Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền nam từ năm 1961 đến năm 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.3 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ TRANG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ

VỚI ĐẤU TRANH QUÂN SỰ Ở MIỀN NAM
TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ TRANG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ

VỚI ĐẤU TRANH QUÂN SỰ Ở MIỀN NAM
TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số :

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TÚ

HÀ NỘI - 2014

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Xuân Tú.

Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác,
đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng.
Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2014
Tác giả luận văn

BÙI THỊ TRANG

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH

TRỊ

LƯỢ


MỸ
1.1.Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chủ trương của

Đảng
1.2Đảng chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân

sự ch
Chương 2 ĐẨY MẠNH KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VỚI ĐẤU

TRA

CỤC
2.1

Bướ

mạn

Đản
2.2.Đảng chỉ đạo đẩy mạnh kết hợp đấu tranh chính trị với đấu

tranh
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1.Một số nhận xét
3.2.Kinh nghiệm lịch sử
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây gần 40 năm, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi oanh liệt đó đã mở ra bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên
của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tổng kết về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã khẳng định: “Thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố
tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy
chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta” [54, tr.73] mà “trước hết là thắng lợi của
đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của
Đảng ta” [54, tr.472]. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở
hai miền: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm mục tiêu chung là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể thấy rằng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một
trong những chiến công chói lọi nhất của quân và dân ta trong nửa cuối thế kỷ XX,
đồng thời đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu trên nhiều phương diện. Bài
học quyết định mang tính bao trùm ấy chính là sự nhận thức và lãnh đạo đúng đắn
của Đảng trong chiến tranh cách mạng. Đặc biệt, từ năm 1961, khi đế quốc Mỹ tiến
hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), tiếp đó áp dụng chiến lược
“chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở miền Nam nhằm đàn áp phong trào đấu tranh
của quân và dân ta. Trong bối cảnh đó, Đảng đã phân tích tình hình, đưa ra chủ
trương mới về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở chiến trường

5



miền Nam, nhằm từng bước khắc phục khó khăn, đối phó với âm mưu, thủ đoạn của
Mỹ và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từng bước giành thắng lợi.

Đi sâu vào nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh quân sự ở miền Nam trong những năm 1961 - 1968 để làm rõ
những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đó khẳng định sự đúng đắn trong
nhận thức và sự lãnh đạo của Đảng với cuộc đấu tranh kiên cường đầy sáng
tạo của quân và dân miền Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của thời kỳ quá độ. Bên cạnh sự chuyển mình, đổi
mới và phát triển thì Việt Nam vẫn luôn phải đối phó với những âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Vì vậy, những bài học kinh nghiệm rút
ra từ quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở
miền Nam trong những năm 1961 – 1968 không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn có
giá trị thực tiễn to lớn. Những bài học kinh nghiệm mà Đảng để lại trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước sẽ gợi mở cho việc hoạch định các giải pháp để chỉ đạo
có hiệu quả việc kết hợp hai nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh và phát triển
kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng đã nêu ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề

“Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền
Nam từ năm 1961 đến năm 1968” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có rất nhiều những cuốn sách, những tác phẩm, những bài
viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến
chống Mỹ hào hùng, vang dội của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều
công trình nghiên cứu đã được công bố ở các thể loại khác nhau đề cập đến quá

trình lãnh đạo của Đảng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở

6


miền Nam Việt Nam. Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia – Sự thật đã xuất bản tập 12 với tên đề Những nhân tố hợp thành sức
mạnh Việt Nam thắng Mỹ do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Bộ Quốc phòng
biên soạn, chính là những nghiên cứu, đánh giá, luận giải về những nguyên nhân
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Tập 12 đi sâu
phân tích và chứng minh những thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta ở cả hai miền
Nam, Bắc. Với nghệ thuật tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện, đánh địch bằng hai lực lượng, ba thứ quân trên cả ba vùng chiến lược, kết
hợp khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, đấu tranh quân sự với đấu tranh chính
trị và ngoại giao, kết hợp tiến công và nổi dậy… giành thắng lợi.

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam
được đề cập một cách chi tiết, cụ thể trong bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng
chiến 1945 – 1975 (Tập II: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1954 – 1975) với
nhiều tài liệu lần đầu được giải mã và công bố cùng với những nhân chứng
lịch sử vẫn còn sống đã tổng kết cuộc kháng chiến. Bộ sách do Nxb Chính trị
quốc gia ấn hành, là công trình khoa học có giá trị cao được thực hiện theo ý
kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, đã nghiên cứu và
phân tích cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống Mỹ
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó chỉ ra những kinh nghiệm quý báu của
cuộc kháng chiến. Ở công trình này, kinh nghiệm lãnh đạo kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh quân sự của Đảng được đề cập đến một cách tổng quát.
Bên cạnh những bộ sách đồ sộ, những tác phẩm đã được ấn hành, công
bố với nhiều thể loại khác nhau, nhiều luận án Tiến sĩ Lịch sử về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã đề cập đến sự kết hợp đấu tranh chính trị

với đấu tranh quân sự dưới sự lãnh đạo của Đảng. Luận án Phó tiến sĩ của Hồ
Khang về Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam
Việt Nam đã phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan của sự hình
7


thành chiến lược của Đảng trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1968. Luận án nêu rõ thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
năm 1968 đã tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng trong việc kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh quân sự.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hồ Thị Liêm về Phong trào đấu tranh
chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 – 1965) đã nghiên cứu
về phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ trong
giai đoạn 1961-1965, nhằm dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh
anh dũng ngoan cường và mưu trí của quân và dân các tỉnh miền Đông Nam
bộ trong thời kỳ chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ,
góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước; qua đó cung cấp những luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng lực
lượng cách mạng phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Ngoài ra còn có nhiều công trình, bài viết của các nhà khoa học, tập thể các
nhà khoa học, các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong quân đội
trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc kháng chiến được đăng tải lên Tạp chí Lịch sử Đảng,
Tạp chí Lịch sử Quân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Mặc dù dựa trên sự tiếp cận
ở nhiều góc độ khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhưng đều đề
cập đến thời kỳ 1961 – 1968 với những chỉ đạo của Đảng trong việc kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền Nam Việt Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam có liên quan đến sự lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh quân sự của Đảng ta. Ấn phẩm Chiến tranh Việt Nam là thế đó của

tập thể tác giả do E.P. Gladunốp, Phó tiến sĩ kinh tế, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga Việt, Chủ tịch Hội đồng biên soạn. Cuốn sách ra đời năm 2005 nhân kỷ niệm 60
năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít, Nhà xuất bản "ЄKЗAMEH"

8


Mátxcơva (Liên bang Nga) do Đào Tấn Anh và Nguyễn Đăng Nguyên dịch và
được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007. Đây là một tập hồi ký chân
thực, tập hợp 29 bài viết mà mỗi bài viết, từ những góc nhìn của mỗi sỹ quan,
mỗi chuyên gia là một hồi ức, một trải nghiệm rất sâu sắc, rất sống động và cũng
rất bổ ích về bối cảnh và tình thế của cuộc chiến đấu chống trả cuộc tấn công
bằng đường không của Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với đó là các tác
giả như tướng U.Oétmolen – người trực tiếp chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam
Việt Nam viết cuốn Tường trình của một quân nhân, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 1988. G.Côncô viết cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh do
Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 1989 và 1991. Trong 2 tập sách, tác giả đã
lý giải về nguồn gốc của chiến tranh; sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và
khẳng định một kết cục tất yếu là Mỹ sẽ thất bại ở Việt Nam. Ph.B.Đavítsơn viết
cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản
năm 1985. J.Pimlott viết Việt Nam – những trận đánh quyết định, Trung tâm
thông tin khoa học công nghệ môi trường, Bộ Quốc phòng phát hành năm 1997.

Nhìn chung, những công trình ở trên đã đề cập ở những góc độ và mức
độ khác nhau liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam.
Kết quả nghiên cứu và những tư liệu quý báu của các công trình này là cơ sở
để tác giả kế thừa, vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề Đảng lãnh
đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền Nam Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1968.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:

9


Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh quân sự ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Qua đó rút ra những
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này.
* Nhiệm vụ
-

Phân tích bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với cách mạng

miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1968.
-

Làm rõ quá trình lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong việc kết

hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự chống đế quốc Mỹ ở miền Nam
Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968.
Rút ra những nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình lãnh
đạo của
Đảng, luận giải, vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

-

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


*

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết

hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự chống đế quốc Mỹ ở miền Nam
từ năm 1961 đến năm 1968.
*
-

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.

- Về không gian: Nghiên cứu sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với
đấu tranh quân sự ở miền Nam Việt Nam.
-

Về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1968.

Tuy nhiên, để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả có mở rộng
tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng từ trước năm 1961.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


*

Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chiến

10


tranh cách mạng, bạo lực cách mạng,… đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kết hợp đấu tranh chính
trị với đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam.

*

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thông qua phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic
và sự kết hợp hai phương pháp này là chủ yếu.Đồng thời có sử dụng các
phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, so sánh,...để
phù hợp với từng nội dung của luận văn.
6.
-

Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo của

Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự
ở miền Nam – yếu tố quan trọng, quyết định đánh bại lần lượt các chiến lược

“chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ trong những năm
1961 – 1968.
-

Luận văn góp phần tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ

đại của dân tộc ta, là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy môn Lịch sử Đảng và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong các học viện, trường đại học và cao đẳng.
7. Bố cục của luận văn
Gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục.

11


Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VỚI
ĐẤU TRANH QUÂN SỰ CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH

ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM (1961-1965)
1.1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chủ trương
của Đảng về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền Nam

1.1.1. Tình hình thế giới và âm mưu của đế quốc Mỹ ở Việt Nam
trong những năm đầu thập kỷ 60
* Tình hình thế giới:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay
đổi, diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ tới cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Ba trào lưu cách mạng thế giới ( sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ
nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của công nhân
và nhân dân lao động ở các nước tư bản) luôn phát triển ở thế tiến công toàn
diện, đẩy chủ nghĩa đế quốc vào thế bị động và thất bại liên tiếp.
Thắng lợi của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra một thời kỳ
mới, mà đặc điểm nổi bật của nó là: Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước,
trở thành một hệ thống thế giới lớn mạnh nhanh chóng làm chỗ dựa vững chắc cho
cuộc đấu tranh chung của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Với bản chất tốt đẹp của mình, chủ nghĩa xã hội trở thành đích đến, trụ
cột của nhiều quốc gia. Đồng thời, sự phát triển vượt bậc của các nước xã hội chủ nghĩa
trên nhiều lĩnh vực đã làm thay đổi tương quan lực lượng cách mạng thế giới, góp phần
to lớn vào việc bảo vệ nền hòa bình, dân chủ. "Đến đầu năm 1960 nền kinh tế của các
nước xã hội chủ nghĩa đã chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới (38%)" [60,
tr.152]. Khoa học kỹ thuật phát triển và giành được những thành tựu quan trọng, đặc
biệt là về quân sự. Không chỉ dừng ở việc chế tạo thành công bom

12


nguyên tử (1949), đến năm 1961, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo và phóng tàu
vũ trụ có người lái vào quỹ đạo trái đất. Do đó, không những nâng cao uy tín của
Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế, mà quan trọng hơn là đã tạo
thêm thế mới cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới. Đồng thời, cũng buộc chủ
nghĩa đế quốc, mà trước hết là Mỹ phải thay đổi chiến lược toàn cầu của mình.
Đây cũng là thời kỳ mà nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức vùng lên
đấu tranh mạnh mẽ cho những mục tiêu cao cả. Các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ La
tinh lần lượt đứng lên giành độc lập, phá vỡ và thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc. Năm 1960, đã có 17 nước châu Phi (Camarun, Xenegan, Conggo,
Xomali, ...) giành được thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
"Cho đến cuối năm 1964, trên 1.5 tỷ người của ba lục địa này đã được giải phóng

khỏi ách thống trị của thực dân. Trên 60 nước độc lập trẻ tuổi đã bước lên vũ đài
chính trị quốc tế, với tư cách là những quốc gia có chủ quyền"[60 , tr.153].
Mặt khác, các nước thuộc địa cũng đoàn kết với nhau trong phong trào Không
liên kết để chống kẻ thù chung. Với những hoạt động tích cực, nó đã tạo thành một lực
lượng chính trị vô cùng rộng rãi trên trường quốc tế, vừa tăng sức cổ vũ cho cách mạng
miền Nam, vừa làm suy yếu và phân tán lực lượng của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, dòng
thác cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 1960 thực sự trở thành đồng minh,
hỗ trợ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Cùng với hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc còn có
phong trào đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội của
công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản cũng phát triển mạnh mẽ. Điều
đó, làm cho đế quốc không thể tùy ý quyết định có hay không có chiến tranh như
trước. Do đó, nó trở thành một dòng thác cách mạng đánh vào chính sách phản động
của chủ nghĩa đế quốc và đẩy chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Ngoài ra, vào những năm đầu của thập kỷ 60, đế quốc Mỹ cũng phải đối mặt
với cuộc khủng hoảng kinh tế (1960 -1961). Hậu quả của nó là làm "5,5 triệu người

13


thất nghiệp, dự trữ vàng giảm xuống 15.8 triệu USD năm 1963"[60, tr.154).
Tổng thống Mỹ G. Kennodi, cũng khẳng định: "Mỹ là nước tài nguyên giàu có
nhất thế giới, nhưng lại là một trong những nước tư bản có tốc độ phát triển kinh
tế thấp nhất" [60, tr.155]. Khó khăn này đã làm đau đầu nhiều đời tổng thống, và
nó cũng chi phối nhất định tới các chính sách quân sự của Mỹ. Phong trào chống
Mỹ cũng ngày càng lên mạnh ở các châu lục. Do đó, trong chiến tranh ở Việt
Nam, Mỹ sẽ gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân lao động.
Bên cạnh những thuận lợi, tình hình thế giới cũng đưa đến những khó khăn
đối với cách mạng Việt Nam. Trước hết, nhờ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ

vượt lên về sức mạnh vật chất - kỹ thuật và quân sự, đã nhảy ra đóng vai trò “sen
đầm” quốc tế, hòng cứu vãn chủ nghĩa đế quốc. Tính đến năm 1960, Mỹ đã có "đội
quân gồm 2.5 triệu người, 104 liên đội máy bay, ném bom hạng trung, gần 40 liên
đội máy bay ném bom hạng nặng, 400 máy bay B52, 1.400 máy bay B57, 110 tàu
ngầm trong đó có 32 chiếc được trang bị tên lửa chiến lược thế hệ mới" [52, tr.14].
Vì vậy, trong cuộc chiến ở Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn sử dụng các vũ khí hiện đại,
tối tân và tăng cường viện trợ cho quân đội và chính quyền Sài Gòn.
Trong khi chưa có tiềm lực để thực hiện một cuộc chiến tranh nóng nhằm tiêu
diệt chủ nghĩa xã hội, thì chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ đã phát động một cuộc
chiến tranh lạnh. Để trở thành bá chủ thế giới, Mỹ đã tiến hành chiến lược toàn cầu, với
những phương tiện khổng lồ và thủ đoạn tàn bạo, quỷ quyệt. Từ chỗ chuẩn bị chiến
tranh bằng vũ khí hạt nhân nhằm đánh thẳng vào phe xã hội chủ nghĩa là chủ yếu, Mỹ
chuyển sang dùng chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường. Do đó, Mỹ tiến công
trực tiếp vào phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới đối với
các nước thuộc địa. Mỹ lựa chọn Việt Nam là nơi thử nghiệm chiến lược này, bởi đây là
nơi diễn ra cuộc cách mạng giải phóng dân tộc triệt để nhất và ảnh hưởng của nó đã
vượt ra ngoài phạm vi Đông Dương. Đồng thời, đây cũng là nơi mà "Nếu Mỹ rút khỏi
cuộc xung đột ở miền Nam thì sự sụp đổ không những ở miền

14


nam Việt Nam mà cả toàn bộ vùng Đông Nam Á" [60, tr.158]. Bởi, theo Mỹ
miền Nam Việt Nam là nơi có nguy cơ phá vỡ "chiến lược vành đai" của chúng.

Cũng trong giai đoạn này, khi nhân dân Việt Nam đang bước vào cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy khó khăn, thì trong nội bộ hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc đã diễn ra những
mâu thuẫn và bất đồng gay gắt về chiến lược, sách lược, phương pháp đấu
tranh chống đế quốc và các thế lực phản động. Mặt khác, để củng cố vị trí của

mình là nước xã hội chủ nghĩa đích thực, hai nước Xô - Trung đã có những
chính sách khác nhau nhằm tranh giành ảnh hưởng đối với Việt Nam. Điều đó
tạo cơ hội cho chủ nghĩa đế quốc lợi dụng, chia rẽ và làm suy yếu phong trào
cách mạng thế giới. Chính vì vậy, đòi hỏi Đảng trong giai đoạn này phải khéo
léo xử lý quan hệ đối ngoại để có thể tranh thủ mọi sự giúp đỡ.
Cùng với những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, thì ở Việt
Nam, đế quốc Mỹ đang thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa
kiểu mới, làm căn cứ quân sự tấn công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng xã hội
chủ nghĩa phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
* Âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở
miền Nam Việt Nam
Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn
mới với đặc điểm nổi bật là đất nước tạm chia cắt làm hai miền, với hai chế độ
chính trị, xã hội khác nhau: miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm giải phóng miền
Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thống nhất nước nhà.

Ở miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên bộ máy chính quyền độc tài
phát xít
Ngô Đình Diệm. Đồng thời, thông qua hệ thống cố vấn và viện trợ của Mỹ
chúng đã tiến hành hàng loạt các thủ đoạn "tố cộng", "diệt cộng", ban hành Luật
10-59, ... nhằm đàn áp và tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam. Đây là thời

15


kỳ mà cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức để chống lại kẻ
thù hùng mạnh, tàn bạo, trong khi lực lượng cách mạng nhỏ yếu. Bởi theo hiệp
định Giơnevơ thì cán bộ cách mạng và bộ đội nước ta phải tập kết ra miền Bắc.


Đứng trước yêu cầu bức thiết của cách mạng, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ 15 (1/1959), thông qua nghị quyết về
đường lối cách mạng miền Nam, đưa đến thắng lợi của phong trào Đồng khởi.
Thắng lợi của cao trào Đồng khởi mùa Xuân 1960 đã giáng một đòn
nặng nề vào chế độ Mỹ - Diệm. Nó mở ra một cục diện mới cho cách mạng
miền Nam: từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục. Điều đó thể
hiện tư duy sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong việc xác định hình thức và
phương pháp cách mạng. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề sau khởi nghĩa: làm
thế nào bảo vệ được quyền làm chủ đã giành được, đấu tranh vũ trang có còn
là vị trí hỗ trợ hay phải được đặt ngang hàng với đấu tranh chính trị? Như vậy,
bắt đầu từ cuối năm 1959, đặc biệt là phong trào Đồng khởi, đã thể hiện tư
duy về sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
trong đường lối lãnh đạo của Đảng.
Với bản chất hiếu chiến, để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình,
đế quốc Mỹ không dừng bước. Mỹ đã tiến hành mạnh mẽ hình thức thống trị
điển hình của chủ nghĩa thực dân mới nhằm đối phó với cách mạng miền Nam
bằng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" với ba biện pháp chủ yếu:
Một là, tăng cường lực lượng và khả năng cơ động của quân đội Sài
Gòn trong các cuộc hành quân tiêu diệt lực lượng vũ trang giải phóng.
Hai là, tiến hành quốc sách "ấp chiến lược" nhằm dồn dân trên quy mô
toàn miền, cách ly lực lượng cách mạng với nhân dân.
Ba là, củng cố chính quyền và các đô thị làm hậu cứ vững mạnh.
Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa
thực dân mới, "dùng người Việt đánh người Việt". Trong đó, lực lượng quân sự

16


chủ yếu là quân đội Sài Gòn với vũ khí, phương tiện chiến tranh, tiền của Mỹ
do cố vấn Mỹ chỉ huy. Mỹ và Diệm coi việc lập ấp chiến lược là "quốc sách"

và là "xương sống" của chiến lược này. Do vậy, mục tiêu của chúng là lập 16
ngàn ấp chiến lược trong tổng số 17 ngàn ấp ở toàn miền Nam nhằm dồn 10
triệu dân vào các trại tập trung trá hình để thực hiện "tát nước bắt cá".
Để thực hiện kế hoạch đó, bước sang năm 1961, quân đội Sài Gòn tăng
lên 17 vạn người, 5 vạn bảo an dân vệ và 85 đại đội đặc biệt. Đến giữa năm
1961, Mỹ đã gửi sang miền Nam Việt Nam 1.000 chuyên gia quân sự tăng
cường cho phái đoàn MAAG (phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự). Chúng
dùng nhiều thủ đoạn, mở hàng chục cuộc hành quân càn quét, dùng cả máy
bay trực thăng, xe thiết giáp để gom quân, ... nhằm tiêu diệt bộ đội, du kích và
cán bộ ta. Lúc đầu, Mỹ dự định thực hiện chiến lược này bằng kế hoạch
Xtalay-Taylor với mục tiêu bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Nhưng
Mỹ đã không thành công và phải giảm mục tiêu xuống bằng một kế hoạch
mới – kế hoạch Giôn-xơn – Mác-na-ma-ra bình định miền Nam có trọng điểm
trong hai năm (1964 – 1965).
Đối với miền Bắc, Mỹ tăng cường cuộc chiến tranh bí mật, tung hơn
100 toán biệt kích, gián điệp ra các tỉnh bằng đường không, đường biển hoạt
động móc nối với bọn phản động nội địa, phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội của nhân dân ta. Mỹ còn dùng máy bay U2 trinh sát vùng biên
giới Việt - Lào, chuẩn bị, nếu có điều kiện, thì leo thang chiến tranh chống
phá cách mạng Lào và miền Bắc Việt Nam.
Với âm mưu trên, "chiến tranh đặc biệt" thực sự là một chiến lược nguy
hiểm mà Mỹ triển khai ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, nó được triển khai
trong thế bị động để đối phó với cách mạng miền Nam đang chuyển sang thế
tiến công. Vì vậy, Mỹ chưa thấy được hết những khó khăn, những điểm yếu
cơ bản không thể khắc phục được trong chiến lược.
17


Trong bối cảnh mới của lịch sử, trên cơ sở phân tích tình hình trong
nước, với tinh thần độc lập tự chủ; học hỏi và thăm dò, nắm chắc dư luận thế

giới, Đảng Lao động Việt Nam đã kịp thời đưa ra các chủ trương đúng đắn thể
hiện quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, trong đó có vấn đề
đặc biệt quan trọng là đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự
1.1.2. Chủ trương của Đảng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh quân sự
Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường
xuyên và đã giành những chiến thắng oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch
sử Việt Nam, là thử thách gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất.
Từ năm 1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một trong những nguyên nhân làm nên
thắng lợi vẻ vang của dân tộc, đó là Đảng đã lãnh đạo thực hiện khởi nghĩa vũ
trang của toàn dân và chiến tranh nhân dân. Đây chính là phương pháp cách
mạng mang tính sáng tạo trong chỉ đạo của Đảng. Bởi chiến tranh là một cuộc
thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của một nước. Nếu
không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để đối phó, thì không thể
nào thắng lợi được kẻ thù.
Chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự của Đảng
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm
của cha ông trong chống giặc ngoại xâm. Trong đó, Đảng đã kết hợp chặt chẽ
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giành thế chủ động và đánh bại
các chiến lược chiến tranh của các nước đế quốc hùng mạnh trên thế giới.
Đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân
không vũ trang (bãi công, biểu tình, mít tinh, ...), nhằm chống lại chính quyền
nhà nước để đạt những mục đích nhất định. Nó diễn ra với các hình thức khác

18


nhau như hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai. Các hình thức

này đã được Đảng ta sử dụng triệt để trong lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu
tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ những năm 1936 - 1939. Đấu tranh
chính trị làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ âm mưu của kẻ thù, đường lối
kháng chiến của Đảng. Trên cơ sở đó, kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng
đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Đấu tranh chính trị còn góp phần quan
trọng xây dựng hậu phương cách mạng, căn cứ địa cách mạng.
Đấu tranh quân sự là hình thức đấu tranh có sự kết hợp giữa lực lượng vũ
trang và vũ khí nhằm tiến hành chiến tranh. Trong khi tiến hành chiến tranh, đấu
tranh quân sự được coi là lĩnh vực chủ yếu và được kết hợp chặt chẽ với các hình
thức đấu tranh khác (đấu tranh chính trị, binh vận, kinh tế, văn hóa, ngoại giao),
nhằm tạo nên sức mạnh tổng lực để chiến thắng hoàn toàn.
Đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự là hai hình thức cơ bản của bạo
lực cách mạng, luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, và giữ
những vai trò nhất định cụ thể. Do đó, trong quá trình kết hợp, đòi hỏi phải xuất
phát từ thế và lực, cũng như nhiệm vụ của cách mạng để xác định hình thức đấu
tranh cho phù hợp. Nếu chưa có đủ điều kiện đấu tranh quân sự, hoặc đang phải
thực hiện những điều cam kết thì đấu tranh chính trị giữ vai trò chủ yếu. Khi so
sánh tương quan lực lượng cách mạng có lợi, bắt buộc phải dùng bạo lực cách
mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng, thì đấu tranh quân sự giữ vai trò chủ
yếu và làm chỗ dựa cho đấu tranh chính trị của quần chúng.
Đấu tranh quân sự nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định, bởi lẽ
chiến tranh là sự kế tục của chính trị. Đấu tranh quân sự là hình thức đặc trưng
của chiến tranh, giữ vai trò quyết định trực tiếp đến việc tiêu diệt sinh lực địch và
phương tiện chiến tranh của đối phương, giữ đất, giành dân. Đồng thời, nó luôn
hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị và nổi dậy giành chính quyền. Đấu tranh
chính trị cũng luôn góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng.

19



Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã kết hợp khéo léo,
linh hoạt đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Trong quá trình lãnh đạo
nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc
Mỹ từ năm 1961 đến 1965, căn cứ vào tình hình cụ thể, trước những âm mưu
của Mỹ, Đảng ta đã tiến hành tổ chức các hội nghị, qua đó chủ trương kết hợp
đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang từng bước được Đảng vạch ra và
không ngừng được bổ sung, hoàn chỉnh:
*

Một là, sự thay đổi tư duy về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu

tranh quân sự ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới.
Có thể nói, cách mạng là bước phát triển cao nhất của cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc thường được thực hiện bằng bạo lực cách mạng nhằm giải
quyết vấn đề chính quyền. Bạo lực có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Đã có những nhận thức hạn hẹp chỉ quy bạo lực vào hình thức vũ
trang, nói cách khác, chỉ có hình thức đấu tranh bằng vũ trang mới được coi là
bạo lực. Thực tiễn cách mạng và chiến tranh cách mạng nước ta đã chứng tỏ sự
phát triển về quan điểm bạo lực ở chỗ “bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực
lượng: lực lượng chính trị và lực lượng quân sự và bao gồm hai loại hình đấu
tranh: đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai loại hình ấy”
[4, tr.249]. Trải qua 30 năm chiến tranh cứu nước và giữ nước của nhân dân ta,
dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã chứng minh rằng, muốn giành được thắng
lợi cho cách mạng thì ngoài lực lượng chính trị ra thì cần phải có lực lượng vũ
trang và cần phải khéo léo sử dụng kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh
chính trị trong từng thời kỳ cụ thể. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt
Nam là một cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt chính trị và phương
pháp cách mạng. Kết quả của cuộc cách mạng là minh chứng, khẳng định sự
đúng đắn của chủ trương lấy cả hai giai cấp công nhân và nông dân làm quân chủ
lực, tập hợp các lực lượng yêu nước, dân chủ của toàn dân tộc, kết hợp đấu


20


tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó, đấu tranh chính trị là chủ yếu
và giữ vai trò quyết định của cách mạng.
Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trước những
âm mưu, thủ đoạn mới của chủ nghĩa thực dân, Đảng đã chủ trương kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, đấu tranh vũ trang được
xác định giữ vai trò chủ yếu, quyết định ngay từ khi khởi đầu cho đến khi kết
thúc chiến tranh dưới hình thức thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân nhằm giải phóng nhân dân và đất đai. Với chủ trương
đúng đắn và sự lãnh đạo vững vàng của Đảng đã huy động được sức mạnh
toàn dân đánh giặc; tập hợp được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi xây
dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông và trí thức vững chắc.
Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước điều kiện mới là
phải chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới, lật đổ chế độ thống trị thực dân
kiểu mới và đánh bại chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Đảng chủ
trương đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị là hình thức bạo lực
cơ bản của cách mạng miền Nam. Đó là hai mũi tiến công lợi hại, tạo nên sức
mạnh tổng hợp to lớn để chiến thắng. Trong quá trình cách mạng miền Nam
phát triển thành một cuộc chiến tranh với quy mô lớn hơn, tính chất quyết liệt
hơn thì đấu tranh vũ trang ngày càng tăng lên và giữ vai trò quan trọng. Đấu
tranh vũ trang là hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trực tiếp
trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự của địch và do đó, đập tan mọi âm mưu
quân sự và chính trị của chúng. Tuy nhiên, đấu tranh vũ trang vẫn luôn phải
kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị nhằm giúp sức cho quần chúng nổi
dậy, phá thế kìm kẹp của địch, giành và giữ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy
mạnh cách mạng tiến lên. Cùng với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị của
quần chúng cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản, có tác dụng quyết định

trong tất cả các thời kỳ phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
21


Như vậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự qua từng
giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời cho
đến nay luôn giữ vai trò quan trọng. Chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị
với đấu tranh quân sự của Đảng qua từng thời kỳ cách mạng đã thể hiện rất rõ
sự đúng đắn tư duy về phương pháp cách mạng của Đảng ta.
* Hai là, đưa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị
trong thời kỳ mới.
Thực hiện tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: bạo lực cách
mạng là giải pháp cuối cùng, trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1/1959) của
Đảng đã xác định rõ đấu tranh chính trị là chủ yếu, đấu tranh quân sự là để hỗ trợ
cho đấu tranh chính trị. Nhưng đến năm 1961, do lực lượng so sánh giữa ta và địch
đã thay đổi, Chỉ thị của Bộ Chính trị (24/1/1961) đã khẳng định cần chuyển hướng
phương châm đấu tranh: "đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy
mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng
cả hai mặt chính trị và quân sự" [23, tr.158]. Như vậy, bắt đầu từ đây, hai hình thức
đấu tranh được tiến hành song song, kết hợp khéo léo và linh hoạt ở từng vùng sao
cho phù hợp. Từ phương châm mới trong tiến trình đấu tranh cách mạng, Chỉ thị đã
vạch ra nhiệm vụ cụ thể đối với cách mạng miền Nam:"ra sức xây dựng mau chóng
lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách
mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính
trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch" [23, tr.159]. Đó chính
là việc đấu tranh chính trị được nâng lên với hình thức cao là nổi dậy của quần
chúng nhân dân được kết hợp nhịp nhàng với đấu tranh quân sự, tạo thế và trợ giúp
đắc lực cho đấu tranh quân sự.
Đến giữa năm 1962, với những thắng lợi ban đầu của quân và dân miền Nam
và thắng lợi trên chiến trường Lào, từ ngày 06 đến ngày 10/12/1962, Bộ Chính trị

đã họp, và thông qua Nghị quyết "Về tình hình, phương hướng và nhiệm

22


vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Trên cơ sở phân tích tình hình
ở miền Nam từ khi Mỹ thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt" với quy mô
khá lớn, đã thực sự tạo nên bước chuyển hướng lớn về chiến lược của chúng.
Nhưng đánh giá tổng quan thì: “Nhìn chung về toàn cục, sự can thiệp vũ trang của
đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam mang tính chất phòng ngự, ngăn chặn bước
tiến của phong trào cách mạng và củng cố lại phòng tuyến của chúng ở Đông Nam
Á sau khi phải lùi một bước ở Lào" [25, tr.812 - 813]. Như vậy, dù có chuyển hướng
về chiến lược thì âm mưu của Mỹ ở miền Nam vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên,
Nghị quyết cũng nhận định, hiện nay ta tuy có lực lượng chính trị mạnh, nhưng lực
lượng vũ trang còn yếu. Nếu chỉ giữ mức đấu tranh như hiện nay thì không những
không phát triển được lực lượng, giữ vững được phong trào đấu tranh mà đấu tranh
chính trị cũng bị hạn chế. Vì vậy, ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh song song
bằng cả chính trị và vũ trang. Sắp tới cần phải xây dựng và phát triển song song cả
hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh ấy, nhưng theo xu thế phát triển của phong
trào, thì vị trí lực lượng và yêu cầu của đấu tranh vũ trang cần phải được nâng cao
hơn nữa. Do đó, Nghị quyết xác định phương hướng phát triển cơ bản của cách
mạng miền Nam: "trường kỳ đấu tranh bằng cả quân sự và chính trị, giữ vững và
phát triển phong trào, giành thắng lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bước, phát triển
và che giấu lực lượng, chuẩn bị điều kiện, tranh thủ thời cơ để tiến lên giành những
thắng lợi quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà"[25, tr.821]. Đảng
đã ngày càng nhận rõ âm mưu của Mỹ - Diệm trong chiến lược "chiến tranh đặc
biệt", nên việc đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của đấu tranh quân sự trong
thời gian tới là tất yếu.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh thêm quá trình phát triển của cuộc kháng

chiến ở miền Nam là "cuộc chiến tranh du kích, toàn dân, toàn diện và trường kỳ,
chống lại một kẻ địch mạnh, tàn bạo và thâm độc" [25, tr.815]. Chính vì vậy,
trong cuộc chiến tranh đã xuất hiện trạng thái đấu tranh giằng co quyết liệt giữa

23


ta và địch. Nhưng trong cuộc chiến đó, nhân dân miền Nam đã được sự giúp
đỡ của miền Bắc, sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập
dân tộc và hòa bình trên thế giới.
*

Ba là, phương châm kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu

tranh quân sự ở miền Nam.
Ngay sau khi Hiệp định Gionevo được ký kết, bối cảnh lịch sử có nhiều
thay đổi. Trên cơ sở phân tích tình hình cách mạng, tại Hội nghị Ban Chấp
hành Trương ương 6 (7/1954), Đảng đã chỉ rõ: hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù
chính của nhân dân thế giới và nó đã trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của
nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.
Do đó, nhiệm vụ, chính sách và khẩu hiệu của ta cần thay đổi. Đây là sự thay
đổi quan trọng mang tính bước ngoặt về phương châm, sách lược nhằm thực
hiện mục tiêu của cách mạng.
Với tinh thần đó, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị đã vạch ra đặc điểm
của thời kỳ mới, từ đó chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp
sang cuộc đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định
Gionevo để củng cố hòa bình, giữ gìn và bảo vệ lực lượng cách mạng.
Tuy nhiên, với mục đích phá bỏ Hiệp định, chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm đã tiến hành các hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng và
đàn áp nhân dân ta. Khí thế cách mạng của nhân dân miền Nam dâng cao, không thể

dừng ở tiếp tục đấu tranh chính trị. Trong bối cảnh đó, Đảng triệu tập Hội nghị lần
thứ 15 (1/1959), đã khẳng định "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền
Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân" [21, tr.81]. Đó là con đường
"lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ
yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân" [21, tr.82].

Tiếp thu Nghị quyết 15, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức họp Hội nghị lần thứ tư
24


(giữa tháng 11/1959) để nghiên cứu và quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15
của Trung ương Đảng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ là: “giữ
vững và đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, lấy đấu tranh chính
trị rộng rãi và mạnh mẽ của quần chúng làm chính, đồng thời kết hợp với hoạt
động vũ trang tuyên truyền để chống chính sách khủng bố tàn bạo, chính sách
bóc lột, vơ vét, chính sách cướp nước và bán nước nô dịch dân tộc và gây chiến
của Mỹ - Diệm…” [57, tr.95]. Như vậy, Nghị quyết 15 đã phản ánh đúng yêu cầu
của cách mạng và nguyện vọng của cán bộ và đồng bào miền Nam. Vì vậy, đến
cuối 1959, khi tinh thần của Nghị quyết được triển khai trong thực tiễn, thì cách
mạng miền Nam đã phát triển thành cao trào. Từ cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở
huyện Mỏ Cày (Bến Tre) trở thành cao trào Đồng khởi lan rộng toàn miền Nam.
Từ đây, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đòi hỏi phải được kết hợp chặt
chẽ với nhau để đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù, thực hiện mục tiêu giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà. Tổng kết 30 lãnh đạo của Đảng, trong các bài
học kinh nghiệm được đúc kết tại Đại hội III (9/1960), Đảng cũng chỉ rõ: Lấy
việc xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng làm cơ bản, phối hợp hoạt
động không hợp pháp với hoạt động hợp pháp, kết hợp đấu tranh vũ trang với
đấu tranh chính trị, lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
Bước sang năm 1961, với những thuận lợi do phong trào cách mạng thế

giới mang lại, Chỉ thị của Bộ Chính trị (24/01/1961) "Về phương hướng và
nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam", Đảng cũng phân tích
sâu sắc tình hình trong nước: Miền Bắc đã hoàn thành xong công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng miền
Nam, và đang bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Ở miền Nam,
năm vừa qua đã đánh dấu những thắng lợi to lớn của phong trào đấu tranh của
nhân dân. Chế độ Ngô Đình Diệm, với chính sách lệ thuộc vào Mỹ, đã bộc lộ rõ
rệt những mâu thuẫn cơ bản của nó. "Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm

25


×