận và sử dụng rượu, bia. Ở Anh, dưới 18 tuổi không
được phép mua rượu cho mình nhưng 63% của những người tuổi từ 16 – 17 và 10% ở
độ tuổi 12 – 15 người đã say sưa trong năm qua nói rằng họ thường mua rượu trong
quán rượu, quầy bar và câu lạc bộ đêm. Giới trẻ coi rượu như là một phương tiện giao
lưu xã hội với bạn bè (62%). Uống rượu để gia tăng sự tự tin cũng là một chỉ báo quan
trọng (www.ias.org.uk/resources/factsheets/adolescents.pdf).
Các chương tình quảng cáo về rượu, bia trên các phương tiện truyền thông đại
chúng có sự tác động nhất định đến việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên. Một
nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc quảng cáo rượu đối với thanh thiếu niên ở
Ai-len cho thấy: Đa số những thanh thiếu niên được khảo sát đều khẳng định là họ yêu
thích các chương trình quảng cáo về rượu. Và, hầu hết các thanh thiếu niên tin rằng nội
dung của các chương trình quảng cáo sẽ góp phần định hướng cho hành động hay mục
tiêu cho họ, bởi vì các chương trình quảng cáo mô tả cảnh - nhảy múa, sự giải trí ở hộp
đêm, âm nhạc sôi động... Thanh thiếu niên coi những quảng cáo về rượu, bia như là

những gợi ý, những chương trình quảng cáo rượu, bia tạo nên khuynh hướng bao trùm
rằng rượu sẽ đem đến thành công trong cuộc sống và tình dục… (Trích lại từ Alcohol
and advertising, 2010)
Việc lạm dụng rượu, bia còn gây ra các gánh nặng lớn về kinh tế cho xã hội chủ
yếu do các chi phí khám chữa bệnh và thiệt hại do tai nạn. Nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng tới tử vong do tai nạn giao thông ở huyện Tirana – Albania, năm 2000 2005 cho biết những người có sử dụng rượu, bia có nguy cơ bị tử vong do tai nạn giao
thông cao gấp 6,15 lần người không sử dụng rượu, bia (Trích lại từ Tạp chí Y học dự
phòng, 2009, số 5 (104):130). Theo nghiên cứu về nước Pháp, các vấn đề do rượu, bia
gây ra thiệt hại chiếm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1997, cao hơn so với
thuốc lá (1,2%). Nghiên cứu khác ở Mỹ báo cáo một con số cao hơn là 2,1% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:97).

9


Như vậy, qua các nghiên cứu của mình, các tác giả phương Tây cho thấy rằng, lứa
tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia đang được trẻ hóa. Sử dụng rượu, bia khác nhau theo lứa
tuổi và không có sự khác biệt về giới trong việc sử dụng rượu, bia. Địa điểm mà giới
trẻ sử dụng rượu, bia là tại gia đình, tại nhà của bạn bè hoặc tại các bữa tiệc. Cùng với
gia đình thì yếu tố nhóm bạn, các chương trình quảng cáo về rượu, bia cũng có sự tác
động nhất định đến hành vi sử dụng rượu, bia của giới trẻ.
2.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rượu, bia
Quá trình phát triển và hội nhập quốc tế đã có nhiều tác động tích cực đến đời
sống xã hội, song bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực liên quan đến hành vi
lối sống của con người như nạn lạm dụng rượu, bia, nghiện rượu, bia, ma túy, thuốc
lá… gây không ít hậu quả cho bản thân thanh thiếu niên, gia đình và toàn xã hội. Theo
thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải
gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Theo số liệu của bệnh viện tâm
thần trung ương, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu chiếm từ 5 – 6% bệnh nhân tâm thần
(Đàm Viết Cương, Vũ Thị Minh Hạnh, 2006). Lạm dụng rượu, bia còn làm người sử

dụng bị biến đổi về nhân cách và trí tuệ… Trong báo cáo đánh giá chương trình mục
tiêu của Bộ Y tế cho thấy, năm 2002 – 2003 điều tra trên 67.380 người có 14,9% có
biểu hiện bệnh tâm thần, trong đó 5,3% do rượu, 0,3% do ma túy.


Việt Nam các vấn đề về rượu, bia đã được nghiên cứu từ những năm 90 của

thập kỷ trước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: tuổi lần đầu sử dụng rượu, bia có sự chênh
lệch với các nước trong khu vực, nam giới sử dụng, lạm dụng và nghiện rượu, bia
nhiều hơn so với nữ giới, tỉ lệ đã từng uống hết một cốc rượu, bia tăng theo độ tuổi.
Nghiên cứu tại phường Trung Trực, Hà Nội năm 1994 với số mẫu là 7.986 người
từ 15 tuổi trở lên cho thấy nghiện rượu chỉ có ở nam giới, với 1,9% nghiện rượu, bia và
50 – 60% tổng số người nghiện rượu ở lứa tuổi 30 đến 50. Trong một nghiên cứu khác
được thực hiện ở 6 tỉnh (Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tây, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tp.

10


Hồ Chí Minh và Kiên Giang) cho biết khoảng 75% em trai và 50% em gái đã từng
uống bia, 54% em trai và 20% em gái đã từng uống rượu. Nghiên cứu của Kim Bảo
Giang và cộng sự cũng báo cáo tỷ lệ say rượu, bia ở nam giới huyện Ba Vì, Hà Tây
(nay thuộc Hà Nội) là 5,7% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 0,06%. Cuộc Điều tra Y
tế quốc gia (2001 – 2002), đã phát hiện 22,2% dân số trên 15 tuổi có uống rượu bia từ
một lần trở lên trong tuần, trong đó nam chiếm 46% và nữ chiếm 2%; 77,9% dân số
trên 10 tuổi đang dùng rượu, bia đã bắt đầu uống trong độ tuổi 15 – 25. Nghiên cứu về
các bệnh lý liên quan đến rượu tại huyện Ba Vì khám lâm sàng trên 585 đối tượng từ
18 đến 60 tuổi năm 2003 cho thấy ở nam giới tỷ lệ nghiện rượu là 8% trong khi đó tỷ lệ
này ở nữ là 0% (Trích lại từ điều tra Y tế Việt Nam, 2006:101).
Năm 2006, được sự uỷ quyền của Dự án thành phần Chính sách Y tế; Viện Chiến lược và
Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về “Tình hình lạm dụng rượu bia tại

Việt Nam”, cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa
bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu
điều tra về tình hình sử dụng rượu, bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so
với tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%. Lý do của
việc sử dụng rượu, bia chủ yếu là do sự tác động của bạn bè và trạng thái hưng phấn của cá
nhân người sử dụng. Tuổi bắt đầu sử dụng rượu trung bình là 24 và có sự chênh lệch đáng kể
giữa các vùng, các khu vực. So với thế giới tuổi bắt đầu uống rượu ở nước ta muộn hơn song
hiện đang có xu hướng trẻ hoá rất rõ nét. Mức độ sử dụng rượu trung bình khá cao: bình quân
6,4 đơn vị/ngày và 26,1 đơn vị/tuần; vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định
của WHO. Địa điểm uống rượu, bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc, uống tại quán, nhà hàng,
khách sạn chiếm hơn 11%. Thời điểm uống rượu chủ yếu vào buổi tối song đáng chú ý vẫn
còn

một

tỷ

lệ

đáng

kể

uống

vào

buổi

sáng




buổi

trưa

( />
Cuộc Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) do Tổng
cục Thống kê và Bộ Y tế phối hợp với một số tổ chức quốc tế thực hiện năm 2003

11


(SAVY 1) với tổng số mẫu là 7.584 vị thành niên và thanh niên từ 14 – 25 tuổi tại 42
tỉnh, cho thấy uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở nam thanh niên (69%) và ít phổ
biến hơn ở nữ thanh thiếu niên với 28,1% nữ cho biết họ đã từng uống rượu, bia. Tỷ lệ
thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi. Cuộc điều tra lần thứ hai
SAVY 2 năm 2009 đã được tiến hành với 10.044 VTN/TN trong độ tuổi 14-25 sống ở
khắp 63 tỉnh/thành trên toàn quốc bao gồm cả nông thôn và thành phố lớn, cho thấy, tỷ
lệ chung những người được hỏi đã từng uống hết (một cốc rượu/bia?) là khá cao,
58,6%, trong đó 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ. Tỷ lệ từng uống hết một cốc
rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, với 47,5% ở nhóm tuổi 14-17, 66,9% ở nhóm tuổi 1821 và 71,2% ở nhóm tuổi 22-25.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu về rượu, bia nào đặc biệt quan tâm đến đối
tượng thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên đang sống, lao động và học tập tại
Hà Nội nói riêng. Cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh
niên Hà Nội 2006 (với số lượng mẫu 6.363 vị thành niên và thanh niên) cũng không
phải là cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội, vì
vậy, vấn đề chưa thể đi sâu và là hạn chế nhất định với triển khai đề tài luận văn. Để
phần nào khắc phục điều đó, luận văn có bổ sung bằng các trường hợp phỏng vấn sâu

và đồng thời sử dụng thêm một số tư liệu liên quan gần đây để làm rõ hơn, đầy đủ hơn
vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Nêu lên thực trạng sử dụng rượu, bia và làm rõ các nhân tố tác động đến việc sử dụng
rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Đồng thời chỉ ra các hệ quả của việc sử dụng
rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Những thông tin
này sẽ bổ sung tư liệu cho việc nhận định tình hình sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu
niên hiện nay, góp phần định hướng cho thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh hơn.

12


3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Đề tài đặt ra 04 nhiệm vụ phải giải quyết là:
Thứ nhất là tổng quan về tình hình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan. Vận dụng
các cách tiếp cận nghiên cứu và khái niệm liên quan vào lý giải và làm sáng tỏ vấn đề
nghiên cứu. Các cách tiếp cận nghiên cứu: Cách tiếp cận xã hội hóa; cách tiếp cận
tương tác biểu trưng. Các khái niệm công cụ: Rượu, bia, lạm dụng rượu, bia, vị thành
niên và thanh thiếu niên.
Thứ ba là phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội.
Cuối cùng, phân tích các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia và chỉ ra
những hệ quả của việc sử dụng rượu, bia cũng như xu hướng sử dụng rượu, bia trong
thanh thiếu niên Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Trong phân tích này, tác giả sử dụng 02 cách tiếp cận: Cách tiếp cận xã hội học về
xã hội hóa; cách tiếp cận tương tác biểu trưng để phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia
và các nhân tố tác động đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội.

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Tác giả không tiến hành một nghiên cứu riêng, mà thông qua phân tích tài liệu,
tổng quan tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực rượu, bia. Và sử dụng phương pháp số liệu có
sẵn dựa trên bộ số liệu định lượng có sẵn của cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh
sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội do Viện Gia đình và Giới phối hợp với Bộ Y
tế Việt Nam, Đại học Jonhs Hopkins (Hoa Kỳ) thực hiện năm 2006 cùng với một số
trường hợp phỏng vấn sâu và các tư liệu gần đây.

13


Cuộc điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại Hà Nội
được tiến hành năm 2006 tại 07 quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân,
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và 5 huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm,
Thanh Trì, Từ Liêm của Hà Nội (trước khi mở rộng). Có 6.363 vị thành niên và thanh
niên độ tuổi 15-24 đã tham gia vào cuộc điều tra này. Cuộc điều tra này đã thu thập
thông tin bằng cách thức: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và có áp dụng phương
thức phỏng vấn để thanh niên tự trả lời. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu gốc của
cuộc điều tra sẽ được xử lý bằng chương trình SPSS. Các phân tích tần suất, tương
quan hai chiều, đa biến.
Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu: 10 trường hợp trong đó có 06
trường hợp thanh niên có nghề nghiệp khác nhau (03 nam, 03 nữ); 02 trường hợp là
phụ huynh; 02 trường hợp là học sinh, sinh viên về chủ đề liên quan đến hành vi sử
dụng rượu, bia.
Kết quả nghiên cứu được trình bày theo 03 hình thức phân tích như sau:
Thứ nhất: Phân tích mô tả (tần suất): cung cấp thông tin chung về thực trạng sử
dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.
Thứ hai: Phân tích nhị biến (tương quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ
giữa từng yếu tố (giới tính, tuổi, trình độ học vấn...) đối với việc sử dụng rượu, bia của
2


thanh thiếu niên. Kiểm định X được sử dụng để xem xét mức độ mối quan hệ giữa các
biến số.
Thứ ba: Nhằm xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của
thanh thiếu niên, vì vậy, trong luận văn còn sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Kiểm
2

định thống kê X được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến số đó có ý nghĩa
về mặt thống kê hay không.

14


5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sự dụng rượu, bia của thanh thiếu niên Hà Nội
5.2 Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 tuổi
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội trước khi mở rộng
6.

Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

6.1 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài đưa ra 04 giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1: Hành vi sử dụng rượu, bia có sự khác biệt giữa nam, nữ thanh thiếu niên
và khu vực cư trú, độ tuổi.
Giả thuyết 2: Các yếu tố: trình độ học vấn; học lực; môi trường học tập, bị ghi sổ học
bạ vì hành vi ứng xử kém và hiện đang đi học là những yếu tố có thể làm tăng hoặc
giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.

Giả thuyết 3: Việc hiện có/không đi làm kiếm tiền tạo ra sự khác biệt trong tần suất sử
dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.
Giả thuyết 4: Các yếu tố: gia đình, phương tiện truyền thông đại chúng và nhóm bạn có
sự tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Trong đó, phương tiện
truyền thông đại chúng và nhóm bạn là những nhân tố tác động mạnh đến hành vi sử
dụng rượu, bia trong nam thanh thiếu niên.

15

6.2 Khung lý thuyết và hệ biến số


- Khung lý thuyết
Môi trƣờng Văn hóa – Xã hội

Đặc trưng nhân khẩu –
xã hội của cá nhân
Ảnh hưởng của
gia đình
Ảnh hưởng của
nhóm bạn
Ảnh hưởng của các
phương tiện truyền
thông đại chúng

Thực
trạng sử
dụng
rƣợu bia
trong

thanh
thiếu
niên Hà
Nội

Các chính sách và quy định của
Đảng và Nhà nƣớc về rƣợu, bia

-

Hệ biến số

Biến số độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu – xã hội của cá nhân: +
Giới tính: Nam/Nữ

16


+

Độ tuổi: 15-24

+

Học vấn được đánh giá qua 04 chỉ báo:
Hiện nay có đang đi học
Bậc học cao nhất đã hoàn thành
Lực học trong suốt quá trình học tập
Bị ghi học bạ vì hành vi ứng xử kém


+

Hiện đang đi làm có thu nhập

+

Khu vực cư trú: Nông thôn/Thành thị

-

Ảnh hưởng của gia đình

-

Ảnh hưởng của nhóm bạn:

+

Phần lớn những người bạn thân của bạn có uống rượu, bia

+

Có cần uống rượu, bia để chứng tỏ hoặc hòa nhập với bạn bè

-

Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng

+ Có theo dõi tin tức qua các phương tiện truyền thông đại chúng không (Đài/radio,

tivi, internet, báo, tạp chí)
Biến số phụ thuộc
Thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội
Biến số can thiệp
Môi trường văn hóa, xã hội
Các chính sách của Đảng và Nhà nước về rượu, bia

17


7. Đóng góp của luận văn
Bổ sung thêm thông tin cho những khoảng trống trong nghiên cứu về tình hình sử
dụng rượu, bia của thanh thiếu niên.
Gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho
việc nghiên cứu và truyền thông về chủ đề này.
8.

Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo, các bài viết có liên quan đến luận văn. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1:
Cơ sở lý luận và thực tiễn; Chương 2: Thực trạng và các nhân tố tác động đến việc sử
dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội; Chương 3: Hệ quả của việc sử dụng
rượu, bia và xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội và một số
khuyến nghị.
9. Hạn chế của đề tài
Do đặc điểm của đề tài là sử dụng số liệu có sẵn và đây là một nghiên cứu chung
về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội, không phải là
cuộc nghiên cứu riêng về việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội nên

luận văn chưa đủ các bằng chứng để giải thích một số vấn đề cần làm rõ trong đề tài.
Bên cạnh đó, do đây là một nghiên cứu cắt ngang nên khó xác định được yếu tố
nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, trong khi đó trong phần phân tích hồi quy lại
tìm hiểu yếu tố nào xảy ra trước, yếu tố nào xảy ra sau, yếu tố nào tác động đến yếu tố
nào nên kết quả phân tích không được như mong đợi.

18


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ
DỤNG RƢỢU, BIA
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG RƢỢU,
BIA 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.1.1 Sử dụng rƣợu, bia
Khái niệm sử dụng rượu bia trong nghiên cứu này được định nghĩa là: Thanh
thiếu niên đã có ít nhất 01 lần uống rượu, bia tính đến thời điểm điều tra.
1.1.2 Lạm dụng rƣợu, bia
Lạm dụng rượu, bia được xác định theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới:
Nam uống trên 3 đơn vị rượu/ngày (Một đơn vị rượu tương đương 10 gram rượu
nguyên chất chứa trong dung dịch uống – pure nit of alcohol = 01 cốc chuẩn. Một cốc
chuẩn tương đương: 01 lon bia 330ml nồng độ 5%, 01 cốc rượu vang 125ml nồng độ
11%, 01 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ 11%, 01 ly rượu vang mạnh 75ml nồng độ
20%, 01 chén rượu mạnh 30ml nồng độ 30%) hoặc 21 đơn vị rượu/tuần; nữ uống trên
02 đơn vị/ngày hoặc 14 đơn vị/tuần (Tạp chí Y học thực hành (650) – Số 3/2009:40).
1.1.3 Vị thành niên và thanh niên
Vị thành niên là một trong những khái niệm được hiểu một cách đa nghĩa và dễ
gây tranh luận nhiều cả về nội hàm lẫn ngôn từ của nó trong tư duy xã hội học. Tuỳ
thuộc vào vị trí tiếp cận, góc nhìn cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi chuyên
ngành mà vị thành niên lại được giải thích theo một cách thức riêng.

Theo, Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy
định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Trong khi đó, Công ước của
Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1989) được Việt Nam phê chuẩn năm 1990 lại xác

19


định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn (Điều 1).
Điều 20 Bộ luật Dân sự Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực
1/7/1996) cũng quy định rằng: “... Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”;
Điều 22 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là từ đủ 6 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi và đồng thời cũng lại quy định trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Bộ luật Hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 21/12/ 1999, tại chương X Điều 68 quy định "Người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của chương
này...", tiếp đó Điều 69 khoản 5 lại có sự phân biệt trách nhiệm hình sự của người chưa
thành niên đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi . Tuy nhiên, ở
các điều luật sau, Bộ luật Hình sự lại quy định người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ
16 đến dưới 18 tuổi (khoản 4 Điều 111, khoản 4 điều 113) ; trẻ em có độ tuổi từ
dưới
16

tuổi (khoản 1,4 Điều 112; khoản 1 Điều 114, khoản 1 Điều 115).

Trong khi đó, trên khía cạnh những vấn đề về lao động và việc làm, Bộ luật lao
động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (23/6/1994) lại có sự quy định như
sau: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết
hợp đồng lao động (Điều 6), Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi (Điều 119

khoản 1). Trẻ em là người dưới 15 tuổi( Điều 120)... Như vậy, ở đây, quan niệm về độ
tuổi của trẻ em đã khác với luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm vị thành niên. Đó
là: “nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 18 tuổi”. Trong nhóm vị thành niên
nói trên, người ta lại phân nhỏ thành ba nhóm khác nữa: nhóm vị thành niên nhỏ từ 1013 tuổi, nhóm vị thành niên trung bình từ 14-16 tuổi, nhóm vị thành niên lớn từ 17-18
tuổi (Đặng Vũ Cảnh Linh, 2004).

20


Căn cứ theo các quy định trong các luật về độ tuổi của vị thành niên và căn cứ
theo cách chia độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới, theo tác giả luận văn độ tuổi của vị
thành niên từ 10 tuổi đến 18 tuổi là hợp lý hơn cả.
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8
Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày
09/12/2005 thì độ tuổi của Thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”
Trong khuôn khổ của luận văn này, Vị thành niên và thanh niên được gọi
chung là thanh thiếu niên, độ tuổi của thanh thiếu niên được xác định là từ 15-24 tuổi.
Trong luận văn này tác giả lựa chọn thanh thiếu niên ở nhóm tuổi 15 – 24 tuổi để
nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu, bia. Vì:
Thứ nhất, trong độ tuổi 15-18, vị thành niên muốn thành người lớn, muốn độc
lập nhưng lại dễ bắt chước người lớn và bạn bè các hình thức như hút thuốc, uống
rượu, bia… Vị thành niên muốn suy nghĩ, hành động khác khuôn phép của người lớn
nhưng lại không tự định hướng được mình, dễ bị cuốn theo cách suy nghĩ của bạn bè
và những hình ảnh, câu chuyện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở lứa tuổi
này, trẻ thường có nhu cầu giao tiếp, muốn được khẳng định vị trí trong nhóm, muốn
được tán thưởng. Do đó, luận văn tập trung vào lứa tuổi này nhằm tìm hiểu nguyên
nhân thúc đẩy các em tìm đến rượu, bia là gì? Và vì sao, các em lại chọn rượu, bia chứ
không phải một loại đồ uống khác?
Thứ hai, độ tuổi 19-24, đây là lứa tuổi có sự giao thoa giữa tuổi vị thành niên và

tuổi thanh niên. Ở lứa tuổi này, mỗi cá nhân đã trải qua hàng loạt những thay đổi về thể
chất, tinh thần và xã hội. Họ đã trưởng thành hơn trong việc xây dựng và củng cố hệ
thống giá trị cho bản thân. Vậy lý do họ sử dụng rượu, bia là gì? Có khác gì so với
nhóm tuổi 15-18?

21


1.2 CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận xã hội hóa và cách tiếp cận
tương tác – biểu trưng.
1.2.1 Cách tiếp cận xã hội hóa
Theo Neil Smelser: “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức
hành động tương ứng với vai trò của mình”. Theo định nghĩa này, vai trò của cá nhân
trong quá trình xã hội hóa chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị,
chuẩn mực. Chưa đề đập tới khả năng cá nhân có thể tạo ra những giá trị, kinh nghiệm,
chuẩn mực để xã hội học theo. Như vậy, dường như cá tính của con người bị tan biến
vào những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu được. Một nhà xã hội học khác của Mỹ
Fichter đã xem: “Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này và người khác,
kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những
khuôn mẫu hành động đó”. Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân
trong quá trình xã hội hóa. (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:258).
Định nghĩa của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã nêu được cả hai mặt của
quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân
tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ
thống các quan hệ xã hội. Mặc khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống
các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm
nhập vào các mối quan hệ xã hội. Như vậy, mặt thứ nhất của quá trình xã hội hóa là sự
thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt
thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông

qua hoạt động của mình ” (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 2001:259).
Môi trường xã hội hóa chính là vườn ươm nhân cách, và đây cũng chính là ngả
đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với cá nhân (Phạm Tất Dong, Lê

22


×