Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.9 KB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

GIẢN THỊ XUYẾN

HÀNH VI THÍCH NGHI CỦA TRẺ
TỪ3-5TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

GIẢN THỊ XUYẾN

HÀNH VI THÍCH NGHI CỦA TRẺ
TỪ3-5TUỔI
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN CÔNG

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Giản Thị Xuyến


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và chu đáo của cán bộ, giảng viên trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Văn Công - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, giảng viên khoa Tâm lý học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trung tâm Thư viện trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, thư viện khoa Tâm lý học đã
tận tình giúp đỡ tôi trong việc tiếp cận, thu thập các tài liệu cần thiết phục vụ
cho quá trình nghiên cứu
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu và quý Phụ huynh,
trẻ em tại 04 trường mầm non đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thu thập
thông tin và tham khảo tài liệu trong suốt quá trình làm luận văn.
Tuy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho luận văn tốt nghiệp,
nhưng do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên luận văn của tôi còn nhiều
thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để luận

văn của tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2015.

Học viên

Giản Thị Xuyến


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THÍCH NGHI............................ 7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................ 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................. 13
1.2. Các khái niệm công cụ................................................................................................. 17
1.2.1. Hành vi........................................................................................................................... 17
1.2.2. Thích nghi..................................................................................................................... 18
1.2.3. Hành vi thích nghi.................................................................................................... 19
1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 - 5 tuổi........................................................................ 25
1.4. Các yếu tố liên quan đến hành vi thích nghi của trẻ 3 - 5 tuổi..............27
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 30
2.1. Tổ chức nghiên cứu........................................................................................................ 30
2.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................................................... 31
2.2.1. Trình tự chọn mẫu nghiên cứu........................................................................... 31

2.2.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu...................................................................................... 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 36
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................................... 36
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................................ 37
2.3.3. Phương pháp sử điều tra bằng bảng hỏi........................................................ 37


2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm..................................................................................... 38
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học........................................................................ 46
2.4. Mô tả cách thu thập, xử lý kết quả........................................................................... 46
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI THÍCH NGHI CỦA
TRẺ TỪ 3 - 5 TUỔI.................................................................................................................... 50
3.1. Thực trạng HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi............................................................. 50
3.1.1. Kết quả nghiên cứu HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi........................................ 50
3.1.2. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN theo lĩnh vực................................... 54
3.1.3. So sánh thực trạng HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi giữa các nhóm.........63
3.2. Mối quan hệ giữa HVTN của trẻ và các yếu tố liên quan.....................69
3.2.1. Mối tương quan giữa HVTN của trẻ với độ tuổi...................................... 69
3.2.2. Mối quan hệ giữa HVTN của trẻ với thu nhập của gia đình..............71
3.2.3. Mối quan hệ giữa HVTN của trẻ với quan điểm chăm sóc và giáo
dục của gia đình....................................................................................................................... 71
3.2.4. Các yếu tố dự đoán HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi........................................ 73
3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu............................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 83
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt
HVTN
TB
TB thấp
KN
ĐTB
KTTT

AAIDD

VABS II


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Bảng 1.1. Cấu trúc hành vi thích nghi theo Sparrow, Cicchetti và
Balla
Bảng 2.1. Các giai đoạn nghiên cứu luận văn
Bảng 2.2. Phân bố khách thể và địa bàn nghiên cứu
Bảng 2.3. Hoàn cảnh gia đình của khách thể nghiên cứu
Bảng 2.4. Hoàn cảnh riêng của khách thể nghiên cứu
Bảng 2.5. Thứ tự ra đời của khách thể nghiên cứu
Bảng 2.6. Chiều cao, cân nặng, thời gian đi học của khách thể
nghiên cứu
Bảng 2.7. Hoàn cảnh riêng của bố mẹ
Bảng 2.8. Độ tuổi trung bình và thu nhập của bố mẹ
Bảng 2.9. Trình độ của bố mẹ
Bảng 2.10. Nghề nghiệp của bố mẹ
Bảng 2.11. Mức độ HVTN được xếp loại theo điểm chuẩn

Bảng 2.12. Mức độ thiếu hụt HVTN được xếp loại theo điểm chuẩn
Bảng 3.1. Mức độ hành vi thích nghi của các tiểu lĩnh vực và lĩnh
vực, tổng hợp
Bảng 3.2. Xếp loại mức độ hành vi thích nghi của 150 trẻ theo
điểm chuẩn
Bảng 3.3. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực giao tiếp
Bảng 3.4. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực tiếp nhận


và biểu đạt
Bảng 3.5. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực sinh hoạt thường ngày


Tên bảng

Bảng 3.6. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực sinh hoạt
thường ngày
Bảng 3.7. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực xã hội hóa
Bảng 3.8. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực xã hội
hóa
Bảng 3.9. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực sinh vận động
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định sự khác biệt vận động tinh
và vận động thô
Bảng 3.11. So sánh về thực trạng HVTN của trẻ nam và trẻ nữ
Bảng 3.12. So sánh về thực trạng HVTN của trẻ ở Nghệ An và Hà
Nội
Bảng 3.13. So sánh HVTN của trẻ giữa các nhóm trình độ của bố
mẹ
Bảng 3.14. So sánh HVTN của trẻ giữa các nhóm nghề nghiệp
của bố mẹ

Bảng 3.15. Mối tương quan giữa HVTN của trẻ với độ tuổi
Bảng 3.16. Kết quả mức độ HVTN theo độ tuổi
Bảng 3.17. Tương quan giữa mức độ HVTN của trẻ và thu nhập gia
đình
Bảng 3.18. Tương quan HVTN của trẻ với thời gian chăm sóc và
giáo dục trẻ
Bảng 3.19. Tương quan giữa HVTN của trẻ với chi phí đầu tư các mặt


Tên bảng

Bảng 3.20. Tương quan giữa HVTN của trẻ với việc
cập nhật thông tin của PH

73

Bảng 3.21. Tổng hợp các trị số trong phân tích hồi quy tuyến tính
đa nhân tố

73


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên bảng

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn trung bình các lĩnh
vực HVTN của trẻ
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện điểm chuẩn trung bình các tiểu
lĩnh vực HVTN
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hành vi thích nghi của 150

trẻ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự thích nghi hay thích ứng1 là một trong những điều kiện để con người
tham gia có hiệu quả vào đời sống xã hội đầy biến động. Đặc biệt, trong giai
đoạn hiện nay khi nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới, sự thích nghi
được xem là yếu tố quan trọng quyết định hạnh phúc và thành công trong
tương lai. Những báo cáo về thực trạng giáo dục – đào tạo Việt Nam mới đây
đã chỉ rõ: “…con người được đào tạo còn thiếu năng động, chậm thích nghi
với nền kinh tế xã hội đang đổi mới.” (Trích "văn kiện đại hội Đảng VIII").
Đây là một hạn chế của nền giáo dục từ môi trường gia đình đến nhà trường,
với các cấp học từ mầm non đến phổ thông, đại học. Trong đó, giáo dục mầm
non là môi trường giáo dục hình thành cơ sở ban đầu cho khả năng thích nghi
của trẻ sau này.
Thời kì 3- 5 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng trong những năm
đầu đời của trẻ, hình thành các kỹ năng nền tảng ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách của trẻ trong các giai đoạn sau. Trong giai đoạn này trẻ có nhiều sự
biến đổi về tâm lý như thích tự mình làm mọi việc, bướng bỉnh, không chịu
tuân thủ kỷ luật…Những biến đổi này cũng là sự quan tâm và lo lắng của các
bậc phụ huynh. Nhiều trường hợp trẻ có khó khăn tâm lý được phát hiện vào
giai đoạn này, khi phụ huynh đưa trẻ đi thăm khám thì vấn đề của trẻ thường
đã ở mức độ nặng, trẻ chưa thực hiện được những kĩ năng cơ bản của độ tuổi
và mất nhiều thời gian để can thiệp.Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm
thần T.Ư năm 2004, có tới 15-20% trẻ có khó khăn tâm lý, tỉ lệ trẻ gặp khó
khăn ngày càng tăng lên như trẻ lo hãi, nhút nhát,chậm nói, tăng động giảm
1 “Thích nghi” hay “thích ứng” đều được dịch từ một từ tiếng Anh là “adaptation”. Hiện các tác giả Việt
Nam sử dụng hai từ này tráo đổi cho nhau, cùng chỉ một nghĩa.


1


chú ý, trẻ nghiện game, ti vi quảng cáo, kém hòa nhập với trường mầm non, kĩ
năng tự phục vụ hạn chế, v.v. Do đó, nếu những hành vi kém thích nghi của
trẻ không được phát hiện và giúp đỡ kịp thời sẽ có nguy cơ trở thành rào cản
sự phát triển toàn diện tiềm năng của trẻ.
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các vấn đề thích
nghi của trẻ em. Năm 1959, Hiệp hội khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển
Hoa Kì đã đưa thuật ngữ hành vi thích nghi vào khái niệm khuyết tật trí tuệ,
nhằm bổ sung cho quá trình đo trí tuệ đối với các vấn đề tâm thần, trên cơ sở
đó thiết lập cách chẩn đoán và phân loại khuyết tật trí tuệ mới không chỉ dựa
trên chỉ số trí tuệ. Vì vậy, các nghiên cứu của thế giới chủ yếu sử dụng các
thang đo để tập trung đánh giá mức độ hành vi thích nghi đối với trẻ chậm
phát triển tâm thần, ít quan tâm trên trẻ bình thường. Nghiên cứu của G. van
Duijn và cộng sự (2010) trên 984 trẻ có Hội chứng Down từ 0 – 12 tuổi ở Hà
Lan cho thấy trẻ có Hội chứng Down đạt được mức độ kỹ năng thích nghi
chậm hơn trẻ bình thường. Kết quả một nghiên cứu theo chiều dọc của Carr
công bố năm 2000 trên trẻ có chậm phát triển trí tuệ ở các thời điểm mới sinh,
4

năm tuổi đầu tiên và sau đó là 12 tuổi, cho thấy trẻ cũng đạt được các kỹ

năng thích nghi như trẻ không khuyết tật cùng độ tuổi nhưng chậm hơn và
trong một số trường hợp là không có khả năng thành thục hành vi. Một nghiên
cứu khác của Dykens EM., Hodapp RM. và Evans DW. (2006) [27] về hành
vi

thích nghi của 80 trẻ từ 1 – 11,5 tuổi ở ba tiểu bang Đông Bắc Mĩ cho kết


quả ở nhóm trẻ 1 – 6 tuổi, có sự liên quan rõ nét giữa tuổi và hoạt động thích
nghi nhưng ở nhóm trẻ lớn tuổi hơn không thấy có sự liên quan này. Tại Việt
Nam việc nghiên cứu về hành vi thích nghi được quan tâm nhất cũng là nhóm
trẻ khuyết tật trí tuệ. Công trình “Nghiên cứu hành vi thích nghi của trẻ chậm
phát triển trí tuệ trong các lớp giáo dục đặc biệt ở Hà Nội” (2006) của tác giả
Trần Thị Lệ Thu đã phân tích những yếu tố liên quan đến hành vi thích nghi
2


và những biện pháp nâng cao hành vi thích nghi bằng việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục cá nhân [13] . Tác giả Nguyễn Tuấn Vĩnh với luận án
"Nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ có hội chứng Down tại các cơ sở giáo
dục đặc biệt ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế" [21] đã nghiên cứu trên
50 trẻ có Hội chứng Down từ 6 – 18 tuổi tại 9 cơ sở giáo dục đặc biệt ở thành
phố Huế, cho thấy các trẻ đều có thiếu hụt về hành vi thích nghi ở mức độ
nhẹ. Với định hướng đánh giá trẻ chậm phát triển nên ở Việt Nam cũng có
không nhiều tác giả nghiên cứu hành vi thích nghi trên nhóm trẻ bình thường.
Đề tài của tác giả Vũ Thị Nho và Phan Quốc Lâm tiến hành khảo sát về sự
thích nghi của trẻ bình thường, nhưng là trẻ tiểu học và giới hạn phạm vi
trong hoạt động học tập [9]. Như vậy, các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu
tập trung vào nghiên cứu về hành vi thích nghi của nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ.
Các nghiên cứu hành vi thích nghi trên nhóm trẻ bình thường nói chung và
đặc biệt lứa tuổi mầm non chưa được quan tâm nghiên cứu.
Là một người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tôi có nhiều cơ
hội tiếp xúc với trẻ em. Thực tế, với việc tiếp cận với nhiều phương pháp giáo
dục tiên tiến theo hướng khai mở tiềm năng thông minh sớm. Nhiều trẻ em có
sự phát triển vượt trội so với chuẩn lứa tuổi như biết đọc vào 3 - 4 tuổi, khả
năng nhận thức tốt nhưng có nhiều biểu hiện khó khăn tâm lý như 3 tuổi vẫn
rất gắn bó với mẹ, 4 tuổi mà vẫn chưa thể tự xúc cơm ăn, 5 tuổi vẫn khó khăn
khi trả lời những câu hỏi đơn giản, nhút nhát, thích chơi một mình. Chính

những điều đó, làm tôi quan tâm đến vấn đề hành vi thích nghi của trẻ. Việc
đánh giá hành vi thích nghi không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán trẻ chậm phát
triển tâm thần mà còn có ý nghĩa đánh giá mức độ hành vi thích nghi của trẻ
với một độ tuổi nhất định, so sánh mức độ phát triển của các trẻ trong cùng
một độ tuổi; đồng thời sàng lọc khó khăn của trẻ. Tôi mong muốn có thể
nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này theo hướng tiếp cận tâm lý, góp phần
3


giúp các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục có cách tiếp
cận mới trong giáo dục toàn diện cho trẻ.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Hành vi thích nghi của trẻ
từ 3 - 5 tuổi” để nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng hành vi thích nghi của trẻ từ 3 - 5 tuổi, từ
đó đề xuất định hướng giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện để tăng cường khả
năng thích nghi của trẻ với các môi trường khác nhau.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ hành vi thích nghi của trẻ từ 3 - 5 tuổi và các yếu tố liên quan
thông qua phỏng vấn người chăm sóc trẻ bằng thang đo Vineland II.
3.2. Khách thể nghiên cứu
150 trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội và vùng nông
thôn tại Nghệ An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
-


Phần lớn trẻ có mức độ HNTV ở mức độ trung bình

-

Có sự khác biệt về mức độ thích nghi hành vi của trẻ 3 - 5 tuổi giữa

trẻ em ở thành thị và nông thôn, giữa các giới và lứa tuổi
-

Các yếu tố như nhận thức của bố mẹ, giáo dục tại gia đình, giáo dục

nhà trường, v.v. có liên quan đến mức độ hành vi thích nghi của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu lý luận về hành vi thích nghi ở trẻ 3 - 5 tuổi.

-

Nghiên cứu thực trạng mức độ hành vi thích nghi của trẻ 3 - 5 tuổi.

Phân tích các yếu tố liên quan đến hành vi thích nghi của trẻ.

4


-

Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện tăng


cường khả năng thích nghi cho trẻ.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về mức độ hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5

tuổi ở những trẻ phát triển bình thường, không nghiên cứu những trẻ có rối

loạn tâm lý trên 04 lĩnh vực theo thang đo Vineland II (giao tiếp, sinh hoạt
hằng ngày, xã hội hóa và vận động)
6.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại 04 trường mầm non. Trong đó:
-

02 trường mầm non tại Hà Nội: HTC (quận Thanh Xuân) và Kidstime

(quận Đống Đa)
-

02 trường mầm non tại Nghệ An: Cát Văn 1 và Cát Văn 2 (huyện

Thanh Chương)
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp phỏng vấn
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.4. Phương pháp trắc nghiệm
7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ các khái niệm và đặc trưng của hành vi

thích nghi của trẻ. Nghiên cứu này cung cấp thêm tư liệu giá trị góp phần
khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng thang đo Vineland II
vào việc đánh giá hành vi thích nghi của trẻ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam.

5


8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
-

Phân tích thực trạng mức độ hành vi thích nghi của trẻ 3 - 5 tuổi tại

Hà Nội và Nghệ An trên 4 lĩnh vực là Giao tiếp, Sinh hoạt hàng ngày, Xã hội
hoá, Vận động; 11 tiểu lĩnh vực là tiếp nhận, biểu đạt, văn bản, sinh hoạt cá
nhân, sinh hoạt trong gia đình, sinh hoạt cộng đồng, quan hệ liên cá nhân, vui
chơi giải trí, kĩ năng ứng xử, vận động thô, vận động tinh và chỉ số HVTN
tổng hợp.
-

Phân tích các yếu tố liên quan tới mức độ hành vi thích nghi của trẻ 3

5 tuổi tại Hà Nội và Nghệ An như địa bàn, giới tính, lứa tuổi, hoàn cảnh gia

đình, trình độ bố mẹ…
- Đề tài góp phần khẳng định tính hiệu lực, độ tin cậy và khả năng sử
dụng của thang đo hành vi thích nghi Vineland II trên trẻ bình thường. Đồng
thời, phát hiện những hạn chế của phiên bản Tiếng Việt của thang đo này, bổ
sung thêm các nghiên cứu ứng dụng làm tư liệu tham khảo cho việc điều
chỉnh thang đo phù hợp hơn với trẻ em Việt Nam.
9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, cấu trúc đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hành vi thích nghi
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu hành vi thích nghi của trẻ từ 3 - 5 tuổi

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THÍCH NGHI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Việc nghiên cứu HVTN trên thế giới có thể được chia thành 3 hướng
nghiên cứu chính:
Hướng thứ nhất nghiên cứu HVTN đối với nghề nghiệp và lao động.

*

Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề
nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh”, tác giả phê phán các quan niệm
truyền thống chỉ xem sự thích nghi như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập
vào các điều kiện mới. Đồng thời, ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích nghi
nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lí học hiện đại.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói
chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể.


một hình thái khác, Holland đã nghiên cứu sự phù hợp của các hình


thái, các kiểu nhân cách với những môi trường nghề nghiệp tương ứng. Đây là
cơ sở cho công tác hướng nghiệp. Theo ông sự phụ thuộc vào tính cách với
môi trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những khó khăn mà con
người gặp phải trong công việc, nói khác đi sự phù hợp này sẽ đẩy nhanh quá
trình thích ứng nghề.
*

Hướng thứ hai nghiên cứu hành vi thích nghi với môi trường văn hóa

và xã hội.
Có thể nói nghiên cứu thích nghi văn hóa chiếm một mảng lớn trong
hệ thống các nghiên cứu về thích nghi. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội
sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Cùng với sự di

7


chuyển dân cư đến một môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn
đề tâm lý cá nhân nảy sinh do thiếu thích nghi văn hóa. Những nghiên cứu
này được thực hiện với nhiều nội dung khác nhau, với những nhóm dân cư
khác nhau.
Vấn đề sốc văn hóa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng
hạn như: P.S. Adler, E.H. Jacobson, A.C. Garza – Guerrero... và mặc dù, mỗi
tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau của sốc văn hóa nhưng họ đều cho
rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất an thường xuyên về
chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúc với người
khác, mất ngủ, thiếu tự tin...


một khía cạnh khác, một số nhà tâm lý đã nghiên cứu sự thích ứng


của sinh viên nước ngoài khi học tập trong môi trường văn hóa mới. A.
Anumonye tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa
ra hàng loạt những nguyên nhân gây hẫng hụt của sinh viên trong môi trường
văn hóa mới. Trong số này, những nguyên nhân về văn hóa chiếm một tỉ lệ
lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh
viên châu Phi gặp nhiều những khó khăn trong quá trình học tập tại Anh. Và
hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ.
Một số nhà tâm lý học khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh
thần khi con người chuyển sang môi trường xã hội mới, nền văn hóa mới.
Chẳng hạn, khi tiến hành khảo sát sức khỏe tinh thần ở sinh viên Anh và sinh
viên nước ngoài tại Hồng Kông. R. Still nhận thấy tỉ lệ sinh viên Anh có vấn
đề về tâm lý là 14%, trong khi tỉ lệ này ở sinh viên nước ngoài luôn cao hơn:
Aicập: 22.5%; Nigiênia: 28.1%; Thổ Nhĩ Kỳ: 21%; Ấn Độ: 17.6%..
Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau
của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới

8


với những chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ dần đến những
hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạt động của con người.
* Hướng thứ ba các nghiên cứu hành vi thích nghi với hoạt động học
tập Năm 1962 - 1964, tác giả B.Barisova và M.Baxrusev đã nghiên cứu
quá trình thích nghi học tập của sinh viên. Các tác giả đã nghiên cứu ảnh
hưởng của động cơ, thái độ trước khi vào học của sinh viên đối với sự thích
nghi học tập. Tất cả các sinh viên đã nhập trường được chia thành ba nhóm,
nghi với ba loại động cơ, thái độ học tập là tích cực, bình thường và yếu. Các
tác giả đã chỉ ra kết quả thích nghi học tập của ba nhóm sinh viên hoàn toàn
khác nhau. Qua đó, họ đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình thích nghi.

*

Hướng nghiên cứu tổng hợp

Trong các nhóm đối tượng nghiên cứu về hành vi thích nghi, các nhà
khoa học dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em. Các nghiên cứu về hành vi
thích nghi của trẻ, tập trung theo hướng thích nghi với môi trường văn hóa, xã
hội và học tập. Với khách thể nghiên cứu là trẻ em mầm non, hướng nghiên
cứu mang tính tổng hợp cả hai xu hướng trên.
Vào khoảng năm 1930, người ta vẫn quan tâm chủ yếu vào các kết quả
trắc nghiệm đo trí lực, cho tới khi Edgar Doll đưa ra lý luận là mức thành thục
về mặt xã hội, mà giờ đây được coi là khả năng thích ứng hành vi, phải được
xem xét đầu tiên khi tiến hành chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ. HVTN là
một nội dung quan trọng trong quá trình nghiên cứu về sức khỏe tâm thần.
Năm 1959, Hiệp hội khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển Hoa Kì American Association on Intellectual and Developmental Disabilities (gọi tắt
là AAIDD), đã đưa thuật ngữ HVTN vào khái niệm khuyết tật trí tuệ, nhằm bổ
sung cho quá trình đo trí tuệ. Hành vi thích nghi là chất lượng của những biểu
hiện thường ngày khi con người phải đối phó với các đòi hỏi thuộc môi

9


trường. Tháng 9 năm 1964, tổ chức này đã chứng minh chức năng của HVTN
đối với các vấn đề tâm thần, trên cơ sở đó thiết lập cách chẩn đoán và phân
loại khuyết tật trí tuệ mới không chỉ dựa trên chỉ số trí tuệ.
Trong tài liệu "Chẩn đoán, phân loại và Hệ thống hỗ trợ của AAMR"
năm 1992 đã nêu lên sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ về hành vi thích nghi
cho đối tượng chậm phát triển trí tuệ (Luckasson và cộng sự,1992). Trong hệ
thống này, 10 lĩnh vực sau đây được coi là quan trọng để chẩn đoán chậm phát
triển tâm thần: giao tiếp, tự chăm sóc, cuộc sống gia đình, kỹ năng xã hội, sử

dụng tiện ích tại cộng đồng, sức khoẻ và độ an toàn, học tập, giải trí và lao
động.
Các khả năng thích nghi giúp cho con người có được lối sống khá bình
thường. Phần lớn những người có khả năng cư xử bình thường trong xã hội thì
đều có thể giải quyết được tốt các đòi hỏi của môi trường sống. Tuy vậy,
những người chậm phát triển trí tuệ thường khó thích nghi, do đó kém về mặt
tương tác xã hội, khó được chấp nhận cũng như khó hoà nhập. Mức yếu kém
về mặt thích nghi kết hợp với hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình cần được
chẩn đoán để xác định hiện tượng chậm phát triển trí tuệ.
Theo bảng phân loại DSM - IV (sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối
nhiễu tâm thần - IV 1997, Hiệp hội tâm thần Mỹ), khả năng thích nghi đề cập
đến mức độ đáp ứng những đòi hỏi chung của cuộc sống và mức độ đáp ứng
những tiêu chuẩn độc lập cá nhân - những tiêu chuẩn mà những người cùng
tuổi đạt được trong cùng hoàn cảnh văn hoá, xã hội và môi trường cộng đồng

Càng ngày, tầm quan trọng của việc chẩn đoán, đánh giá HVTN của
người có khuyết tật trí tuệ bên cạnh chẩn đoán chỉ số trí tuệ càng được khẳng
định. Vì vậy, việc nghiên cứu và cho ra đời các thang đo HVTN trở nên cấp

10


thiết. Trong những năm gần đây, trên thế giới phổ biến sử dụng rộng rãi các
thang đo như: Thang đo hành vi thích nghi sử dụng trong nhà trường – Bản
biên tập 2 (Adaptive Behavior Scale–School–Second Edition/ABS- S:2) của
Lambert, N., Nihira, K. và Leland, H. (1993) [34]; Hệ thống đánh giá hành vi
thích nghi (Adaptive Behavior Assessment System/ABAS) bao gồm phiên
bản 1 (2000) và phiên bản 2 (2003) của Harrison, và Oakland [32, 33]; Thang
đánh giá hành vi thích nghi Vineland II (The Vineland Adaptive Behavior
Scale II/VABS II) của Sparrow, S., Cicchetti, D. và Balla, D.(2005) [36].

Thang đánh giá hành vi độc lập – Bản điều chỉnh (Scales of Independent
Behavior – Revised/SIB-R) của Bruininks, Woodcock, Weatherman và Hill
(1996) (dẫn theo Wells, K. và cộng sự) [38]. Dù được sử dụng cho những mục
đích khác nhau, với độ tuổi, mức độ khuyết tật và môi trường khác nhau,
nhưng những thang đo này đều là những phương tiện hiệu quả cho việc xây
dựng các chương trình giáo dục trẻ KTTT. Tất cả những nghiên cứu này đem
đến một cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất của HVTN, làm cơ sở để việc đánh
giá HVTN trở nên chi tiết hơn.
Trong bối cảnh chung đó, HVTN của trẻ cũng thu hút được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài. Những nghiên cứu này được tạm
chia thành 2 hướng: Một là nghiên cứu đánh giá chung về mức độ HVTN và
tương quan của nó với một số yếu tố ảnh hưởng. Hai là nghiên cứu đánh giá
từng lĩnh vực HVTN của trẻ.
a. Nghiên cứu đánh giá chung về mức độ HVTN và tương quan của nó
với một số yếu tố ảnh hưởng
Điểm chung của những kết quả trong hướng nghiên cứu này là đều cho
rằng hầu hết các trẻ bình thường đạt được các mốc phát triển theo đúng độ
tuổi, còn với trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần mức độ phát triển thường

11


chậm và không đồng đều giữa các khu vực khác nhau, sự phát triển khác nhau


mỗi trẻ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Như nghiên cứu của G. van Duijn, Y.

Dijkxhoorn, E. M. Scholte và I.A. van Berckelaer-Onnes (2010) trên 984 trẻ
có Hội chứng Downtừ 0 – 12 tuổi ở Hà Lan bằng thang đo HVTN Vineland
(phiên bản Hà Lan) cho thấy trẻ có Hội chứng Down đạt được mức độ KN

thích nghi chậm hơn trẻ bình thường [31] . Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá
chung về HVTN, các tác giả đã tìm tòi sự tương quan hay sự thay đổi của
HVTN theo một số yếu tố tác động, ảnh hưởng như thần kinh, sự giáo dục gia
đình, nhà trường, môi trường văn hóa…
b.

Nghiên cứu đánh giá từng lĩnh vực HVTN của trẻ.

Một xu hướng cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa
học trên thế giới khi nghiên cứu về HVTN của trẻ là phân tích, đánh giá từng
lĩnh vực HVTN để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ.
- Những nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp
Ngôn ngữ và giao tiếp là lĩnh vực có nhiều tác giả nghiên cứu nhất và
cũng cho những kết quả khá thống nhất.
Nghiên cứu của G. van Duijn, Y. Dijkxhoorn, E. M. Scholte và I.A. van
Berckelaer-Onnes chỉ rõ đối với trẻ bình thường từ 6 tuổi có sự phát triển
mạnh về lĩnh vực giao tiếp trong thang đo Vineland. Nhưng đối với trẻ khó
khăn về sức khỏe tâm thần, điều tương tự này không xảy ra. Kết quả nghiên
cứu tương tự cũng đã được công bố bởi Rodrique và cộng sự (1991), Dykens
và cộng sự (2000), Balboni và cộng sự (2001) (dẫn theo Dykens và cộng sự)
Một số tác giả đã lựa chọn nghiên cứu so sánh trẻ có Hội chứng Down
và trẻ bình thường cùng độ tuổi khi chúng bắt đầu học nói và tương tác xã hội.
Các tác giả Mundy, Kasari, Sigman và Ruskin (1995) trong một nghiên cứu
chiều dọc về trẻ có Hội chứng Down và trẻ bình thường đã cho thấy nhu cầu
và tương tác xã hội và khả năng đáp ứng lại sự quan tâm của người khác
12


là những dự báo quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ
tiếp nhận. Trẻ bình thường có thể thuần thục những KN này nhanh hơn trẻ có

Hội chứng Down (dẫn theo Moore và cộng sự) [35].
- Những nghiên cứu về lĩnh vực KN sinh hoạt hàng ngày
KN sinh hoạt hàng ngày, cùng với KN xã hội, có tác động đáng kể đến
cuộc sống của những người có KTTT, dẫn đến sự hội nhập thành công vào
cộng đồng (Matson và cộng sự, 2003) (dẫn theo Taylor và cộng sự). Chính vì
vậy, lĩnh vực này cũng nhận được sự quan tâm của các tác giả khi nghiên cứu
về HVTN của trẻ nói chung.
Những nghiên cứu của các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng KN
sinh hoạt hàng ngày là một nội dung quan trọng trong HVTN.
- Những nghiên cứu về lĩnh vực KN vận động
Số lượng không nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực KN vận động của trẻ
cho rằng sự phát triển vận động của cá nhân không có sự khác biệt đáng kể giữa
các trẻ. Một số trẻ có khó khăn về vận động đến tuổi thanh thiếu niên và trưởng
thành đạt mức độ vận động như người bình thường (Sacks và Buckley, 2003)

Một cách chung nhất có thể nhận thấy những nghiên cứu về HVTN của
trẻ ở nước ngoài là rất phong phú và đa dạng, trải dài trên nhiều phương diện.
Tựu chung, những nghiên cứu này được tạm phân thành hai hướng chính là:
(1) Nghiên cứu đánh giá chung về HVTN của trẻ và tương quan giữa nó với
một số yếu tố ảnh hưởng và (2) Nghiên cứu đánh giá từng lĩnh vực HVTN
như ngôn ngữ và giao tiếp, KN sinh hoạt hàng ngày, KN xã hội hoá và KN
vận động.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta cho đến nay việc nghiên cứu sự về HVTN của con người
được các nhà tâm lý học dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Các công

13



×