Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cơ sở lý luận về quản lý nhân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.13 KB, 17 trang )

Cơ sở lý luận về quản lý nhân sự:
I/ Lý luận chung về quản lý nhân sự:
1/ Khái niệm và đặc điểm:
1.1/ Nhân sự:
Nhân sự được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con
người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem
là sức lao động của con người – một nguồn lực qúy giá nhất trong các yếu tố
của sản xuất của các doanh nghiệp.
1
Nhân sự là nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia, là tổng thể tiềm năng lao
động của con người. Nhân sự được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà
con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập
trong tương lai. Giống như nguồn lực vật chất, nguồn lực con người là kết quả
đầu tư trong quá khứ với mục đích tạo ra thu nhập trong tương lai. Tuy nhiên,
khác với các nguồn lực vật chất khác, nguồn lực con người là con người lao
động có nhân cách (có trí thức, kỹ năng nghề nghiệp và hoạt động xã hội, có
các phẩm chất tâm lý như động cơ, thái độ ứng xử với các tình huống trong
cuộc sống), có khả năng tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống.
1.2/ Quản lý:
Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý:
2
1 Giáo trình Quản lý nhân lực trong Doanh nghiệp, Nguyễn Tấn Thịnh, 2005, NXB Lao động - Xã hội
2 Giáo trình Khoa học quản lý, PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2008,
NXB Khoa học và kĩ thuật
Lập kế hoạch
Chỉ đạo thực hiện

Kiểm tra

Tổ chức
QUẢN LÝ


1.3/ Quản lý nhân sự :
a/ Khái niệm:
Quản lý nhân sự được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá
trình quản lý, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công
việc của họ trong bất cứ tổ chức nào. Tựu chung lại, quản lý nhân sự có thể
được hiểu là: Quá trình lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát kiểm tra về
các bước: Thu hút, tuyển dụng, đào tạo phát triển, sắp xếp sử dụng và đánh
giá đãi ngộ của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn
nhân viên.
Quản lý nhân sự là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật vì quản lý nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ
chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản lý nào
khác.
b/ Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản lý nhân sự:
* Chức năng:
- Kế hoạch hoá nhân sự cho tổ chức, là việc tuyển mộ tuyển chọn đào tạo
bồi dưỡng sử dụng kích thích phát triển nguồn nhân lực, là thu hút con người
gắn kết với công việc được giao phó cũng như vào các mối quan hệ qua lại
giữa ngươì với người vì mục tiêu của tổ chức.
- Quản lý nhân sự nhằm củng cố và duy trì đầy đủ cân đối kip thời số
lượng và chất lượng nhân sự cho mọi hoạt động của tổ chức theo đuổi mục
tiêu đã đề ra là việc tìm kiếm phát triển các phương pháp, các hình thức để con
người có thể đóng góp tối đa cho tổ chức, đồng thời thông qua đó con người
được phát triển toàn diện.
* Nhiệm vụ.
- Chính sách: Bộ phận nhân viên giữ vai trò chủ yếu trong việc đề ra các
chính sách liên quan đến nguồn nhân sự và bảo đảm bằng các chính sách đó
đựơc thi hành trong toàn doanh nghiệp. Các chính sách này phải có khả năng
giải quyết các vấn đề khó khăn và giúp các doanh nghiệp thực hiện được các
mục tiêu của tổ chức.

- Cố vấn: Bộ phận nhân sự đóng vai trò tư vấn và cố vấn cho các cấp
quản lý khác.
- Dịch vụ: cung cấp dịch vụ như tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi cho các
bộ phận khác.
- Kiểm tra: Bộ phận quản lý nhân sự đảm nhận các chức năng kiểm tra
bằng cách giám sát các bộ phận khác đảm bảo thực hiện các chính sách, các
chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không.
* Mục tiêu
Mục tiêu chung của quản lý nhân sự là nhằm cung cấp cho tổ chức một
lực lượng lao động có hiệu quả. Ngoài ra còn đáp ứng các mục tiêu sau :
-Mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã
hội, hoạt động vì lợi ích của xã hội.
-Mục tiêu của tổ chức: là việc cung cấp nhân sự để từng bộ phận thực
hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của riêng nó phù hợp với mục tiêu chung của
toàn bộ tổ chức.
-Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi bộ phận trong tổ chức đều có chức
năng và nhiệm vụ riêng, quản lý nhân sự trợ giúp cho các bộ phận này thực
hiện được chức năng và nhiệm của mình trong tổ chức.
-Mục tiêu cá nhân: Đây là mục tiêu quan trọng vì đáp ứng được mục tiêu
cá nhân của người lao động sẽ động viên khích lệ sự nỗ lực của họ, nhằm
hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất, điều này sẽ dẫn tới thành công
của tổ chức.
2/ Sự cần thiết phải quản lý nhân sự trong doanh nghiệp:
Sức lao động của con người là chất kết nối các yếu tố tạo nên hoạt động
sản xuất. Dù có nguyên vật liệu, máy móc công nghệ hiện đại,.. nhưng không
có tác động có định hướng của con người tác động vào thì hoạt động sản xuất
không thể thành công. Như vậy có thể thấy yếu tố con người là yếu tố quan
trọng nhất trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, con người là các cá thể riêng
biệt, có thể xác riêng, có ý thức riêng, có nhu cầu riêng, có cá tính riêng. Khi
hoạt động trong cùng một hệ thống, nếu mỗi người một hướng, sức lao động

bỏ ra không theo mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, chồng chéo, thiếu kĩ năng thì
hoạt động cũng không thể có hiệu quả tốt. Khi hoạt động theo một kế hoạch rõ
ràng, hướng tới mục tiêu chung, các nguồn lực được phân bổ và sử dụng theo
cách phát huy được khả năng nhất thì sản xuất sẽ đạt được hiệu quả cao. Như
vậy, để hoạt động sản xuất có hiệu quả cao thì một trong những yếu tố mấu
chốt nhất là tổ chức cho con người hoạt động, hay chính là quản lý nhân sự
tốt.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà sức lao động có giá trị ngày càng
cao, các yếu tố nguyên vật liệu tiến tới nguy cơ cạn dần, chỉ có sức lao động là
yếu tố có giá trị khai thác không giới hạn. Con người trở thành nguồn tài
nguyên quý giá và vô tận nhất. Chính vì thế công tác quản lý là một hoạt động
quan trọng nhất của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề làm sao giữ chân được nhân viên là một vấn
đề đau đầu cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh thì ngoài việc rất cần nguồn nhân lực có có chất
lượng cao, thì còn phải biết cách làm thế nào để giữ chân được những nhân
viên có năng lực để tránh việc bị chảy máu chất xám, đây là vấn đề sống còn
của các doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại
quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
II/ Nội dung của quản lý nhân sự:
1. Phân tích công việc
1.1. Khái niệm:
Phân tích công việc là việc tìm hiểu và xác định nội dung, đặc điểm của
từng công việc, đo lường giá trị và tầm quan trọng của nó để đề ra các tiêu
chuẩn về năng lực, phẩm chất mà người thực hiện công việc cần phải có.
1.2. Nội dung của phân tích công việc

Sơ đồ 1.2: Nội dung phân tích công việc
Xác định công việc
Mô tả công việc
Tiêu
chuẩn về nhân sự
Đánh giá công việc
Xếp loại công việc

×