Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.61 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------- ***--------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐIỀU KIỆN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------- ***--------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐIỀU KIỆN
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Chuyên ngành


: Triết học

Mã số

:602280

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC HƢỚNG

HÀ NỘI - 2014
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội cổ truyền là một trong các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền
thống của dân tộc, từng tồn tại hàng ngàn năm trong cộng đồng cư dân trồng
lúa nước. Sự xuất hiện của lễ hội cùng với chiều dài lịch sử dân tộc, đã tạo
nên một diện mạo đặc sắc, độc đáo cho nền văn hóa Việt nam. Đây là hình
thức sinh hoạt vừa linh thiêng vừa mang tính quần chúng, là nơi gửi gắm
những khát vọng của con người. Mỗi khi hoa đào, hoa mai khoe sắc cũng là
lúc lễ hội được tổ chức ở hầu khắp các vùng miền trên cả nước. Từ bắc vào
nam đâu đâu cũng gặp cảnh người dân náo nức đi trẩy hội trong những sắc
màu rực rỡ của những áo những khăn. Không biết từ khi nào lễ hội đã bén rễ
vào đời sống tâm hồn người Việt, chỉ biết rằng ngày hôm nay thì lễ hội đã trở
thành một nhu cầu tất yếu của cộng đồng.
Có thể nói lễ hội là chiếc nôi nuôi dưỡng và phát triển các loại hình văn
hoá của dân tộc. Là nơi mang đậm các giá trị nhân văn như tinh thần yêu nước,

lòng tự hào dân tộc, tinh thần cố kết cộng đồng...vv. Và lễ hội đền Hùng cũng là
nơi hội tụ những nét đẹp đó. Nói đến lễ hội đền Hùng là nói đến một lễ hội
hướng về cội nguồn dân tộc, một lễ hội độc đáo nhất trên thế giới. Không có một
nơi nào mà cả cộng đồng đều hướng về một cội nguồn, nơi mà hai tiếng "đồng
bào" được cất lên trong niềm tự hào vô bờ. Và cũng từ đây hai tiếng "đồng bào"
đã trở thành một thứ vũ khí tinh thần, vũ khí của tinh thần đoàn kêt đã giúp dân
tộc Việt nam chiến thắng mọi kẻ thù tàn bạo, hùng mạnh.

Tuy nhiên, cũng giống như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền
Hùng cũng đang đứng trước những tác động hai mặt của nền kinh tế thị
trường, của xu hướng hội nhập quốc tế. Nhiều lễ hội đã được hiện đại hoá tới
mức mất đi những nét cổ truyền, có những lễ hội lại được dựng lại một cách
khập khiễng giữa các yếu tố quá khứ và yếu tố đương đại. Hơn thế nữa, nền
3


kinh tế thị trường đã và đang làm "lệch chuẩn" các giá trị nhân văn của lễ hội
truyền thống .Không ít những lễ hội đã bị biến tướng về nghi lễ, đã bị thương
mại hóa trong khâu tổ chức. Những giá trị văn hóa đã được kết tinh qua hàng
ngàn năm lịch sử thì nay đang bị chao đảo. Chốn linh thiêng đã bị chính
những người đi lễ làm cho tầm thường hóa biến thành nơi trao đổi tiền mặt
với thánh thần ...vv. Trước tình hình đó, chúng ta cần phải lên tiếng, đồng thời
phải có những giải pháp chấn chỉnh, để lễ hội mãi mãi là lĩnh vực sinh hoạt
văn hoá lành mạnh, mang nét đặc sắc của văn hoá cổ truyền. Thực tế này đã
đặt ra cho thế hệ hôm nay cần phải cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa mà ông cha ta đã truyền lại. Nếu chúng ta
chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà lãng quên đi các giá trị văn hóa thì đến một
lúc nào đó chính chúng ta sẽ phải chịu.
Thực trạng lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội đền Hùng nói riêng đã
khiến những người có tâm huyết với văn hóa không khỏi nhức nhối và lo lắng.

Bài toán về "giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường" không dễ tìm ngay được lời giải. Nhưng nếu
chúng ta vẫn không lên tiếng trước tình trạng báo động như vậy thì thật có lỗi
với những thế hệ đi trước, những người đã không tiếc máu xương cho nên độc
lập tự do của dân tộc. Xuất phát từ tâm nguyện đó, tác giả xin được triển khai
luận văn với một tấm lòng tri ân đối với công lao của các vua Hùng, những
người đã có công gây dựng nên kinh đô Văn Lang- nhà nước đầu tiên của
người Việt. Đồng thời tác giả mong rằng thành công của luận văn sẽ góp một
phần vào việc giữ gìn một trong những bản sắc văn hóa cao quý của người
Việt trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu về lễ hội gắn
với phát trivăn hóa. Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội trong các
công trình nghiên cứu văn hoá như Phan Kế Bính với "Việt Nam phong tục";
4


Đào Duy Anh với "Việt Nam văn hoá sử cương"; Nguyễn Văn Huyên với
"Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam". Sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đến năm 1954, do hoàn cảnh chiến tranh nên hầu như lễ hội ít được
nghiên cứu, sưu tầm. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời chia cắt,
các công trình nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam - Bắc cũng khác nhau. ở
miền Nam có một số công trình như "Lễ tế xuân hay Đám rước thần nông"
(Nguyễn Giỏi Kế), "Nhớ lại hội hè đình đám (Nguyễn Toại), "Mùa xuân với
đời sống tình cảm Việt Nam", "Trẩy hội hành hương" (Nguyễn Đăng Thục),
"Nếp cũ hội hè đình đám quyển thượng" (Toan Ánh). Ở miền Bắc có các công
trình "Một số tục cổ và trò chơi Việt Nam trong tết nguyên đán và mùa xuân"
(Nguyễn Đổng Chi), "Thời Đại Hùng Vương" (Lê Văn Lan), "Hà Nội nghìn
xưa" (Trần Quốc Vượng). Từ 1975 đến nay đã có nhiều học giả quan tâm
nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như "Đất lề quê thói" (Nhất Thanh); "lễ hội

truyền thống và hiện đại" (Thu Linh - Đặng Văn Lung). "60 lễ hội truyền
thống Việt Nam" (Thạch Phương - Lê Trung Vũ); "lễ hội Việt Nam" (Lê Trung
Vũ - Lê Hồng Lý); "lễ hội cổ truyền" (Lê Trung Vũ chủ biên); "lễ hội truyền
thống trong đời sống xã hội hiện đại" (Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng chủ
biên). Các công trình trên đã giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc, hệ thống và khoa
học về lễ hội truyền thống, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi
tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ cho luận văn này.
Những năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã hội
ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng cao, nhu
cầu vui chơi, du lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền dược phục dựng và
phát huy các giá trị văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của cộng động.
Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với phát triển văn hóa được nhiều học giả
quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả nước,
trong đó có lễ hội Đền Hùng và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiêu biểu
cho các công trình nghiên cứu này là các tác giả và các công trình sau:

5


Nguyễn Quang Lê với "Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống
của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay"; (Viện nghiên cứu văn
hoá dân gian, Hà Nội, 1999). Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn
hoá lễ hội truyền thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ
hội tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong 6 lễ hội được nghiên cứu, tác giả đã
dành một chương nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, trong phần kết luận
và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu hướng phát triển những giá trị văn
hoá của các lễ hội truyền thống trong tương lai.

Dương Văn Sáu với "lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch"
(Trường Đại học văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2004) đã nghiên cứu tổng quan về

lễ hội Việt Nam, các loại hình lễ hội trong sự phát triển du lịch (cụ thể như
đặc điểm tính chất, các hoạt động diễn ra và tác động của lễ hội đến du lịch).
Trong đó, tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một số lễ hội trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả không nghiên cứu đầy
đủ mà chỉ lấy một vài chi tiết của các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm
minh chứng cho các luận điểm của mình.
Trần Mạnh Thường với "Việt Nam văn hóa và du lịch" (Nhà xuất bản
Thông tấn, Hà Nội, 2005) đã giới thiệu khá chi tiết đầy đủ các thắng cảnh, di tích
và lễ hội của 64 tỉnh thành trong cả nước, trong đ ó đề cập đến các lễ hội trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập sâu đến tác động tương hỗ
giữa lễ hội và du lịch và giá trị của nó trong sự phát triển kinh tế- xã hội.

Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian với "Về miền
lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam" (Xuất bản năm 2007). Các tác giả thống
kê khá đầy đủ chi tiết các lễ hội.
Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội như "Du lịch lễ hội
tiềm năng và hiện thực khả thi" (GS.TS Phan Đăng Nhật), "lễ hội dân gian và
du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" (PGS.TS Nguyễn Chí Bền), "Đa
dạng hoá các hoạt động di tích - lễ hội qua con đường du lịch" (Trần Nhoãn),
6


"Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc " (Huỳnh Mỹ Đức), "lễ hội chọi Trâu
trong phát triển văn hoá Đồ Sơn" (Bùi Hoài Sơn), "Suy nghĩ về phát triển lễ
hội dân gian trở thành ngày hội văn hoá ở địa phương" (Cao Đức Hải), "Khai
thác lễ hội ở Việt Nam" (Dương Văn Sáu), "Chào năm du lịch trên đất Tổ Vua
Hùng" (Thăng Long)…
Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội và du lịch lễ hội với
nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu về lễ hội đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong luận

văn này tác giả kế thừa, tiếp thu, đúc kết các công trình nghiên cứu của các học
giả đi trước để đánh giá nghiên cứu vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để từ đó tìm
ra những giải pháp để phát triển lễ hội đền Hùng một cách hiệu quả và bền vững.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1.

Mục đích của luận văn

Trên cơ sở làm rõ khái niệm lễ hội và lễ hội truyền thống, tác giả đi sâu
nghiên cứu các giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng. Luận văn còn phân tích,
đánh giá thực trạng của việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội
đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường để từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa đó một cách hiệu quả, bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
-

Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lễ hội và những giá trị văn

hóa của lễ hội đền Hùng trong phát triển văn hóa, xã hội hiện nay.
-

Đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa

của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ vừa qua.
-


Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển lễ hội đền

Hùng để xứng tầm lễ hội cấp quốc gia.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
7


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu lễ hội truyền thống - đền Hùng
với tư cách là thành tố cơ bản của di sản văn hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lễ hội đền Hùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

-

(phường Vân Phú, thành phố Việt trì và xã Hy Cương huyện Lâm Thao).
Phạm vi thời gian: Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, vì vậy luận

-

văn chủ yếu nghiên cứu lễ hội đền Hùng từ năm 2000 đến năm 2013, mặt
khác cũng trong khoảng thời gian này nền kinh tế thị trường đã bộc lộ rõ tính
chất hai mặt để chúng tôi phân tích sự tác động của nó đối với lễ hội truyền
thống nói chung và lễ hội đền Hùng nói riêng, để từ đó tìm ra giải pháp bảo
tồn và phát huy di sản quý báu mà ông cha chúng ta đã để lại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
-


Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về phát triển văn hoá, xã hội.

Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng

-

hợp và phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp liên ngành, phương pháp
điền dã khảo sát, nghiên cứu thực địa, điều tra xã hội học...
6.

Ý nghĩa của luận văn

6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm rõ khái niệm lễ
hội, lễ hội truyền thống và giá trị văn hóa của một lễ hội mang tầm cỡ quốc gia.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận văn góp phần đánh giá thực trạng của công tác bảo tồn và phát

huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền knh tế thị trường.
-

Đề xuất các giải pháp về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội

đền Hùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -


8


xã hội và văn hóa một cách bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 2 chương,8 tiết

9


Chƣơng 1
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
Mùa xuân- mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn
vật, cỏ cây...giữa tiết trời ấm áp, lòng người phơi phới cùng nhau đi trẩy hội,
hành hương về cội nguồn. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, con người vừa đi
hội để vui chơi, vừa là để cầu mong những điều may mắn, những điều tốt đẹp
nhất cho một năm.
Lễ hội nước ta thật phong phú đa dạng. Theo thống kê của các nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt nam có gần 8000 lễ hội truyền thống lớn,
nhỏ trải khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng tập trung
nhất là vào mùa xuân. Mỗi lễ hội mang một nét riêng tiêu biểu, một giá trị
riêng nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy
tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ
truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ gian ác, giàu lòng cứu nhân độ thế ...Với
tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ngày hội diễn ra sôi động bằng những hoạt
động tưởng nhớ, biết ơn công trạng, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại làm
cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao của tổ tiên, thêm tự hào truyền thống
quê hương đất nước của mình. Đặc biệt lễ hội nước ta gắn bó với làng xã, địa

danh vùng đất như thành một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống
cộng đồng nhân dân.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm
linh của mỗi dân tộc, mỗi hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau
những ngày lao động vất vả, là dịp mọi người hướng về những sự kiện trọng
đại hoặc liên quan đến những tín ngưỡng hay vui chơi giải trí. Để hiểu sâu sắc

10


về hình thức sinh hoạt văn hóa này, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm "lễ"và
"hội"
1.1. Khái niệm lễ hội và lễ hội truyền thống
1.1.1.Khái niệm lễ hội.
Lễ là nghi thức được hình thành nhằm đánh dấu một sự kiện, một sự
việc có ý nghĩa trong đời sống cộng đồng.Trong thực tế khái niệm lễ có nhiều
cách tiếp cận phức tạp. Chữ "lễ" được hình thành và biết đến trong thời nhà
Chu (thế kỷ 12TCN). Giai đoạn đầu chữ lễ được hiểu là lễ vật của các gia
đình quý tộc nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Dần dần chữ lễ được
mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ
bậc lớn nhỏ thân sơ trong xã hội phân chia giai cấp. Cuối cùng khi xã hội đã
phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như tế lễ thành Hoàng làng, lễ
gia tiên, lễ cầu an cầu mưa.
Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến ngày nay lễ mang ý nghĩa bao
quát mọi nghi thức, ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội. Như vậy ta có
thể đi đến một khái niệm chung : "Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm
biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những mơ
ước chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện"[73,tr.124]. Mỗi một hiện tượng xã hội đều có một nguồn gốc
và lịch sử phát triển của nó. Với hiện tượng lễ cũng vậy.

Các nhà nghiên cứu khác như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh
Gia Khánh thì coi đó là hội lễ, coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hoá. ý
nghĩa của thuật ngữ này được xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội
và lễ. Hội là sự tập hợp đông người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Lễ là các tín ngưỡng (các niềm tin thiêng liêng) và các nghi thức đặc thù gắn
với các tín ngưỡng ấy trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng [41, tr.7].
Tác giả Lê Trung Vũ trong các bài viết trên Tạp chí văn hoá dân gian
(giai đoạn 1983 đến 1986) thường gọi là "Hội làng", "Hội lễ", "Hội - Lễ" còn
11


các trường hợp khác ông thường gọi là "Lễ hội".
Như vậy, lễ hội có thể có nhiều cách gọi khác nhau nhưng cơ bản thống
nhất và tập trung ở từ "lễ hội". Xét về mặt nghĩa của từ nó bao gồm hai thành
tố "lễ "và "hội". Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ bao gồm các
nghĩa sau:
-

Cách bày tỏ kính ý

-

Đồ vật để bày tỏ kính ý

Chữ Lễ thường đi với các từ như sau, nhưng không có từ Lễ hội: Lễ bái,
tế thần, lễ bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ ý, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ
sinh, lễ tân, lễ tiết, lễ tục, lễ văn, lễ vật [1, tr.498].
Nguồn gốc của lễ : Trong buổi bình minh chào đời, con người còn bỡ
ngỡ và sợ hãi trước sự hùng vĩ, rợn ngợp của thiên nhiên. Đứng trước các
hiện tượng như mưa bão, sấm sét con người thấy nhỏ bé và cô đơn. Chính

cảm giác đó đã thôi thúc con người phải hành động, phải làm một việc gì đó
để xua đi nỗi ám ảnh, sợ hãi đó. Họ đã làm tất cả những việc như tôn thờ
những hiện tượng tự nhiên đó thành các vị thần để mong sự che chở, giúp sức.
Đây chính là những hành động mở đầu cho hoạt động "lễ" sau này được diễn
ra một cách hệ thống, bài bản hơn.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần của con
người ngày càng phát triển hơn. Con người bước đầu tìm hiểu, khám phá các quy
luật của tự nhiên. Họ cũng phần nào hiểu về tự nhiên nên các hoạt động thờ cúng
các hiện tượng tự nhiên cũng dần dần giảm đi. Tuy nhiên con người phần lớn
vẫn cảm thấy mình bất lực trước thế giới bí ẩn do đó những nghi lễ thờ cúng vẫn
phát triển hàng triệu năm qua. Như vậy xét đến cùng nguồn gốc của "lễ" xuất
phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ lao động còn thô
sơ, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên thì những nghi lễ thờ cúng ra đời và tồn tại
vững chãi trong đời sống cộng đồng như một điểm tựa tinh thần giúp họ thích
nghi và làm bạn với tự nhiên. Ví như người

12


xưa cho rằng hiện tượng mưa là do thần sấm thần sét làm ra, cho nên mới cầu
mưa. Họ tiến hành các nghi lễ tác động vào thần linh bằng cách mô phỏng
tiếng sấm, tiếng sét để gọi mưa. Nhưng có nơi lại cho rằng mưa là do thần
mặt trời tạo ra cho nên họ nghĩ đơn giản là muốn có mưa thì phải tiến hành
một nghi lễ để tác động vào thần Mặt Trời để cầu mưa.
Người Việt vốn là cư dân trồng lúa nước vùng nhiệt đới gió mùa, bởi
vậy cho tới nay từ quan niệm, lối nghĩ, đến nếp sống của họ về cơ bản thể
hiện những đặc trưng của người dân trồng lúa nước. Những quan niệm vũ trụ
nguyên sơ của phương Đông cổ đại, cũng như của người Việt cổ là âm dương
tương khắc, tương sinh đã bao trùm lên toàn bộ đời sống tinh thần của nông
dân Việt. Trong tiềm thức, ngoài việc con người tác động tới tự nhiên thì quan

hệ con người với con người còn tôn thờ thần núi, thần đất, thần lửa… đều
đồng nhất với âm và nhân hóa thành nữ tính - mẹ. Ở đây cái chiêm nghiệm cổ
sơ đã kết chặt với thế giới tâm linh của con người. Cùng với sự nhận thức về
thế giới và xã hội của con người, cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa, quan niệm vũ trụ luận và tín ngưỡng cổ sơ trên người Việt cổ đã dần
được hệ thống hóa và nâng lên tới mức cao hơn. Đó là quan niệm đồng nhất
Mẫu - Mẹ với vũ trụ người Việt cổ quy tụ muôn vàn hiện tượng tự nhiên và xã
hội. Từ Tứ pháp ( mưa, mấy, sấm,chớp) mang lại Nữ tính mẹ Âu Cơ sinh bọc
trứng nở hàng trăm người con là cội nguồn của dân tộc Việt.
Xét về nguồn gốc thì trong thời nguyên thủy, lễ hội lúc đó chưa có sự
tách biệt khỏi các hoạt động khác của con người như vui chơi, giải trí chúng
còn gắn chặt với nhau đó chính là lễ hội sơ khai hay lễ hội nguyên hợp. Song
với sự phát triển của con người thì lễ hội cũng phát triển theo và dần dần trở
thành một nghi lễ đa dạng. Hoạt động của con người luôn vươn tới sự sáng
tạo và sự hài hòa với môi trường xung quanh. Do vậy mà nghi lễ thờ cúng từ
chỗ nhằm mục đích ích dụng đã dần hướng tới thẩm mỹ, tác động vào cảm

13


xúc của con người làm cho họ ngoài việc cân bằng về tâm lí còn tạo cho họ
nhiều niềm vui, chính điều đó giúp con người được thoải mái.
Nói đến lễ là nói đến những đặc trƣng tiêu biểu như là: tính trật tự,
tính quy củ và tính mực thước. Con người khi đứng trước những đối tượng
được tôn thờ bao giờ cũng với thái độ nghiêm trang thành kính nhất, do vậy
mọi dung tục đời thường đều được rũ bỏ, để lại trong hoạt động lễ tất cả
những gì cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của cuộc sống. Theo như Đoàn Văn
Trúc thì: “Lễ là sự bày tỏ tôn kính với một sự kiện tự nhiên, hư tưởng hay có
thực đã qua hay hiện đại được thực hiện theo nghi lễ rộng lớn và theo
phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ…cầu

mong sự phù hộ độ trì của các đối tượng”[ 5,tr.92 ].
Họp nhau, cơ quan nhiều người họp để làm việc, gặp, ý tứ và sự lý gặp
nhau, bản lĩnh và sự tình gặp nhau. Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội
diện, hội đồng, hội họp, hội ý, hội kiến, hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm,
hội thí, hội thực, hội trường, hội trưởng, hội viên, hội xã. Trong đó không có
từ hội lễ [1, tr.388].
Như vậy học giả Đào Duy Anh không dùng và không đề cập đến từ lễ
hội hay Hội lễ có thể do quan niệm như trong cuốn Việt Nam văn hoá sử
cương đã trình bày và quan niệm là đại hội (vào đám hay vào hội) nên tác giả
không dùng từ lễ hội hay hội lễ nữa.
Tuy nhiên, trong Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của
xuất bản tại Sài Gòn năm 1895: Lễ là khuôn phép, phép bày ra cho tỏ điều
kính trọng, cho ra điều lịch sự, là của dâng đưa, dâng cúng. Hội là nhóm họp
đông người, gặp gỡ, hiểu biết.
Trong "Từ điển Tiếng Việt" do Viện khoa học Xã hội Việt Nam - Viện
ngôn ngữ học ấn hành năm 1992: Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh
dấu một kỷ niệm, một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là cuộc vui tổ chức
chung cho đông đảo người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt [89].

14


Nhà Văn hoá học Đoàn Văn Chúc lại xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ
Lễ - Tết - Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệm
Hội ông cho rằng đều chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một loại hình phong
tục và trong đời sống xã hội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, đan
xen với nhau. Theo ông : "Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay
tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theo nghi điển
rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng
được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ. Hội là cuộc vui chơi bằng

vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp
cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấn khích,
hoan hỷ của công chứng dự lễ "[12, tr.132].

Vấn đề này, chúng tôi tán thành ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh cho
rằng: "lễ hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần
lễ phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó hình
thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một
vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền thoại…)
rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phái sinh để
tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội phần lễ là phân gốc rễ, chủ
đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp" [73, tr.336].
Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tín
ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo.
Còn hội là phần tập hợp vui chơi giải trí, là đời sống văn hoá thường nhật,
phần đời của mỗi con người, của động đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự
quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội.
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày có khi người ta dùng từ "hội" để chỉ toàn
thể lễ hội nào đó ví dụ: tháng 3 trẩy hội Đền Hùng ( lễ hội Đền Hùng) hay trẩy hội
Chùa Hương nhưng đó chỉ là hình thái tu từ, lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể.

Vì vậy trong luận văn này chúng tôi không dùng từ hội lễ, hội làng, hay
15


hội mà dùng từ lễ hội để mang tính chính xác và phản ánh hiện tượng lễ hội
một cách tổng thể, khách quan đầy đủ.
Nếu như trật tự là nội dung, hình thức, yêu cầu của lễ, thì tính tự do
phóng thoáng lại là đặc trưng của hội. Hội khác lễ chính là ở điều đó. Đến với
hội con người được phép hỗn độn, cuồng nhiệt, vui chơi hết mình. Hội là cuộc

vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất
định vào cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự
phấn khích, hoan hỷ của công chúng dự lễ. Qua đó, muốn nhằm đạt tới những
khát vọng mà đời thường không có điều kiện và cơ hội hay không được phép
thực hiện để vươn tới cái Chân- Thiện -Mỹ
Hội chính là một loại hình văn hóa tổng hợp do con người sáng tạo và
tổ chức một cách có ý thức, có chủ đích nhân dịp một sự kiện nào đó có liên
quan đến cộng đồng. Hội đem lại lợi ích tinh thần cho hàng triệu người của
cộng đồng. Hội có nhiều trò vui đến mức hỗn độn, náo nhiệt. Đây là sự cộng
cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những tháng ngày lao động vất vả
.Đến với lễ hội mọi người được giải tỏa, thăng bằng trở lại. Vậy có thể hiểu
hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên
cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng dòng họ, từng gia đình và sự sinh sôi
nảy nở của gia súc, sự bội thu của những cánh đồng .
1.1.2 Lễ hội truyền thống
Căn cứ vào hình thức tổ chức và tính chất của lễ hội có thể tạm chia làm

2 loại lễ hội:
-

Lễ hội truyền thống (hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền).

- Lễ

hội hiện đại.

Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền
thống , xem nó như nền tảng, bước đệm để tìm hiểu sâu hơn lễ hội đền Hùng- một lễ
hội mang tầm quốc gia. Ở đây có nhiều cách gọi khác nhau về lễ hội


16


truyền thống, hay lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian. Cụm từ truyền thống hay
cổ truyền đều là từ Hán Việt. Theo cuốn Hán Việt từ điển của Thiều Chửu thì:
Cổ là ngày xưa, cũ
Truyền là đem của người này trao cho người kia, trao cho
Thống là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt gọi là thống[14].
Như vậy trong tiếng việt cổ truyền và truyền thống là 2 từ gần nghĩa
nhau nhưng không hoàn toàn trùng khít nhau. Từ cổ truyền có nghĩa trao lại cái
cũ của người xưa, nó dường như có tính bất biến bảo thủ. Từ truyền thống có
ý

nghĩa cởi mở hơn biện chứng hơn, một mặt truyền lại những cái gì gọi là

dường mối, đầu gốc, một mặt nó có sự thích nghi sáng tạo để phù hợp với
thực tại.
Hơn nữa lễ hội lại là hiện tượng tổng thể, đồng thời nó tích hợp các
hiện tượng văn hoá phái sinh trong quá trình lịch sử để tạo nên một tổng thể lễ
hội. Nó vừa có phần gốc rễ làm chủ đạo (phần lễ) vừa có phần phái sinh tích
hợp (phần hội). Trong quá trình truyền lại, lễ hội vẫn giữ được cái dường mối,
căn cốt của lễ hội. Do vậy, đối với hiện tượng lễ hội, một hiện tượng văn hoá
luôn biến đổi vận động thì dùng cụm từ lễ hội truyền thống sẽ phù hợp hơn lễ
hội cổ truyền, mang ý nghĩa biện chứng hơn cụm từ lễ hội cổ truyền. Từ sự
phân tích và cách hiểu trên, trong luận văn này chúng tôi thống nhất dùng cụm
từ lễ hội truyền thống.
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt cộng đồng được tổ chức
theo phương pháp cảnh diễn hóa (sân khấu hóa) với nhiều nội dung, hình thức
phong phú nhằm vừa tôn vinh những giá trị thiêng liêng, vừa thỏa mãn các

nhu cầu văn hóa tinh thần của con người và góp phần thắt chặt các quan hệ xã
hội. Là một hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, lễ hội được cấu thành bởi
hai yếu tố lễ và hội, tương ứng với các mặt: tinh thần, tôn giáo -tín ngưỡng,
linh thiêng là yếu tố lễ; vật chất, văn hóa-nghệ thuật, đời thường là yếu tố hội,
cả hai yếu tố gắn bó, hòa quyện với nhau không thể bỏ đi một yếu tố nào mà
17


không làm mất đi bản thân nó. Lễ và hội hướng con người tới “cái thiêng” và
gắn bó con người lại với nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội,
trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ.
Thứ nhất, lễ hội truyền thống thực hiện chức năng liên kết cộng đồng,
dù dưới hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể
của nhân dân, là “cuộc vui chơi đông người” được tổ chức sau thời gian lao
động, sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan
đến sự tồn tại của một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó.
Người đi hội "không cảm thấy mình là người ngoài cuộc, chính điều đó đã
đem lại niềm an ủi, sự xúc động thật sự và là nguồn động viên sâu sắc cho
những thân phận nhỏ bé ngày thường trong xã hội phong kiến xa
xưa"[74,tr.65]. Ta thấy hầu như toàn bộ lễ hội truyền thống nào cũng đều
phản ánh chức năng này, từ lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Nghinh Ông
(Bình Thuận) đến lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)…
Thứ hai, lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền
bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại
truyền thống đã qua (như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng…).
Thứ ba, lễ hội truyền thống còn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu
đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của
cộng đồng các dân tộc ở địa phương như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư
(Bình Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), Núi Bà Đen (Tây Ninh)… Thông qua
đó, lễ hội truyền thống tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý,

trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi
ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp
ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời
sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
Thứ tư, chức năng hưởng thụ và giải trí là chức năng cuối cùng của lễ
hội truyền thống. Đến với lễ hội truyền thống ngoài sự “hòa nhập” hết mình
18


trong các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân” đóng một vai trong hội hay
“nhập thân” vào một trò chơi, tất cả mọi người đều được hưởng những lễ vật
mà mình dâng cúng, đều được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí
trong quá trình tổ chức hoạt động lễ hội. Trong lễ hội truyền thống, người dân
không chỉ hưởng thụ mà còn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự
trong đời sống văn hóa của chính bản thân mình.
Hiện nay do phát huy tốt vai trò, chức năng nêu trên, các lễ hội truyền
thống đã tiếp tục thu hút được hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn quần chúng
nhân dân tham gia, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống
lao động sản xuất của nhân dân. Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thống là
bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi
dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp
phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh,
phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần “xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đề ra trong
Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).
1.2 Giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng
1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc
Tinh thần cố kết cộng đồng là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa
của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi phải đối mặt với giặc ngoại xâm, thiên nhiên
áp bức. Ở thời kỳ nào cũng vậy, nhờ có tinh thần cố kết cộng đồng từ làng xã

đến cả đất nước mà nhân dân ta đã đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ đất nước.
Nhưng trong điều kiện mới ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, tinh thần cố kết cộng động phải chịu sự xâm thực, thể hiện ở sự phát
triển không đều giữa kinh tế với đời sống văn hóa tinh thần. Con người ngày
càng khẳng định cái cá nhân và cá tính của mình nhưng đồng thời cũng dễ rơi
vào trạng thái cô đơn, cô độc, ích kỷ mà trong nghị quyết Hội nghị lần thứ V
ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII khẳng định: Về mặt khách quan
19


mà nói kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến
khích tối đa lợi ích cá nhân làm cho người ta có ý nhiều đến lợi ích vật chất
mà coi nhẹ tinh thần, chỉ chú ý tới lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng
đồng , chú ý đến lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài.
Lễ hội là một hoạt động tập thể mang tính cộng đồng, lễ hội của người
Việt ở đồng bằng Bắc bộ thường được gọi là hội làng. Hội làng là đặc trưng
nổi bật nhất của đồng bào các dân tộc nước ta. Làng, bản là một kết cấu tổ
chức xã hội có tính cộng đồng cao, biểu hiện ở cộng đồng dân cư, cương vực
kinh tế - văn hoá - xã hội. Dân cư của làng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
từ rất lâu đời, có khi là quan hệ dòng tộc, có khi là quan hệ láng giềng "Tối
lửa tắt đèn có nhau", "Bán anh em xa mua láng giềng gần" và như vậy lễ hội
là một hoạt động tinh thần gắn kết họ lại với nhau để cùng chung một niềm tin
cùng hướng về tổ tông dòng tộc, cùng chung một thần linh, thành hoàng…
Tính cố kết cộng đồng trong lễ hội đền Hùng được thể hiện qua sự cộng
mệnh và cộng cảm. Cộng mệnh là sự gắn bó giữa con người trong cộng đồng
thông qua vận mệnh của cộng đồng, thể hiện ở việc cả làng cùng suy tôn, cùng
tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong của cả cộng đồng. Đó là
Đức quốc Tổ Hùng Vương trong lễ hội Đền Hùng, Quốc mẫu Âu Cơ trong lễ hội
Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hoà), Thành hoàng làng trong các lễ hội Đình; Đức Phật,
Thánh Mẫu trong các lễ hội, tôn giáo… Cộng cảm là sự thể hiện có chung thái

độ tình cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hoá với tự nhiên,
thần thánh và con người. Lễ hội đền Hùng còn thấm đượm tinh thần đoàn kết,
dân chủ và nhân bản sâu sắc. tinh thần. Với sự sôi động của lễ hội đền Hùng đã
làm mất đi sự cách biệt, sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội, mà tất cả mọi
người đến đây đều có chung một tấm lòng hướng về cội nguồn. Họ đều nhận
được sự đồng cảm của cộng đồng để thoát khỏi trạng thái cô đơn trong đời
thường, họ đều góp sức chung vui tạo nên không khí tưng bừng hào hứng của lễ
hội với ý nghĩa như vậy có thể nói lễ hội đền Hùng đã tạo nên

20


không khí bình đẳng, dân chủ trong xã hội, tăng cường sự giao lưu gắn kết
giữa các cá nhân trong cộng đồng dân tộc với nhau. Khi tham dự lễ hội đứng
trước các vua Hùng thì dù là người tổ chức hay người dân tham gia lễ hội hay
bất kỳ cương vị nào cũng đều bình đẳng trước tổ tiên và bình đẳng với nhau
trong tư cách là những người cùng tham gia. Vì thế những câu như "nước lụt
thì lút cả làng", hay "nước nổi, bèo trôi", "chết một đống còn hơn sống một
mình" đã thể hiện tính cố kết cộng đồng trong một đơn vị làng xã và lớn hơn
là dân tộc. Bất kể một lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử,
lễ hội tôn giáo suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì các lễ hội ấy
bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hoá và
sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện. "Mọi hoạt động diễn ra trong các
lễ hội ấy đều thể hiện tính cố kết cộng đồng, mang tính biểu trưng nhằm kêu
gọi, tập hợp quần chúng nhân dân trong một vòng tay lớn" [62, tr.74]. Bởi
vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hoá
tiêu biểu nhất của lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội đền Hùng nói riêng.
1.2.2. Giá trị giáo dục
Lễ hội truyền thống là biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền
thoại hoá những nhân vật được nhân dân thờ phụng. Trong dân gian luôn tồn tại

quan niệm "Có tích mới dịch nên trò". Những nghi thức cúng tế, những tục hèm,
những trò chơi dân gian truyền thống trong các lễ hội thường có nguồn gốc xuất
phát từ một sự thật lịch sử hay hư cấu nào đó. Tất cả những "tích" như vậy đều
có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Thực tế qua khảo sát lễ hội ở vùng trung du bắc bộ nhất là ở khu vực Phú Thọ,
hầu hết các lễ hội truyền thống ở vùng này đều gắn chặt với các sự kiện mang
tính lịch sử thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Hệ thống di tích Đình, Đền đều thờ
các vị tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương như Tản viên Sơn Thánh,
Quý Minh Đại Vương… và được coi là thành hoàng làng. Điển hình như
trò diễn "Rước Chúa Gái" của huyện Lâm Thao, Phú Thọ thường diễn vào ngày

21


hội chính đã tái hiện truyền thuyết lễ thời Hùng Vương về tích truyện Sơn
Tinh đón Ngọc Hoa công chúa đưa về núi Tản Viên và phản ánh cả các phong
tục tập quán sinh hoạt thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Vì vậy có thể nói lễ
hội truyền thống là một "bảo tàng lịch sử sống" một "kho báu sống" về lịch sử
dân tộc.
Giá trị giáo dục của lễ hội đền Hùng được thể hiện trong việc giáo dục
thế hệ trẻ có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc. Tình yêu nước trước hết chính
là ý thức hướng về cội nguồn như: "chim có tổ người có tông, như cây có cội
như sông có nguồn" Điều đó giúp nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những
bài học về đạo lý của ông cha về lịch sử của làng, lịch sử của dân tộc và
truyền thống ông cha… Cũng từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giúp con người
không bao giờ quên cội nguồn, con người đến với lễ hội là đến với lòng thành
kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và
trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòng tộc… Do vậy lễ hội truyền
thống có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức giáo dục truyền thống lịch sử
của làng bản quê hương đất nước đối với mọi thành viên tham gia lễ hội.

Bài học về tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc được rút ra từ lễ hội
đền Hùng, từ thời đại Hùng Vương dựng nước càng có vai trò quan trọng
trong thời điểm hiện nay. Khi Việt nam bắt tay hội nhập kinh tế quốc tế đã mở
ra nhiều những cơ hội hợp tác và phát triển đất nước, song đồng thời cũng tạo
ra những thách thức không nhỏ. Chúng ta đều biết việc tranh chấp trên biển
Đông đã và đang đe dọa tới sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam.
Những sự kiện "nóng" như đảo Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc
...vv đã đem lại những bài học kinh nghiệm trong vấn đề đối ngoại. Việc
khẳng định đất nước Việt nam có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một
nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và Nhà nước. Vì vậy sự kiện lễ hội đền Hùng
được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới đã không chỉ mang ý
nghĩa văn hóa mà còn mang ý nghĩa chính trị. Thế giới biết đến Việt nam là
22


một dân tộc thống nhất, đoàn kết hàng nghìn năm lịch sử vì dân tộc đó có
chung một nguồn cội, không một kẻ thù nào, không một thế lực nào có thể
xóa bỏ chân lý này.
Có thể nói tinh thần yêu nước từ lễ hội đền Hùng, từ thời đại Hùng
Vương đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dà lịch sử dựng nước và giữ
nước của cả dân tộc. Và ngày nay bài học đó vẫn còn mang tính thời sự cấp
thiết, nó trở thành kim chỉ nam trong xu thế quốc tế hóa của dân tộc Việt nam.
Tuy nhiên để bài học này sống mãi cùng núi sông thì thế hệ hôm nay cần nhân
rộng và có những chiến lược bảo tồn và phát huy một cách sâu rộng đến thế
hệ trẻ-những người chủ tương lai của đất nước. Với những ý nghĩa tốt đẹp đó,
lễ hội đền Hùng hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con người lại với
nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một
khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ. Chiều sâu của tinh thần lễ hội
truyền thống là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi
thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền

thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành
mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần
“xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Bên cạnh đó,
lễ hội đền Hùng với những tầm ý nghĩa, giá trị tâm linh, văn hóa sâu sắc cũng
đã góp phần to lớn trong việc quảng bá và phát triển du lịch, quảng bá hình
ảnh VN với bạn bè thế giới.
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh
Con người luôn có nhu cầu lớn về đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh
cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần
là nhu cầu không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực tại.
Trong cuộc sống thế tục, con người đôi khi bất lực trước sức mạnh tự nhiên, có
lúc họ bế tắc trong sự giải thoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh tinh thần, tìm
đến sự che chở phù hộ của tổ tiên dòng tộc, của thành hoàng,

23


của các vị thần, từ đó giúp họ có niềm tin tạo nên động lực, sức mạnh để vượt
qua khó khăn trong lao động sản xuất và cuộc sống. Đến với lễ hội đền Hùng
họ cầu mong và tin tưởng vào sự che chở của tổ tiên và thần linh cho cuộc
sống bình an, mùa màng bội thu, dân khang vật thịnh. Trong lễ hội này, các
yếu tố tâm linh được ẩn chứa khá sâu sắc từ việc chuẩn bị đồ cúng tế, các nghi
lễ tế, lễ rước, các bài tế… cầu nguyện thần linh đến các trò diễn đều chứa
đựng giá trị văn hoá tâm linh.
Bên cạnh đó, giá trị văn hoá tâm linh của lễ hội đền Hùng còn thể hiện
ở chỗ con người luôn hướng tới cái chân- thiện- mỹ, cái cao cả mà con người
luôn ước vọng tôn thờ, trong đó có cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Một điều
chắc chắn rằng đứng trước tổ tiên, thần linh không một người nào cầu mong
ước nguyện điều xấu xa có hại cho người khác, có hại cho cộng đồng. Khi trở
về thế giới tâm linh, họ luôn mong muốn và tin tưởng vào sự chứng giám và

phù hộ của thần linh vì sự trung thực, thành tâm của họ. Vì vậy, những nghi
lễ, tín ngưỡng trong lễ hội nhìn chung đã giúp con người thoả mãn nhu cầu về
đời sống tâm linh.
Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và công
nghệ thông tin, đời sống vật chất có thể đầy đủ, đời sống tinh thần cũng có thể
được nâng lên do hệ thống thông tin, các hoạt động vui chơi, giải trí, phim ảnh,
thể thao, nghỉ dưỡng…Tuy nhiên, các hoạt động trên vẫn không thể tạo ra sức
mạnh cộng đồng, sự "cộng cảm", "cộng mệnh''; không thể có "thời điểm mạnh",
"không gian thiêng" như ở hoạt động lễ hội. Chỉ khi nào trở về với văn hoá dân
tộc, lễ hội cổ truyền, con người hiện đại mới được tắm mình trong dòng nước
mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng,
ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả chân- thiện - mỹ, được sống
những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng. "Con người có thể phô
bày tất cả những gì tinh tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua
các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy đẹp đẽ

24


khác hẳn ngày thường… tất cả đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện
thực, vượt lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm
trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục
của đời sống hiện thực'' [72, tr.8].
Đối với người dân Việt Nam, lễ hội là một trong những loại hình văn hoá
lâu đời nhất, lễ hội có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu, khát vọng của
người dân cần được đáp ứng, thoả nguyện qua mọi thời đại "Thông qua những
hình thức biểu hiện của mình, lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách ứng
xử thông minh, khôn ngoan của con người đối với sức mạnh vô hình hay hữu
hình mà họ chưa nhận thức được. Lễ hội trở thành một hiện tượng văn hoá tổng
hợp làm thoả mãn nhu cầu văn hoá tâm linh và tâm lý vật chất của con người.

Bản chất của lễ hội là sự tổng hợp và khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần
của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử "[62, tr.89].

1.2.4. Giá trị bảo tồn nền văn hoá dân tộc
Nền văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp, văn
minh lúa nước, cộng đồng làng xã là cái nôi sản sinh ra nền văn hoá phong
phú và độc đáo, đồng thời làng xã cũng là cái nôi bảo tồn nền văn hoá ấy
không bị đồng hoá. Dân tộc ta phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng
chúng ta không bị đồng hoá, nền văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển
nhờ văn hoá làng xã, với phương thức sinh hoạt cộng đồng. Các phong tục,
tập quán, tín ngưỡng gắn với ngôi đình, mái chùa cùng với lễ hội là cái nôi
giữ gìn bảo tồn văn hoá Việt Nam. Đúng như GS.TSKH Tô Ngọc Thanh nhận
xét: "Không có làng xã Việt Nam thì không có văn hoá Việt Nam" [72, tr.8].
Lễ hội truyền thống là một hình thức tái hiện cuộc sống quá khứ thông qua
các hoạt động tế lễ, các trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo và khát vọng
chống lại thiên tai địch hoạ. Cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân
được thể hiện dưới các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần vô cùng sinh động
hấp dẫn như các hoạt động tế lễ, rước, các trang phục truyền thống,

25


×