Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Hoạt động của các điện thờ mẫu tư nhân trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.63 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------



------

NGUYỄN THỊ DIỄM HƢƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN THỜ MẪU TƢ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------



------

NGUYỄN THỊ DIỄM HƢƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN THỜ MẪU TƢ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN,


TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa Việt Nam
Mã số: TD

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đinh Đức Tiến

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Đức Tiến.
Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng
được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Nguyễn Thị Diễm Hƣơng

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ một
cách hoàn chỉnh nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự
giúp đỡ và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp.

Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới TS.
Đinh Đức Tiến, người thầy đáng kính đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện, dù tôi có
nhiều hạn chế nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động
lực để đi đến cùng con đường nghiên cứu của mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Lịch
sử - Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thầy cô đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp
và gia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Diễm Hƣơng

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................7
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................16
5. Phƣơng pháp nghiên cứu nguồn tƣ liệu và lý thuyết nghiên cứu........16
6. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................18
7. Bố cục của luận văn...................................................................................18

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................................................19
1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................19
1.2. Tổng quan về huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc..............................22
1.2.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành huyện Bình Xuyên............................22
1.2.2. Dân cư...................................................................................................25
1.2.3. Kinh tế - xã hội......................................................................................26
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN
THỜ MẪU TƢ NHÂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 30

2.1. Các loại hình điện thờ ở huyện Bình Xuyên........................................ 30
2.1.1. Chủ nhân điện thờ................................................................................. 30
2.1.2. Một số loại hình điện thờ tư nhân ở Bình Xuyên.................................. 33
2.1.3. Tổ chức nhân sự trong điện Mẫu...........................................................39
2.1.4. Hoạt động của các điện thờ.................................................................. 43
2.2. Mối quan hệ giữa Chủ điện Mẫu với đệ tử và với chính quyền địa
phƣơng...........................................................................................................55
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................... 61
5


CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN ĐỊNH HÌNH - PHÁT TRIỂN VÀ
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐIỆN THỜ
MẪU TƢ NHÂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.........62
3.1. Nguyên nhân định hình - phát triển..................................................... 62
3.1.1. Nguyên nhân lịch sử..............................................................................62
3.1.2. Nguyên nhân tôn giáo - tín ngưỡng.......................................................64
3.1.3. Nhận thức mới về tôn giáo tín ngưỡng và chính sách tín ngưỡng tôn
giáo của Đảng và Nhà nước............................................................................66

3.1.4. Tác động của sự thay đổi kinh tế, chính trị - xã hội..............................69
3.1.5. Truyền thống tín ngưỡng tôn giáo ở Vĩnh Phúc....................................70
3.2. Đặc điểm..................................................................................................72
3.2.1. Đặc điểm về quy mô.............................................................................. 72
3.2.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý.................................................................74
3.3. Tác động của các điện thờ Mẫu tƣ nhân đối với đời sống văn hóa
cộng đồng....................................................................................................... 76
3.3.1. Đối với nhóm cư dân trong địa bàn huyện............................................76
3.3.2. Tác động đến cư dân bên ngoài huyện Bình Xuyên..............................78
3.4. Một số kiến nghị..................................................................................... 79
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................... 81
KẾT LUẬN.................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................85
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN..........................90

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHXH&NV: Khoa học xã hội và Nhân văn
NNC: Người nghiên cứu
GS.: Giáo sư
TS.: Tiến sĩ
PGS.TS: Phó Giáo sư - Tiến sĩ
GS.TS: Giáo sư - Tiến sĩ

7


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tâm linh dân gian mang đậm sắc

thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, phát triển theo thời
gian, sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu nằm trong các loại hình tín ngưỡng
dân gian Việt Nam, mà không theo một quy định/khuôn mẫu sẵn có nào. Cho
đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua các hoạt động văn hóa tâm
linh khác nhau trong đời sống của cộng đồng như: lễ hội, các nghi thức thờ
cúng…
Do chưa thích ứng kịp với những biến động mạnh mẽ của chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới và Việt Nam, nhiều người đã tìm
đến tôn giáo, tín ngưỡng như một chỗ dựa tinh thần. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành của các nhóm tôn giáo, tin
ngưỡng mà có nhà nghiên cứu tạm dịch là “hiện tượng tôn giáo mới”. Một
trong những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dưới dạng các nhóm nhỏ là điện
thờ tư nhân.
Điện thờ tư nhân đã tồn tại trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của
người Việt trước đây. Nhưng trong khoảng 30 năm trở lại đây, ở khu vực
Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái
Bình, Vĩnh Phúc… số điện thờ tư nhân phát triển khá nhanh. Mỗi điện thờ tư
nhân có những cách thức hoạt động riêng, thu hút một lượng “tín đồ” nhất
định trong và ngoài địa phương. Mục đích của những điện thờ tư nhân để tìm
lời giải đáp cho một số băn khoăn, khúc mắc trong cuộc sống như ốm đau,
bệnh tật chưa lâu khỏi, rủi ro trong công việc… Họ hi vọng và tin tưởng
những nhu cầu này sẽ được các chủ điện thờ tư nhân đáp ứng.
Đối với nhân dân Vĩnh Phúc nói chung và nhân dân Tam Đảo nói riêng,
Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu là vị nữ thần có công lớn trong công
cuộc đấu tranh giữ nước thời Hùng Vương. Qua nhiều thăng trầm lịch

8


sử, bà vẫn có vị trí nhất định trong tâm thức người dân Tam Đảo và được nhân
dân nơi đây thờ phụng. Không gian phân bố của tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên
chủ yếu ở địa bàn Tây Thiên trên núi Thạch Bàn, xã Đại Đình và lan tỏa ra
các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thành phố Vĩnh Yên ngày
nay. Theo thống kê trong tự điển nơi thờ cúng ghi đời Lê Hiển Tông, niên
hiệu Cảnh Hưng thứ 24 (1793) thì ở vùng này có 54 tổng xã có đền thờ Quốc
Mẫu Tây Thiên. Trong đó, huyện Bình Xuyên có 4 di tích, huyện Tam Dương
có 5 di tích, huyện Tam Đảo có 14 di tích, huyện Lập Thạch có 18 di tích.
Xuất phát từ nhu cầu của người dân và sự phát triển của kinh tế - xã
hội, các điện thờ Mẫu tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều, trên địa bàn huyện
Bình Xuyên cùng không ngoại lệ. Việc nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và hệ thống về các điện thờ tư nhân ở một địa bàn tiêu biểu như huyện
Bình Xuyên là điều cần thiết. Vậy, thực chất điện thờ tư nhân là gì? Tại sao ở
Bình Xuyên lại xuất hiện nhiều điện thờ Mẫu tư nhân như vậy? Sự xuất hiện
của các điện này có liên quan đến tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên của
người dân nơi đây không? Đặc điểm và cách thức hoạt động của các điện thờ
Mẫu tư nhân ở đây là gì?
Với những lý do trên, nên tôi chọn vấn đề “Hoạt động của các điện
thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo GS. Vũ Ngọc Khánh, tính từ thế kỷ XVII đến nay (không kể đến

những ý kiến viện dẫn hoặc phân tích trên các sách báo và các thần tích lưu lại
tại các địa phương và các phủ điện thờ), sơ bộ đã có 25 công trình với ba ngôn

ngữ (Hán Nôm, Việt, Pháp) viết về Chúa Liễu - Mẫu Liễu Hạnh bao gồm: các
sách Hán Nôm (Vân Cát Lê gia ngọc phả; Truyền kỳ tân phả; Vân Cát thần nữ
cổ lục…), sách Quốc ngữ và chữ Pháp (Nam Hải dị nhân của
9


Phan Kế Bính; Truyện thần nữ Vân Cát của Thiên Đình hay Nam Phong
1930; Sự tích Liễu Hạnh công chúa của Trọng Hối 1959…)
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác nghiên
cứu có nhiều điều kiện thuận lợi. Vì thế, nhiều công trình nghiên cứu ra đời,
các cuộc hội thảo và các bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam (không
kể những bài viết trong báo và tạp chí), đó là:
-

Cuốn “Đạo Mẫu ở Việt Nam” của GS. Ngô Đức Thịnh gần như liên

tục được tái bản, sửa chữa, có bổ sung vào các năm 2001, 2007 và 2010. Sau
mỗi lần tái bản như vậy, việc sửa chữa bổ sung không chỉ thuần túy là thêm
thắt tư liệu mà còn có những thay đổi về nhận thức, quan điểm nghiên cứu.
Cuốn sách 2010 có nhiều điểm ưu việt hơn các phiên bản trước đó như:
Thứ nhất, tên cuốn sách đã bỏ chữ “ở”, để khẳng định ở Việt Nam đã
hình thành một tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) khác biệt so với giá trị phổ biến
trên thế giới.
Thứ hai, các phiên bản trước (1996, 2001, 2007), sau phần trình bày hệ
thống thờ Mẫu, mà chủ yếu là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, còn các chương sau đi
vào các hiện tượng thờ Mẫu ở địa phương (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), thì
phiên bản 2010 xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: Thờ Nữ thần, Mẫu
thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng; khái
quát ba dạng thức thờ Mẫu đầu tiêu biểu cho Bắc, Trung, Nam với các đặc
trưng địa phương; cuốn sách tập trung nghiên cứu các vị Thánh Mẫu tiêu biểu,

như Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ, Thiên Ya Na - Pô Inư Nagar ở Trung
Bộ và Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu ở Nam Bộ.
Thứ ba, cuốn sách này đi sâu vào nghiên cứu Đạo Mẫu chứ không
nghiên cứu tục Lên đồng, tuy nhiên, đây là hiện tượng vừa đồng nhất và vừa
khác biệt. Do vậy, tác giả cuốn sách luôn đặt chúng trong mối quan hệ chung
riêng, tổng thể và bộ phận.
Thứ tư, lần xuất bản năm 2010 này, ngoài 100 bài Hát văn đã công bố
trong lần xuất bản trước (năm 1996, tập 2), cuốn sách đã được tác giả bổ sung
10


đáng kể những những tư liệu thành văn liên quan tới các vị Thánh Mẫu, nhất
là Mẫu Liễu Hạnh. Đây là phần tài liệu vô cùng quý giá đối với những NNC
nói chung và tác giả luận văn nói riêng.
Cuốn sách “Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận”
của GS.
Ngô Đức Thịnh là một tài liệu về nghi thức lên đồng gắn liền với tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trong bối cảnh cảnh đối sánh với các nghi thức
lên đồng của các tộc người thiểu số khác. Qua đây, GS. Ngô Đức Thịnh đã tái
hiện một bức tranh sinh động về thân phận những ông đồng, bà đồng, thanh
đồng... trong nghi thức sinh hoạt thờ Mẫu Tứ phủ. Nghi thức lên đồng đã trở
thành đối tượng trung tâm với những yếu tố cấu thành lên nó. Gương mặt của
các thần linh trong điện Mẫu Tứ phủ cũng qua sự thăng giáng vào các thầy
đồng đã trở nên rõ ràng, đa dạng và sinh động hơn đối với đời sống tâm linh.
Các yếu tố như: thần linh, thầy đồng, trang phục, âm nhạc (cung văn, nhạc
cụ), điện thờ... đã hòa quyện và tạo nên một nghi thức lên đồng hoàn hảo.
-

Cuốn “Văn hóa tâm linh Nam Bộ” (1997) của tác giả Nguyễn Đăng


Duy, tác giả có viết một chương về tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng là thờ Mẫu ở
Nam Bộ.
Trong cuốn “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo ở
Việt Nam” (2000), tác giả Chu Quang Trứ có bài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu
nhưng chưa sâu, tác giả giới thiệu dàn đều bốn loại hình tín ngưỡng chủ yếu ở
Việt Nam.
Cuốn “Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á” (2000), tái bản năm
2003
của TS. Trương Sĩ Hùng (chủ biên), trong đó có bài viết: Thờ Mẫu Việt Nam
một tín ngưỡng điển hình ở Đông Nam Á, tác giả giới thiệu về lễ hội thờ Mẫu
và bước đầu đưa ra kết luận tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mang sắc thái
điển hình ở Đông Nam Á.
-

Cuốn sách “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (tái bản có sửa chữa, bổ

sung năm 2001) của GS. Vũ Ngọc Khánh có viết về các tín ngưỡng dân gian


11


Việt Nam hiện nay, trong đó có cả tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ Tứ phủ, nhưng không nghiên cứu sâu từng loại hình tín ngưỡng mà chỉ nêu
khái quát trong từng loại hình tín ngưỡng dân gian.
-

Cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu” (2004) của Đặng Văn Lung của TS.

Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam,

nhưng chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu và một số đặc điểm của tín ngưỡng
thờ Mẫu, chưa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò… của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt
Nam.
Cuốn “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc
Chúc
- “Đạo Thánh ở Việt Nam” của GS. Vũ Ngọc Khánh - trong các công trình
này, nhà nghiên cứu đã có công sưu tầm, nghiên cứu và phân tích một cách
sâu sắc, chi tiết về đạo Mẫu ở Việt Nam. Hoàn thiện, hệ thống hóa và đưa ra
các lý giải về các vị nữ thần, Mẫu hiện diện trong tâm thức người Việt.
-

Cuốn “Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa Việt Nam” của

Nguyễn Minh San đề cập đến huyền tích của 17 vị nữ thần, mẫu thần; nghi lễ
thờ Mẫu - văn hóa và tập tục đã giới thiệu các vị Thánh Mẫu, phân tích về bản
chất và đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu…
yếu

Cuốn “Hát Văn” của GS. Ngô Đức Thịnh, nội dung đề cập chủ

đến một số vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi thức lên
đồng/hầu đồng nói riêng. Trong đó, ông tập trung vào khảo sát các nghi thức
hát văn và lên đồng. Từ đây, GS. Ngô Đức Thịnh cũng chỉ ra những giá trị
nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh của hát văn. Cùng với những đánh giá, phân
tích khoa học về hát văn, ông đã sưu tầm bài bản, nội dung ca từ của loại hình
diễn xướng tâm linh này. Việc sưu tầm nội dung, câu chữ, lời bài hát trong hát
văn gắn với đạo Mẫu là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ cung
cấp cho chúng ta lời ca trong những điệu hát văn mà trong đó còn là nội dung
tư tưởng, nguồn gốc lịch sử các thần linh trong hệ thống và giá trị nghệ thuật
nhân văn.



12


-

Trong bộ “Nếp cũ: Tín ngưỡng Việt Nam”, bên cạnh việc đề cập đến

các đối tượng và cách thức thờ cúng trong gia đình Việt truyền thống, Toan
Ánh còn chỉ ra một số việc làm mang tính mê tín tại các điện thờ như bói
toán, hầu bóng, bắt ma, trừ tà… Những việc làm này ngày nay đang rất phổ
biến ở các điện thờ tư gia. Đặc biệt, trong cuốn “Nếp cũ: Tín ngưỡng Việt
Nam” (quyển thượng, tái bản năm 2005), tr.67-87, tác giả Toan Ánh đã đề cập
đến bàn thờ gia tiên, theo tác giả là thờ những người đã khuất như cụ, kỵ, ông,
bà, cha, mẹ. Trong khuôn khổ thờ tự gia đình, tác giả cũng đề cập đến các ban
thờ như Thổ công, Thánh sư (Tiên sư hay Nghệ sư), bà Cô, ông Mánh, thần
tài, tiền chủ… Tác giả còn mô tả cách thức bài trí nơi thờ và khí tự phối thờ,
một số văn tự liên quan đến đối tượng thờ cũng như thần tích và văn khấn…
Cùng với thờ phụng gia tiên, Toan Ánh còn đề cập đến các đối tượng thờ khác
trong gia đình như ban thờ Phạt (tín đồ Phật giáo), thờ Chư vị (nếu tin vào
đồng bóng), Trần Hưng Đạo, Thánh Quan, Tề Thiên Đại Thánh… Tất cả các
vị thần này hiện nay vẫn có mặt trong một số điện thờ tư gia, tác giả gọi
chung những ban thờ này là điện hoặc am. Có thể coi đây là tác giả đầu tiên
đề cập đến những vị thần thánh không phải là gia tiên trong gia đình Việt.
-

Công trình “Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc” (2008) của nhóm tác

giả Lê Kim Thuyên, Lê Kim Bá Yên đã khái quát về cuộc đời, nhân thân

Quốc Mẫu và sự hình thành tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Tuy nhiên, tác
phẩm chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và chỉ nêu đậm tính chủ quan của
người viết.
-

Cuốn “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc” (2009) của nhóm tác giả

Lê Kim Thuyên, Lê Kim Bá Yên đã mô tả điện thần thờ Mẫu và các giá đồng
cũng như nghi lễ, hội lễ về Mẫu Tam phủ - Tứ phủ ở Vĩnh Phúc. Trong đó, hai
tác giả cũng nói đến sự xâm nhập của điện Mẫu Tứ phủ vào các điện thần thờ
Mẫu ở Vĩnh Phúc cũng như điện thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nhưng chưa giải
thích nguyên nhân của hiện tượng này.
13


Đặc biệt bài viết Di tích và lễ hội Tây Thiên - tiềm năng và triển vọng
của GS.TS Lê Hồng Lý [12], bài viết đề cập đến trong mối tương quan với
tiềm năng kinh tế và phát triển du lịch. Tham luận của Lê Hồng Lý ngoài việc
đề cập đến hệ thống cảnh quan di tích của không gian lễ hội Tây Thiên, ông
còn đề cập đến quá trình phục hưng của tín ngưỡng - lễ hội Tây Thiên gắn với
thập phương khách hành hương. Những con số về số lượng khách đến Tây
Thiên trong các năm của thập niên 90 (thế kỷ XX) đã chỉ ra tiềm năng phát
triển của loại hình tín ngưỡng - lễ hội này. Qua đó, ông khẳng định, lễ hội Tây
Thiên là một Yên Tử, một chùa Hương của Vĩnh Phúc; lễ hội Tây Thiên là
một hoạt động du lịch sinh thái tâm linh đầy hấp dẫn; đi hội Tây Thiên là sự
khám phá về văn hóa tộc người ở Vĩnh Phúc; lễ hội Tây Thiên là một tiềm
năng kinh tế lớn của Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, GS.TS Lê Hồng Lý cũng đưa
ra các giải pháp cho việc quản lý cũng như góp phần quy hoạch và phát triển
khu di tích tín ngưỡng - lễ hội thờ Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu còn có rất

nhiều tác giả, công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí… tìm hiểu sâu về nghi lễ
hầu đồng, trang phục… trong tín ngưỡng thờ Mẫu dưới nhiều khía cạnh, góc
độ khác nhau như:
Nguyễn Ngọc Mai (1999), Trang phục trong tín ngưỡng thờ
Mẫu ở
Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa dân gian.
-

Nguyễn Quốc Phẩm (1998), “Góp phần bàn về tín ngưỡng dân gian

và mê tín dị đoan”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tr.11-13.
-

GS. Ngô Đức Thịnh (2001), “Nhận thức về đạo Mẫu và một số hình thức

Shaman của các dân tộc nước ta”, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa dân gian, tr.3-8.

Trần Ly Ly (2007), Múa lên đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu,
Luận
văn Thạc sĩ Văn hóa học.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả tìm
hiểu về các điện thờ tư gia:


14


Lê Thị Chiêng (2010), “Tìm hiểu các điện thờ tư gia ở Hà
Nội” Luận
án tiến sĩ Triết học đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về các điện thờ tư

gia trên địa bàn Hà Nội, qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy
hình thức tín ngưỡng này. Tuy nhiên, tác giả lại nghiên cứu các điện thờ tư gia
ở Hà Nội dưới góc độ triết học.
-

Phần Sự thờ cúng các vị Thần Tiên ở Việt Nam, trong tác phẩm “Góp

phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, tái bản năm 1996, Nguyễn Văn Huyên
đã trình bày khá chi tiết 3 đền thờ Tiên ở Hà Nội (Bích Câu, Ngọc Hồ, Vọng
Tiên), từ bố cục, cách bài trí điện thờ, đến số lượng hoàng phi, câu đối. Tác
giả kết luận nội dung của chúng đều kể lại dưới hình thức khác nhau truyền
thuyết về tiên, những phép lạ và công trạng hộ quốc an dân, linh ứng của họ.
Theo ông, các vị Tiên đứng vị trí hàng đầu trong tín ngưỡng người Việt Nam.
Ý kiến này của tác giả là cơ sở để đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ tính chất
Đạo giáo khá là nổi bật của điện thờ tư nhân.
Trên đây chỉ là một số tác phẩm cơ bản của các nhà nghiên cứu trong
nước, trong những năm gần đây về tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng tác giả luận
văn chưa có điều kiện để liệt kê ra tất cả những danh mục viết về tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam và cũng chưa có cơ hội được đọc hết các luận văn nghiên
cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và Mẫu Tam phủ - Từ phủ của các tác giả Việt
Nam dưới các góc độ khác nhau; nghiên cứu về điện thờ tư gia ở Hà Nội. Tuy
nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, sâu sắc về các điện thờ
Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Những nghiên
cứu trên đây sẽ là những tư liệu bước đầu giúp tác giả tham khảo, kế thừa, tiếp
thu và phát triển đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn làm rõ các loại hình và hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân
trên địa bàn huyện Bình Xuyên, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với những hiện tượng này.


15


 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
-

Làm rõ một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn.

Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và rút ra một số nhận xét về tổ chức -

hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân ở Bình Xuyên.
Chỉ ra nguyên nhân định hình và phát triển, đặc điểm của các
điện thờ
Mẫu tư nhân ở Bình Xuyên.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà
nước
đối với hiện tượng thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã có từ rất lâu, đã bám rễ ăn sâu vào
đời sống tinh thần của người dân từ Bắc vào Nam. Vì thời gian và trình độ
hạn chế, tác giả luận văn xin được xác định đối tượng nghiên cứu và giới hạn
của đề tài như sau:
 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu trường hợp hoạt động của 19 điện

thờ Mẫu tư nhân của toàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Nghiên cứu thực trạng của các điện thờ Mẫu tư
nhân
hoạt động trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
-

Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội của các

điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xuyên trong thời điểm hiện nay.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu nguồn tƣ liệu và lý thuyết nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Luận văn sử dụng phương pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi
chép mô


tả, phỏng vấn sâu 19 trường hợp Chủ điện Mẫu và 30 trường hợp là con
16


nhang đệ tử. Phương pháp này cho phép NNC tạo dựng một cái nhìn tổng thể
các điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xuyên. Phương pháp này sẽ được tiến
hành trên cơ sở tham dự trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu. Các bước tiến hành
và câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích,
nội dung của Luận văn.
Tiếp theo, do tính chất của đối tượng nghiên cứu tương đối

phức tạp,
nên trong quá trình triển khai luận văn, tác giả cũng lưu ý sử dụng phương
pháp đa ngành/liên ngành như: Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Sử học...
Trong việc sử dụng phương pháp đa ngành này trong quá trình thực hiện luận
văn, NNC đã sử dụng phương pháp của Văn hóa học - Nhân học để nghiên
cứu, diễn giải và trình bày kết quả của luận văn. Phương pháp Sử học để định
vị khung niên đại, sắp xếp theo trình tự thời gian, luật nhân - quả để bổ trợ
cho việc diễn giải và trình bày kết quả trong quá trình thực hiện luận văn, trên
cơ sở diễn giải, rút ra những kết luận khoa học dựa trên số liệu thống kê và
sản phẩm định tính tại thực địa.
 Nguồn tư liệu
Đề tài “Hoạt động của các điện thờ Mẫu tư nhân trên địa bàn huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” là một đề tài rộng, nguồn tư liệu rất đa dạng
được chia làm hai loại tư liệu chính:
Thứ nhất, nguồn tư liệu nghiên cứu như: “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (Tập
1), “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (Tập 2), “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman
trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (2004) của GS. Ngô Đức Thịnh
(chủ biên), “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (tái bản có sửa chữa, bổ sung
năm 2001) của GS. Vũ Ngọc Khánh… cung cấp cho tác giả những thông tin
về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
Thứ hai, nguồn tư liệu khảo sát thực địa, là phần quan trọng nhất trong
luận văn. Nguồn tư liệu khảo sát thực tế tại các làng xã có điện thờ Mẫu tư
nhân ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã cung cấp cho tác giả về sự biến
17


đổi, hiện trạng và cách thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tư nhân của các xã
ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và vị trí, vai trò của tín ngưỡng đối với
đời sống văn hóa của một bộ phận cư dân trong vùng.
6.


Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần nhận diện các điện thờ Mẫu tư nhân ở huyện Bình

Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với đặc điểm của nó.
Luận văn giúp cho người đọc hiểu thêm về tín ngưỡng thờ Mẫu ở
huyện Bình Xuyên và tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, cũng như tầm ảnh hưởng
của nó đến vùng.
Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những người
muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương,
những người làm công tác quản lý văn hóa. Thông qua luận văn, các nhà quản
lý hiểu thêm phần nào những giá trị văn hóa, đạo đức trong thờ Mẫu, nhằm
phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của loại hình tín
ngưỡng này.
7.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm có 3 chương là:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản và tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Các loại hình và hoạt động của các điện Mẫu tư nhân ở
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Nguyên nhân định hình - phát triển và đặc điểm cơ bản
trong hoạt động của các điện Mẫu tư nhân ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc

18



CHƢƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
“Căn đồng” là khái niệm được sử dụng trong luận văn được hiểu là
những người có phận sự thực hiện nghĩa vụ với thánh thần. Căn đồng được
chia thành các loại nặng, nhẹ khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ mà
người có căn phải thực hiện các nghi thức trình đồng, mở phủ, hầu bóng, thậm
chí lập điện thờ riêng tại nhà.
“Điện thờ” là nơi (cơ sở) thờ tự có giới hạn và quy mô nhỏ. Điện thờ
còn có tên gọi khác là tĩnh hay am (miếu). Đối tượng được thờ thường là một
hay nhiều vị thánh (thần).
Theo đó, “Điện Mẫu tư nhân” là các điện thờ Mẫu được lập tại nhà của
các chủ điện, thường có quy mô nhỏ. Việc lập điện thờ Thánh, thờ Mẫu hay
lập điện thờ Tứ phủ tại gia thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căn duyên
của thanh đồng với nhà Thánh, lòng mộ đạo của thanh đồng xuất tâm muốn
thờ phụng cũng như điều kiện thờ phụng và hoàn cảnh của thanh đồng… Khi
muốn lập điện, các thanh đồng cần lưu ý một số điều cơ bản để việc thờ cúng
được đầy đủ, chu toàn, không chỉ là nhất thời.
“Mở phủ” là một nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh
Trần để những người có căn đồng trở thành thanh đồng. Sau nghi lễ này,
người có căn đồng chính thức được công nhận là con của các thánh thần.
“Thanh đồng” là một nghi thức xin được nhận là con cái nhà Thánh
dành cho người nhẹ căn và xin được mở phủ dành cho người nặng căn trong
tín ngưỡng thờ Mẫu và Đức Thánh Trần.
“Lên đồng” là một dạng nhập đồng với nghĩa vụ hầu thánh của thanh
đồng nhưng nặng về nghi thức diễn xướng. Những người này thường lên đồng
vào các dịp được gọi là Tiệc Thánh quan trọng trong năm. Chẳng hạn
19



như tiệc Mẹ (tháng 3 âm lịch), tiệc Cha (tháng 8 âm lịch), tiệc các Quan, các
Cô vào các tháng trong năm (từ tháng Giêng đến tháng 10 âm lịch).
“Lộc Phật, lộc Thánh” là những lễ vật đã được dâng cúng trong các
đàn lễ mà các tín hữu được nhận sau đó.
“Nhập đồng” là hiện tượng thánh thần nhập vào người trần để thị hiện
quyền năng. Sự hiện diện của các vị thánh thần thường được thực hiện thông
qua lời nói, cử chỉ, hoạt động của người bị/nhập đồng. Người nhập đồng còn
có thể gọi là người nhận linh nhập.
“Tiễn căn” với các điện thờ tư nhân là nghi lễ chấm dứt phận sự làm tôi
con của những thanh đồng và các vụ thánh của họ. Nghi lễ này thường được
chủ điện tiến hành cho các tín hữu có căn đồng của mình.
“Tín hữu, đạo hữu” nói chung là những người có chung niềm tin vào
một tôn giáo hay tín ngưỡng cụ thể nào đó. Trong luận văn này, khái niệm “tín
hữu” để chỉ những người có chung niềm tin vào một điện thờ tư nhân. Họ còn
được gọi là “con nhang đệ tử”.
Khái niệm “Bản hội”
Dường như chưa có một nguồn tư liệu nào đưa ra định nghĩa chính xác
về bản hội mặc dù trong thực tế bản hội là một khái niệm đã xuất hiện từ xa
xưa trong dân gian. Các nhà nghiên cứu đi trước hầu hết nhắc đến nó như một
khái niệm đã được định vụ ngữ nghĩa không cần bàn luận.
Những quan niệm về bản hội của các nhà nghiên cứu và của cả những
người trải nghiệm đời sống của mình trong bản hội cho thấy bản hội là một
khái niệm khó cắt nghĩa. Quan điểm thứ nhất cho rằng bản hội và mạng lưới
của những người lên đồng, đã vô tình loại bỏ nhiều người khác cũng được coi
là thành viên của bản hội. Theo TS. Mai Thị Hạnh: “Khi thâm nhập một số
bản hội ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên… cả những bản hội ở điện tư gia và
bản hội ở đền, phủ, tôi nhận thấy ngoài những người lên đồng, bản hội còn
bao gồm cả thầy cúng, cung văn, hầu dâng; “con nhang, con khoán, con bán,
20



con cầu” - những người này thậm chí không có căn đồng và cũng không có
khả năng hầu thánh”. Quan điểm thứ hai lại gạt ra ngoài nhiều loại hình bản
hội khác. Sự tồn tại của nhiều loại hình bản hội mà tôi đã thâm nhập cho thấy
không phải chỉ có bản hội của đồng thầy - tức người có khả năng “đẻ đồng”
(trình đồng mở phủ cho con nhang đệ tử) mà còn có bản hội của những người
là thanh đồng (tức họ chỉ lên đồng mà không đẻ đồng), thậm chí có người
hoàn toàn không phải là thanh đồng, đơn thuần họ chỉ là người có niềm tin
vào Thánh Mẫu, có điện thờ Mẫu tại gia và thường xuyên “sở cầu” cho các
tín chủ… Quan niệm thứ ba có vẻ “bác học” hơn bở cắt nghĩa theo lối chiết
tự từ Hán Việt và không phải ai cũng có đủ trình độ để làm được điều này”.
“Bản hội đạo Mẫu là một cộng đồng tín đồ đạo Mẫu bao gồm nhiều
thành viên dưới sự dẫn dắt của một chủ hội, có cùng một chốn tổ; có sự hiểu
biết, đồng cảm lẫn nhau và có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vụ thần
đạo Mẫu” [20].
Marcel Mauss (1872 - 1950) là một nhà xã hội người Pháp là người kế
tục, cộng sự của Émile Durkheim. Trong quá trình nghiên cứu một hiện tượng
phổ biến trong các xã hội nguyên thủy được gọi là “sự tặng quà”, đúng hơn là
sự trao đổi quà tặng. Nguyên lý của việc trao đổi này tuy không còn là nguyên
lý của những xã hội theo chế độ cống nạp thuần túy nhưng chưa đạt đến
nguyên lý của thị trường. Trong đó, ngoài sự biếu tặng lẫn nhau người ta còn
tặng biếu thần linh (hiến tế) bằng cách đập phá, đốt cháy, đánh chìm quà tặng.
Sự phá hủy quà tặng trong hiến tế sẽ được thần linh bảo trợ và kích thích sản
xuất. Sự trao đổi quà tặng như vậy là tuân theo một hệ thống tượng trưng,
không thể đơn giản quy về một hiện tượng kinh tế hay bất kỳ một chiều kích
riêng biệt nào như pháp lý, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ… Quà tặng đã là một
hiện tượng xã hội tổng thể hay chính quà tặng, tính xã hội tổng thể được thể
hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện Luận văn, chúng tôi sử dụng lý
thuyết tổng thể của M. Mauss để tìm hiểu, đặt hoạt động của các điện thờ


21


×