Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Phát triển thông tin khoa học và công nghệ địa phương để thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp chế biến dừa tỉnh bến tre) 002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.86 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HỒ NAM

PHÁT TRIỂN THÔNG TIN KH&CN ĐỊA PHƢƠNG
ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN DỪA TỈNH BẾN TRE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TP Hồ Chí Minh, 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN HỒ NAM

PHÁT TRIỂN THÔNG TIN KH&CN ĐỊA PHƢƠNG
ĐỂ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN DỪA TỈNH BẾN TRE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Hồ Ngọc Luật

TP Hồ Chí Minh, 2013

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 16
1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ.......................................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm công nghệ...................................................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ....................................................................................... 17
1.2. Thông tin KH&CN................................................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm thông tin KH&CN....................................................................................... 25
1.2.2. Vai trò của thông tin KH&CN đối với hoạt động ĐMCN..................................... 29
1.2.3. Vai trò của thông tin KH&CN địa phương đối với hoạt động ĐMCN.............32
* Kết luận Chƣơng 1........................................................................................................................ 33
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THÔNG TIN KH&CN ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐMCN CỦA DOANH NGHIỆP (TRƢỜNG HỢP CÁC DNCBD TỈNH BẾN
TRE)......................................................................................................................................................... 34
2.1. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phƣơng.......................................................... 34
2.1.1. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phương.......................................... 34

2.1.2. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phương tại Bến Tre................... 41
2.2. Thực trạng ĐMCN trong các doanh nghiệp chế biến dừa của tỉnh Bến Tre.................... 46
2.2.1. Tình hình phát triển và những đóng góp của ngành chế biến dừa.................. 46
2.2.2. Thực trạng công nghệ và ĐMCN của DN chế biến dừa tỉnh Bến Tre.............52
2.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng của thông tin KH&CN địa phƣơng đối với hoạt động
ĐMCN của DN và nguyên nhân chƣa đáp ứng (xét trƣờng hợp các DNCBD tỉnh Bến Tre)61
2.3.1. Nhu cầu về thông tin KH&CN để ĐMCN của doanh nghiệp............................. 61
2.3.2. Đánh giá về mức độ đáp ứng của thông tin KH&CN địa phương trong việc
thúc đẩy hoạt động ĐMCN của DN....................................................................................... 77
2.3.3. Nguyên nhân thông tin KH&CN địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu
của DN để ĐMCN....................................................................................................................... 83
* Kết luận Chƣơng 2........................................................................................................................ 85
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THÔNG TIN KH&CN ĐỊA PHƢƠNG ĐỂ
THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐMCN................................................................................................. 87
3.1. Giải pháp đối với toàn mạng lƣới thông tin KH&CN Quốc gia................................... 89
3.1.1. Hạ tầng thông tin quốc gia............................................................................................ 89
3.1.2. Tiềm lực thông tin quốc gia.......................................................................................... 89
3.2. Giải pháp về tổ chức................................................................................................................. 90
3.2.1. Đảm bảo kinh phí đầu tư cơ bản................................................................................. 91
3.2.2. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên............................................................ 91
3.3.2. Đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ đột xuất....................................... 93
3.3. Giải pháp tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực tại các trung tâm thông tin KH&CN
địa phƣơng......................................................................................................................................... 94
3.3.1. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.............................................. 94
3.3.2. Biên soạn tài liệu nghiệp vụ.......................................................................................... 95
3.3.3. Xây dựng định mức lao động và đánh giá khả năng nhân lực..........................96
3.3.4. Đảm bảo chế độ đãi ngộ đối với nhân lực................................................................ 97
3.3.5. Xây dựng quy chế tuyển dụng đầu vào công bằng, chặt chẽ.............................. 99
3.4. Giải pháp tăng cƣờng khả năng thƣơng mại các sản phẩm dịch vụ thông tin của các
trung tâm thông tin KH&CN địa phƣơng................................................................................. 100

3


3.4.1. Giải pháp phát triển SPDVTT công ích:
........................................................................................................................................................

101
3.4.2. Giải pháp phát triển nhóm SPDVTT thương mại:
........................................................................................................................................................

102
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 106
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 108
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 110


4


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hồ Ngọc Luật dù
khoảng cách và rất bận rộn về thời gian nhưng đã hướng dẫn tôi rất tận tình
để tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

DN:

Doanh nghiệp

DNCBD:

Doanh nghiệp chế biến dừa

DNN&V:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐMCN:

Đổi mới công nghệ


KH&CN:

Khoa học và công nghệ

NC&PT:

Nghiên cứu và phát triển

NCBD:

Ngành chế biến dừa

SPDVTT:

Sản phẩm dịch vụ thông tin

TCĐLCL:

Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Đề mục

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp các Techmart mà một số trung tâm thông tin KH&CN

phối hợp tổ chức giai đoạn 2006-2008 .................................................. trang 38

Bảng 2.2: Tổng hợp một số số liệu của các Techmart quy mô địa phƣơng năm
2008 ........................................................................................................ trang 39
Bảng 2.3: Chi khuyến công và hỗ trợ ĐMCN NCBD ........................... trang 41
Bảng 2.4: Danh sách các xã Xây dựng trạm thông tin cộng đồng ......... trang 43
Bảng 2.5: Diện tích và sản lƣợng dừa tỉnh Bến Tre 2005-2012 ............ trang 45

Bảng 2.6: Tình hình phát triển cơ sở và DNCBD giai đoạn 2001-2005 và
2009 tại Bến Tre ..................................................................................... trang 46
Bảng 2.7: Sản lƣợng các sản phẩm NCBD giai đoạn 2005-2009 .......... trang 47
Bảng 2.8: Vốn đầu tƣ của NCBD giai đoạn 2001-2005 và 2009 .......... trang 48
Bảng 2.9: Lao động NCBD giai đoạn 2001-2005 và 2009 .................... trang 48
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất NCBD giai đoạn 2001-2005 và 2009 ........ trang 49
Bảng 2.11: Giá trị xuất khẩu NCBD giai đoạn 2005-2009 .................... trang 49
Bảng 2.12: Điểm các thành phần công nghệ của DNCBD ................... trang 50
Bảng 2.13: Tỉ lệ phân loại trình độ công nghệ của DNCBD ................. trang 51
Bảng 2.14: Điểm trình độ thành phần thiết bị của DNCBD .................. trang 52
Bảng 2.15: Điểm trình độ thành phần nhân lực của DNCBD ............... trang 53
Bảng 2.16: Điểm trình độ thành phần thông tin của DNCBD ............... trang 54
Bảng 2.17: Điểm trình độ thành phần tổ chức của DNCBD ................. trang 55
Bảng 2.18: Các loại hình thông tin đƣợc DN quan tâm ........................ trang 60

7


DANH MỤC CÁC HÌNH
Đề mục

Hình 1.1: Các yếu tố liên quan đến ĐMCN của DN .............................

Hình 2.1: So sánh điểm thành phần công nghệ của DNCBD ................
Hình 2.2: Tỉ lệ phần trăm phân loại trình độ công nghệ của DNCBD ..
Hình 2.3: Điểm trình độ thành phần thiết bị của DNCBD ....................
Hình 2.4: Điểm trình độ thành phần nhân lực của DNCBD ..................
Hình 2.5: Điểm trình độ thành phần thông tin của DNCBD .................
Hình 2.6: Điểm trình độ thành phần tổ chức của DNCBD ....................
Hình 2.7: Nhu cầu của DNN&V về thông tin công nghệ ......................
Hình 2.8: Đánh giá của DNCBD Bến Tre về yếu tố cản trở ĐMCN ....
Hình 2.9: Đánh giá mức độ nhận biết và sử dụng của DN về Chính sách hỗ trợ
thông tin để ĐMCN ................................................................................ trang 80

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh là những vấn đề sống còn để
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc
biệt là trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay.
Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng ĐMCN
bởi những hạn chế vốn có của doanh nghiệp về vốn, nhân lực, trình độ công
nghệ, năng lực thông tin... hay những yếu tố bên ngoài nhƣ nhu cầu về cải
tiến sản phẩm, rủi ro khi đầu tƣ, chính sách tài chính, thuế… cho ĐMCN.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành hoạt động ĐMCN, Nhà nƣớc đã
đƣa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt
động KH&CN.
Tuy nhiên, thực tế cho đến nay việc ĐMCN tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vẫn diễn ra chậm chạp và hiệu quả chƣa cao, một phần là do năng lực
tiếp cập với thông tin chính sách và thông tin KH&CN của doanh nghiệp vẫn
chƣa đủ.

Nhƣ vậy có phải chăng do năng lực thông tin KH&CN của địa phƣơng
còn yếu kém là một phần nguyên nhân các doanh nghiệp chƣa tiến hành đầu
tƣ ĐMCN chƣa nhiều?
Tại Bến Tre, các doanh nghiệp chế biến dừa ( DNCBD) đóng vai trò tích
cực và ngày càng lớn vào quá trình tăng trƣởng kinh tế và ổn định xã hội,
giải quyết lao động và việc làm của tỉnh. Tuy nhiên theo khảo sát của Sở
KH&CN, khoảng một nửa các DNCBD trả lời yếu tố cản trở cho doanh
nghiệp ĐMCN là: thiếu thông tin thị trƣờng; thiếu thông tin công nghệ; quy
trình xin hỗ trợ cho đầu tƣ ĐMCN phức tạp.
Trong điều kiện bị hạn chế bởi các nguồn lực, nhất là nguồn lực thông tin
cho hoạt động ĐMCN, việc nghiên cứu về phát triển thông tin KH&CN
địa phƣơng để thúc đẩy hoạt động ĐMCN là cần thiết và có ý
9


nghĩa về lý luận là làm rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của thông tin KH&CN địa
phƣơng trong hoạt động ĐMCN của các DN, ý nghĩa thực tiễn là đƣa ra các
giải pháp để phát triển thông tin KH&CN địa phƣơng phục vụ ĐMCN cho
các DNCBD của Bến Tre trong giai đoạn hội nhập.
Đó là lý do để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có các đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc liên quan đến thông tin KH&CN
và ĐMCN ở Việt Nam nhƣ sau:
Theo cac tac gia Đam Văn Nhuệ va Nguyêñ Đinh Quang
́ ́
chọn công nghệ thích hợp ở các DN công nghiệp Việt Nam”, nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, cần phai phân tich tinh hinh công nghệ trong mối quan hê
chăṭche vơi cac yếu tốkhac cua doanh nghiệp
̃ ́ ́
trung vàdài haṇ cho các doanh nghiệp đầu tƣ ĐMCN làhoaṭđông thuê mua .

Tuy vâỵ, để mở rộng hoạt động thuê mua , cần giải quyết môṭsốvấn đề nhƣ
tạo hành lang pháp lý , hoàn thiện hệ thống chính sách để hoạt động thuê mua
phát triển . Đồng thời cũng cần có các quy định pháp luật cụ thể về sở hữu

,

hơp đồng, luâṭkhuyến khich́ đầu tƣ, luâṭthuế, thủ tục xuất nhâp vàtrong pháp
lênḥ, luâṭngân hàng cũng phải cóquy đinḥ vềcác loaịhinh̀ tổchƣ́c thuê mua.
Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hƣng (2005) “Nghiên cứu cơ chế và chính
sách khoa học và công nghệ khuyến khích ĐMCN đối với DN vừa và nhỏ có
vốn Nhà nước” , Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ (Viện Chiến lƣợc và Chính
sách khoa học và công nghệ chủ trì, 2005) chỉ ra rằng tuy còn thiếu những
chính sách theo tƣ duy linh hoạt, hiện vẫn còn khá nhiều chính sách ƣu đãi,
hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ trong ĐMCN. Hạn chế chung lớn nhất của những
chính sách này là phần lớn chƣa đƣợc thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng
này là do: Thứ nhất, nhiều chính sách còn tham vọng, năng lực thực hiện
chính sách của nhiều bộ, ngành, địa phƣơng chƣa cho phép thực hiện tốt
chính sách đó; Thứ hai, là sự xung đột chính sách, dẫn đến chính sách bị giảm
hiệu lực, thậm chí vô hiệu hoá; Thứ ba, là công tác phổ biến chính sách còn
10


chƣa tốt khiến nhiều chính sách tuy tiến bộ nhƣng không đƣợc phổ biến nên
cũng làm giảm hiệu lực;
Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà (2007) “Nghiên cứu tác động của
cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích DN đầu tư vào khoa học và
công nghệ”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ (Viện Chiến lƣợc và Chính sách
khoa học và công nghệ chủ trì, 2007) cho thấy đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ
cơ chế chính sách của Nhà nƣớc chủ yếu là các DN cổ phần, DN Nhà nƣớc
và một số tổ chức đã chuyển đổi từ Viện/Trung tâm nghiên cứu thành DN.

Một số yếu tố cản trở DN đầu tƣ vào khoa học và công nghệ đó là DN thiếu
cộng tác với các tổ chức khoa học và công nghệ; cam kết và nhận thức của
DN; năng lực đổi mới và năng lực khoa học và công nghệ của DN còn yếu; cơ
chế chính sách chuyển giao công nghệ phức tạp dẫn đến DN hạn chế chuyển
giao; thiếu tinh thần hợp tác, thiếu sự sẵn sàng giúp đỡ, nhiều sự né tránh bất
hợp tác; thiếu sự tác động kịp thời của Nhà nƣớc và cuối cùng là thiếu ngôn
ngữ giao tiếp, đàm phán và ký kết.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng chính sách quốc gia phát triển công
tác thông tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá”, chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hữu Hùng (2000). Các nội dung nghiên
cứu chính: nghiên cứu, xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hoạch
định chính sách quốc gia về phát triển thông tin KH&CN. Khảo sát, trình bày
một số chính sách quốc gia về thông tin KH&CN của các nƣớc khu vực và
thế giới. Đánh giá thực trạng hoạt động thông tin KH&CN nƣớc ta liên quan
đến chính sách quốc gia về lĩnh vực này. Phác thảo nội dung “Khung chính
sách quốc gia phát triển công tác thông tin KH&CN giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển mạng
thông tin tư liệu về khoa học và công nghệ ở Việt nam”, Chủ nhiệm đề tài: Tạ
Bá Hƣng (2001). Các nội dung nghiên cứu chính: tổng quan hiện trạng và kết
quả điều tra, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin
khoa học công nghệ Quốc gia, hiện trạng các mạng đã xây dựng và vận hành,
11


hiện trạng số hoá và sử dụng thông tin số hoá; các phần mềm đã và đang sử
dụng trong các mạng thông tin khoa học và công nghệ; phƣơng tiện và thiết
bị công nghệ thông tin đƣợc sử dụng. Nghiên cứu, thiết kết website cho các
cơ quan thông tin, đặc biệt là các dịch vụ thông tin. Thử nghiệm xây dựng thệ
thống cập nhật dữ liệu từ xa và quán trị thông tin về các báo cáo khoa học.

Đề tài cấp bộ “Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KH&CN phục vụ
phát triển kinh tế- xã hội vùng sâu, vùng xa”; Chủ nhiệm đề tài: Tạ Bá Hƣng
(2003). Các nội dung nghiên cứu chính: Điều tra nhu cầu tin tại địa bàn (3 xã
thuộc 3 huyện của Ninh Bình gồm xã Khánh Nhạc, Ninh Phong và Đồng
Phong). Nghiên cứu và xác lập các nguồn tin tiềm năng phục vụ vùng sâu,
vùng xa. Xác lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp, đáp ứng nhu cầu
thông tin KH&CN của 3 xã trên. Tạo lập sản phẩm và dịch vụ thông tin và
phục vụ thử nghiệm; chuyển giao công nghệ và đào tạo, triển khai thử
nghiệm, xây dựng mô hình và hoàn thiện mô hình.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu xây dụng mô hình thư viện điện tử về KH&CN
tại cơ quan thông tin KH&CN địa phương”, Nguyễn Tiến Đức (2007). Các
nội dung nghiên cứu chính: kiến nghị và xây dựng mô hình thƣ viện điện tử
về KH&CN tại các cơ quan thông tin KH&CN thuộc sở KH&CN tỉnh/thành
phố.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc
chuyển đổi các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN công lập theo tinh thần
Nghị định 115/2005/NĐ-CP”, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Đức Tiến (2009).
Các nội dung nghiên cứu chính: Tổng quan hoạt động thông tin KH&CN ở
Việt Nam. Giới thiệu Nghị định 115 và tình hình chuyển đổi các tổ chức
Thông tin KH&CN; Xem xét kinh nghiệm nƣớc ngoài và hiện trạng thị
trƣờng và dịch vụ KH&CN ở Việt nam; Đề xuất mô hình, phƣơng án chuyển
đổi tổ chức thông tin KH&CN theo tinh thần Nghị định 115.
3. Mục tiêu nghiên cứu

12


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là đƣa ra các giải pháp phát triển
thông tin KH&CN địa phƣơng để thúc đẩy hoạt động ĐMCN.
Các nhiệm vụ cụ thể:



Làm rõ cơ sở lý luận về ĐMCN và vai trò của thông tin KH&CN địa
phƣơng.



Nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐMCN và vai trò của thông tin
KH&CN địa phƣơng trong trƣờng hợp cụ thể tại Bến Tre. Phân tích
những điểm hạn chế trong công tác thông tin KH&CN địa phƣơng và
nguyên nhân của những hạn chế.



Đề xuất một số giải pháp phát triển thông tin KH&CN địa phƣơng.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010
Phạm vi về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu các cơ quan thông tin
KH&CN địa phƣơng thuộc quản lý của Nhà nƣớc.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn sử dụng số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tháng
03/2010 đến tháng 6/2010 đối với 50 các doanh nghiệp ngành chế biến dừa
tỉnh Bến Tre (phụ lục khảo sát đính kèm).
6. Câu hỏi nghiên cứu
Phát triển thông tin KH&CN địa phƣơng nhƣ thế nào để thúc đẩy hoạt
động ĐMCN?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đƣa ra giả thuyết: “Phát triển thông tin
KH&CN địa phƣơng theo định hƣớng nhu cầu để thúc đẩy hoạt động

ĐMCN”.


Các sản phẩm dịch vụ thông tin (SPDVTT) của các cơ quan thông tin
KH&CN địa phƣơng hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông
13


tin của DN để ĐMCN. Các cơ quan chủ yếu vẫn chỉ cung cấp những gì
đang có, chứ chƣa cung cấp đƣợc cái thị trƣờng cần.


Để phát triển để phát triển hoạt động thông tin KH&CN địa phƣơng
trong cơ chế thị trƣờng, phải phát triển các SPDVTT theo định hƣớng
nhu cầu. Để có những SPDVTT đúng vững trên thị trƣờng, mang lại
nguồn thu cao, ổn định, các cơ quan thông tin KH&CN cần phải phát
triển những dịch vụ và sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao, mà xã
hội thực sự cần và sẵn sàng trả tiền.



Đặc thù của lĩnh vực hoạt động, tổ chức thông tin KH&CN chỉ có thể
phục vụ tốt khi đã có tiềm lực thông tin ở mức nhất định. Do vậy, cần
có sự quan tâm, đầu tƣ của Nhà nƣớc thể hiện trên các mặt: xây dựng
hạ tầng thông tin quốc gia; phát triển tiềm lực thông tin quốc gia; môi
thƣờng pháp lý tiếp cận, khai thác, chia sẻ thông tin; cơ chế khyến
khích hoạt động, đảm bảo đời sống cán bộ thông tin KH&CN.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu



Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn dữ liệu sẵn có về thực trạng
ĐMCN và phát triển thông tin KH&CN ở Việt Nam và Bến Tre.



Phƣơng pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.

9.

Kết cấu của Luận văn

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
1.2. Thông tin KH&CN
1.2.1. Khái niệm thông tin KH&CN
1.2.2. Vai trò của thông tin KH&CN đối với hoạt động ĐMCN
1.2.3. Vai trò của thông tin KH&CN địa phƣơng đối với hoạt động
ĐMCN
14


Chƣơng 2. Thực trạng của thông tin KH&CN địa phƣơng đối với
hoạt động ĐMCN (xét trƣờng hợp tại các DNCBD tỉnh Bến Tre).
2.1. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phƣơng
2.1.1. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phƣơng
2.1.2. Thực trạng hoạt động thông tin KH&CN địa phƣơng tại Bến
Tre

2.2. Thực trạng ĐMCN trong các DNCBD của tỉnh Bến Tre
2.2.1. Tình hình phát triển và những đóng góp của ngành chế biến
dừa
2.2.2. Thực trạng công nghệ và ĐMCN của DNCBD tỉnh Bến Tre
2.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng của thông tin KH&CN địa phƣơng đối
với hoạt động ĐMCN của DN và nguyên nhân chƣa đáp ứng (xét trƣờng hợp
các DNCBD tỉnh Bến Tre)
2.3.1. Nhu cầu về thông tin KH&CN để ĐMCN của doanh nghiệp
2.3.2. Đánh giá về mức độ đáp ứng của thông tin KH&CN địa
phƣơng trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMCN của DN
2.3.3. Nguyên nhân thông tin KH&CN địa phƣơng chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu của DN để ĐMCN
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển thông tin KH&CN địa phƣơng để
thúc đẩy hoạt động ĐMCN
3.1. Giải pháp đối với toàn mạng lƣới thông tin KH&CN Quốc gia
3.2. Giải pháp về tổ chức.
3.3. Giải pháp tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực tại các trung tâm
thông tin KH&CN địa phƣơng
3.4. Giải pháp tăng cƣờng khả năng thƣơng mại các sản phẩm dịch vụ
thông tin của các trung tâm thông tin KH&CN địa phƣơng

15


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ
TÀI 1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Thuật ngữ công nghệ đã đƣợc nhiều chuyên gia quan tâm, và đã có nhiều
định nghĩa về công nghệ. Phổ biến là các định nghĩa sau:

Định nghĩa 1: theo F.R. Root, "công nghệ là dạng kiến thức có thể áp
dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm mới".
Định nghĩa 2: theo R. Jones (1970), "công nghệ là cách thức mà qua đó
các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa".
Định nghĩa 3: theo J. Baranson (1976), "công nghệ là tập hợp các kiến
thức về một quy trình và/hoặc các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra
các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh".
Định nghĩa 4: theo J.R. Dunning (1982), "công nghệ là nguồn lực bao
gồm kiến thức được áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp thị cho
những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới".
Định nghĩa 5: theo E.M. Graham (1988), "công nghệ là kiến thức không
sờ mó được và không phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để
sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ".
Định nghĩa 6: theo P. Strunk (1986), "công nghệ là sự áp dụng khoa học
vào công nghệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách
có hệ thống và có phương pháp".
Định nghĩa 7: theo Tổ chức PRODEC (1982),"công nghệ là mọi loại kỹ
năng , kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công
nghiệp, chế biến và dịch vụ".
Định nghĩa 8: theo Ngân hàng thế giới (1985), "công nghệ là phương
pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: Thông tin về
phương pháp; Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc
chuyển hóa; Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".
16


Định nghĩa 9: theo UNCTAD (1972), "công nghệ là một đầu vào cần thiết
cho sản xuất, và như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng
hóa được thể hiện ở một trong các dạng sau:
-


Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và

bán trên thị trường, đặc biệt là gắn liền với các quyết định đầu tư;
-

Nhân lực, thường là nhân lực có trình độ và đôi khi là nhân lực có

trình độ cao, chuyên sâu, có khả năng sử dụng đúng các thiết bị, kỹ thuật và
làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin.
-

Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thương mại, được

đưa ra trên thị trường hay giữ bí mật như một phần của hoạt động độc
quyền".
Định nghĩa 10: theo Sharif (1986), "công nghệ bao gồm khả năng sáng
tạo, đổi mới và lựa chọn kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối
ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội và văn hóa.
Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn
dạng cơ bản:
-

thể hiện ở dạng vật thể (technoware)

-

thể hiện ở dạng con người (humanware)

-


thể hiện ở dạng ghi chép (infoware)

-

thể hiện ở dạng thiết chế tổ chức (orgaware)".1

Theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2006, Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết, kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Tác giả luận văn tuân theo hai khái niệm pháp lý về công nghệ nhƣ trên.
1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Tùy theo mục đích sử dụng và tùy theo tác giả mà khái niệm ĐMCN có ý
1Từ định nghĩa 1 đến 10 trích dẫn theo Trần Ngọc Ca (1998)

17


nghĩa khác nhau.
Đổi mới (innovation) với tƣ cách là một khái niệm khoa học đã xuất hiện
trong nhiều thập niên qua (đặc biệt trong các nghiên cứu của Schumpeter về
đổi mới), nhƣng trong thảo luận về chính sách và xét về tính toàn diện thì mới
chỉ xuất hiện khoảng 25 năm trở lại đây. Có những tác giả (Coomb et
al.,1987) gọi chung là đổi mới (innovation), có tác giả (Rosenberg, 1982,
1994) gọi cụ thể hơn là ĐMCN (technological innovation).
Theo Nelson, 1993, đổi mới là quá trình chuyển ý tưởng thành sản phẩm
mới (hoặc sản phẩm hoàn thiện) để đưa ra thị trường thành quy trình, đưa

vào họat động, hoặc hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa
ra cách tiếp cận và dịch vụ xã hội mới.
Theo Arthur J. Carty, 1998, đổi mới là một quá trình biến đổi bao gồm
các hoạt động khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, đào tạo
nhân lực, đầu tư tài chính, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.
OECD (1997) định nghĩa: “ĐMCN sản phẩm và quy trình (TPP) là việc
thực hiện được sản phẩm và quy trình mới về mặt công nghệ hay đạt được
tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với sản phẩm và quy trình. Đổi mới
TPP được thực hiện nếu đổi mới đó đã được đưa ra thị trường (đổi mới sản
phẩm) hoặc được sử dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới TPP
gắn với một chuỗi các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và
thương mại”. Khái niệm mới và đƣợc cải tiến cơ bản đƣợc OECD mở rộng là
mới và đƣợc cải tiến đối với doanh nghiệp (không nhất thiết là mới và đƣợc
cải tiến so với thế giới). Điều này cho phép mở rộng phạm vi phân tích về đổi
mới, đặc biệt trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển.
Theo Trần Ngọc Ca (2000) 2, "ĐMCN là việc chủ động thay thế phần
quan trọng (cơ bản/cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một
công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn".
Ngày nay, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang hƣớng tới sự phát
triển dựa trên nền kinh tế tri thức (Knowledge-based Economy), đổi mới công
2Trần Ngọc Ca (2000), Quản Lý Và Đổi Mới Công Nghệ, Tài liệu phục vụ giảng dạy

18


nghệ đƣợc xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị
gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.
Đối với các nƣớc đang phát triển, đổi mới công nghệ là cơ sở quan trọng
để tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, thúc
đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp và cả

nền kinh tế.
a.
-

Các loại ĐMCN:

Đổi mới sản phẩm là việc triển khai một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới

hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc nâng cấp rõ rệt với sự chú ý đến tính chất
hoặc việc sử dụng theo chủ định. Điều này bao gồm việc nâng cấp rõ rệt các
điểm riêng biệt về kỹ thuật, các thành phần và vật liệu, cùng với phần mềm đi
kèm, thân thiện với ngƣời sử dụng hoặc tính chất có tính năng riêng biệt khác.
-

Đổi mới quy trình là việc thực hiện việc sản xuất mới hoặc việc sản

xuất đƣợc nâng cấp rõ rệt hoặc phƣơng pháp phân phối mới. Điều này bao
gồm những thay đổi rõ rệt trong kỹ thuật, thiết bị và/hoặc phần mềm.
-

Đổi mới marketing là việc thực hiện phƣơng pháp marketing mới bao

gồm các thay đổi rõ rệt trong thiết kế sản phẩm hoặc bao gói, bố trí sản phẩm,
xúc tiến hoặc làm giá sản phẩm.
-

Đổi mới tổ chức là việc thực hiện một phƣơng pháp tổ chức mới trong

thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức giao tiếp với các đối tác hoặc
quan hệ bên ngoài.

b.

Các hoạt động ĐMCN

Là tất cả các bƣớc về khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thƣơng
mại đƣợc tiến hành hoặc chủ định sẽ tiến hành để thực hiện các đổi mới. Có
một số hoạt động đổi mới tự nó là đổi mới, một số hoạt động là hoạt động
không có tính mới nhƣng lại cần thiết cho việc thực hiện đổi mới.
• Các hoạt động đổi mới của đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình
-

NC&PT nội bộ: bao gồm tất cả các NC&PT do doanh nghiệp tự thực

hiện kể cả nghiên cứu cơ bản;
-

Sử dụng NC&PT bên ngoài: thuê các hoạt động NC&PT của các tổ chức
19


nghiên cứu nhà nƣớc hoặc nghiên cứu của tƣ nhân hoặc của các doanh
nghiệp khác kể cả của doanh nghiệp trong cùng tập đoàn.
-

Sử dụng các tri thức từ bên ngoài: tậu quyền sử dụng các sáng chế hoặc

các phát minh không đăng ký sách chế, các thƣơng hiệu, bí quyết và các tri
thức kiểu khác từ các doanh nghiệp khác, tổ chức khác nhƣ các trƣờng đại
học, các tổ chức nghiên cứu nhà nƣớc, các tổ chức không phải là NC&PT;
-


Mua các máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác: máy móc thiết bị tiên

tiến, máy tính với phần cứng và phần mềm, nhà, đất (kể cả việc nâng cấp, biến
đổi, hoặc sửa chữa) mà chúng cần cho thực hiện đổi mới sản phẩm, đổi mới quy

trình;
-

Các công việc khác đối với hoạt động đổi mới sản phẩm đổi mới quy

trình: các hoạt động liên quan đến phát triển và thực hiện đổi mới sản phẩm,
đổi mới quy trình nhƣ là việc thiết kế, kế hoạch hoá, thử nghiệm cho sản
phẩm mới (vật chất và dịch vụ), quy trình sản xuất và phƣơng pháp phân phối
mà chung chƣa đƣợc đƣa vào NC&PT.
-

Chuẩn bị thị trƣờng cho đổi mới sản phẩm; hoạt động nhằm vào thâm

nhập thị trƣờng đối với sản phẩm và dịch vụ mới hoặc đƣợc nâng cấp rõ rệt;
-

Đào tạo (bao gồm cả việc đào tạo từ bên ngoài) liên quan đến triển khai

đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quy trình cũng nhƣ thực hiện các đổi mới này.

• Các hoạt động đổi mới của đổi mới marketing và đổi mới tổ chức
-

Chuẩn bị cho đổi mới marketing: các hoạt động liên quan đến triển khai


và thực hiện phƣơng pháp marketing mới. Hoạt động này bao gồm cả việc mua
tậu tri thức từ bên ngoài, hoặc các vật chất mà chúng liên quan đến đổi mới

marketing;
-

Chuẩn bị cho đổi mới tổ chức: các hoạt động đƣợc tiến hành cho công tác

kế hoạch hoá và thực hiện phƣơng pháp tổ chức mới. Hoạt động này bao gồm
mua, tậu các tri thức khác từ bên ngoài và các sản phẩm vật chất khác mà
chúng liên quan một cách riêng biệt đến đổi mới tổ chức.
c.

Các nhân tố liên quan đến ĐMCN của doanh nghiệp

Có bốn nhóm nhân tố chính liên quan trƣớc hết đến ĐMCN. Đó là nhân tố
20


liên quan đến doanh nghiệp (công ty), các tổ chức KH&CN, các vấn đề chuyển
giao và hấp thụ công nghệ, tri thức, kỹ năng. Ngoài ra, một loạt các cơ hội cho
ĐMCN còn bị ảnh hƣởng bởi nhóm nhân tố thứ tƣ – đó là môi trƣờng xung
quanh các tổ chức, các dàn xếp về pháp lý, bối cảnh kinh tế vĩ mô và nhiều điều
kiện khác đang tồn tại không phụ thuộc vào các suy tính về ĐMCN.

Bốn nhóm nhân tố liên quan đến ĐMCN có thể đƣợc thể hiện nhƣ một sơ
đồ nhƣ Hình 1.1:
Hình 1. 1. Các yếu tố liên quan đến ĐMCN của doanh nghiệp




Các điều kiện khung
Các điều kiện khung cơ bản của các nhân tố quốc gia về thể chế và cấu trúc

(nhƣ luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục) hình thành nên các quy tắc và cơ hội
21


cho ĐMCN.
Môi trƣờng hoạt động trong đó các công ty có thể vận động và biến đổi
là môi trƣờng xung quanh các hoạt động ĐMCN ở cấp công ty (động lực đổi
mới). Môi trƣờng này bao gồm các thể chế và điều kiện cơ bản đã đƣợc xác
lập (hoặc vẫn đang phát triển) theo nguyên lý không liên quan đến đổi mới.
Các nhân tố này xác lập các tham số cơ bản, theo đó công ty tồn tại và hoạt
động. Các nhân tố đó, do vậy, sẽ ảnh hƣởng lớn đến ĐMCN của doanh
nghiệp. Môi trƣờng thể chế tổng quát đó tạo ra các điều kiện khung, theo đó
ĐMCN sẽ diễn ra. Các bộ phận cấu thành bao gồm:
-

Hệ thống giáo dục cơ sở cho quảng đại quần chúng.

-

Cơ sở hạ tầng liên lạc, bao gồm đƣờng sá, thông tin liên lạc.

-

Thể chế tài chính


-

Khung cảnh, pháp luật, chẳng hạn nhƣ luật sáng chế, thuế, các quy

định về quản lý doanh nghiệp và lãi suất tiết kiệm, tỉ giá ngoại tệ, thuế xuất
nhập khẩu và cạnh tranh.
-

Sự tiếp cận thị trƣờng, kể cả khả năng thiếp lập mối quan hệ chặt chẽ

với khách hàng cũng nhƣ các vấn đề nhƣ qui mô thị trƣờng và sự dễ dàng
tiếp cận thị trƣờng.
-

Cấu trúc ngành và môi trƣờng cạnh tranh, kể cả sự tồn tại của các công

ty cung ứng trong các ngành sản xuất hỗ trợ.


Cơ sở khoa học và kỹ thuật

Cơ sở khoa học và kỹ thuật: Đó là tri thức đƣợc tích luỹ và các tổ chức
KH&CN làm nền tảng cho đổi mới của doanh nghiệp bằng cách cung cấp
dịch vụ đào tạo công nghệ và cung cấp tri thức khoa học cho doanh nghiệp.
Tri thức khoa học và kỹ năng kỹ thuật là chỗ dựa quan trọng của ĐMCN. Ở hầu
hết các nƣớc, các yếu tố này tập trung và đƣợc phát triển tại các tổ chức KH&CN
công. Đầu ra tri thức khoa học của các tổ chức này trên phạm vi toàn thế giới tạo ra
sự hiểu biết thực chất và cơ sở lý thuyết cho đổi mới doanh nghiệp.
Sự khác nhau về tính chất hoạt động của các tổ chức KH&CN và các công ty
thực hiện đổi mới cần đƣợc hiểu rõ. Có sự khác biệt đáng kể về động cơ thúc đẩy

22


hoạt động của các cộng đồng trong hai khu vực này. Các tổ chức KH&CN
quốc gia có thể đóng vai trò dẫn dắt có hiệu quả tại địa phƣơng, đồng thời
cung cấp nhân lực có tay nghề để giữ các vị trí then chốt liên quan đến
ĐMCN. Các tổ chức này cũng cung cấp các nguồn chuyên gia, xúc tiến hợp
tác hiệu quả và cung cấp nhƣng công nghệ, thiết bị đƣợc cải tiến cho doanh
nghiệp. Các bộ phận của cơ sở khoa học và kỹ thuật quốc gia gồm:
-

Hệ thống đào tạo kỹ thuật chuyên ngành.

-

Hệ thống trƣờng đại học.

-

Hệ thống hỗ trợ nghiên cứu cơ bản (bên cạnh những đột phát cơ bản và

các lợi ích lâu dài, nghiên cứu cơ bản đôi khi đƣợc xem là mang lại rất ít lợi
ích trực tiếp cho đổi mới doanh nghiệp).
- Các hoạt động NC&PT mang tính hàng hoá công – tài trợ các chƣơng trình

và tổ chức đƣợc định hƣớng vào các khu vực nhƣ y tế, môi trƣờng và quốc phòng.
-

Các hoạt đông NC&PT mang tính chiến lƣợc – tài trợ các chƣơng trình


và tổ chức đƣợc định hƣớng vào NC&PT tiền cạnh tranh hay công nghệ nguồn.
-

Hỗ trợ mới không sinh lợi – tài trợ các chƣơng trình và tổ chức đƣợc

định hƣớng vào nghiên cứu của các lĩnh vực mà các doanh nghiệp khó có thể
có đƣợc đủ lợi ích từ chính nghiên cứu trong nội bộ của mình.


Các nhân tố chuyển giao

Các nhân tố chuyển giao có ảnh hƣởng lớn đến tính hiệu quả của các mối
liên kết, các luồng trao đổi thông tin và kỹ năng, sự tiếp thu học hỏi.
Một cách tổng quát, các nhân tố chuyển giao có thể đƣợc liệt kê nhƣ sau:
-

Các liên hệ chính thức và không chính thức giữa các công ty, mối quan hệ

giữa những ngƣời sử dụng và ngƣời cung ứng, các cơ quan điều chỉnh pháp luật,
các viện nghiên cứu và các tác nhân kích thích bên trong các “chùm” đối thủ
cạnh tranh. Tất cả các mối liên hệ này đều có thể tạo ra các luồng thông tin có lợi
cho đổi mới hoặc dẫn công ty đến chỗ dễ tiếp thu đổi mới hơn.
-

Sự hiện diện của những “ngƣời gác cổng” công nghệ, hay những ngƣời

nhạy cảm công nghệ. Đó là những cá nhân, bằng nhiều cách, luôn theo sát những
phát triển mới nhất (kể cả công nghệ mới và tri thức đƣợc mã hoá trong các bằng
23



sáng chế, các tài liệu chuyên môn và các tạp chí khoa học), và luôn duy trì
mạng lƣới riêng để tạo điều kiện cho các luồng thông tin tao đổi. Yếu tố
“ngƣời gác cổng” công nghệ đóng một vai trò quan trọng đối với đổi mới
trong nội bộ công ty.
- Các mối liên hệ quốc tế là một bộ phận quan trọng của mạng lƣới thông tin.

Mạng lƣới các chuyên gia quốc tế là phƣơng cách quan trọng để truyền những hiểu
biết mới nhất về khoa học và những phát triển công nghệ tiên tiến nhất.
-

Mức độ lƣu chuyển của các chuyên gia khoa học hoặc công nghệ sẽ

ảnh hƣởng đến tốc độ lan truyền của các phát triển mới.
-

Sự dễ dàng tiếp cận ngành công nghiệp tới các năng lực tiềm năng của

NC&PT công.
-

Sự hình thành công ty spin-off thƣờng kéo theo sự chuyển giao các cá

nhân có trình độ. Đây là một phƣơng cách có giá trị để đạt đƣợc sự thƣơng
mại hoá các phát triển mới do nghiên cứu trong khu vực công mang lại.
- Nguyên tắc xử thế, hệ thống giá trị công đồng, sự tin cậy và cởi mở có ảnh

hƣởng đến hiệu quả của các mạng lƣới, các mối liên hệ cá các kênh liên lạc khác,
do chúng có tác động đến sự giao tiếp không chính thức giữa cá nhân và là điều tạo
nên nền tảng cho nhiều thoả thuận kinh doanh. Chúng còn xác lập các tham số


và các quy tắc xử thế đƣợc chấp nhận, theo đó liên lạc và trao đổi thông tin
đƣợc thực hiện.
-

Tri thức đƣợc mã hoá trong các sáng chế, tài liệu chuyên môn và tạp

chí khoa học.


Động lực đổi mới

Động lực đổi mới là lĩnh vực quan trọng nhất đối với đổi mới doanh
nghiệp, bao gồm các nhân tố nằm trong hoặc ngay bên ngoài công ty và có tác
động trực tiếp đến tính đổi mới của công ty. Một hệ thống phức tạp các nhân
tố định hình đổi mới ở cấp công ty đƣợc gọi là “động lực đổi mới”.
Nhƣ vậy, ngoài yếu tố quan trọng nhất là “động lực đổi mới” của bản thân
doanh nghiệp, đòn bẩy về thông tin KH&CN (nhân tố chuyển giao) có thể
đƣợc áp dụng để thúc đẩy để nâng cao năng lực ĐMCN của DN.
24


×