Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Đảng bộ huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

HÀ THỊ MINH TRANG

ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆPGIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ THỊ MINH TRANG

ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆPGIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Đức Tính

Hà Nội - 2014




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và hoàn thành luận văn này, trước hết,
tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Chu Đức Tính đã chỉ dẫn cho tôi những
hướng đi tốt nhất để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu một cách hoàn thiện đề tài
của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Huyện ủy Cẩm
Khê, Phòng giáo dục đào tạo huyện Cẩm Khê, các trường phổ thông ở huyện Cẩm
Khê đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Tác giả
Hà Thị Minh Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................ 1
2. Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 5

5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo...............6
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................................... 7
Chương I. ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO

SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2005............8
1.1. Sự nghiệp giáo dục phổ thông ở huyện Cẩm Khê trong những năm mười
năm đầu của sự nghiệp đổi mới (1986-1996) và những chủ trương của Đảng
về giáo dục phổ thông (1997 - 2005)...................................................................................... 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục phổ thông ở
Cẩm Khê trong mười năm đầu sự nghiệp đổi mới giáo dục (1986-1996)...........8
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục - đào tạo nói chung và
giáo dục phổ thông trong thời kỳ 1997-2005...................................................................... 8
1.2. Đảng bộ huyện Sông Thao vận dụng đường lối phát triển giáo dục phổ
thông vào thực tiễn địa phương (1997 - 2005)................................................................ 35
1.2.1. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Sông Thao...........................35
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả.................................................................. 40
1.2.3. Tiểu kết.................................................................................................................................... 50
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM KHÊ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG THỜI KY CÔNG
NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (2006 - 2010)....................................................... 53
2.1. Thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp giáo dục ở huyện Cẩm Khê và
những nội dung quan trọng về phát triển giáo dục phổ thông theo chủ trương
của Đảng trong giai đoạn 2006 - 2010................................................................................. 53


2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn...................................................................................... 53
2.1.2. Những nội dung quan trọng về phát triển giáo dục phổ thông theo chủ
trương của Đảng giai đoạn 2006 - 2010............................................................................ 55
2.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong sự nghiệp giáo dục phổ

thông từ năm 2006 - 2010........................................................................................................... 60
2.2. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Cẩm Khê trong quá trình
thực hiện đường lối đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng (2006 - 2010).......65
2.2.1. Chủ trương và biện pháp phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ
huyện Cẩm Khê................................................................................................................................ 65
2.2.2. Đảng bộ huyện Cẩm Khê tổ chức thực hiện đường lối giáo dục phổ
thông (2006 - 2010)....................................................................................................................... 70
Tiểu kết................................................................................................................................................. 95
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM..................................... 98
3.1. Một số nhận xét...................................................................................................................... 98
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................................................... 98
3.1.2. Những hạn chế.................................................................................................................. 101
3.2. Một số kinh nghiệm và khuyến nghị........................................................................ 104
3.2.1. Một số kinh nghiệm........................................................................................................ 104
3.2.2. Một số khuyến nghị........................................................................................................ 114
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 120
PHỤ LỤC


BẢNG MẪU VIẾT TẮT
CCGD

Cải cách giáo dục

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GDĐT


Giáo dục đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

HĐND

Hội đồng nhân dân

PTCS

Phổ thông cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UBND

Ủy ban nhân dân

XHH

Xã hội hóa

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Trường học, lớp học phổ thông
Bảng 1.2: Học sinh phổ thông
Bảng 1.3: Số lượng và tỷ lệ học sinh bỏ học các năm học
Bảng 1.4: Giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy
Bảng 1.5: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
Bảng 1.6: Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trong tổng số giáo viên phổ
thông
Bảng 1.7: Thống kê tình hình đội ngũ năm học 2009-2010
Bảng 1.8: Tình hình phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở ở
huyện Cẩm Khê tính đến tháng 10/ 2010
Bảng 1.9: Tình hình giáo viên phổ thông huyện Cẩm Khê tính đến
tháng 10/2010
Bảng 1.10: Tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phổ
thông huyện Cẩm Khê tính đến tháng 12/2010



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng
đồng, dân tộc và cả nhân loại. Giáo dục chính là “chìa khóa” cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Các nhà kinh điển Mác, Ăng ghen,
Lê nin đều coi giáo dục là động lực đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt
là quá trình xây dựng CNXH của một quốc gia, dân tộc.
Kế thừa truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại mà điển hình là chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đích cao cả của sự nghiệp cách
mạng mà người theo đuổi, thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng,
trong cuộc đời hoạt động của Người. Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”.
Dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là một động lực
để phát triển đất nước, đặc biệt rất coi trọng vị trí của giáo dục phổ thông.
Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục lần thứ 3
(năm 1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước,
là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát
triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”. Như vậy, có thể
thấy, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông là nền
tảng cơ bản, là chiếc cầu nối quan trọng của cả hệ thống giáo dục. Chất lượng
của giáo dục phổ thông là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định của

1



nguồn lực lao động. Bởi vậy, trong chiến lược giáo dục, phát triển nguồn nhân
lực của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam đều chú trọng phát triển và không
ngừng đổi mới nội dung giáo dục phổ thông.
Huyện Cẩm Khê là một vùng đất lâu đời thuộc tỉnh Phú Thọ. Trong lịch
sử phát triển, nhân dân Cẩm Khê cùng với nhân dân cả nước luôn cần cù, sáng
tạo trong lao động, anh dũng bất khuất trong chống giặc ngoại xâm, đã viết
nên những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc.
Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt từ khi tái lập
huyện (1995) đến nay, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã lãnh đạo nhân dân vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, từng bước khẳng định vai trò của mình trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong văn hóa giáo dục.

Nhận thức sâu sắc vai trò “xương sống”, “bản lề” của giáo dục phổ
thông, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã thường xuyên quan tâm, chăm lo tạo điều
kiện để giáo dục phổ thông từng bước đổi mới và phát triển. Quá trình phát
triển giáo dục luôn phải được quán triệt một cách nhất quán về những quan
điểm cơ bản của nền giáo dục theo đường lối đổi mới, vừa gắn bó với thực
tiễn Cẩm Khê, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục Việt
Nam. Từ năm 1997 đến 2010, tuy chỉ là khoảng thời gian ngắn, nhưng lại là
cả quá trình mà Đảng bộ huyện Cẩm Khê vận dụng, bổ sung đường lối, quan
điểm phát triển giáo dục đào tạo của Đảng vào sự nghiệp giáo dục ở địa
phương. Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo này để rút ra một số kinh nghiệm cần
thiết, góp phần định hướng cho đường lối giáo dục của huyện Cẩm Khê nói
riêng và của Đảng nói chung.
Với mong muốn tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Khê
thực hiện nhiệm phát triển giáo dục phổ thông, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
Đảng bộ huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ

2


thông từ năm 1997 đến năm 2010 làm đề tài cho bản luận văn Thạc sĩ Khoa
học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2.

Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề giáo dục và đào tạo là đề tài được các nhà lãnh đạo

Đảng và Nhà nước, nhiều nhà khoa học, những nhà quản lý giáo dục… quan
tâm tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, giáo dục
phổ thông, đặc biệt là giáo dục phổ thông ở Cẩm Khê thì chưa có công trình
nào được công bố, hoặc có cũng chỉ là một mảng nhỏ trong các công trình
nghiên cứu tiêu biểu. Nhìn một cách khái quát, các công trình nghiên cứu liên
quan có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Nhóm thứ nhất: Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: “Về vấn đề giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; “Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, vững bước
tiến vào thế kỷ XXI” của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu;“Phát triển mạnh mẽ
giáo dục đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước” của Tổng Bí thư Đỗ Mười... Các tài liệu này là một hệ thống quan
điểm tư tưởng khoa học của những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của
Đảng và Nhà nước ta, nên có thể coi những tài liệu này là cơ sở tư tưởng và lí
luận cho đường lối, chính sách giáo dục ở nước ta.
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân nhà khoa
học như Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và đào tạo, các đồng chí đã
từng là lãnh đạo ngành GDĐT với các tài liệu như: Ủy ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa X, Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Phạm Minh Hạc, Tổng kết 10 năm

(1999 - 2000), Xóa mù chữ và phổ cập Tiểu học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000; Trần Hồng Quân, Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước
mắt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; “Ngành giáo dục-đào tạo thực

3


hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX
của GS.TS Nguyễn Minh Hiển;...
Nhóm thứ ba: Là các luận văn, luận án, khóa luận... đề cập đến vấn đề
giáo dục phổ thông ở một số huyện, tỉnh trên cả nước. Có thể kể đến một số
luận văn như: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ năm 1997 đến năm 2010” của tác giả Trương Thị Nguyệt; “Đảng bộ
thành phố Hải Phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông trong thời kỳ
1986-2003”, của tác giả Vũ Thị Kim Yến; “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh
đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996-2006” của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hạnh;...
Ngoài các công trình kể trên, còn có một số bài viết, các công trình
nghiên cứu đề cập đến nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau về giáo dục phổ
thông ở tỉnh Phú Thọ nói chung, trong đó có bàn về giáo dục của huyện Cẩm
Khê. Tuy nhiên, về “sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Khê đối với sự
nghiệp giáo dục phổ thông” thì chưa thấy công trình nghiên cứu nào đề cập
một cách đầy đủ và cụ thể. Bởi vậy, các công trình nghiên cứu trên là cơ sở
quan trọng để tác giả tiếp cận kế thừa để làm rõ quá trình nhận thức của Đảng
bộ huyện Cẩm Khê đối với công tác giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ
thông nói riêng trong thời kỳ 1997-2010.
3.

Đối tượng, phạm vi


nghiên cứu 3.1. Đối tượng
nghiên cứu
-

Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Khê nhằm phát triển giáo dục

phổ thông từ năm 1997 đến năm 2010 theo đường lối đổi mới của Đảng.
-

Thực tiễn công tác giáo dục phổ thông của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú

Thọ (thể hiện ở ba bậc học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).
-

Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trên.

4


3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Cẩm

Khê đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông của huyện.
-

Về không gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình giáo dục phổ thông

trong toàn huyện Cẩm Khê, bao gồm cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT.

Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ
huyện Cẩm Khê từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2010 (khi Đảng bộ
huyện Cẩm Khê tổng kết nhiệm kỳ 2005 - 2010).
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*

Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Khê với giáo dục phổ
thông từ năm 1997 đến 2010
- Làm rõ những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông Cẩm Khê
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Bước đầu tổng kết, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm về sự
lãnh
đạo của Đảng bộ Cẩm Khê nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục
phổ thông ở Phú Thọ
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến đề tài

Trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện

Cẩm Khê về giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến 2010 (đường lối, chủ
trương, biện pháp thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông)
Làm rõ nội dung các giai đoạn phát triển của nền GDPT Cẩm
Khê từ

1997 đến 2010
-

Đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết, bước đầu rút ra những bài

học kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị phục vụ cho việc đổi mới GDPT


huyện Cẩm Khê.


5


5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham
khảo
* Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu:
-

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về GDĐT nói chung và GDPT nói riêng.
-

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp lịch sử, phương pháp

lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
* Nguồn tài liệu tham khảo:
Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban

chấp
hành Trung ương Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo, các văn bản của
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-

Các văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Cẩm

Khê nói riêng; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy, HĐND. UBND tỉnh,
huyện; các báo cáo của Sở giáo dục tỉnh Phú Thọ, Phòng giáo dục huyện Cẩm
Khê và một số trường phổ thông của huyện; niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ,
các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu của các tập
thể, cá nhân… có liên quan đến đề tài; tài liệu khảo sát thực tế.


6


6.

Đóng góp của luận văn
Cung cấp nguồn tư liệu cơ bản về các chủ trương, biện pháp và
sự chỉ

đạo của Đảng bộ Cẩm Khê về phát triển giáo dục phổ thông trong những năm
1997-2010.
phổ

Đánh giá khách quan về những kết quả, hạn chế của giáo dục

thông Cẩm Khê trong những năm 1997-2010.

-

Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu có tính định hướng đối

với sự nghiệp giáo dục phổ thông hiện nay ở huyện Cẩm Khê theo đường lối
của Đảng.
-

Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những công

trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

3 chương, 6 tiết.


7


Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN 2005
1.1. Sự nghiệp giáo dục phổ thông ở huyện Cẩm Khê trong mười năm
đầu của sự nghiệp đổi mới (1986-1996) và chủ trương của Đảng về giáo
dục phổ thông (1997-2005)
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục phổ thông
ở Cẩm Khê trong mười năm đầu sự nghiệp đổi mới giáo dục (1986-1996)


Địa giới hành chính
Ngược dòng thời gian, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, địa giới và tên
gọi của huyện Cẩm Khê đã có nhiều lần thay đổi. Vào thời đại Hùng Vương,
Cẩm Khê thuộc Bộ Văn Lang - bộ lớn nhất của nhà nước Văn Lang cổ đại.
Theo Đại Nam nhất thống trí, vào đời nhà Hán, vùng đất này thuộc quận Giao
Chỉ với tên gọi là Hồi Hồ, đến thời thuộc Minh, được gọi là Ma Khê - châu
Thao Giang, phủ Tam Giang; đến đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang
Thuận (1460-1469) đổi là Hoa Khê, phủ Thao Giang, sau thuộc phủ Lâm
Thao, trấn Sơn Tây. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) nhà Nguyễn đổi lại là
huyện Cẩm Khê.
Tháng 4-1886, toàn quyền Đông Dương Paul bert ra nghị định cắt
huyện Cẩm Khê từ tỉnh Sơn Tây chuyển về tỉnh Hưng Hóa, lệ vào phủ Điện
Biên. Tiếp đó đến ngày 9-9-1891, huyện Cẩm Khê tách khỏi phủ Điện Biên
để nhập vào tiểu khu quân sự Yên Bái và từ 9-12-1892 trở về tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1903, tỉnh lỵ Hưng Hóa (thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông),
chuyển lên làng Phú Thọ và tên tỉnh gọi là Phú Thọ, từ đó huyện Cẩm Khê
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Ngày 1 tháng 10 năm 1947, Hội đồng Chính phủ ra Sắc lệnh số 91/SL
thành lập Khu 14 và quyết định 5 huyện hữu ngạn sông Thao gồm: Tam

8


Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và Cẩm Khê sáp nhập vào Khu 14.
Đến năm 1948, Chính phủ quyết định sáp nhập Khu 14 với Khu X thành Liên
khu 10, huyện Cẩm Khê lại trở về Phú Thọ.
Ngày 26-1-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IV ra quyết định
sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, Cẩm Khê thuộc
tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Chính phủ ra Nghị định 178/CP

thành lập huyện Sông Thao trên cơ sở sáp nhập các huyện Cẩm Khê, Yên Lập
và 10 xã thuộc hữu ngạn sông Thao của huyện Hạ Hòa. Đến ngày 22-121980, tách huyện Yên Lập và tháng 10-1995, 10 xã của huyện Hạ Hòa được
tách khỏi huyện Sông Thao. Ngày 7-10-1995, thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định số 63 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện của tỉnh
Vĩnh Phú, trong đó có huyện Sông Thao. Theo Nghị định này, 10 xã vùng
thượng huyện Sông Thao thuộc huyện Hạ Hòa cũ nay được tách trở về huyện
Hạ Hòa mới tái lập. Ngày 8-4-2002, Chính phủ ra Nghị định số 39-NĐ/CP về
việc đổi tên huyện Sông Thao trở lại tên gọi là Cẩm Khê và giữ nguyên địa
giới hành chính, với 30 xã và 1 thị trấn.
Để đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử và chủ trương chung của
Đảng và Chính phủ, sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 1-1-1997,
theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Phú Thọ được tái lập,
gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện trực thuộc, huyện Cẩm Khê từ đó đã
thuộc tỉnh Phú Thọ.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Huyện Cẩm Khê thuộc phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp
thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba với ranh giới tự nhiên là dòng sông Thao;
phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Hạ Hòa; phía Bắc giáp
huyện Tam Nông. Diện tích tự nhiên là 23.425ha.

9


Theo các tài liệu về địa chất, thủy văn, Cẩm Khê thuộc vùng đất cổ
trong phức hệ sông Hồng, có địa hình phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông, bị
chia cắt bởi các dãy núi và gò đồi, ở giữa là các khu đồng trũng tạo thành
vùng lòng chảo và vùng bán sơn địa, vùng gò đồi chiêm trũng, có độ cao so
với mực nước biển ở mức 9,7 - 15m. Chạy suốt chiều dài của huyện về phía
Tây Nam có dải núi đồi thuộc đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, như một
bức tường tạo thành ranh giới tự nhiên với huyện Yên Lập. Địa hình Cẩm Khê

hình thành hai vùng lớn là vùng đồi núi chiếm 30% diện tích tự nhiên, vùng
đồng bằng và vùng trũng chiếm 70% diện tích tự nhiên. Những yếu tố này đã
tạo thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh gồm sản xuất,
chăn nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng.
Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình
84%, nhiệt độ trung bình từ 22,5 - 23,5°C. Tổng lượng mưa trung bình từ 1.6501.850 mm/năm (mùa mưa từ tháng 4-10, mùa khô từ tháng 11-3 năm sau).

Huyện Cẩm Khê có nguồn tài nguyên, lâm sản khá phong phú như:
than nâu (Tiên Lương), sắt (Tam Sơn, Phượng Vỹ, Hương Lung…), quắc Zít,
cao lanh, đất sét…
Hệ thống sông ngòi của huyện cũng đa dạng: dòng sông Thao chảy dọc
ranh giới phía Đông của huyện, có các sông ngòi nhỏ: sông Bứa, Ngòi Giành,
Ngòi Cò, Ngòi Me và nhiều khe suối khác chảy ra sông Thao.
Với vị trí chuyển tiếp giữa các huyện của tỉnh Phú Thọ, Cẩm Khê có hệ
thống giao thông tương đối thuận lợi. Ngoài tuyến đường thủy trên sông
Thao, huyện đã có hệ thống đường bộ ngang, dọc nối liền các xã trong và
ngoài huyện. Giao thông đường sông, đường ôtô và đường sắt đều thuận tiện.
Đường sông theo Sông Hồng, quốc lộ 32C bên hữu ngạn sông Hồng, đường
sắt Hà Nội - Lào Cai bên tả ngạn sông Hồng đều nối liền Cẩm Khê với thủ đô
Hà Nội và các địa phương trong vùng. Những năm gần đây, hệ thống

10


đường giao thông Cẩm Khê đã đạt được nhiều thành tựu. Nhiều tuyến đường
liên xã đã được xây dựng mới. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã và
đang được bê tông hoá. Cẩm Khê có đường ô tô cao tốc Hà Nội - Lào Cai
chạy qua đã mở ra bước đột phá mới tạo đà phát triển về kinh tế - xã hội . Đặc
biệt, quốc lộ 32C chạy dọc suốt chiều dài phía Đông của huyện, tỉnh lộ 329
chạy dọc chiều dài phía Tây là những huyết mạch giao thông quan trọng đi Hà

Nội, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình…
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, huyện
Cẩm Khê đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã
hội. Trong nông nghiệp, người nông dân đã chú trọng lựa chọn các loại giống
cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Về trồng
trọt, nhân dân chú trọng đa dạng hóa cây trồng, trồng chủ yếu các loại lúa:
nếp cái hoa vàng, nếp cẩm, lúa sọc, lúa ngoi… Bên cạnh đó, họ cũng tận dụng
các nương đồi, vùng bãi ven sông để trồng các loại rau màu, cây lương thực:
ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ, lạc, … một số loại cây ăn quả: mít, nhãn, vải… và
một số loại cây công nghiệp dài ngày như trẩu, sơn, dọc, chè, sở…
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được chú trọng
phát triển. Với điều kiện nhiều đầm hồ, ao, nghề nuôi trồng thủy sản của
huyện ngày càng phát triển mạnh với nhiều giống cá, tôm mới năng suất và
chất lượng cao. Tính đến năm 2005, đề án nuôi trồng thủy sản được triển khai


hầu khắp các xã, với 1.600ha mặt nước.
Kết hợp với sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển với các

nghề thủ công truyền thống: nghề mộc, rèn, hàn, gốm sứ, đan lát, may thêu ren,
sản xuất cơ khí, chế biến nông sản… Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp
đã tăng từ 27.620 tỷ đồng (năm 2001) lên 51 tỷ đồng (năm 2005).

Các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng phục vụ tốt hơn cho các
hoạt động của đời sống xã hội. Hoạt động tín dụng, tài chính đáp ứng được

11


yêu cầu cơ bản của sản xuất, các hoạt động chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội

của huyện.
Dân cư và truyền thống văn hóa
Cẩm Khê là vùng đất mà người Việt cổ đã cư trú từ rất sớm. Căn cứ vào
phát hiện của khảo cổ học, trên địa bàn huyện Cẩm Khê có 6 địa điểm đó là
những di chỉ văn hóa, nơi cư trú của con người thuộc nền văn hóa Sơn Vi,
Phùng Nguyên. Theo các bản ngọc phả của một số dòng họ, từ khoảng thế kỷ
X, đã có nhiều đợt di cư từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng
Yên, Hà Đông, Sơn Tây… đến Cẩm Khê làm ăn, sinh sống.
Cư dân Cẩm Khê ngày nay có nguồn gốc từ cư dân Văn Lang - những
con người làm nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Trong quá trình phát triển
của lịch sử, đã có nhiều cư dân từ nơi khác đến sinh cơ, lập nghiệp, từ đó quá
trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các vùng miền đã tạo nên một vùng văn
hóa phong phú đa dạng trên nền tảng văn hóa truyền thống Hùng Vương vẫn
được bảo tồn và không ngừng phát triển.
Dân số Cẩm Khê tính đến năm 2010 là gần 13.000 người. Dân tộc Kinh
là chủ yếu. Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ là người Mường, Dao, Tày... chủ
yếu là người nơi khác di cư hay lấy vợ (chồng) đến Cẩm Khê.
Cũng như các vùng quê khác trong cả nước, ở Cẩm Khê có phong tục
thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng…
Về tôn giáo, dân cư địa phương một bộ phận chịu ảnh hưởng của đạo Phật,
một bộ phận theo Thiên Chúa giáo. Trong huyện có 18 nhà thờ và có số nhà
thờ, giáo dân đông nhất tỉnh Phú Thọ. Bản chất hướng thiện của đạo Thiên
Chúa cũng như đạo Phật đi vào lòng người một cách tự nhiên gắn liền với tín
ngưỡng dân gian truyền thống và nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào.
Về lễ hội, đời sống tinh thần của nhân dân vô cùng phong phú với
những làn điệu hát xoan, hát ví, những câu ca dao, hò vè ca ngợi quê hương,

12



ca ngợi người lao động; những tiếng chống trèo và giọng hát ca trù trong các
lễ hội, bên sân đình… Kết hợp với những làn điệu đó là những trò chơi dân
gian vui nhộn: đấu vật, kéo co, rước đuốc, cờ tướng… Việc rèn luyện võ nghệ
cũng là nét truyền thống của nhân dân nhiều địa phương trong huyện, điển
hình là đất phát võ từ thời Hậu Lê của xã Phùng Xá. Ngoài ra, ở huyện còn có
các đình, chùa, miếu mạo, các khu di tích lịch sử như: quần thể văn hóa đình
chùa Phương Xá, đình Thổ Khối, căn cứ Tiên Động, chiến khu Vạn Thắng,
chiến khu Ngô Quang Bích, cây đa xóm đồi, gò Nhà Dẫu, gò Tròn, …
Với truyền thống hiếu học, thời phong kiến ở Cẩm Khê có nhiều người
đỗ đạt cao như: ông Nguyễn Danh Nho - đỗ tiến sĩ năm 1670 và được giao
cho làm Lại bộ tả thị lang nhập thi kình diên; ông Phùng Văn Phong đỗ khóa
sinh được bổ nhiệm làm tổng sư dạy học trường hàng tổng thuộc châu Lục
Yên (tỉnh Yên Bái)… Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ông Đặng Văn
Đăng - với bút danh Bút Tre nổi tiếng bởi những sáng tác thơ ca mang đậm
phong cách văn nghệ dân gian.
Những truyền thống văn hiến đó của nhân dân huyện Cẩm Khê được kế
thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, qua hàng nghìn năm lịch sử tạo nền tảng
vững chắc, là hành trang quý báu để Cẩm Khê phát triển trong tương lai.
Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm
Từ bao đời nay, nhân dân Cẩm Khê luôn nêu cao truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo, truyền thống văn hóa lâu đời và đặc biệt là truyền thống yêu
nước chống giặc ngoại xâm.
Theo truyền thuyết, ngay từ những năm đầu công nguyên, nhân dân địa
phương đã tích cực hưởng ứng tham gia các cuộc đấu tranh chống xâm lược,
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách thống trị của nhà
Hán. Đồng thời, bền bỉ đấu tranh chống âm mưu đồng hóa của bọn phong
kiến phương Bắc, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Dưới thời
phong kiến, nhân dân Cẩm Khê có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng
13



chiến giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Ngay từ những ngày đầu
thực dân Pháp đặt chân lên địa bàn huyện (năm 1884), nhân dân đã hăng hái
đứng lên hưởng ứng chiếu Cần Vương tham gia đánh đuổi quân xâm lược.
Căn cứ Tiên Động trở thành trung tâm kháng Pháp của miền thượng du Bắc
Kỳ. Tháng 11 năm 1939, Chi bộ Cát Trù - Thạch Đê, một trong những Chi bộ
cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Phú Thọ được Xứ ủy Bắc Kỳ thành lập, đánh
dấu bước phát triển mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Cẩm Khê là
một trong 4 huyện có phong trào cách mạng sớm nhất tỉnh Phú Thọ.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đảng bộ Cẩm
Khê được thành lập đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng hậu phương
vững mạnh về mọi mặt, vừa tích cực tham gia chiến đấu chống địch càn quét,
đánh chiếm tại địa phương, đồng thời che chở và bảo vệ an toàn cho cán bộ,
chiến sỹ các cơ quan, trường học, kho tàng, cơ sở sản xuất của trung ương,
của tỉnh và đồng bào tỉnh bạn sơ tán đến.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, nhân dân Cẩm
Khê tiếp tục vững tay cày, chắc tay súng, góp phần đánh bại hai cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, xây dựng hậu phương vững
mạnh, động viên nhân lực, vật lực đóng góp cho tiền tuyến miền Nam, góp
phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân Cẩm Khê tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương,
phấn đấu đạt những thành tích mới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Tình hình giáo dục phổ thông huyện Cẩm Khê trong mười năm
đầu của sự nghiệp đổi mới (1986 - 1996)
Trước Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội,
văn hóa - giáo dục của nước ta đều trong tình trạng khủng hoảng. Riêng đối


14


×