Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã kim long, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.36 KB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thị Vân Anh - Cô
giáo đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và làm luận văn. Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Cô mà tôi đã
hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Với tôi Cô chính là như một người Cô,
người chị giúp đỡ tôi trên con đường học vấn và cuộc sống.
Tiếp theo tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã
động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Những người khác mà tôi vô cùng biết ơn là những thầy cô trong khoa
xã hội học, những người đã cung cấp nền tảng kiến thức và giúp tôi hoàn
thành mọi thủ tục bảo vệ luận văn. Cán bộ và người dân xã Kim Long - huyện
Tam Dương - Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra để
thu thập thông tin cần thiết cho luận văn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................2
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..........................................................................4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.............................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................6
7. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 6
8. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................6
9. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7
10. Kết cấu của luận văn................................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 10


1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.......................................................10
1.1.1 Lý thuyết xung đột.................................................................................10
1.1.2. Lý thuyết nữ quyền............................................................................... 12
1.3. Các khái niệm...........................................................................................14
1.3.1. Khái niệm về phụ nữ............................................................................. 14
1.3.2. Khái niệm gia đình................................................................................15
1.3.3. Khái niệm bạo hành gia đình................................................................18
1.3.4. Khái niệm phụ nữ bị bạo hành trong gia đình......................................21
1.3.5.Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội...........................................21
1.4. Một số văn bản pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình.................22
1.4.1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.........................22
1.4.2. Luật tố tụng hình sự: 19/2/2003/QH11.................................................22
1.4.3. Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007....................................22
1.5. Khái quát tình hình kinh tế xã hội xã kim Long - Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc...............................................................................................23


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA
ĐÌNH..............................................................................................................27
2.1. Thực trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long.........................27
2.1.1. Diễn biến về số lượng........................................................................... 27
2.1.2. Các hình thức và mức độ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã
Kim Long.........................................................................................................29
2.1.3. Bạo hành thể xác...................................................................................32
2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị bạo hành ở xã Kim Long...................42
2.1.5. Hậu quả của phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long.........54
2.1.6. Những phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng
bạo hành..........................................................................................................57
Chƣơng 3: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ
CAN THIỆP, TRỢ GIÚP CHO NHỮNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ KIM LONG..................................................... 60

3.1. Đánh giá về biện pháp đã thực hiện của cộng đồng trong việc can thiệp, giải

quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long....................60
3.1.1. Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề nữ bị bạo hành gia đình. . 60

3.1.2. Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề phụ nữ bị
bạo hành trong gia đình..................................................................................61
3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ
bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long..................................................... 63
3.2.1. Vai trò can thiệp....................................................................................63
3.2.2. Vai trò hòa giải......................................................................................65
3.2.3. Vai trò Tư vấn........................................................................................67
3.2.4. Vai trò kết nối nguồn lực.......................................................................69
3.2.5. Vai trò giáo dục.....................................................................................70
3.2.6. Vai trò vận động....................................................................................72


3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò can thiệp trợ giúp của
nhân viên công tác xã hội................................................................................74
3.3.1. Nhân viên công tác xã hội làm công tác kiêm nhiệm............................74
3.3.2. Năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn................................... 75
3.3.3. Sự hợp tác của người phụ nữ bị bạo hành............................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................78
1. Kết luận.......................................................................................................78
2. Khuyến nghị................................................................................................79
2.1. Bản thân nhân viên công tác xã hội.........................................................79
2.2.Về phía xã hội........................................................................................... 80
2.3. Về phía cá nhân người phụ nữ.................................................................83
2.4. Về phía chính quyền.................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................85

PHỤ LỤC.......................................................................................................87


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TCCN:

Trung cấp chuyên nghiệp

CĐ, ĐH:

Cao đẳng, Đại học

KBC:

Không biết chữ

PVS:

Phỏng vấn sâu

NPV:


Người phỏng vấn

NTL:

Người trả lời

BH:

Bạo hành

BHGĐ:

Bạo hành gia đình

CTXH:

Công tác xã hội

NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1. Thực trạng gia tăng số vụ phụ nữ bị bạo lực gia đình............................. 27
Biểu 2.2. Nhận định của lãnh đạo địa phương về thực trạng phụ nữ biji bạo
hành gia đình...................................................................................................................................... 29
Biểu 2.3. Những hành vi bạo hành thường xảy ra trong gia đình.......................... 30
Biểu 2.4. Các hình thức phụ nữ bị bạo hành..................................................................... 30
Biểu 2.5. Người gây ra bạo hành đối với phụ nữ............................................................ 31
Bảng 2.6: Phụ nữ bị bạo hành thể xác ( đơn vị tính %).................................. 32
Biểu 2.7. Điều tra về độ tuổi bị bạo hành về thể xác.................................................... 33

Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa phụ nữ bị bạo hành và trình độ học vấn của người
chồng ( đơn vị tính: %)....................................................................................35
Bảng 2.9: Tình trạng phụ nữ bị bạo lực tình dục (đơn vị tính %)...................38
Bảng 2.10: Tình hình bạo lực về kinh tế đối với phụ nữ (đơn vị tính %).......40
Bảng2.11: Nguyên nhân mà những người phụ nữ bị bạo hành trong.............42
gia đình (đơn vị tính%)....................................................................................42
Bảng 2.12: Nhận thức, thái độ hành vi của người phụ nữ bị bạo hành...........45
gia đình (đơn vị tính%)....................................................................................45
Bảng 2.13: Mức độ hiểu biết, quan tâm về Luật phòng chống bạo hành gia
đình (đơn vị tính%)......................................................................................... 46
Biểu 2.8. Can thiệp của người dân về việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
................................................................................................................................................................... 46
Bảng 2.15: Điều tra về nhận thức, thái độ và ứng xử của người dân về tình
trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. (đơn vị tính %)...............................48
Bảng 2.16: Phản ứng, thái độ của chính quyền địa phương về phụ nữ bị bạo
hành (đơn vị tính %)........................................................................................49
Bảng 2.17: Ý kiến của người dân và gia đình, của chính quyền địa phương về
các giải pháp ngăn chặn hành vi bạo hành gia đình với phụ nữ......................51
Bảng 2.18: Ảnh hưởng của phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %).................... 55


Bảng 2.19: Cảm nhận của người phụ nữ khi bị chồng bạo hành....................56
Bảng 2.20: Nhận định của trẻ khi chứng kiến mẹ bị bạo hành....................... 57
Bảng 2.21: Phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng.............58
bạo hành (đơn vị tính %).................................................................................58
Bảng 3.1.Các biện pháp áp dụng phòng chống bạo hành gia đình..................61
Biểu 3.1. Điều tra về vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội.................63
Bảng 3.2. Các biện pháp sử dụng để hòa giải của nhân viên công tác xã hội
(đơn vị tính %)................................................................................................ 66
Biểu 3.2. Điều tra về vai trò hòa giải của nhân viên công tác xã hội...................65

Bảng 3.3.Mức độ tư vấn tâm lý cho người phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %)
.........................................................................................................................68
Bảng 3.4. Tình hình kết nối nguồn lực trợ giúp cho người phụ nữ bị.............69
bạo hành (đơn vị tính %).................................................................................69
Bảng 3.5. Hoạt động tuyên truyền, vận động phòng chống bạo hành.............70
(đơn vị tính %)................................................................................................ 70
Biểu 3.6. Mức độ truyền thông phòng chống bạo hành gia đình...........................71
Bảng 3.7. Đánh giá về vai trò vận động của nhân viên công tác xã hội..........73
(đơn vị tính %)................................................................................................ 73
Bảng 3.8.Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên công tác xã hội 75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Vấn đề giới và bình đẳng giới là một trong những chủ đề đang được
quan tâm. Trong đó phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, được đề cử vào trong
các vị trí quan trọng trong xã hội. Người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng
để tạo lập nên hạnh phúc gia đình, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhiều
người phụ nữ chưa thực sự được bình đẳng, chưa thực sự được sống hạnh
phúc bởi họ bị bạo lực trong gia đình.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam không phải là vấn đề mới
nhưng chưa là vấn đề cũ ở nước ta. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là sự vi
phạm quyền tự do và nhân phẩm của con người, vi phạm quyền bình đẳng
giữa nam và nữ, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc
ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đang là mối quan
tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Làm gì để ngăn chặn, để hạn chế tiến tới xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị
bạo hành trong gia đình? Làm sao để dưới những mái nhà không còn tiếng
kêu khóc, van xin của những người phụ nữ bị lăng nhục, bị đoạ đày? Trong
những năm qua Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị

xã hội, các đoàn thể đã quan tâm, vào cuộc để giải quyết vấn đề này. Nhiều
chính sách pháp luật, các chương trình hành động đã được ban hành, triển
khai và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở xã Kim Long – huyện
Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc thì vẫn còn những người phụ nữ vẫn phải cam
chịu bạo hành bởi người chồng của mình. Vậy vấn đề đặt ra là Vấn đề đặt ra
là Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò, trách nhiệm
của mình để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành hay chưa ? Có
thể có giải pháp nào hạn chế và trợ giúp cho những người phụ nữ bị bạo hành
trong gia đình ở đây? Chính vì câu hỏi này nên trong quá trình học tập, nghiên
1


cứu thuộc chuyên ngành Công tác xã hội – Khoa Xã hội học, với mong muốn
gớp thêm cách nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các mô hình trợ giúp
nhằm hạn chế và góp phần xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia
đình tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc can thiệp, trợ giúp những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim
Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Công tác xã hội.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trước đây hầu hết các Chính phủ coi bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề
riêng tư (United Nation 1996) thì ngày nay nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho
thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác
động trong khoảng 20 – 50 % số phụ nữ trên thế giới (WHO, 1998).
Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đã trở thành một nội dung quan
trọng trong Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc
Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên Hợp Quốc.
Từ ngày 4 – 6/ 12/2001 tại Phnômpênh đã diễn ra Hội nghị về luật pháp
phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu MêKông,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất một số vấn đề

như:Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và Phụ nữ đang
bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu.
Ở nước ta, phụ nữ bị bạo hành đã tồn tại từ ngàn xưa nhưng ít khi được
quan tâm. Hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội vấn đề này được quan
tâm nhiều hơn và đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động xã hội với
nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ bị bạo hành gia đình trên thế giới và ở
Việt Nam. Đã có rất nhiều bài viết, các phóng sự được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng, nhiều cuộc hội thảo khoa học các cấp đã
được thực hiện với sự đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất
giải pháp - biện pháp khắc phục, hạn chế, giải quyết tình trạng phụ nữ bị bạo
2


hành trong gia đình như: đề tài nghiên cứu của TS. Lê Dân “Thực trạng và
giải pháp giảm bạo hành gia đình đối với phụ nữ tại Thành Phố Đà Nẵng.
Nội dung đề tài tiến phân tích thực trạng phụ nữ bị bạo hành trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, đề tài đã xem xét bạo lực
theo các góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa bạo lực với tôn giáo, trình
độ văn hoá và nghề nghiệp”.
Năm 1997, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu bạo
lực đối với phụ nữ trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ
cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác tại 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình
làm cơ sở để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ
trong gia đình là khá phổ biến. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cung cấp
đầy đủ được một bức tranh toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới.
Năm 1999, TS Lê Thị Phương mai đã nghiên cứu về “ Bạo lực và hậu
quả đối với sức khỏe sinh sản: Hiện trạng của Việt Nam”. Nghiên cứu này tập
trung vào tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực. Trong báo cáo bao
gồm các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và chủ yếu phỏng
vấn phụ nữ đến tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy: Bạo lực

đối với phụ nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã
hội.
“Bạo lực trên cơ sở giới- Trường hợp ở Việt Nam”, TS Vũ Mạnh Lợi,
Ts Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc nghiên
cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực chống lại
phụ nữ ở các xã phường.
Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS Lê
Thị Quý. Tác giả Lê Thị Quý đã đưa ra bốn nguyên nhân của bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình là nguyên nhân kinh tế, học vấn, thói quen văn hóa
– xã hội và bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực. Đồng thời tác giả
còn nêu rõ hậu quả của nạn bạo lực.
3


Công trình nghiên cứu của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội
với đề tài “Thực trạng bạo hành trong gia đình ở xã Hương Lạc - Lạng
Giang - Bắc Giang”. Đề tài nghiên cứu về thực trạng bạo hành trong gia đình
từ đó ứng dụng công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành”;
Luận văn Tiến sỹ của Nguyễn Thị Thọ “Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ đạo
đức”; Báo gia đình và xã hội phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm tổ chức cuộc thi viết báo “Nói không với bạo lực gia đình”…Cũng
đã có những chương trình, dự án và các mô hình, các câu lạc bộ phòng chống
bạo hành gia đình áp dụng ở một số huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương và
Thành Phố Vĩnh Yên của Vĩnh Phúc như: Dự án xây dựng năng lực cho cán
bộ phòng chống bạo hành gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Cuộc tổng
điều tra về tình hình bạo hành gia đình trên địa bàn toàn tỉnh năm 2009 của sở
văn hóa thể thao du lịch và các hoạt động tuyên truyền luật phòng chống bạo
hành gia đình và bình đẳng giới tại Vĩnh Phúc, Huyện Yên Lạc tổ chức tuyên
truyền Luật Phòng chống bạo hành gia đình và ứng dụng các mô hình phòng
chống bạo hành gia đình tại một số xã, Huyện Tam Dương cũng tổ chức và

xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” nhằm phòng chống bạo
hành gia đình.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về
tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long và vai trò can
thiệp trợ giúpcủa nhân viên công tác xã hội. Bởi vậy, luận văn "Vai trò của
nhân viên công của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp
phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc” là đề tài mới, không trùng tên với các công trình đã công bố.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu làm phong phú thêm
kho tàng lý luận về khái niệm, nhận thức, tư tưởng trong vấn đề bạo hành gia
đình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình. Để từ đó hoàn thiện Luật phòng
chống bạo hành gia đình.
4


Hơn nữa, nghiên cứu luận văn là cơ sở lý luận của công tác xã hội được
phong phú hơn về cách giải quyết, hỗ trợ, vận động cá nhân, nhóm và cộng
đồng xã hội trong việc đẩy lùi tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần nghiên
cứu thực trạng, đồng thời phân tích tìm ra những nguyên nhân gây ra tình
trạng phụ nữ bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long hiện nay.
Khẳng định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp,
trợ giúp những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
Thông qua nghiên cứu thực tiễn giúp cho nhân viên công tác xã hội có
điều kiện để ứng dụng và nâng cao trình độ nghề nghiệp trong việc can thiệp
trợ giúp phụ nữ bị bạo hành gia đình.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình.
- Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ bị bạo hành thể chất, bạo

hành tinh thần, bạo hành tình dục, bạo hành kinh tế trong gia đình tại
xã Kim Long.
Người gây ra bạo hành
Gia đình người có phụ nữ bị bạo hành.
Cán bộ chính quyền, đoàn thể, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn
thanh niên.
Nhân viên công tác xã hội.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013.

- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Kim Long, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc.

5


6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Nghiên cứu tình hình thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong việc can thiệp, trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành gia đình.
+ Nghiên cứu thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đang xảy ra
ở xã Kim Long, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
+ Lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành
trong gia đình
+ Đề xuất giải pháp nhằm can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong
gia đình tại xã Kim Long.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hệ thống lý luận nhằm can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành.

+ Khảo sát thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, đánh giá những

biện pháp đã can thiệp, hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Kim Long

+ Nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong can thiệp, trợ
giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long như thế nào?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở

xã Kim Long là nguyên nhân nào?
Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò của mình
để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình chưa?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long đang
ngày càng gia tăng, nhất là hình thức phụ nữ bị bạo hành về thể chất.
- Nhận thức, và tư tưởng cổ hủ lạc hậu của những người đàn ông là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long.

- Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long chưa thực hiện tốt các vai trò
của mình trong can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình.

6


9. Phƣơng pháp nghiên
cứu 9.1 Phƣơng pháp luận
Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu, từ các
luận điểm nghiên cứu, phân tích cho đến chứng minh các khía cạnh khác nhau
của đề tài.
9.2. Cơ sở dữ liệu

Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của Báo cáo của
Công an xã Kim Long về “ Số liệu thống kê các vụ bạo hành gia đình năm
2005 – 2008”, “ Tổng kết về tình hình phòng chống bạo hành gia đình ở xã
Kim Long năm 2010 – 2012”. Trong luận văn sử dụng số liệu từ nguồn này và
có những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn.
Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình
nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng. Đặc điểm
mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn như sau: (Đơn vị tính
%)
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Về giới tính ngƣời trả lời

Về trình độ học vấn ngƣời trả lời

Về độ tuổi ngƣời trả lời

7

Tỷ lệ
Nam

38.2

Nữ

61.8

Tiểu học

13.8


THCS

54.2

THPT

25.7

TCCN

4.0

CĐ, ĐH

1.3

KBC

1.0

Dưới 30 tuổi

23.5

Từ 30 – 40 tuổi

17.2

Từ 41 – 45 tuổi


26.2

Từ 46 – 55 tuổi

33.1


9.3. Các phƣơng pháp khác
9.3.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri
thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Triết học, Tâm lý học,
Công tác xã hội đồng thời nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật,
các công trình nghiên cứu khoa học về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
Mục đích của phương pháp này là thu thập những vấn đề lý luận liên quan
đến luận văn như: Bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ. Đây là cơ sở cho
việc xây dựng phương pháp điều tra, phân tích về thực trạng và các hình thức
phụ nữ bị bạo lực trong gia đình ở địa bàn xã Kim Long.
- Báo cáo tóm tắt nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ
nữ Việt Nam
- Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phân tích tài liệu từ nguồn tài liệu thu
thập được như internet, sách, báo, phim ảnh, băng hình…trên cơ sở đó phân
tích và sàng lọc những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó kết
hợp với việc tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên
quan đến vấn đề bạo lực gia đình để tham khảo thêm về phương pháp nghiên
cứu làm cơ sở bổ sung cho luận văn nghiên cứu của mình.
9.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập những thông tin cụ thể,
chính xác về thực trạng bạo lực đối với những người phụ nữ bị bạo hành, các

nguyên nhân và các biện pháp đã can thiệp của chính quyền ở xã Kim Long.
Tác giả tiến hành 10 phỏng vấn sâu trong đó 2 phỏng vấn của chính quyền và
cán bộ Hội phụ nữ xã, 1 phỏng vấn sâu của nhân viên công tác xã hội, 7
phỏng vấn sâu người phụ nữ bị bạo hành. Thông qua phương pháp này giúp
cho tác giả thu thập được tổng quát nhất, cụ thể nhất và chính xác nhất về tình
trạng bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ ở đây đồng thời giúp tác giả biết
8


được ý kiến, thái độ, suy nghĩ của chính những người bị bạo hành về vấn nạn
bạo lực trong gia đình tại địa phương.
9.3.3. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát hành vi, cử chỉ, ngoại hình, thái độ, dấu hiệu lo lắng, bất an,
ngôn ngữ cơ thể…trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp quan sát với
mục đich thông qua việc quan sát để thu thập thêm thông tin về bạo lực gia
đình tại xã Kim Long, những biểu hiện cử chỉ và thái độ, sự phản ứng của
những người phụ nữ bị bạo lực trong gia đình tại địa phương.
9.3.4.Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình
nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng. Và đây là
phương pháp nghiên cứu chính để thu thập thông tin, dữ liệu của luận văn.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, lụân văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim
Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3. Nhân viên Công tác xã hội thực hiện vai trò can thiệp, trợ
giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long.


9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Lý thuyết xung đột
* Nội dung lý thuyết xung đột
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết xung đột là K.Marx, một nhà tư tưởng
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, triết học và xã hội học. “Cho rằng xung đột
xã hội không chỉ dừng trong lĩnh vực kinh tế mà còn thể hiện trong bất kỳ một
lĩnh vực nào của đời sống xã hội” Như vậy, nội dung quan điểm tư tưởng này
nhấn mạnh đến những yếu tố xung đột, cạnh tranh, sự biến đổi và áp bức
trong xã hội. ( [15, tr 84] sách Xã hội học, dẫn theo John J. Macionis 1987)
Lý thuyết xung đột tập trung vào những bất đồng không thể tránh khỏi
giữa các bộ phận khác nhau của xã hội hoặc giữa các xã hội. Cho rằng sự
khác nhau về mặt lợi ích giữa các nhóm xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến
xung đột. Lý thuyết này xem xét sự xuất hiện xung đột xã hội như một sự
phản kháng cần thiết để đạt được trạng thái cân bằng và sự phát triển nào đó.
Mục đích của sự xung đột, tranh giành những lợi ích, quyền lực và kiểm soát
xung đột là để có thể áp đặt sự thống trị của nhóm này đối với nhóm khác.
Xung đột trong mọi xã hội và diễn ra tại mọi thời điểm đều hướng tới quá
trình thay đổi. Các mâu thuẫn thường chuyển thành cuộc đấu tranh, đối đầu
công khai giữa các bên, sự đối đầu đối với cường lực có thể mạnh hoặc yếu,
phụ thuộc vào các nhân tố, điều kiện và khả năng giải quyết đồng thời nó phụ
thuộc vào chủ thể đối đầu theo đuổi mục đích gì. [9, tr271 – 275]
Trong một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam, Phạm Xuân Cần cho rằng:
Xung đột là giai đoạn đỉnh điểm của mâu thuẫn và biểu hiện bằng hành vi
đụng độ, xô xát. Thực tế xung đột xã hội không chỉ đơn thuần cho ta sờ thấy,
nhìn thấy mà nó là cả quá trình từ sự khởi nguồn đến kết thúc và cả hậu xung

10


đột. Từ những bất đồng tư tưởng, ý niệm, giá trị, niềm tin, những bất đồng
trong chia sẻ lợi ích nguồn lực từ đó là cả sự giằng co, tương tác theo chiều
thời gian của sự vận động. Vì vậy, có những xung đột được kìm chế ở mức độ
thấp bởi có sự tương tác tốt hay chính thể có sự điều chỉnh kịp thời, có những
xung đột lại phát triển ở mức độ cao vì môi trường tương tác hạn chế.[8, tr.6]
* Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xung đột
Những người theo lý thuyết xung đột cho rằng tình yêu là một yếu tố

quan trọng trong hôn nhân và gia đình hiện đại, những mâu thuẫn và xung đột
cũng hết sức cơ bản. Cách tiếp cận của lý thuyết này không chỉ xung đột là tồi
tệ mà coi như một bộ phận tự nhiên của đời sống gia đình
Gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, lý tưởng giá trị sở thích
và mục đích khác nhau. Mỗi người khong phải bao giờ cũng hài hòa với mọi
người khác trong gia đình. Các gia đình thường có những mâu thuẫn, xung
đột là do có bất đồng từ nhỏ đến lớn, họ chỉ khác nhau về tần suất, mức độ,
tính chất biểu hiện và cách giải quyết xung đột.
Yếu tố quyền lực là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết mâu thuẫn,
xung đột trong gia đình. Mọi người trong gia đình đều có quyền lực nhưng lại
ở mức độ khác nhau, cá nhân nào, nhóm nào có nhiều quyền lực nhất thì
thắng trong cuộc xung đột.
Dưới góc độ của lý thuyết xung đột thì việc phụ nữ bị bạo hành trong
gia đình là do sự xung đột về quyền lực, về quan điểm sống, về lối sống, về vị
thế trong gia đình. Do những mâu thuẫn tồn tại trong một quá trình và do sự
bất đồng về quan điểm sống của cá nhân giữa người vợ, người chồng trong
một thời gian dài và thành thói quen nên nó trở nên căng thẳng giữa mối quan
hệ vợ chông. Từ đó mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm, xung đột diễn ra khi
cả hai bên không kìm nén được bản thân. theo giải thích của lý thuyết xung

đột thì kẻ mạnh về quyền lực, quyền uy sẽ uy hiếp người yếu thế hơn.

11


1.1.2. Lý thuyết nữ quyền
Đại diện cho lý thuyết nữ quyền phương tây đó là Hélène Cixous, Luce
Irigaray, Julia Kristeva, Simone de Beavoir. Chủ nghĩa nữ quyền đang ngày
càng khuếch trương ảnh hưởng với “những làn sóng” vỗ mạnh mẽ vào thành
lũy của chế độ nam quyền để khẳng định địa vị và quyền lợi của người phụ
nữ. Có thể nói rằng chủ nghĩa nữ quyền Pháp thường được ứng dụng trong
nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền hiện đại bởi Pháp là một trong những chiếc
nôi của chủ nghĩa nữ quyền, hay nói như Beavoir “ về mặt nữ quyền, Pháp đi
trước các nước khác’’, chủ nghĩa nữ quyền Pháp đã đóng góp nhiều kiến giải
đặc sắc về phụ nữ và lý thuyết nữ quyền, mặt khác chủ nghĩa nữ quyền Pháp
là nhánh phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào nữ quyền Anh,
Mỹ. 1
*Nội dung lý thuyết nữ quyền
Khi xem xét về lịch sử, Simone de Beauvoir cho rằng dường như giới
nữ đã được tự do hơn về mặt chính trị và tình dục tuy nhiên điều đó vẫn chưa
đủ cho việc giải phóng hoàn toàn phụ nữ khỏi sự thống trị dai dẳng của đàn
ông. Về cơ bản họ vẫn chịu thiệt thòi và bị kiềm tỏa trong các mối liên hệ phụ
thuộc ấy. Beauvoir kết luận hầu hết các xã hội trong lịch sử phương Tây từ cổ
đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xem phụ nữ như
là Tha nhân - khách thể và đàn ông như là Cái tôi – chủ thể. Beauvoir cũng
cho rằng do lệ thuộc về kinh tế và chức năng sinh sản nên phụ nữ không thể
phản đối uy quyền tuyệt đối của nam giới trong hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệ
thuộc, thứ yếu và ký sinh, rằng sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo
tưởng và chừng nào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình.
Với những lập luận cho quan điểm của mình Beauvoir mong muốn người phụ

nữ ngày càng trở nên giống đàn ông hơn, bà cũng khẳng định không tồn tại
bất cứ bản chất tự nhiên và bất biến nào quy định người phụ nữ, rằng tất cả

12


những trải nghiệm sống tâm sinh lý và khả năng của họ được hình thành trong
hoàn cảnh văn hóa xã hội, phụ nữ không phải là một thực thể tự nhiên mà là
một thực thể văn hóa. Beauvoir đưa ra giải pháp là phụ nữ phải từ bỏ địa vị
Tha nhân để khẳng định tính chủ thể độc lập của mình, sự thấp kém của phụ
nữ có thể được xóa bỏ thông qua việc đồng hóa với chủ thể nam giới. [17, tr
84 Beauvoir, Simone de 1996, Giới nữ Nxb phụ nữ, HN]
Nhà triết học nữ quyền Irigaray cũng đặc biệt quan tâm đến việc biện
luận cho địa vị của người phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi tình trạng
bị áp bức. Irigaray yêu cầu phụ nữ phải tích cực hoạt động để nhận thức tính
chủ thể nữ giới đặc trưng của mình chứ không đơn giản bị giản lược vào tính
chủ thể nam giới.
Cixous cho rằng cá nhân người phụ nữ phải viết ra chính mình, phải tự
mình khám phá những gì thể xác cảm nhận được và cách thức để diễn tả thân
thể phụ nữ bằng ngôn ngữ. Vị thế của phụ nữ là chủ thể trong ngôn ngữ sẽ
thay đổi một khi họ trở thành chủ thể năng động chứ không phải là đối tượng
tiếp nhận thụ động.
* Phụ nữ bị bạo hành gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết nữ quyền
Người phụ nữ do bị lệ thuộc về kinh tế do chế độ phụ hệ nên dẫn đến
sự khác biệt về quyền lực trong gia đình, chính điều đó cũng dẫn đến sự bất
bình đẳng giới nam nữ, là khởi nguồn nguyên nhân cho sự áp bức người vợ
của những người chồng.
Sự cam chịu không đấu tranh của người phụ nữ trước sự áp bức của
đàn ông do vậy người phụ nữ cần được thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực
cho chính bản thân mình, tự giải phóng mình.

Người phụ nữ cũng cần phải tham gia đảm trách các công việc ngoài xã
hội tích cực, phải tạo ra được sự cân bằng giữa những bận tâm trong cuộc
sống và nhiệm vụ trong gia đình.

13


1.2. Các khái niệm
1.2.1. Khái niệm về phụ nữ
Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa, quan niệm về phụ nữ.
Những cách định nghĩa này có thể theo quan điểm của Triết học, Xã hội học,
Văn hóa học, Nhân học, Dân số học, Sinh học, Tôn giáo… và dựa trên những
cách tiếp cận về giới, về cơ cấu xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng của người
phụ nữ trong xã hội.
Quan điểm triết học về phụ nữ: Dưới con mắt của các triết gia, phụ nữ
hiện lên từ hai mặt đối lập: Dịu dàng và gai góc, yếu đuối và mạnh mẽ, khờ
dại và khôn ngoan. Họ rất mảnh mai, yếu đuối, nhưng cũng có thể trở thành
sức mạnh vũ bão. Aristotle - Triết gia cổ đại Hy Lạp đã nhìn phụ nữ từ
phương diện không hoàn thiện của giới tính: “ Phụ nữ chỉ là một người đàn
ông khiếm khuyết”. Còn J.Bruyere – Nhà phê bình người Pháp nhìn đàn bà ở
sự cực đoan: “Đàn bà là cái gì đó vô cùng cực đoan, họ vượt trội hoặc thấp
kém hơn so với đàn ông”. Thánh Jean Chrysostome tỏ thái độ miệt thị: “Trong
tất cả các loài dã thú, không có con nào là hại bằng đàn bà”. Ngược lại, thánh
Agustin thì nói về phụ nữ như một chiều sâu mê đắm, vô tận: “Muốn khám
phá thân thể người phụ nữ đầu tiên, phải hiểu tâm hồn của họ, hay điều bí ẩn
lớn nhất là trong nụ cười của người phụ nữ”. Như vậy Thánh Augustin đề cao
phụ nữ dưới nhiều góc độ: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, là hiện thân cho sắc
đẹp và sự đam mê khoái lạc.
Quan niệm về phụ nữ trong lĩnh vực văn học - hội hoạ: Phụ nữ được ví
như một nàng thơ, là Nữ thần nghệ thuật, phụ nữ được đồng nghĩa với Bà mẹ Tự

nhiên vĩ đại nhất, người mẹ của Đấng toàn năng mà mọi vật được sinh ra từ nó.

Quan niệm về phụ nữ theo quan điểm văn hoá: Người phương Đông
quan niệm rằng đàn ông là trời và người phụ nữ là đất, nên phụ nữ phải ở
dưới đàn ông, cũng như đất cam phận bên dưới trời, người phụ nữ là người
chịu đựng, phục tùng nam giới.
14


Quan điểm về phụ nữ trong Tôn giáo: Tôn giáo có quan điểm riêng của
mình về phụ nữ, trong Kinh Thánh cho rằng người đàn bà sinh ra từ cái xương
sườn của người đàn ông, vì thế họ luôn bị lệ thuộc. Phật giáo thì cho rằng
phân biệt giới tính nam nữ sinh ra là do đạo đức thoái hóa, cả hai giới đều có
vai trò giống nhau và vị trí ngang nhau trong quá trình tiến hoá phức tạp của
loài người. Chúng sinh có cùng một bản thể, vô nhị vô biệt, tất cả chúng sinh
đều có phật tính, sự khác biệt giữa giới tính nam nữ chỉ là thứ yếu và sự giác
ngộ của tâm tính mới là quan trọng nhất.
Chính từ những quan niệm dựa trên các góc độ lý giải khác nhau như
vậy nên đó là một trong những nguyên nhân mà qua các thời đại lịch sử và
các chế độ khác nhau, bằng cách này hay cách khác, nữ giới luôn bị đè nén,
áp bức và bị khinh miệt.
Tuy nhiên theo từ điển tiếng việt thì “Phụ nữ” hay “đàn bà” là từ chỉ
giống cái của loài người. Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng
thành. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống
cái, bất kể tuổi tác. Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một
nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên
mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai
và sinh nở khi cơ thể hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình
thường..
1.2.2. Khái niệm gia đình

Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia
đình đã được hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, sự cần thiết phải nương tựa
vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những
hình thức cộng đồng tổ chức đời sống đã xuất hiện. Các kiểu dạng tổ chức
cộng đồng mang tính tự nhiên, ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những
biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế-xã hội. Ban đầu các
15


quan hệ chi phối trong nhóm cộng đồng ấy còn mang tính tự nhiên sinh học,
dần dần trở nên chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, phù hợp với những điều kiện
sản xuất. Gia đình trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh thu nhỏ nhưng
không phải là sự thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội.
Vậy gia đình được hiểu như thế nào?
Có không ít các cách định nghĩa về gia đình theo cách này hay cách
khác. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì: “Gia đình là một trong
những hình thức tổ chức cơ bản nhất trong tổ chức đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội dặc thù được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và giáo dục giữa các thành viên”
Vai trò của phụ nữ trong gia đình:
Từ bao đời nay, trong gia đình người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan
trọng và không thể thiếu được. Với thiên chức làm mẹ, làm vợ nên ảnh hưởng
của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia
đình và càng trở nên quyết định hơn. Ngay từ thuở xa xưa vai trò của người
phụ nữ đã được khẳng định. Tuy nhiên, tuỳ vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan
điểm giai cấp nhìn nhận về vai trò người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội
phong kiến, hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh
gạo nuôi chồng tiêng khó nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn,

lam lũ đến cùng cực, về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến
của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy
hình ảnh người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội.
Đến xã hội hiện nay, vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định, khi
mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được pháp lý quan tâm, được xã
hội lên tiếng đấu tranh cho bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ không
chỉ dừng lại và được khẳng định ở trong gia đình mà ngoài xã hội họ cũng
bình đẳng với nam giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Phụ nữ có
16


quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ những cảm xúc những tâm tư tình cảm của
mình đối với gia đình và xã hội.
Trong gia đình, người phụ nữ là nơi thức tỉnh mọi tình cảm, là nơi làm
cho trái tim gia đình tràn đầy tình yêu và hạnh phúc, nơi để người chồng sẻ
chia, là nơi chăm sóc, góp phần giáo dục, định hướng, khích lệ chồng con làm
những việc tốt đẹp cho đời. Người giữ vai trò rất quan trọng trong việc chèo
lái con thuyền mơ ước đi đến bến bờ hạnh phúc.
Đối với chồng thì người phụ nữ là người biết quên mình để làm vợ,
luôn biết hi sinh để trọn nghĩa nặng tình sâu. Người phụ nữ góp phần hỗ trợ
chồng thành đạt trong cuộc sống. Trong công việc, có những lúc người chồng
thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần, thì người vợ ngoài việc chu tất công việc
gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều
kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió.
Đối với những đứa con thì người phụ nữ có vai trò là người đầu tiên tạo
dựng cho con một nền móng, một nhân cách sống. Phụ nữ với vai trò làm mẹ
sẵn sàng xông pha không ngại gian lao, khó nhọc, nghiệt ngã để trang bị cho
con một tương lai sáng ngời. Người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục
con cái chủ yếu trong gia đình. Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi
trưởng thành phần lớn thời gian là gần gũi và thường chịu ảnh hưởng từ người

mẹ nhiều hơn người cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm
giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…với việc nhận thức
thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng
đặc biệt các đức tính của người mẹ đã hình thành dần bản tính của một người
con. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua
những hành động của những người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ.
Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, các công
việc nội trợ chủ yếu do người phụ nữ đảm trách. Từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ
đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm…cũng chủ yếu do người phụ nữ lo
17


liệu. Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng không
thể không có. Người phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận
thức và tính năng động của mình. Người phụ nữ có vai trò trọng yếu trong
công việc điều hoà các mối quan hệ gia đình. Nam giới, sau một ngày công
tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui nhưng cũng có lúc thật sự căng thẳng. Khi về
nhà, họ cần được nghỉ ngơi, cần được hưởng không khí ấm cúng của gia đình,
cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần những bữa
cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ và nhất là người vợ
dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia
đình bên chồng làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả.
Ngoài ra người phụ nữ cũng có vai trò trong các hoạt động xã hội. Các
mối quan hệ tốt đẹp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan
hoà vì có sự mến mộ của người khác dành cho gia đình.
1.2.3. Khái niệm bạo hành gia đình
Khi đề cập đến bạo hành gia đình thì có nhiều quan điểm lý giải theo
cách khác nhau có thể thấy quan niệm về bạo hành gia đình qua một số quan
điểm sau:
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối

với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây tổn thương, tử vong, tổn hại
về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triern hay gây ra sự mất mát (WHO).
Ngày 21/11/2007 trong kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội khóa XII đã thông
qua bản dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định
nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành
viên gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế
đối với các thành viên khác trong gia đình”.
Vậy dù có các quan điểm như thế này hay thế khác, dù những khái
niệm định nghĩa khác nhau ít nhiều nhưng có thể khẳng định rằng:
18


×