Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.81 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THÚY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ THÚY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Văn Liên

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Cao Văn Liên. Các số liệu, tài liệu sử
dụng trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng khoa học về nội dung Luận văn này của mình.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Lƣơng Thị Thuý Dung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả từ sự tâm huyết , nỗ lực cố gắng của tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại khoa Lịch sử , Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành
được luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các
thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tư vấn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo cán bộ Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy cô, bạn bè, và người thân trong gia
đình đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Cao Văn Liên
người đã định hướng, tư vấn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và triển khai thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn này khó tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được sự tư vấn, góp ý của thầy
cô, bạn bè để chất lượng của luận văn được nâng lên và tác giả sẽ trở lại vấn
đề này trong một nghiên cứu khác sâu hơn.
T ác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm
2015
Học viên
Lương Thị Thúy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu..................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................................. 8
7. Bố cục của luận văn.................................................................................................................... 9
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN

CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI

DƢƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005.................................................................. 10
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình giải quyết việc làm

cho nông dân tỉnh Hải Dƣơng trƣớc năm 1997...................................................... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội....................................................................... 10
1.1.2.Tình hình việc làm của nông dân trước năm 1997........................................... 15
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng trong giải
quyết việc làm cho nông dân................................................................................................. 18
1.2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc
làm cho nông dân............................................................................................................................ 18
1.2.2.Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo giải quyết vấn đề việc làm cho nông
dân ......................................................................................................................................................... 24
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................ 38
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HẢI DƢƠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014....................................................... 40


2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ
tỉnh Hải Dƣơng ..............................................................................................
2.1.1. Vấn đề việc làm của nông dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 đến năm
2005 ................................................................................................................. 40

2.1.2.Chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc làm
cho nông dân ...................................................................................................
2.2 Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo đẩy mạnh giải quyết vấn đề việc làm
cho nông dân. .................................................................................................
2.2.1. Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động ....................................................
2.2.2. Phát triển thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM. ...........................................
3.1 Nhận xét ...................................................................................................
3.1.1 Về ưu điểm và các nguyên nhân .............................................................

3.1.2 Về hạn chế và nguyên nhân ....................................................................
3.2. Kinh nghiệm ...........................................................................................
3.2.1. Kinh nghiệm về chủ trương ...................................................................
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn. ...................................................
Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................
KẾT LUẬN ....................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐTH

: Đô thị hoá

UBND

:Uỷ ban nhân dân

CCN

:Cụm công nghiệp

CN

: Công nghiệp

TTCN


:Tiểu thủ công nghiệp

KHKT

:Khoa học kỹ thuật

LN

: Lâm Nghiệp

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Points
( hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)

ISO

: International Organization for Standardization
( tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)

VietGAP

: Vietnamese Good Agricultural Practices
( thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bản tỉnh.



DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1 Tổng hợp phát triển nông nghiệp hải Dương giai đoạn 2001-2005. .35
Bảng 2.1. Tổng hợp làng nghề tỉnh Hải Dương.............................................................. 64
Bảng 2.2 Cơ cấu nội bộ ngành kinh tế nông nghiệp..................................................... 70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã
hội của mỗi quốc gia, đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt Nam,
vấn đề việc làm nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nâng cao chất
lượng sống của người dân, giải quyết các tệ nạn xã hội. Đặc biệt đối với nông
dân vấn đề việc làm trong quá trình đô thị hoá nông nghiệp nông thôn ngày
càng diễn ra phức tạp hơn.


nước ta theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số nông

thôn ở Việt Nam là 60.451.311 người trong tổng số 85.787.573 dân số cả
nước chiếm 70,3%. Số người trong độ tuổi lao động trong cả nước là 43,8
triệu người, chiếm 51% dân số trong đó thành thị có 11,9 triệu người, nông
thôn 31, triệu người và hơn 90% dân số nghèo của cả nước đang sống ở nông
thôn. Lao động ở nông thôn hiện nay chiếm tới ¾ lao động của cả nước, tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi năng suất lao động thấp và nơi
quỹ đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình công hóa và đô thị hóa
diễn ra nhanh trên cả nước. Do vậy, trong vấn đề giải quyết việc làm chung
của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giải quyết việc
làm cho lao động ở khu vực nông thôn nói riêng giữ vài trò quan trọng được
Đảng, nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đảng và chính phủ đã đề ra

nhiều chủ trương đường lối nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nước
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân nói
chung và người nông dân nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã mở đầu
cho thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH xác định: cần tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động bởi vì số người lao động tăng thêm hàng năm là rất lớn, để
giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp là một nhiệm vụ cơ bản của nhiệm vụ 5
1


năm 1996-2000. Phương hướng quan trọng để giải quyết việc làm là: nhà
nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các
chương trình kinh tế-xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công
dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao
động… mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề việc làm vẫn còn vấp phải nhiều mâu thuẫn
:

mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm với khả năng giải quyết việc làm; mâu

thuẫn giữa trình độ người lao động động với yêu cầu của công việc trong thời
kỳ CNH-HĐH; mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm với trình độ quản
lý còn lỗi thời lạc hậu. Đây là những thách thức không nhỏ trong quá trình
giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và nông dân nói riêng trong
thời kỳ CNH- HĐH với nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đang
diễn ra gay gắt hiện nay.
Năm 1997 từ sau khi tái lập tỉnh Hải Dương đã dần vững bước tiến theo
con đường CNH-HĐH. Thực hiện mục tiêu trở thành đô thị loại I trước năm

2020 và phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ
yếu.Trong những năm qua Hải Dương đã triển khai nhiều dự án phát triển
kinh tế xã hội như: mở rộng địa lý hành chính, chỉnh trang đô thị, xây dựng
công sở mới, mở rộng hạ tầng giao thông, xây dựng các khu dân cư, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp. Điều đó giúp Hải Dương đạt được những thành
công nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần
vào việc giải quyết việc làm và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Cũng như các địa phương khác khi tiến hành CNH-HĐH và ĐTH thì
Hải Dương đã tiến hành thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp. Việc thu
hồi này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới nông dân, làm cho nông dân bị mất toàn
bộ hoặc một phần đất sản xuất, không và ít có khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm dẫn đến giảm thu
2


nhập của bản thân và gia đình, đời sống gặp nhiều khó khăn, từ đó nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp như: khiếu kiện đất đai, lao động di cư ra các thành phố
lớn, tệ nạn xã hội tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội. Do đó vấn đề việc làm
nói chung và giải quyết việc làm cho nông dân nói riêng trở thành vấn đề cấp
thiết. Đứng trước, thực trạng trên dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh
Hải Dương đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, các biện pháp kịp thời
giúp người nông dân giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập.
Việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương với
việc giải quyết việc làm cho nông dân là việc làm cần thiết, góp phần làm
sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong lĩnh vực việc làm qua đó tạo hoặc
giúp người nông dân tự tạo việc làm giúp họ nâng cao đời sống cho bản thân
và gia đình, tránh các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh góp phần vào sự
phát triển chung của tỉnh. Đồng thời qua đó cũng góp phần cho Đảng bộ tỉnh
hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương trong giai
đoạn tiếp theo.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài : “Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014” làm luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, vấn đề lao động, việc làm cho người nông dân đã
được Đảng, nhà nước, các cơ quan đoàn thể, các trung tâm và nhiều cán bộ
nghiên cứu ở các cấp, các ngành khác nhau. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Thứ nhất là các công trình là các bài báo khoa học đăng trên báo, tạp
chí về vấn đề việc làm và tạo nguồn lao động việc làm như: Vũ Đức Quyết có
bài: “ một số giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp việc làm cho người lao động
tại địa phương thu hổi đất để phát triển các khu công nghiệp và đô thị” đăng
trên tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 5 năm 2006; Nguyễn Hữu Dũng
3


có bài: “ phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt
Nam” đăng trên Tạp chí cộng sản(5) năm 2008; Nguyễn Hữu Dũng có bài: “
chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước” đăng trên tạp chí lao động và công đoàn năm 2000; Vũ Văn Phúc có
bài : “ giải quyết viêc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông
thôn Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Châu Á- Thái Bình Dương;
Nguyễn Thị Hằng : “ triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm” đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số
4, năm 1999;Lê Thị Ngân :“ Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” đăng trên Tạp chí Cộng sản,
số 36, năm 2003; Trần Đắc Hiến có bài: “ Phát triển khu công nghiệp với ổn
định đời sống người dân ở nông thôn nước ta hiện nay” đăng trên tạp chí Khu
công nghiệp Việt Nam, tháng 5, năm 2006; Phạm Thắng với bài: “ Phát triển

khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta – một số vấn đề đặt ra” đăng trên tạp
chí cộng sản, số 13, tháng 7, năm 2006; Tạ Trung với bài: “ Xóa đói, giảm
nghèo và việc làm – vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc” đăng trên Tạp chí
Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng –Lý luận trung ương,
tháng 11, năm 2003…Các bài nghiên cứu của các tác giả trên tuy có tiếp cận
ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều đề cập tới vấn đề việc làm trong quá
trình phát triển kinh tế hội nhập quốc tế, những vấn đề nảy sinh xung quanh
vấn đề việc làm cho người nông dân. Những bài báo này giúp cho tác giả có
cách nhìn đa chiều hơn khi nghiên cứu vấn đề tại Hải Dương.
Nhóm thứ hai là một số tham luận và công trình nghiên cứu về vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động đã được xuất bản như: Lê Danh Tốn
với “ giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học “ Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( 1996-2007)”. Bài viết khẳng định
giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế,
4


xã hội tổng hợp. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt
Nam nếu như cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu đó chúng ta giải
quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, chủ
yếu là nông dân
Nhóm thứ ba là các công trình nghiên cứu là luận văn, luận án của học
viện cao học, nghiên cứu sinh như: luận văn thạc sỹ của Hoàng Văn Lưu: “
Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay”,
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; luận văn thạc sỹ của Vũ Thúy Quỳnh “
Đảng bộ thị xã Sơn Tây ( Hà Tây) lãnh đạo giải quyết vấn đề lao đông và
việc làm từ năm 1996-2006”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Luận
văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Tình “ Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo giải quyết
việc làm từ năm 1997-2010”, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hà Nội; Luận văn th ạc sỹ của Nguyễn Như Quỳnh “ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thừ năm 1997-2010”, Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội…Trong các đề tài này khi nghiên cứu
vấn đề việc làm nói chung, các tác giả có đề cập tới vấn đề việc làm cho
người nông dân, bên cạnh đó còn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho người lao động
nói chung và nông dân nói riêng.
Nhóm thứ tư là các công trình đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu tại
tỉnh Hải Dương, theo tác giả được biết có một số công trình như sau:
“Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp việc làm cho lao động sau khi
bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, đề tài khoa học do Sở lao động thương binh và
xã hội Hải Dương chủ trì năm 2004. Đề tài đã cung cấp các số liệu thống kê
về số lượng đất đai mới thu hồi, số người bị ảnh hưởng do thu hồi đất từ năm
1997 đến năm 2001 và đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động sau khi bàn giao đất.
5


“Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Việt
Nam (nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách Hải Dương)” của
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, đăng trên Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ 3,
tháng 12/2008. Bài viết đã nêu khái quát tác động của CNH- HĐH đến gia
đình nông thôn ở xã Ái Quốc trên các mặt: thay đổi quy mô gia đình, thay đổi
cơ cấu nghề nghiệp, đồng thời cũng đánh giá tác động tích cưc và tiêu cực của
CNH, HĐH đối với nông thôn địa bàn nghiên cứu.
“Giải quyết những thách thức trong quá trình công nghiệp hóa và phát
triển nông nghiệp ở Hải Dương” của tác giả Bùi Quang Toản đăng trên tạp
chí Cộng sản số 15 năm 2009. Bài viết đã chỉ ra những thách thức chủ yếu

trong quá trình công nghiệp hóa đối với tỉnh Hải Dương đồng thời tác giả
cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững.
“Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa ở Hải Dương”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Học viện Chính trị
Quốc gia chủ trì. Đề tài đã phân tích một cách chi tiết về thực trạng việc làm
của lao động nói chung, lao động nông nghiệp nói riêng trong quá trình ĐTH


Hải Dương. Đề tài là một công trình có giá trị tham khảo lớn.
“Đảng bộ thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) chỉ đạo giải quyết

việc làm cho người lao động giai đoạn 1997-2010 “Luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Thị Phương”. Đề tài đã nêu chủ trương của đảng bộ thành phố Hải
Dương trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao
động tại vùng nông thôn nói riêng, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng bộ thành phố vào tình hình
thực tế địa phương.
6


Ngoài ra công trình nghiên cứu trên còn có các báo cáo tổng kết của Sở
Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, phòng Lao động Thương binh và Xã
hội các huyện, Hội nông dân, Chi cục Thống kê tỉnh…
Các công trình nói trên đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề
tài luận văn của tác giả, tuy có khác nhau về đối tượng, phạm vi, thời gian
nghiên cứu, nhưng cũng góp phần giúp tác giả kế thừa thực trạng nghiên cứu,
tham khảo các giải pháp trong quá trình giải quyết việc làm cho nông dân.
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích
Làm rõ chủ trương lãnh đạo của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương trong quá trình thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân trong
quá trình CNH, HĐH. Từ đó, nêu bật vai trò của Đảng bộ trong việc giải
quyết việc làm cho nông dân góp phần vào ổn định và nâng cao đời sống của
nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ là:
Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương có tác
động đến giải quyết việc làm cho người nông dân
Đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn tỉnh Hải Dương
Trình bày các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng như của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc làm cho
nông dân từ năm 1997 đến năm 2014.
Nêu ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong quá trình lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá
trình CNH - HĐH giai đoạn 1997 đến năm 2014.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm chủ trương,
chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh Hải Dương về giải quyết
7



việc làm cho nông dân trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn từ
năm1997 đến năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hải
Dương về giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Về không gian: luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: luận văn nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng bộ
tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2014.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác
như phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê. Các phương pháp này được sử
dụng phù hợp với từng nội dung trong luận văn.
Nguồn tư liệu : Luận văn dựa vào các nguồn tư liệu cơ bản sau đây:
-

Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan về vấn đề lao

động và việc làm.
-

Các nghị quyết chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc

làm cho người lao động nói chung và cho nông dân nói riêng.

-

Những công trình và bài viết liên quan đến vấn đề việc làm nói chung

và việc làm cho nông dân nói riêng.
-

Các tài liệu của Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Hải Dương, Hội

nông dân tỉnh Hải Dương, sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải
Dương từ 1997 đến 2014.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo giải
quyết việc làm cho nông dân qua đó rút ra một số ưu điểm, hạn chế và bài học
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương.

8


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nhà nước về lao động việc làm của tỉnh Hải Dương trong việc tham mưu xây
dựng chính sách giải quyết, hỗ trợ việc làm cho nông dân trong giai đoạn tiếp
theo.
7.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương và 6 tiết.
Chƣơng I: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm cho

nông dân của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005.
Chƣơng II: Chủ trương và chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện giải quyết việc
làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2006 đến năm 2014.
Chƣơng III: Nhận xét và kinh nghiệm.

9


Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI
DƢƠNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình giải quyết việc
làm cho nông dân tỉnh Hải Dƣơng trƣớc năm 1997.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội
-

Điều kiện tự nhiên

Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc khu kinh tế trọng điểm
phía bắc có ranh giới giáp với các tỉnh : phía Bắc, Đông Bắc giáp với tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh; phía Nam giáp với Thái Bình; phía Tây giáp
với tỉnh Hưng yên và phía Đông giáp với thành phố Hải Phòng.
Hạ tầng giao thông Hải Dương được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho lưu thông trong tỉnh. Mạng lưới đường bộ từng bước được tu sửa nâng
cấp. Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh có tổng chiều dài
143,6km; 17 tuyến đường tỉnh tổng chiều dài 381 km; đường đô thị có 275
tuyến dài 192,73 km; đường huyện có 110 tuyến dài 432,48 km; đường xã
thôn xóm có tổng chiều dài gần 8,2 nghìn km; 100% đường giao thông nông
thôn liên thôn, liên xã được cứng hoá.
Đường sắt và đường thuỷ khá thuận lợi, qua địa bàn tỉnh Hải Dương có

2

tuyến đường sắt quốc gia đang hoạt động: tuyến đường sắt Hà Nội - Hải

Phòng đoạn qua tỉnh dài 46,3 km có 6 ga và tuyến đường sắt Kép- Bãi Cháy
( Hạ Long) đoạn qua tỉnh dài 8,9km có 1 ga Chí Linh.
Toàn tỉnh có 18 tuyến đường sông đang hoạt động, với tổng chiều dài
393,5 km trong đó có 12 tuyến do trung ương quản lý và 6 tuyến do địa
phương quản lý. Phần lớn các tuyến đường sông đều đạt chuẩn từ cấp III đến
V, một số tuyến đạt cấp II cho phép tàu, sà lan trọng tải 200-1000 tấn đi lại.
Về hạ tầng cấp điện: nguồn điện cho tỉnh được cấp từ nhà máy nhiệt
điện Phả Lại 1 công suất 4x110MW và Phả Lại 2 công suất 2x300MW. Ngoài
ra từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại còn xuất tuyến hoà vào lưới điện quốc gia.
10


Tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Dương là 163.429 ha trong đó đất
nông nghiệp chiếm 66,6%, đất phi nông nghiệp chiếm 32,9%, đất chưa sử
dụng chiếm 0,05%. Hải Dương được chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng và
vùng đồi núi. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông
Thái Bình bối đắp, tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt
trung bình, độ PH 5.5-6.5, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng,
sản xuất được nhiều vụ trong năm. Đối với diện tích đất phía Bắc tỉnh, tầng
đất chua, thịt đất mỏng thì thích hợp trồng cây lạc, đậu tương.Vùng đồi núi
chiếm 11% diện tích đất tự nhiên thuộc 13 xã huyện Chí Linh và 18 xã thuộc
huyện Kinh Môn, đây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả,
cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.
Giống như các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Dương
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ,
thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1300-1700mm, nhiệt độ trung

bình 23,40c, số giờ nắng trong năm 1524 giờ, độ ẩm tương đối trung bình 8587%. Điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm
cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây vụ đông.
Hải Dương có hệ thống sông ngòi dày đặc bao gồm hệ thống sông Thái
Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải có khả năng bồi
đắp phù sa, cung cấp nguồn nước cho đồng ruộng và đáp ứng nhu cầu sản
xuất của các ngành, đồng thời đây cũng là tuyến đường giao thông thủy quan
trọng, tạo điều kiện cho giao thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên,
sông ngòi nhiều thường gây ngập úng ở các vùng trũng vào mùa mưa bão, ảnh
hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân.
Hải Dương có diện tích rừng 9140 ha trong đó rừng tự nhiên có 2384
ha, rừng trồng có 6756 ha tập trung ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn
chung hệ động thực vật ở đây không phong phú.
11


Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương tuy không nhiều chủng loại
nhưng một số có trữ lượng lớn: đá vôi ở huyện Kinh Môn trữ lượng khoảng
200 triệu tấn, cao lanh ở Kinh Môn trữ lượng khoảng 40 vạn tấn, sét chịu lửa


huyện Chí Linh trữ lượng khoảng 8 triệu tấn, Boxit ở huyện Kinh Môn trữ

lượng khoảng 200,000 tấn. Nguồn nguyên liệu này, chất lượng tốt đáp ứng
cho nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng của tỉnh do đó giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo điều
kiện hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời với trữ lượng
lớn có thể cung cấp nguyên liệu cho trung ương và các tỉnh lân cận.
Hải Dương có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hóa lịch sử
và lễ hội, với 1.907 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 97 di tích được xếp
hạng và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Côn Sơn, đền Kiếp Bạc,

đền thờ Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, Chùa An Phụ, động Kính
Chủ…các di tích và danh thắng chủ yếu tập trung vào 2 cụm di tích Côn Sơn
– Kiếp Bạc và An Phụng – Kính Chủ.
Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, sự thuận tiện trong giao
thông đường thủy, đường bộ, đường sắt cũng như đường hàng không đã góp
phần giúp tỉnh thu hút được nguồn vốn cả trong và ngoài nước hình thành các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Điều đó một mặt làm cho diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người nông dân,
làm cho người nông dân bị mất hoàn toàn hoặc một phần đất sản xuất. Mặt
khác do sự đầu tư vào các khu công nghiệp cũng góp phần nâng cấp cơ sở hạ
tầng, đường xá thuận tiện trong giao thương.
Với các tuyến đường giao thông chiến lược chạy qua tỉnh góp phần
giúp tỉnh có lợi thế trong giao lưu phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội, tạo điều
kiện thuận lợi cho tỉnh đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn, tạo thêm các cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và nông dân
nói riêng.
12


Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
Hiện nay tỉnh Hải Dương được chia thành 12 đơn vị hành chính, gồm
thành phố Hải Dương và 11 huyện bao gồm huyện Bình Giang, Kẻ Sặt, Cẩm
Giàng, Nam sách, Kinh Môn, Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh
Miện, Ninh Giang.
Hải Dương là một tỉnh có quy mô dân số khá lớn trong vùng Đồng
bằng sông Hồng với mật độ dân cư trung bình năm 2010 là 1.035 người/km 2
cao gấp 1,1 lần so với mật độ dân cư toàn vùng ( 832 người/km2). Phần lớn
dân số sống ở nông thôn 1.352,29 nghìn người trong đó khoảng hai phần ba
sinh sống dựa vào nghề nông. Thời kỳ 2001-2010 quy mô dân số của tỉnh
tăng chậm bình quân 0,33% / năm. Hàng năm có một bộ phận dân số trong độ

tuổi lao động di trú đến làm việc, học tập và sinh sống ở thủ đô hà Nội và các
thành phố lớn khác.
Nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động (từ
15-60 tuổi) năm 2010 có 1106,86 nghìn/người chiếm 64,62% dân số. Năm
2010 lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh có 979,78 nghìn người,
trong đó lao đông qua đào tạo có 398,4 nghìn người chiếm tỷ lệ 40,66% trong
10 năm qua số lượng lao động trong nền kinh tế tăng bình quân 0,6% năm.
Nguồn lao động có sức khoẻ, có truyền thống yêu nước, cần cù, chịu
khó, thông minh hiếu học, tiếp thu nhanh kỹ thuật, đoàn kết thương yêu nhau.
Đây là vốn quý để đào tạo huy động tham gia vào phát triển sản xuất, phát
triển các ngành kinh tế ở tỉnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng trong một thời gian dài
cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, nặng nề tư tưởng “làm thầy hơn làm thợ”,
lực lượng lao động này chủ yếu tập trung tại các vùng nông thôn do đó họ có
tư tưởng cam chịu.
Dân số Hải Dương chủ yếu là dân số trẻ, năm 2000 dân số toàn tỉnh là
1.664 nghìn người, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 54,7% đến năm 2009
tăng lên là 1.703 nghìn người trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm
13


63,7% dân. Lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động đông
là nguồn nhân lực quý sẵn sàng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ
cho hoạt động phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp lớn, chất lượng lao động thấp, năng suất lao động
chưa cao. Năm 2007 năng suất lao động xã hội của tỉnh đạt 18,7 triệu
đồng/người thấp hơn bình quân chung cả nước 25,3 triệu/người. Trong đó
năng suất trong ngành nồng nghiệp thấp nhất 7,4 triệu đồng/người [6, tr 39].
Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
có nhiều biến chuyển. Kinh tế phát triển theo hướng đa ngành đa lĩnh vực, tổng
sản phẩm trên địa bàn tỉnh ( GRDP) tăng bình quân hàng năm 10,3% năm cao

hơn tốc độ tăng trưởng của vùng đồng bằng Sông Hồng ( 10%/ năm) và cao gấp
1,4 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Trong 10 năm GRDP đã tăng từ
6175 tỷ đồng lên 31361 tỷ đồng năm 2010, GRDP tăng bình quân đầu người tăng
lên gấp 3,5 làn tù 261 USD/ người lên 904USD/ người [8,tr1 ].

Cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổ theo chiều hướng tích cực, từ năm 2000
đến 2010 tỷ trọng các khu vực nông nghiệp – công nghiệp và xây dựng - dịch
vụ trong GRDP thay đổi từ 34,8% -37,2% -28,0% chuyển sang cơ cấu 23,1%45,4% -31,5%, trung bình mối năm tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng
thêm được gần 1,2% trong cơ cấu GRDP.
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế chứng tỏ sự phát triển không ngừng
trong những năm qua của kinh tế tỉnh đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông
thôn với sự xuất hiện của các phương tiện khoa học kỹ thuật giúp tăng năng
suất và nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường đáp ứng phần nào nhu
cầu xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó một mặt tạo thêm công
ăn việc làm, giải quyết nhu cầu việc làm tại chỗ cho người lao động nói chung
và nông dân nói riêng. Nhưng mặt khác cũng tạo thêm áp lực giải quyết việc
làm cho bộ phận nông dân bị mất đất do quá trình đô thị hoá và các làng nghề
truyền thống dần thu hẹp do sản phẩm thủ công bị thay thế bởi các sản phẩm
14


công nghiệp về độ bền độ tiện lợi và giá cả. Điều này đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hải
Dương cần có các chính sách cụ thể một mặt giúp các làng nghề đứng vững và
phát triển mặt khác giải quyết nhu cầu lao động tại các vùng nông thôn.

1.1.2.Tình hình việc làm của nông dân trước năm 1997.
Trước năm 1997, Hải Dương cũng gặp khó khăn như bao tỉnh thành
khác trong cả nước. Từ năm 1988 trở về trước, nền kinh tế hoạt động theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Nhà nước quản lý chủ yếu bằng
mệnh lệnh hành chính, các doanh nghiệp hoạt động dựa trên cơ sở các quyết

định của nhà nước.Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vay, sản phẩm, tổ
chức bộ máy nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định.
Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp,
doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12-1986), cơ chế quản lý kinh
tế đã có nhiều thay đổi, mặt khác thị trường truyền thống Đông Âu, Liên Xô
không còn nên nền nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp của Hải Dương đứng
trước thực trạng phải đổi mới chế độ quản lý, sắp xếp lại sản xuất, đổi mới
công nghệ, nâng cao tay nghề để từng bước phù hợp hơn với thị trường trong
nước và thế giới đã thay đổi. Đứng trước những thay đổi lớn đó, nhiều doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất kinh doanh vốn trước đây phụ thuộc hoàn
toàn vào nhà nước thì nay thụ động, không tìm được nguồn nguyên liệu chất
lượng, mẫu mã sản phẩm không phù hợp, trình độ quản lý yếu kém dẫn đến
kinh doanh thua lỗ, hàng hoá tồn đọng, xí nghiệp bị giải thể điều này đã ảnh
hưởng lớn tới việc làm và thu nhập của người dân nói chung trong đó có lao
động ở nông thôn.
Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông
Hồng, với diện tích đất nông nghiệp lớn 105.697 ha chiếm 63,83% diện tích
đất tự nhiên, dân số làm nông nghiệp cao, trong thời gian này ngành nông
15


nghiệp gặp nhiều khó khăn do thay đổi cơ chế chính sách và điều kiện tự
nhiên không thuận lợi nên ảnh hưởng tới năng suất, kinh tế nông nghiệp chậm
phát triển. Đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí, cơ sở vật chất
phục vụ cho nông nghiệp thì nghèo nàn, lạc hậu, các công trình thuỷ lợi thì
xuống cấp nghiêm trọng, chưa có sự dự trữ chiến lược dẫn đến không cung
ứng kịp thời cho sản xuất. Nhiều hợp tác xã, còn mang nặng tính chất bao cấp,
lúng túng trong mô hình sản xuất mới, trong khi đó việc chuyển giao khoa học
kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn. Tại các làng nghề, sản phẩm làm ra không

tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với số lượng ít do mẫu mã không phù hợp, sản
phẩm làm ra vốn trước đây do nhà nước bao tiêu thì giờ không có thị trường
tiêu thụ, các làng nghề dần mai một.
Đứng trước thực trạng đó, tỉnh uỷ Hải Dương đã có nhiều biện pháp tập
trung chỉ đạo phát triển nông-lâm-ngư nghiệp nhằm nâng cao diện tích gieo
trồng, tăng hệ số sử dụng đất, chăn nuôi cũng có bước phát triển khá. Nhờ
thực hiện tốt chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ, kinh tế Hải Dương
đã có bước phát triển mới. Trong nội bộ nền kinh tế có sự chuyển dịch tốt,
kinh tế nông lâm nghiệp phát triển tương đối toàn diện, kinh tế chăn nuôi phát
triển đa dạng tạo bước chuyển mới quan trọng giải quyết việc làm tại khu vực
nông thôn đồng thời nâng cao chất lượng và thu nhập của người dân.
Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Tỉnh uỷ cũng
chú trọng chỉ đạo khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống mở thêm các
ngành nghề mới nhằm chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang thủ
công nghiệp và dịch vụ giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập.
Công tác đào tạo nghề, truyền nghề cũng được các cấp ban ngành chú
trọng giải quyết. Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm 27%, thời gian
lao động mới đạt 72% trong khi số người đến tuổi lao động không có cơ hội
kiếm việc làm ngày càng tăng [67,tr1]. Trình độ tay nghề, cơ cấu nghề của lực
lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công
16


nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tình trạng dư thừa lao động phổ thông, nhưng rất
thiếu lao động có tay nghề cao. Trong những năm qua tỉnh đã quan tâm tạo
điều kiện cho việc dạy nghề, truyền nghề và giải quyết việc làm cho nông dân,
các trung tâm đào tạo và dịch vụ việc làm đã có nhiều cố gằng mở rộng quan
hệ với các tỉnh bạn, các cơ quan ban ngành Trung ương và các tổ chức quốc
tế, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, góp phần giảm bớt
sức ép về dư thừa lao động, ổn định cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên công tác đào tạo nghề, truyền nghề vẫn còn nhiều bất cập so
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cơ sở dạy nghề
quy mô nhỏ, cơ sở vật chất yếu kém, quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ nhất là
với cơ sở dạy nghề ngoài quốc doanh, chưa xây dựng được kế hoạch thường
xuyên và lâu dài trong đào tạo nghề. Việc phối hợp giữa các ngành có liên
quan trong dạy nghề, truyền nghề, gắn kết các cơ sở dạy nghề, truyền nghề,
giới thiệu việc làm với cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu chặt chẽ. Do đó trong
thời gian tới cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo nghề truyền nghề gắn
với giải quyết việc làm.
Trong thời gian này tỉnh cũng bắt đầu chú trọng chỉ đạo xây dựng các
đề án thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức
trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ và liên hợp quốc nhằm xây
dựng cơ sở kết cấu hạ tầng.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số nhanh, công nghiệp - dịch vụ phát
triển chậm , nông nghiệp phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của công
nghiệp, vấn đề việc làm nhất là việc làm tại khu vực nông thôn đang trở thành
vấn đề bức thiết nan giải đối với Đảng bộ và các cơ quan ban ngành đòi hỏi có
các biện pháp chỉ đạo thiết thực hơn nhằm giảm gánh nặng và sự phụ thuộc
nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân.
17


×