Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Giải pháp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhà nước ở việt nam (nghiên cứu trường hợp công an thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 141 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 5
1. Lí do nghiên cứu....................................................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................................... 7
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 13
4. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................................... 13
5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 13
6. Mẫu khảo sát............................................................................................................................ 14
7. Vấn đề nghiên cứu................................................................................................................ 14
8. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................... 14
9. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................. 15
10. Cấu trúc luận văn................................................................................................................... 17
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIẢI PHÁP................................................ 19
1.1. Các khái niệm cơ bản về CCTTHC và CNTT................................................ 19
1.1.1. Khái niệm Hành chính...................................................................................... 19
1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính....................................................................... 22
1.1.3. Khái niệm Cải cách thủ tục hành chính................................................... 26
1.1.4. Khái niệm Thông tin........................................................................................... 28
1.1.5. Khái niệm Hệ thống Thông tin...................................................................... 32
1.1.6. Khái niệm Công nghệ Thông tin.................................................................. 34
1.2. Các lý thuyết vận dụng............................................................................................... 36
1.2.1. Các quy luật về ứng dụng và phát triển CNTT.................................... 36
1.2.2. Các lý thuyết về hành chính........................................................................... 37
Kết luận chƣơng 1.................................................................................................................... 43
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT
CCTTHC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở VIỆT
NAM VÀ TẠI CÔNG AN THANH HÓA....................................................................... 45


2.1. Hiện trạng chung cải cách thủ tục hành chính............................................... 45
139


2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT...................................................................... 56
2.3. Hiện trạng các ứng dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính................64
2.4. Hiện trạng Internet ứng dụng trong cải cách thủ tục hành chính.........68
2.5. Hiện trạng nguồn nhân lực, môi trƣờng và chính sách cho ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin cải cách thủ tục hành chính.......................... 71
Kết luận chƣơng 2.................................................................................................................... 78
CHƢƠNG 3 - CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT
TRIỂN CNTT CCTTHC............................................................................................................ 80
3.1. Xu thế phát triển của công nghệ thông tin....................................................... 80
3.2. Xã hội tiếp theo là xã hội thông tin..................................................................... 81
3.3. Nhất thiết phải ứng dụng CNTT đẩy mạnh CCTTHC..............................82
3.4. Mục tiêu của ứng dụng CNTT CCTTHC là hƣớng đến “nền hành
chính điêṇ tƣƣ̉” trong xã hội thông tin.............................................................................. 83
3.5. Quy trình ứng dụng và phát triển CNTT CCTTHC Nhà nƣớc............85
3.6. Sơ lƣợc chức năng, nhiệm vụ Công an Thanh Hóa................................... 87
3.7. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT CCTTHC................................88
3.7.1. Quan điểm chung.................................................................................................. 88
3.7.2. Các giải pháp cụ thể............................................................................................ 88
Kết luận chƣơng 3.................................................................................................................. 107
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 108
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 111
PHỤ LỤC
Phụ lục 1- Sơ lƣợc lịch sử phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và ở
Việt Nam.................................................................................................................. 114
Phụ lục 2 - Một số quy trình đƣợc thể chế hoá tại cấp chính quyền địa

phƣơng cơ sở........................................................................................................ 120
Phụ lục 3 - Các mẫu phiếu điều tra và đề cƣơng phỏng vấn sâu.......................123

140


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

CCHC

Cải cách hành chính

CCTTHC

Cải cách thủ tục hành chính

CMND

Chứng minh nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin - truyền thông


ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng minh hoạ tháp thông tin............................................................................ 30
Bảng 2.1: Hiện trạng hạ tầng thông tin quốc gia............................................................ 56
Bảng 2.2: Hiện trạng phát triển thuê bao và người 2003 -2007............................. 57
Bảng 2.3: Dung lượng kết nối quốc tế................................................................................. 58
Bảng 2.4: Bảng số liệu tình hình phát triển tên miền .vn. từ 2000 đến 2004 . 58
Bảng 2.5: Bảng số liệu tình hình phát triển tên miền .vn. năm 2006 và 2007 59

Bảng 2.6 : Thống kê chỉ tiêu sử dụng CNTT của người dân Việt Nam..............60
Bảng 2.7: Số liệu trang thiết bị CNTT Việt Nam so với thế giới...........................62
Bảng 2.8: Thông kê các tên miền sử dụng ở Việt Nam............................................... 68
Bảng 2.9: Tác động của Internet đến GDP ở Việt Nam.............................................. 69
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ sẵn sàng của Havard đối với Việt Nam................74
Bảng 2.11: Số lượng cán bộ CNTT chuyên trách tại Công an Thanh Hóa.......76

Bảng 3.1: Quan điểm tổ chức sản xuất mới trong xã hội thông tin......................82

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ mô tả Tháp Hệ thống thông tin............................................................. 33
Hình 2.1 : Hiện trạng phát triển người dùng Internet 2000-2007..........................57
Hình 2.2 : Hiện trạng phát triển thuê bao người dùng Internet 2003-2007......57
Hình 2.3: Biểu đồ nhu cầu sử dụng địa chỉ IP Việt Nam............................................ 58
Hình 2.4: Biểu đồphát triển sốđiểm Bưuệnđivăn hoá xã theo tháng năm2007
................................................................................................................................................................... 59
Hình 2.5:Biểu đồphát triển sốĐiểm Bưu điêṇ văn hoáxa ̃theo tháng2006năm
.........................................................................................................................59
Hình 2.6: Biểu đồphát triển sốĐiểm Bưu điêṇ văn hoáxa ̃theo năm....................60
Hình 2.7: Số lượng cơ sở đào tạo CNTT ở Việt Nam.................................................. 73
Hình 2.8: Qui mô đào tạo chuyên môn CNTT ở Việt Nam...................................... 74
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nền hành chính ở Việt Nam................................................. 85
Hình 3.2: Sơ đồ cung cấp dịch vụ công............................................................................... 85
Hình 3.3: Qui trình ứng dụng CNTT mức tổng quát và đơn giản nhất...............85
Hình 3.4: Quy trình xây dựng ứng dụng CNTT CCTTHC....................................... 86


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết
Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) và ứng dụng công nghệ thông

tin (CNTT) CCTTHC đang là vấn đề “nóng” ở Việt Nam. Tính từ năm 2000
– 2007, Chính phủ đã ban hành hơn 120 văn bản pháp quy nhằm cụ thể hoá
các đường lối CCHC. Năm 2006 và những ngày đầu năm 2007, Thủ tướng đã
ký ban hành trên 60 văn bản pháp quy điều chỉnh về cải cách hành chính
(trung bình 5 văn bản/tháng). Website www.caicachhanhchinh.gov.vn là kênh
thông tin của Chính phủ về cải cách hành chính trên mạng Internet. Đài truyền
hình Việt Nam mở chuyên mục cải cách hành chính hàng tuần trên VTV1.
Các website của Chính phủ, website VietNamNet.. .đều mở diễn đàn “hiến kế
cải cách hành chính”. Trong vòng 15 ngày (09/1/2007 – 24/01/2007), website
VietNamNet chính thức đăng tải hơn 80 ý kiến tham gia với Nhà nước về cải
cách hành chính của các độc giả. Ngày 09/2/2007, lần đầu tiên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn đối thoại trực tuyến với người dân trên mạng
Internet trao đổi về 9 nhóm vấn đề, trong đó có vấn đề cải cách hành chính và
đa số các câu hỏi gửi Thủ tướng là hỏi về CCHC,
CCTTHC.
Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương được xem là cải cách hành chính
thành công nhất cả nước, gần đây đã thực hiện đánh giá chỉ số hài lòng của
người dân về CCHC - SI (Satisfaction Index). Kết quả, chỉ số hài lòng cao
nhất là 0,786 (thuộc lĩnh vực thu gom rác), chỉ số hài lòng thấp nhất là 0,268
(là lĩnh vực thuế) [39, tr.18,19].
Cùng với cải cách TTHC, những năm gần đây, xu thế ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước đang nổi lên
như một hiện tượng “khá mốt” ở nước ta. Năm 2001, thị trường CNTT cả
nước đạt 340 triệu USD, khối cơ quan Nhà nước chi tiêu cho CNTT là 95
triệu USD chiếm 23% thị trường CNTT cả nước. Năm 2002, thị trường CNTT
cả nước đạt 400 triệu USD, các cơ quan Nhà nước chi tiêu cho CNTT là 145
triệu USD, chiếm 29% thị trường CNTT cả nước. Năm 2003, khách
5



hàng Nhà nước chi 150 triệu USD cho CNTT, tiếp tục chiếm 29% thị trường
CNTT cả nước. Như vậy, Nhà nước đang là khách hàng CNTT lớn nhất.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế về CNTT thì các chỉ
số liên quan đến chất lượng ứng dụng và phát triển CNTT của Việt Nam đều
giảm: năm 2004, chỉ số xã hội thông tin (ISI- Information Society Index) xếp
thứ 52/53, năm 2005 là 53/53, giảm 1 bậc; chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế
điện tử (E Readiness Index) năm 2004 xếp thứ 61/65, năm 2005 là 66/68 giảm
5

bậc; chỉ số chuẩn bị để tham gia và hưởng lợi từ các phát triển CNTT (NRI)
năm 2004 xếp thứ 68/104, năm 2005 là 75/115 giảm 7 bậc. [15]
Như vậy, CCTTHC cũng như ứng dụng và phát triển CNTT CCTTHC



các cơ quan hành chính nhà nước ngoài những con số ấn tượng, còn nhiều
điều cần bàn thảo:

-

Đầu tư cho các ứng dụng CNTT CCTTHC nhà nước rất tốn kém, hệ thống
CNTT đồ sộ, nhưng hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được các mục
tiêu và yêu cầu đề ra của CCHC.

-

Các vị trí, các khâu công việc trong bộ máy hành chính nhất thiết phải ứng
dụng CNTT để cải cách thủ tục thì lại bị cản trở bởi những “siêu cán bộ” mà
khi đưa ứng dụng CNTT vào sẽ làm ảnh hưởng hoặc đe doạ ảnh hưởng đến
đặc quyền, đặc lợi của họ so với quá trình tiến hành công việc hành chính

bằng thủ công.

-

Một bộ phận nhân lực trong bộ máy hành chính có tâm lý ngại thay đổi thói
quen hoặc không thể thay đổi các kỹ năng công việc khi có ứng dụng
CNTT.

-

Hiện nay, các cơ chế, chính sách để đảm bảo cân bằng lợi ích, tạo đà cho ứng
dụng CNTT CCTTHC còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ...
Những vấn đề trên là những vấn đề rất cần được nghiên cứu làm rõ.
Đó là lí do, gợi ý chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp ứng dụng và phát
triển CNTT đẩy mạnh cải cách TTHC Nhà nước ở Việt Nam (Nghiên cứu
trường hợp Công an Thanh Hoá)” để nghiên cứu làm đề tài luận văn cao học.

6


1.2. Ý nghĩa khoa học
-

Góp phần nâng cao nhận thức lý luận về CCHC, CCTTHC, về ứng dụng và
phát triển CNTT.
-

-

Đề xuất giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT CCTTHC Nhà nước.


Gợi mở những hướng nghiên cứu về kiến tạo xã hội của CNTT ứng dụng
trong lĩnh vực hành chính.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn
-

Góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu CCHC của Nhà nước.

-

Cung cấp thông tin giải pháp CCTTHC cho các cấp quản lý Nhà nước tham
khảo, vận dụng xây dựng chính sách CCTTHC, chính sách ứng dụng và phát
triển CNTT.

-

Sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về CCHC, về ứng dụng và phát
triển CNTT...
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình CCHC các nước trên thế giới

Theo tập hợp của các tác giả [7], có thể thấy tình hình CCHC các nước
trên thế giới như sau:
2.1.1. CCHC tại Mỹ
-

Thời kỳ tổng thống Hoover đưa ra chính sách CCHC với chủ trương là đưa tư
tưởng của khu vực tư nhân vào hành chính Nhà nước.


-

Chính quyền Chinton – Gore đưa ra chương trình đánh giá thực thi công tác
quốc gia (NPR), chú trọng tạo dựng một truyền thống mới cho hành chính
Nhà nước - đưa càng nhiều càng tốt lý luận cũng như thực tiễn quản lý khu
vực tư vào hoạt động của chính quyền; tập trung vận dụng Học thuyết quản lý
chất lượng tổng thể vào công tác chính quyền.
2.1.2. CCHC tại Anh
Thủ tướng Anh Thatcher là người đề xướng CCHC ở Anh. Cuộc
CCHC ở Anh được thực hiện trên 3 phương diện:

7


-

-

-

Quản lý theo lối kinh doanh.

-

Định hướng dịch vụ và khách hàng.

Áp dụng cơ chế thị trường như cạnh tranh ngay trong hệ thống dịch vụ
công.
-


Năm 1983, nước Anh thực hiện phong trào sáng kiến quản lý tài chính.

-

Năm 1988, lập cơ quan thừa hành cung ứng dịch vụ công.

Năm 1991, Thủ tướng Major đưa ra sáng kến hiến chương công dân – tập
trung cải tiến dịch vụ công theo định hướng dịch vụ và hướng khách hàng.
-

Năm 1992, ông Major thực hiện chính sách “cạnh tranh vì chất lượng”.

2.1.3. CCHC tại Pháp
-

Thập kỷ 1980, Pháp thực hiện “hiện đại hoá nền hành chính” nhằm giải quyết
khủng hoảng Nhà nước về phúc lợi.
-

Giai đoạn 1984 – 1986: CCHC với kết thúc kế hoạch hoá tập trung.

-

Giai đoạn 1986 – 1988, khởi đầu chính sách tân tự do.

-

Giai đoạn 1988 – 1992, đổi mới dịch vụ công.


-

Giai đoạn 1993 – 1995, hướng tới cải cách Nhà nước.

2.1.4. CCHC tại các nước A-Rập
Các nước A-Rập tập trung nhiều nguồn lực cố gắng cho cải cách song
gặp nhiều trở ngại về điều kiện và thực thi công tác chính quyền.
Sự khập khiễng là do việc xây dựng hệ thống, cơ cấu thể chế và thực
tiễn hành chính.
Một số nước sao chép mô hình hành chính của phương Tây và xây
dựng bộ máy tương tự trong môi trường A-rập.
2.1.5. CCHC tại các nước khu vực Mỹ Latinh
Đặc điểm khu vực này là thực hiện CCHC không theo mô hình nước
ngoài, thận trọng đề xướng cải cách theo hoàn cảnh mỗi nước. Tuy nhiên họ
đặt quá nhiều tham vọng vào CCHC, không thực tế, chỉ chú trọng khía cạnh

8


hành chính, thiếu quyền và không được ủng hộ của nhân dân nên CCHC ở
khu vực này cơ bản thất bại.
2.1.6. CCHC tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
-

Nhóm 1: Các nước OECD, Nhật, Úc, Niudilơn, thực hiện CCHC theo hướng
giảm bớt khu vực công, thúc đẩy cạnh tranh và tư nhân hoá rộng.

-

Nhóm 2: Trung Quốc, Lào... Cố gắng cải cách hệ thống nhằm đối phó với yêu

cầu mới của nền kinh tế thị trường.

-

Nhóm 3: Các nước công nghiệp mới (NIC): Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia...
tiếp thu nhiều ý tưởng trào lưu quản lý công mới nâng cao vai trò khu vực tư
trong kinh tế, cải cách công vụ, tiến hành tư nhân hoá.
2.1.7. CCHC tại Trung Quốc

-

Năm 1982, thực hiện “cải cách tổ chức” nhằm cắt giảm biên chế dôi dư và
tuyển dụng cán bộ trẻ vào bộ máy nhà nước.
-

Năm 1988, CCHC tập trung vào chuyển đổi chức năng của chính phủ

– tuân theo chương trình “3 gắn”: gắn chặt về chức năng; gắn chặt về tổ chức;
gắn chặt về biên chế.
-

Năm 1993, thực hiện đánh giá lại vai trò Nhà nước trong xã hội Trung Quốc.
Phân biệt rõ các đơn vị làm kinh tế và cơ quan hành chính.

-

Năm 1997 - 1998, Thủ tướng Chu Dung Cơ phát động CCHC với chủ trương
“để quyền quyết định cho thị trường”, xác định rõ hơn nữa vai trò chính phủ
trung ương, chính quyền địa phương trong nền kinh tế thị trường ở nước này.
Như vậy, CCHC là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Và trên

thế giới không có một mô hình, giải pháp nào có thể đem áp dụng nguyên xi
cho Việt Nam.
2.2. CCHC ở Việt Nam
CCHC ở Việt Nam là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, liên
tục trong quá trình đổi mới từ Đại hội VI (1986):

-

Đại hội VI chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là
công tác tổ chức và đề ra chủ trương cải cách lớn về tổ chức bộ máy.
9


-

Đại hội VII, xác định tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước và đề ra những
nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức hoạt động của Quốc hội, Chính
phủ và chính quyền địa phương.

-

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định
bước tiến về lý luận và nhận thức về nền hành chính nhà nước.

-

Nghị quyết Đại hội Đảng VIII (1996), nhấn mạnh yêu cầu CCHC đồng bộ,
dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản thực hiện nhiệm vụ,
mục tiêu KT-XH giai đoạn 1996 – 2000.


-

Hội nghị 3, BCHTW khoá VIII (tháng 6/1997) đưa ra giải pháp lớn CCHC là
đảm bảo thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị xã hội, giữ vững và phát
huy bản chất tốt đẹp của đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

-

Nghị quyết Trung ương III nhấn mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.

-

Nghị quyết Trung ương VI (lần 2), Trung ương VII (Khoá VIII) biểu thị quyết
tâm chính trị về việc tiếp tục CCHC, đặt CCHC trong tổng thể của đổi mới hệ
thống chính trị.

-

Đại hội IX (2001), đưa ra hàng loạt giải pháp có ý nghĩa quan trọng CCHC
như điều chỉnh chức năng, cải tiến phương thức hoạt động của chính phủ,
nguyên tắc bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực... thiết lập trật tự kỷ cương,
phòng chống tham nhũng...
Thực hiện các chủ trương, đường lối CCHC do Đảng đề xướng, tính từ
năm 2000 – 2007, Chính phủ đã ban hành hơn 120 văn bản pháp quy nhằm cụ
thể hoá các đường lối CCHC. Trong năm 2006 và những ngày đầu tiên năm
2007, Thủ tướng đã ký ban hành hơn 60 văn bản về CCHC. Có thể kể ra một
số văn bản thể hiện rõ quyết tâm CCHC như:

-


Quyết định số 94/2006/QĐ -TTg 27/4/2006 của Thủ tướng về việc phê duyệt
kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn II 2006 – 2010.

-

Quyết định số 144/2006/QĐ - TTg 20/6/2006 của Thủ tướng về việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo TCVNISO 9001 – 2000 vào hoạt động của
cơ quan Nhà nước.

10


-

Các quyết định số 77, 75, 53/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc ban hành
quy chế làm việc mẫu của UBND xã/phường/thị trấn; của UBND
huyện/thị/thành phố trực thuộc tỉnh; của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương.

-

Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg, ngày 07/9/2006 về một số biện pháp cần làm
ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc
của người dân và doanh nghiệp.
Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã phối hợp cùng các nước, các tổ
chức quốc tế triển khai và thực hiện 25 Dự án CCHC, như:

-

Dự án VIE/01/024 hỗ trợ Chính phủ CCHC, do UNDP, Canada, Thuỵ Sĩ,

Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan đồng tài trợ, với tổng số tiền là 6.100.000 USD,
thời gian từ 11/2002 – 10/2006.

-

Dự án CCHC tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2 do Chính phủ Na Uy tài trợ 1,6 triệu
USD, thời gian 2005 – 2008.

-

Dự án GTZ, hỗ trợ xây dựng kiểm toán Nhà nước Việt Nam giai đoạn III, do
Cộng hoà Liêng bang Đức tài trợ với số vốn 1,5 triệu EU.

-

Dự án VIE/02/007, tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử ở Việt Nam,
thực hiện tại Văn phòng Quốc hội, do UNDP, SDC, CIDA, DFID tài trợ, tổng
số vốn 2.891.155 USD...[40]
2.3. Tình hình nghiên cứu về ứng dụng và phát triển CNTT
Lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT có thể ví như một đại dương
bao la:

-

Hầu hết các website trên mạng Internet đều có tên mục, chuyên mục CNTT,
siêu xa lộ thông tin, tốc độ thông tin... Có thể nói chưa có lĩnh vực nào mà
lượng thông tin lại đầy đủ và phong phú như CNTT khi tìm kiếm trên mạng
Internet.

-


Đài truyền hình Việt Nam, VTV1 có chuyên mục “Cuộc sống số” phát định
kỳ hàng tuần bàn về ứng dụng và phát triển CNTT.

-

Ngày 31/12 hàng năm là ngày trao giải “Trí tuệ Việt Nam”. Phần thưởng dành
cho những phần mềm xuất sắc nhất trong năm.

11


Về mặt chính sách:
-

Ngày 6/8/1993, Chính phủ ra Nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT ở nước ta
giai đoạn những năm 90:
“Mục tiêu chung của việc xây dựng và phát triển CNTT nước ta là xây
dựng nền móng ban đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong
xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý
Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế – xã hội, đồng thời xây dựng ngành
công nghiệp CNTT thành một trong những ngành mũi nhọn của đất nước, góp
phần chuẩn bị trước cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước
vào thế kỷ 21.”

-

Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị ra Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có chỉ
ra mục tiêu phải đạt được là: “ CNTT phải được ứng dụng rộng rãi trong mọi

lĩnh vực và trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng.”

-

Ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý
hành chính Nhà nước (112), mục tiêu: “ Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ
quản lý của các cơ quan Nhà nước; Bám sát mục tiêu của Chương trình cải
cách hành chính Nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ
hành chính, thực hiện Tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các
lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà
nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp
được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao.”

-

Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật CNTT 2006, tại Điều 5 quy định về
chính sách ứng dụng và phát triển CNTT nêu rõ “ Ưu tiên ứng dụng và phát
triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; ...”
Nghiên cứu về vai trò CNTT, Alvin Toffler trong [35] dự báo trong kỷ
nguyên làn sóng thứ 3, khu vực hành chính chủ yếu làm việc tại nhà -với khái
niệm “ngôi nhà điện tử”.
Theo Thomas L.Friedman, tác giả “Thế giới phẳng” [7], 10 nhân tố
làm phẳng thế giới với toàn cầu hoá 3.0 đều là các lĩnh vực của CNTT:
12


phần mềm Windows, kết nối mạng web, phần mềm xử lý công việc, tải lên
mạng, tìm kiếm thông tin Google, Yahoo ...

Như vậy, ứng dụng và phát triển CNTT là lĩnh vực vừa gần gũi lại vừa
bí ẩn, vừa đơn giản lại vừa cao siêu. Mặc dù các nghiên cứu về CNTT là rất
nhiều, song rất hiếm các nghiên cứu chuyên sâu, có tính khả thi bàn đến giải
pháp ứng dụng và phát triển CNTT thúc đẩy CCTTHC Nhà nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nghiên cứu giải pháp ứng
dụng và phát triển CNTT đẩy mạnh CCTTHC Nhà nước.
Các mục tiêu cụ thể là:

4.

(1)

Làm rõ một số vấn đề lí luận về CCTTHC, về CNTT, ứng dụng và
phát triển CNTT.

(2)

Tìm hiểu thực trạng CCTTHC, thực trạng ứng dụng và phát triển
CNTT CCTTHC trong các cơ quan Nhà nước và tại Công an
Thanh Hóa.

(3)

Xây dựng giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT thực hiện
CCTTHC Nhà nước tại Công an Thanh Hóa.

(4)

Đề xuất các khuyến nghị cho giải pháp ứng dụng và phát triển

CNTT CCTTHC Nhà nước.

Khách thể nghiên cứu
Là các cơ quan hành chính Nhà nước.

5.
-

Phạm vi nghiên cứu

Lĩnh vực khảo sát: thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân,
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an ninh trật tự; một số TTHC nội bộ của cơ quan
Nhà nước
-

Thời gian khảo sát: từ năm 2000 – 2007.

-

Phạm vi ứng dụng: các cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam.

13


6. Mẫu khảo sát
Các đơn vị thuộc các công an tỉnh Thanh Hoá, thành phố Hà Nội, thành
phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; một số đơn vị Vụ/Cục thuộc Bộ Công
an. Trong đó, chúng tôi tập trung lấy mẫu tại: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh,
phòng quản lý hành chính về ANTT, phòng Cảnh sát giao thông, Văn phòng
Công an tỉnh Thanh Hóa; Cục quản lý Xuất nhập cảnh, Cục Cảnh sát quản lý

hành chính, Cục Cảnh sát Giao thông, Văn phòng Bộ Công an, Cục Tin học
nghiệp vụ Bộ Công an.
7. Vấn đề nghiên cứu
Giải pháp nào để ứng dụng và phát triển CNTT đẩy mạnh CCTTHC
Nhà nước ở Việt Nam?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
1.

Hiện nay, trong các cơ quan hành chính Nhà nước, CCTTHC còn

chưa đáp ứng được yêu cầu: nhân lực hành chính vừa thừa laịvừa thiếu , hoạt
động hành chính còn trì trệ, chưa đạt hiệu quả cao. Ứng dụng CNTT
CCTTCH là cần thiết.
Khi đưa ứng dụng CNTT để CCTTHC, rào cản lớn nhất là sự dôi dư nhân lực do

2.

năng suất lao động mà các ứng dụng CNTT đem lại; là sự dôi dư nhân lực do số
nhân lực hành chính không đáp ứng được các kỹ năng CNTT trong các hoạt
động hành chính; đó là sự bất hợp tác, thậm chí kháng cự của số nhân lưcc̣ bị mất
hoăcc̣ đe doạ bị mất các lợi ích do đang có đặc quyền, đặc lợi trong giải quyết
công việc hành chính bằng phương pháp thủ công mang laị.
3.

Để ứng dụng và phát triển CNTT đẩy mạnh CCTTHC, giải pháp đưa ra là:
-

Nhận dạng và giải quyết tốt vấn đề tâm lý cho số nhân lực dôi dư khi


đưa ứng dungc̣ CNTT vào trong các hoạt động hành chính.
-

Đảm bảo cân bằng lại các lợi ích trước vàsau ứng dungc̣ CNTT.

-

Bố trí, sắp xếp lại nhân lực trong các cơ quan hành chính.

14


-

Giải quyết việc làm cho số nhân lực dôi dư bằng cách khai thác các hoạt động
hành chính đang bị bê trễ, các quan hệ hành chính mới phát sinh.

-

Tăng kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính để
đạt các hiệu quả lớn hơn về xã hội, an ninh - quốc phòng.
4.

9.

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính sẽ làm biến đổi bộ
máy hành chính và biến đổi nhân lực hành chính để hướng đến nền
hành chính điện tử, chuyên nghiệp và hiện đại.

Phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp tiếp cận

-

Tiếp cận Hệ thống: Xem xét CCTTHC, các giải pháp ứng dụng CNTT thực
hiện CCTTHC của Nhà nước như là một Hệ thống. Từ đó tiến hành phân tích
hệ thống (các giải pháp riêng lẻ) hướng đến tính “trồi” của hệ thống (giải pháp
tổng thể); xem xét các tác động phản hồi trong hệ thống.

-

Tiếp cận Cấu trúc/Chức năng: Xem giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT
thực hiện CCTTHC là một tất yếu. Xây dựng các giải pháp ứng dụng và phát
triển CNTT CCTTHC theo cấu trúc, chức năng của cơ quan hành chính, theo
các yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra; đề xuất các khuyến nghị phù hợp.

-

Tiếp cận Lịch sử/Logic: Nghiên cứu giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT
cải cách TTHC đặt trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian, con người,
cơ quan hành chính, cơ sở hạ tầng, bối cảnh văn hoá, xã hội, điều kiện địa lý...
-

Ngoài ra còn sử dụng các tiếp cận vi mô/ vĩ mô; định tính/định lượng.

9.2. Phương pháp thu thập thông tin
(1) Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu, phân tích các tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Tập trung vào các tài liệu về các lý thuyết hành chính, các tài liệu đề

cập đến CNTT...

15


Nguồn tài liệu:
+

Từ các tác phẩm kinh điển, tác phẩm hiện đại về xã hội học, về hành chính
Nhà nước, về CNTT...

+

Từ các nghiên cứu các những người đi trước, các sách, tạp chí, các ngân hàng
luận văn, đề tài khoa học...
+

Từ các website trên mạng Internet...

(2)

Phương pháp phiếu điều tra xã hội

Để đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT cải cách thur tục hành chính
trong các cơ quan nhà nước, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra, tiến hành
chọn mẫu 100 cơ quan trên phạm vi toàn quốc.
Đối tượng điều tra gồm:
-

Cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính: tập trung vào đối tượng là cán

bộ trực tiếp làm việc liên quan đến các thủ tục hành chính và cán bộ nghiên
cứu, ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan hành chính.
-

Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính.

Việc thực hiện điều tra được tiến hành theo 3 cách:

-

-

Gửi phiếu điều tra tới các cơ quan (qua công văn đề nghị).

-

Gửi phiếu điều tra cho một số cán bộ trong những dịp họ đi công tác.

Trực tiếp thực hiện điều tra tại một số cơ quan hành chính, tại các cuộc hội
nghị, hội thảo...
(3) Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện để thu thập những thông tin
định tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thông tin định lượng. Đồng thời,
phương pháp giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu định lượng không
thu được.
Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu những
người am hiểu về cải cách hành chính và am hiểu về CNTT:
-

Cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính.


-

Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính.
16


-

Cán bộ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan hành
chính.
Chúng tôi lựa chọn cả 2 hình thức phỏng vấn sâu là:

-

Phỏng vấn sâu có có chuẩn bị trước: Chúng tôi gửi trước câu hỏi phỏng vấn
cho người được phỏng vấn, để họ chuẩn bị trước thông tin, số liệu...

-

Phỏng vấn sâu không chuẩn bị trước: Chúng tôi kết hợp phỏng vấn một số
chuyên gia tại các hội thảo, hội nghị của Bộ Công an, Công an tỉnh Thanh
Hoá, Uỷ ban nhân dân tỉnh... có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
(4)

Phương pháp thảo luận nhóm tập trung

Đề tài thực hiện 10 thảo luận nhóm. Mỗi nhóm gồm 9-12 người. Người
tham gia thảo luận nhóm là những người trong các cơ quan nhà nước am hiểu
về cải cách hành chính và CNTT. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung giúp

chúng tôi thu được những thông tin sâu sắc và chi tiết liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
(5)

Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát tự do giúp phát hiện vấn đề, đồng thời làm rõ
thêm một số thông tin trong phiếu điều tra. Quan sát các hoạt động liên quan
đến công việc hành chính, quy trình xử lý công việc hành chính, quy trình khi
ứng dụng CNTT, thái độ phục vụ của cán bộ và đặc biệt là quan sát thái độ
của nhân dân tiếp nhận ứng dụng CNTT CCTTHC... Phương pháp này là một
kênh rất quan trọng giúp chúng tôi thu nhận được các thông tin phản hồi đảm
bảo khách quan...
9.3. Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu định lượng thu được từ các phiếu điều tra xã hội học được
chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS, bảng tính Excel; các số liệu đươcc̣ hệ
thống hoá bằng bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.
10. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương, như sau :

17


Chương 1: Cơ sở lý luận của giải pháp
Chương này sẽ tập trung làm rõ các các khái niệm cơ bản và các lý
thuyết sẽ vận dụng trong luận văn.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng và phát triển CNTT cải cách thủ
tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam và tại
Công an Thanh Hóa

Chương này tập trung làm rõ các cơ sở thực tiễn của giải pháp, bằng
cách phân tích, đánh giá về các hiện trạng có liên quan đến nội dung luận văn.
Chương 3: Giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính Nhà nước tại Công an Thanh Hóa
Trên cơ sở chương 1 và chương 2 của luận văn, chương 3 tập trung
phân tích, làm rõ các giải pháp mà luận văn đưa ra.

18


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIẢI PHÁP
1.1. Các khái niệm cơ bản về CCTTHC và CNTT
1.1.1. Khái niệm Hành chính
Hành chính là một thuật ngữ ra đời và phát triển cùng với sự hình thành
và phát triển của Nhà nước. Cho đến nay, khái niệm hành chính vẫn còn rất
nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo tiếng Anh, từ hành chính là administration; theo tiếng Pháp là
administratif; theo tiếng Tây Ban Nha là administración.
Theo tiếng La tinh cổ, từ hành chính là administratio, có nghĩa là giúp
đỡ, hỗ trợ hay phục vụ (tính tặng cách); quản lý, hướng dẫn, cai trị (tính đối
cách).
Theo tiếng Nga, ý nghĩa của hành chính là quản lý, lãnh đạo.
Ban đầu khái niệm hành chính và quản lý có cùng ý nghĩa là chăm lo
công việc hoặc chịu trách nhiệm về... Theo tập hợp của Vũ Huy Từ và
Nguyễn Khắc Tùng [33], từ hành chính có thể hiểu với nghĩa là:

(3)

(1)


Giúp đỡ hay phục vụ.

(2)

Hướng dẫn, cai quản vận hành cuộc chơi.

Cai quản hay hướng dẫn trong thực hiện một mục đích hoặc kết quả cuối
cùng đề ra.
(4)

Hướng dẫn hoặc điều hành vì lợi ích của một người nào khác.

(5)

Công việc độc quyền, được dùng cùng với việc ban phước...

(6)

Chỉ tập hợp của Nhà vua + các quan lại vào việc cai quản đất nước.

(7)

Tập hợp chỉ các vị thượng thư (không có nhà vua).

(8)

Việc bộ máy các cơ quan dân sự không thuộc tư pháp thực hiện luật.

19



(9)

Làm việc hay hướng dẫn, thiết lập nên các nguyên tắc thi hành
hoặc thưc hiện các đạo luật hoặc chính sách công (trái lại với việc
ra đạo luật hoặc chính sách công).

(10)

Danh từ chỉ bộ máy các cơ quan dân sự không thuộc tư pháp.

(11)

Các nghĩa vụ của giai cấp hành chính.

(12)

Công việc phân tích, cân bằng và giới thiệu để quyết định về các
cân nhắc chính sách phức tạp.
Công tác phụ trợ bảo vệ và văn phòng hay bàn giấy trong một tổ

(13)

chức.
Công tác kế toán, đăng ký và các mối luân chuyển hồ sơ trong nội

(14)

bộ.

(15)

Tên gọi của một môn học, một lĩnh vực, một ngành, khoá học hoặc
việc kiểm tra trong một trường phổ thông, cao đẳng, đại học hay
cơ sở giáo dục đào tạo khác. Một lĩnh vực nghiên cứu học thuật và
lý luận việc mô tả, đánh giá bộ máy hoặc công việc có liên quan....

Theo tiếp cận khoa học quản lý, có thể hiểu:
+

Hành chính là hoạt động của con người nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

+

Hành chính là quản lý các vấn đề bên trong và bên ngoài của một tổ chức, có
ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức.

+

Hành chính là hoạt động hoặc quá trình liên quan đến cách thức để đạt được
kết quả đã mô tả trước (có chủ đích).

+

Hành chính nhằm đảm bảo hợp lý, hành vi có hiệu lực của từng người trong tổ
chức.

+

Hành chính là việc làm quyết định và chỉ đạo từng thành viên hành động để

đạt được mục tiêu mà các nhà lãnh đạo chính trị đã vạch ra.

+

Hành chính là những hành vi được sử dụng chung của nhiều người trong tổ
chức.

+

Hành chính trong một tổ chức là một hệ thứ bậc quyền lực với quyền kiểm
soát từ trên xuống dưới.

20


Theo Simon [33], hành chính là hoạt động của các nhóm người hợp tác
với nhau để hoàn thành các mục đích chung.
Theo I.Swerdlow [33], hành chính có mặt ở bất kỳ nơi nào có từ một
người trở lên thông qua hoạt động chung với nhau để đạt được cái đó.
Theo Nguyễn Duy Gia [13], hành chính là quản lý công vụ (chính vụ)
quốc gia của bộ máy nhà nước, cụ thể là bộ máy hành pháp, là thực thi quyền
lực hành pháp.
Theo Giáo trình Hành chính công, Học viện hành chính quốc gia [23]
thì: với nghĩa hẹp, thuật ngữ hành chính chỉ liên quan đến công tác mang
ý

nghĩa văn phòng, giấy tờ hoặc liên quan đến những hoạt động mang tính phục
vụ, hội nghị, họp...
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wiktionary [37] (trên mạng Internet),
hành chính là hoạt động của các cơ quan công quyền của nhà nước trong

khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
Theo từ điển Pháp – Việt [18]: với nghĩa quản lý Nhà nước, Hành
chính Nhà nước là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy
hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các
cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới
luật để giữ gìn trật tự công cộng, bằng việc bảo vệ quyền lợi công và phục vụ
nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Hành chính là khái niệm có liên quan và khác với khái niệm hành
pháp, chính trị, quản lý:

-

Chính trị là biểu hiện ý chí, quyền lực Nhà nước bao gồm lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Trong lập pháp, tư pháp có công tác hành chính.
-

-

Hành pháp là chấp hành ý trí của quyền lực chính trị.

Hành chính là thực thi quyền lực hành pháp, nhân danh quyền lực chính trị để
hành động.
Khái niệm Hành chính thuộc phạm trù quản lý. Hành chính là một hình
thức quản lý đặc biệt. Đó là sự quản lý của bộ máy Nhà nước.

21


Hành chính vừa có nghĩa cai trị lại vừa có nghĩa phục vụ. Cần tránh
cách hiểu đơn thuần, hành chính chỉ là công việc giấy tờ, sự vụ với đầy rẫy

những bệnh hoạn quan liêu gây ách tắc cho sự phát triển...
Hành chính là một quá trình đơn nhất, ở bất kỳ nơi nào nhận thấy, nó
đều đồng nhất về mặt nội dung qua các đặc tính quan trọng nhất của nó
(không nhất thiết phải nghiên cứu riêng hành chính Trung ương, hành chính
địa phương... vì chúng cùng một vỏ bọc bên ngoài).
-

Hành chính vừa là một nghệ thuật cũng là một khoa học.

-

Tìm hiểu về hành chính phải trên cơ sở quản lý và trên cơ sở pháp luật.

Từ những cách hiểu trên, chúng tôi thống nhất khái niệm hành chính
với nghĩa như sau:
Hành chính là tổ chức điều hành toàn bộ công việc hàng ngày của cơ
quan nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: là sự thực thi pháp luật bằng các văn
bản pháp quy, các thiết chế, các quy trình và thủ tục một cách khoa học, hợp
lý và hiệu quả; là sự quản lý cụ thể mọi nguồn tài lực to lớn thể hiện qua
ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội; là sự tiếp xúc
hàng ngày và cung ứng những dịch vụ công trực tiếp cho công dân một cách
hiệu quả nhất; là một hệ thống quản lý bảo đảm cho xã hội phát triển có kỷ
cương, nề nếp, bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ của công dân được phát
triển theo luật định.
1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục, tiếng Anh là procedure, tiếng Pháp là procédure, có nghĩa là
phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một
thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm
đạt được kết quả mong muốn.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wiktionary [37], thủ tục là thứ tự và

cách thức làm việc theo một lề thói đã được quy định.
Theo từ điển Tiếng Việt, thủ tục gồm 2 yếu tố, “cách thức hoạt động”
và “trình tự hoạt động”; yếu tố “cách thức hoạt động” trùm lên yếu tố “trình
tự hoạt động”; nhưng trong thực tế yếu tố “trình tự hoạt động” lại là yếu tố nổi
bật không kém gì yếu tố “cách thức hoạt động”, kể cả trong lĩnh vực

22


áp dụng pháp luật. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến bất kỳ hình thức
thủ tục nào, người ta thường dùng từ ghép “trình tự, thủ tục” để chỉ ra cái bên
trong của nó.
Theo Giáo trình Hành chính công [23], thủ tục là những quy tắc, phép
tắc hay những quy định chung phải tuân theo khi thực hiện một công việc nhất
định.
Quy phạm thủ tục: Trả lời câu hỏi cần phải làm như thế nào? Hoạt động
Nhà nước cần phải tuân theo pháp luật trong đó có những quy định về trình
tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Quy phạm vật chất trả lời câu hỏi cần làm gì?
Theo Mác, thủ tục là hình thức sống của đạo luật và như vậy, cần phải
có pháp luật thủ tục để thực hiện pháp luật vật chất.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, Thủ tục hành chính (TTHC) là khái
niệm còn nhiều cách hiểu khác nhau, đơn cử là:
Định nghĩa 1: TTHC là trình tự mà các cơ quan quản lý Nhà nước giải
quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật [24].
Định nghĩa 2: TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt,
cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý nhà nước [30].
Định nghĩa 3: TTHC là trình tự về thời gian, không gian các giai đoạn
cần phải có để thực hiện mọi hình thức hành động của các cơ quan quản lý

hành chính Nhà nước, bao gồm trình tự thành lập công sở; trình tự bổ nhiệm,
điều động viên chức; trình tự lập quy; áp dụng quy phạm để đảm bảo nguyên
tắc pháp quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức tác nghiệp hành
chính [24].
Định nghĩa 4: TTHC được điều chỉnh bởi các quy phạm hành chính.
Nó là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình
nhằm bảo đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính được thực hiện
có hiệu lực và hiệu quả.
Định nghĩa 5: Xét theo quan hệ điều hành và căn cứ vào tính chất của
chủ thể thực hiện có thể xem TTHC là trình tự về thời gian, không gian và
23


×