Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu can thiệp trường hợp tại xã thủy an, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.69 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI & NHÂN VĂN =====================

HOÀNG THỊ MỸ DUNG

MÔHÌNHHUYĐỘNGCỘNGĐỒNGNHẰM
PHÒNGNGỪAVÀGIẢMTHIỂUTRẺEMBỊĐUỐINƯỚC
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI
XÃ THỦY AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH
QUẢNG NINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Công tác xã hội

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI & NHÂN VĂN =====================

HOÀNG THỊ MỸ DUNG

MÔHÌNHHUYĐỘNGCỘNGĐỒNGNHẰM
PHÒNGNGỪAVÀGIẢMTHIỂUTRẺEMBỊĐUỐINƯỚC
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI
XÃ THỦY AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH
QUẢNG NINH)

Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Trịnh Văn Tùng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham
khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của các
tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mỹ Dung


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người thầy
kính mến, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô, giảng viên của Khoa Xã

hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
về thời gian để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mỹ Dung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.

Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp

2.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp

3.

Đối tượng nghiên cứu can thiệp

4.

Khách thể nghiên cứu

5.


Phạm vi nghiên cứu

6.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

7.

Phương pháp nghiên cứu

8.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề

9.

Bố cục luận văn
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1 Cộng đồng
1.1.2. Huy động nguồn lực
1.1.3. Tai nạn đuối nước

1.1.4. Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai

nạn đuối nước ở trẻ em
1.2.

Các lý thuyết đƣợc vận dụng

1.2.1.

Lý thuyết nhu cầu

1.2.2.

Lý thuyết hệ thống

1.3.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC TẠI XÃ THỦY AN,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHẬN
THỨC TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI
NẠN ĐUỐI NƢỚC
2.1. Khái quát thực trạng đuối nƣớc ở xã Thủy An, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.


2.2. Hậu quả của tai nạn đuối nƣớc đối với các gia đình có trẻ em
bị đuối nƣớc

29


2.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa,
giảm thiểu tai nạn đuối nƣớc

34

2.3.1. Nhận thức của phụ huynh có con từ 6-14 tuổi về việc giảm
thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã

34

Thủy An
2.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương trong việc giảm
thiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nước trên địa bàn

38

2.4. Nguyên nhân cơ bản xảy ra đuối nƣớc
CHƢƠNG 3: NHU CẦU, NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG

40

TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI
NƢỚC Ở TRẺ EM VÀ MÔ HÌNH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

48

TRONG VIỆC TẠO DỰNG BỂ BƠI DI ĐỘNG CHO TRẺ EM
TẠI XÃ THỦY AN
3.1. Nhu cầu của trẻ em và gia đình có con từ 6 – 14 tuổi

trong việc giảm thiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nƣớc.

48

3.1.1. Nhu cầu của trẻ em từ 11 – 14 tuổi
48

3.1.2. Nhu cầu của phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi.
49

3.2. Nguồn lực tại xã Thủy An trong việc phòng ngừa, giảm
thiểu tai nạn đuối nƣớc.

51

3.2.1. Nguồn lực về truyền thông phòng, giảm thiểu tai nạn
đuối nước.
3.2.2. Nguồn lực từ các gia đình có trẻ trong độ tuổi đi học.
3.2.3. Nguồn lực từ chính quyền địa phương.

51


3.2.4. Nguồn lực từ nhà trường.

53

3.2.5. Nguồn lực từ hội đoàn thể.

54


3.2.6. Nguồn lực từ doanh nghiệp trên địa bàn.

55

3.3. Mô hình huy động cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi

56

di động cho trẻ em tại xã Thủy An.
56

3.4. Xây dựng kế hoạch can thiệp hoàn thiện hoạt động của
bể bơi di động tại xã Thủy An.

57

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC
92
94
96


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp

Trẻ em là đối tượng được Nhà nước và cả xã hội dành sự quan tâm, chăm sóc
đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại.
Tuyên ngôn về các quyền của trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
năm 1959 khẳng định: "Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp
nhất" . Điều 24 Công ước về các quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam
gia nhập năm 1982) nêu rõ: “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng
dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và
nhà nước". [2]
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Quyền trẻ em là tất cả
những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một lành mạnh và an toàn.
Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là tiếp nhận thụ động lòng
nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá
trình phát triển. Tuy nhiên, quyền trẻ em, cụ thể là quyền sống còn, quyền an
toàn của trẻ em đang bị đe dọa khi đuối nước đang là một trong những nguy cơ
gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Đuối nước đã âm thầm cướp đi sinh mạng của 360.000 người mỗi năm trên
toàn thế giới, trong đó 90% số trường hợp xảy ra ở những quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình. Một nửa số trường hợp xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương [9]. Ở Việt Nam, mỗi năm có trên 2.000 trẻ em tử vong
do đuối nước. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu có tỷ lệ
trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và
cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của gia
đình, cộng đồng, xã hội và nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế, trẻ em
thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ chưa biết bơi,


thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, môi trường xung quanh còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em.

Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng đuối nước ở Việt Nam từ 2005 –
2009, Cục Quản lý môi trường y tế đã tổng hợp số liệu báo cáo nguyên nhân tử
vong từ sổ theo dõi nguyên nhân tử vong A6 – YTCS của trên 100.000
xã/phường tại 63/63 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu thu
được thì tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 10 -12% tổng số tử vong do
tất cả các nguyên nhân, trong đó đuối nước là nguyên nhân thứ 2 sau tai nạn giai
thông chiếm 17%.Trẻ em là nhóm có nguy cơ tử vong do đuối nước cao, cụ thể
tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0 – 4 tuổi với trung bình 22
trẻ/100.000 trẻ/năm.Theo kết quả nghiên cứu “Nguyên nhân tử vong ở Việt Nam
năm 2008”: tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi do đuối nước bằng tỷ lệ dị tật bẩm
sinh trẻ em và chiếm cao nhất với 18,1%. [2]
Đứng trước thực tế như vậy, Nhà nước ta đã có những biện pháp để giảm
thiểu, ngăn ngừa và phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tuy tình trạng đuối
nước có giảm nhưng vẫn giảm chậm, đuối nước ở trẻ em vẫn là một trong những
nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em ở mức cao. Vậy cộng đồng có những nguồn
lực gì trong việc phòng ngừa, can thiệp trẻ em bị đuối nước ở trẻ em? Nhân viên
CTXH có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ cộng đồng để giảm thiểu tình
trạng này?. Đứng trước những câu hỏi đó cộng với bối cảnh tử vong do đuối
nước của trẻ em hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mô hình huy động cộng
đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường
hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để làm luận văn tốt
nghiệp. Với mong muốn, thông qua những kiến thức CTXH để nhìn nhận một
cách khách quan về thực trạng, nhu cầu và nguồn lực tại địa bàn, từ đó đưa ra
những định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em tử
vòng do đuối nước.


2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và hậu quả mà đuối nước đã để lại cho gia

đình, cộng đồng của vấn đề đuối nước ở trẻ em tại xã Thủy An, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thông qua đó, tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của địa
bàn trong việc phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước. Tác giả đưa ra
nhận xét, đánh giá, định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình
trạng này dựa vào việc huy động cộng đồng, xây dựng bể bơi di động cho trẻ em
trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng trẻ em bị đuối nước tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay và những hậu quả của tai nạn đuối
nước đối với gia đình, cộng đồng.
Đánh giá và phân tích nhu cầu được hỗ trợ phòng ngừa tai nạn đuối nước ở
trẻ em của các hộ gia đình trong phòng ngừa tai nạn đuối nước.
Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng bể bơi di động nhằm hỗ trợ trẻ em
biết bơi.
3. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp
Huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em bị tai nạn đuối
nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh).
4. Khách thể nghiên cứu
Gia đình có trẻ tử vong do đuối nước
Phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi.
Trẻ em ở độ tuổi 11 – 14 của xã Thủy An.


Cán bộ xã Thủy An, cán bộ Đoàn.
Đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Phạm vi xã Thủy An, thị xã Đông triều, tỉnh
Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu, ứng dụng: 6/2017 – 8/2018.

Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em có nhiều phương thức . Luận văn tập
trung đánh giá thực trạng từ năm 2015 – 2018, hậu quả đối với gia đình và cộng
đồng.
Nghiên cứu nhu cầu và nguồn lực trong hỗ trợ của cộng đồng trong việc tạo
dựng bể bơi di động.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng và hậu quả của tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua như thế nào?
Các hộ gia đình có trẻ em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng trong
việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em?
Cộng đồng xã Thủy An có nhu cầu và nguồn lực gì trong hỗ trợ phòng
ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng tai nạn đuối nước và hậu quả của tai nạn đuối nước đối vớigia
đình và cộng đồng ở xã Thủy An trong giai đoạn vừa qua là rất nghiêm trọng và


nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn ở mức rất cao vì tỷ lệ trẻ em biết bơi rất
thấp.
Đa số các hộ gia đình hiện nay có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc
giảm thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước cho con em của họ.
Công đồng xã Thủy An có nhu cầu được tuyên truyền và nhu cầu cho con
được học bơi; có khá nhiều nguồn lực trong tuyên truyền thay đổi nhận thức của
các hộ gia đình cho con học bơi và xây dựng bể bơi di động.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Nghiên cứu được triển khai qua việc thu thập thông tin và phân tích tài liệu
liên quan đến tai nạn đuối nước, phòng chống tai nạn đuối nước… ở địa bàn

nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên có 3
nguồn cụ thể là: tài liệu do chính quyền địa phương thực hiện, triển khai hoạt
động phòng, giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn; tài liệu từ các trang Web
uy tín, chính thống và thu thập qua các tài liệu nghiên cứu về tai nạn đuối nước
ở trẻ em đã được kiểm định chất lượng.
Tìm hiểu, đọc và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến số trẻ em,
tình trạng đuối nước trên địa bàn thị xã Đông Triều nói chung, xã Thủy An nói
riêng để tổng hợp, hệ thống lại các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận.
Tìm hiểu các số liệu, thống kê về tình trạng đuối nước, chính sách hỗ trợ
của chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thời gian qua.
Đánh giá số liệu và tìm ra các biện pháp kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tạo
dựng bể bơi di động phòng ngừa trẻ em bị đuối nước.
7.2.Phương pháp quan sát


Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát. Những
tình huống và địa điểm quan sát là những nơi thường có trẻ em đi tắm hoặc có
nguy cơ đuối nước cao.
Quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu một số trẻ em về nhu cầu học bơi và
tìm hiểu khả năng bơi của trẻ.
7.3.Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu với người cung
cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người
cung cấp thông tin qua ngôn ngữ của người ấy. Mục tiêu của phỏng vấn sâu
không phải để hiểu một cách khái quát, đại diện mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu
kỹ về một vấn đề nhất định.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu
sâu hơn về các trường hợp gia đình có trẻ bị đuối nước; nhu cầu của trẻ em tại
địa bàn nghiên cứu về việc học bơi; tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà
chính quyền đã triển khai trong việc kết nối nguồn lực hỗ trợ trẻ em tại địa

phương.
Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 đối tượng gồm:
trẻ em - 5 trường hợp; gia đình có trẻ bị đuối nước – 4 trường hợp; cán bộ xã –
2 trường hợp; Đoàn thanh niên - 1 trường hợp, doanh nghiệp – 2 trường hợp.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về thực trạng,
nguyên nhân của tình trạng đuối nước, nhận thức của họ về cách thức giảm thiểu
đuối nước, những khó khăn của họ trong việc phòng ngừa tai nạn đuối nước ở
trẻ emNghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những
chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong kết nguồn lực hỗ trợ
trẻ em tại địa phương.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phỏng vấn sâu những đối tượng sau:


4

hộ gia đình đã có trẻ em bị đuối nước để tìm hiểu nỗi đau, mất mát của

các hộ gia đình đó. Đồng thời vận động họ trong việc tuyên truyền những hộ gia
đình khác trong việc cần thiết cho trẻ tập bơi.
5 trẻ em từ 11 – 14 tuổi để tìm hiểu về thực trạng tiếp xúc với môi trường
nước của các em, nhu cầu học bơi, có địa điểm bơi an toàn.
02 doanh nghiệp để tìm hiểu nguồn lực của họ.
2 cán bộ công tác tại UBND xã để tìm hiểu những chính sách, chương
trình, dự án của địa phương trong việc phòng chống tai nạn đuối nước.
1

cán bộ Đoàn để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu cũng như nguồn lực có

thể hỗ trợ trong việc giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn.

7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xã hội, tác giả đã
đi sâu nghiên cứu về tình hình thực tế của xã Thủy An cả về điều kiện tự nhiên,
văn hóa, xã hội từ đó có cái nhìn chính xác và đưa ra những giải pháp và định
hướng đúng đắn phù hợp với thực tiễn từng bước kết nối nguồn lực hỗ trợ tạo
dựng bể bơi di động nphòng ngừa trẻ em bị đuối nước.
Trong vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu 4 trường hợp gia đình có trẻ bị đuối
nước để tìm hiểu những nỗi đau, mất mát của họ và những phương pháp mà họ
đã sử dụng để giảm bớt dần nỗi đau. Trên cơ sở đó đánh giá nguồn lực của họ
trong việc tuyên truyền cho các gia đình có trẻ em về việc cần thiết cho trẻ học
bơi.
7.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cầm tay
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lập bảng hỏi cho 100 bậc cha mẹ có con
nhỏ từ độ tuổi 6 – 14, được xây dựng với các nội dung như sau:


Theo danh sách các học sinh của trường, chúng tôi nắm được địa chỉ của
các hộ gia đình. Trên cơ sở phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản, chúng
tôi chọn 100 hộ gia đình có con độ tuổi từ 6-14.
Nội dung bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau:
Đánh giá của các bậc cha mẹ về nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em?
Cảm nhận của các bậc cha mẹ về những nỗi đau, mất mát của các gia đình
có trẻ em đã từng bị đuối nước?
Nhu cầu được hỗ trợ để con em của các bậc cha mẹ được học bơi và biết
bơi?
Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giảm thiểu tai
nạn đuối nước bằng cách dạy cho trẻ em biết bơi?
Mức độ sẵn sàng tham gia chương trình “Bể bơi di động”của các bậc cha
mẹđể hỗ trợ đào tạo cho con em biết bơi?
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Về vấn đề phòng chống tai nạn đuối nước, đã có khá nhiều đề tài, chương
trình, dự án được triển khai nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng đuối nước ở
trẻ em.
Theo nghiên cứu Đuối Nước ở Trẻ Em (do Liên Minh vì Sự An Toàn của Trẻ
Em (TASC), có trụ sở tại Florence, Italy, phối hợp của Văn Phòng Nghiên Cứu
của UNICEF thực hiện) tại bốn quốc gia là Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Việt Nam
và Thái Lan, cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung Quốc là Tp. Bắc Kinh và
tỉnh Giang Tây. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử
vong thì có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn
số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại. Tại
Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em ngang bằng với tỉ lệ tử vong do
các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi, và tỉ lệ này bắt đầu tăng


lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí phòng chống đuối nước ở trẻ em không
hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên.
Trong “Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em” (Tổ chức y tế
thế giới, 2008) có đề cập đến vấn đề đuối nước ở trẻ em trong chương 3. Theo
báo cáo, đuối nước được xếp hạng thứ 13 trong các nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ dưới 15 tuổi, với nguy cơ cao nhất trong nhóm 1 - 4 tuổi. Báo cáo
đề cập đến tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tử vong và các hạn chế của số liệu thống kê. Từ
đó chỉ ra các yếu tố, tác nhân, môi trường tác động đến tai nạn đuối nước ở trẻ
em. Đưa ra các can thiệp cho việc xử lý tình trạng đuối nước, giảm thiểu và
phòng chống tình trạng này.
Theo các Báo cáo của Hiệp hội cứu hộ Hoàng Gia Úc thì 10 -19% số trường
hợp đuối nước xảy ra ở biển. Tại Việt Nam, 59% số trường hợp đuối nước xảy ra
ở sông suối, 28,2% ở ao hồ, 7,7% ở biển và 5,1 % xảy ra trong nhà.
Trong Tạp chí Y học dự phòng có đề cập đến đuối nước – vấn đề sức khỏe
của cả cộng đồng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý Môi trường y tế
- Bộ Y tế từ năm 2005 – 2010, cho thấy: Đuối nước là nguyên nhân thứ hai gây

tử vong ở trẻ em và nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em.Trung bình mỗi
năm có 6.126 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước trên toàn quốc.2wqaszx
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức vận động chính sách Y tế toàn cầu (GHAI) tổ chức Hội thảo
triển khai chương trình hợp tác về Phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam
và hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch thực hiện dự án Phòng, chống đuối
nước trẻ em. Theo báo cáo tại Hội thảo, mỗi năm tại Việt Nam có trên 2000
trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông
Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận
thức của gia đình, cộng đồng xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn
chế; trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ; trẻ em
chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; môi trường xung


quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Chương trình hợp
tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam sẽ bao gồm hai chương trình
can thiệp:
1) Hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trông giữ trẻ em an toàn, đặc biệt là trẻ em
dưới 5 tuổi tại gia đình, cộng đồng:
2) Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6
đến 15
tuổi.
Bên cạnh đó chương trình cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức và các
biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước trẻ em và hỗ trợ tăng cường
quản lý, điều phối, phối hợp triển khai công tác phòng chống đuối nước trẻ em.
Chương trình sẽ hỗ trợ trực tiếp chính quyền địa phương tại 8 tỉnh của Việt Nam
là: Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng
Tháp, Sóc Trăng về công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Bộ Y tế - Cục quản lý Môi trường y tế (2010), Báo cáo công tác phòng chống
đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế và định hướng kế hoạch trong giai đoạn

tới. Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích đứng thứ hai
(chỉ sau tai nạn giao thông). Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, đuối
nước là nguyên nhân hàng đầu với trung bình 3.503 trường hợp tử vong/năm,
chiếm trên 50% tổng số ca tử vong đuối nước trên toàn quốc. Trước thực trạng
trên, ngành y tế đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác
phòng chống tai nạn thương tích. Bộ Y tế cũng đã kết hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và an hành Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT
quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp học.
Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai
nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Phối hợp với Bộ Giao thông
vận tải rà soát các văn bản liên quan đến an toàn đường thủy nội địa. Các


hoạt đông thông tin giao dục truyền thông phòng chống đuối nước tại cộng đồng
được thực hiện thông qua các tờ rơi, áp phích, thư tin và website phòng chống
tai nạn thương tích. Cho đến tháng 12 năm 2013, đã có 96 cộng đồng được công
nhận là cộng đồng an toàn Việt Nam tại 17 tỉnh trong đó 10 cộng đồng được
công nhận là thành viên của mạng lưới cộng đồng an toàn quốc tế. Định hướng
Kế hoạch phòng chống đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế trong thời gian
tới là tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong công tác phòng
chống đuối nước tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước. Các
hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng của ngành y tế tập
trung vào các nội dung sau: Thiết lập hệ thống ghi chép giám sát điểm đuối nước
tại cộng đồng và tăng cường chất lượng hệ thống thống kê tử vong tại cộng đồng
của ngành y tế; Tăng cường các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích,
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia thực
hiện phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước); Nâng cao năng
lực phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước) cho cán bộ y tế các

tuyến; Triển khai xây dựng mô hình an toàn phòng chống đuối nước tại cộng
đồng; Cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn
thương thiết yếu.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận Văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh và nhận thức trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối
nước ở trẻ em.
Chương 3: Nhu cầu, nguồn lực của cộng đồng xã Thủy An trong việc hỗ trợ
phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em và mô hình huy động cộng
đồng trong việc tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em.


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Cộng đồng
Có rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, có thể kể đến một số định nghĩa
như sau:
Theo giáo trình công tác xã hội đại cương định nghĩa:
“Cộng đồng là một tập hợp xã hội trong đó các thành viên của nó chia sẻ
những giá trị và nhận biết nhau qua những giá trị ấy, qua những mối liên hệ
thuộc tính mạnh mẽ. Những liên hệ chặt chẽ ấy được thể hiện ở cá nhân quan hệ
với cá nhân và cá nhân quan hệ với cộng đồng”.[7]
Theo tác giả Tô Duy Hợp: “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu
tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm
và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành
viên” [11]

Theo Redo – Trường công tác xã hội và phát triển cộng đồng Philippine
định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người
có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tô
giáo, chủng tộc…họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể như
nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thát
học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”.
Theo tác giả Trịnh Văn Tùng “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên
kết chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng
đồng ấy không nhất thiết phải sống chung trong một đơn vị hành chính lãnh thổ,
họ chia sẻ những mối quan tâm về vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị


kỳ thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời
có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [15]
Từ các định nghĩa chung này, chúng ta có hai loại định nghĩa về cộng
đồng: (1) Loại định nghĩa thứ nhất nhấn mạnh đến các nhóm xã hội chung sống
trong một đơn vị hành chính lãnh thổ, cùng chia sẻ các vấn đề xã hội chung, có
mối liên hệ thuộc tính mạnh mẽ và có nghĩa vụ, trách nhiệm chung. Đặc trưng
của loại định nghĩa này chủ yếu hướng đến tính địa vực, tức là ranh giới địa lý rõ
rang và thường ám chỉ những cộng đồng nông thôn như một làng, một xã, một
thôn, một bản…(2) Loại định nghĩa thứ hai nhấn mạnh đến tính liên kết, nhóm
thuộc tính và đặc biệt là bản sắc nhóm xã hội. Đặc trưng của loại định nghĩa này
là phi địa vực, tức là không xác định ranh giới địa lý, mà định hướng đến liên
kết chặt chẽ qua bản sắc rieeng của nhóm thuộc tính, Đặc trưng thứ hai của cộng
đồng phi địa vực là thường liên kết với nhau thông qua những công cụ truyền
thông hiện đại.
Một khái niệm khác cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong một
môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất
định với nhau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng loại định nghĩa thứ nhất bởi lẽ nó

phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
1.1.2. Huy động nguồn lực:
Để hiểu rõ khái niệm “Huy động nguồn lực”, trước tiên ta cần hiểu khai
niệm “huy động” và “nguồn lực”:
• Huy động:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì huy động là: “điều một số đông, một số lớn
nhân lực, vật lực vào một công việc gì đó”


Huy động là dùng cái có sẵn để làm thêm ra cái mình muốn có. Ý nghĩa ở
đây là dùng cái vốn mình sẵn có để làm ăn bằng cách chính trực, công bằng.
Không dùng thủ đoạn hay mưu mô để tạo ra cái mình muốn có.


Nguồn lực:

Theo định nghĩa chung nhất, nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi
nhân tố đó đóng vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát
triển của sự vật, hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, có một só cách hiểu nguồn lực
như sau:
Theo quan niệm của Ngân Hàng Thế Giới, nguồn lực con người gồm có:
+ Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng,
nước, khí hậu…); vị trí địa lý (đường bộ, đường thủy, đường không)
+

Nguồn lực vốn: nội lực (Ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân);

ngoại lực (đầu tư qua con đường hợp tác chính phủ).
-


Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam: Nguồn lực con người là

tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức, trình độ
tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con người của cộng đồng đó có thể sử
dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong
các hoạt động khác.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản
quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong
nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh
tế của một lãnh thổ nhất định.
Có 2 nhóm nguồn lực:
– Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong
của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:
+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên


+ Dân cư và nguồn lao động
+ Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật
– Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài
của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó
là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận
hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.
– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những
nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh
tế.
– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và
công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai
đoạn. [4]

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, khái niệm huy động nguồn lực cộng
đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sau:
Tiền/Tài chính
Vật lực (Bể bơi)
Nhân lực (kiến thức về phòng ngừa tai nạn đuối nước, tuyên truyền cho trẻ
học bơi; kiến thức về bể bơi di động; người biết bơi và sẵn sang dạy bơi cho trẻ)
Địa điểm để lắp đặt bể bơi.
1.1.3. Tai nạn đuối nước
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tai nạn là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có
nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.”


Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đuối nước là hiện tượng khí quản của
người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới
khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử
vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.Trong quá trong giai
đoạn đầu của đuối nước, rất ít nước xâm nhập vào phổi: một lượng nhỏ nước đi
vào khí quản sẽ gây co thắt cơ bám niêm mạc đường khí và ngăn không cho cả
không khí và nước đến bất tỉnh. Điều này có nghĩa là một người bị chết đuối
không thể la hét hoặc gọi giúp đỡ hoặc tìm kiếm sự chú ý, vì họ không thể có đủ
không khí. Phản ứng đuối nước theo bản năng, cuối cùng của các phản ứng tự
nhiên trong vòng 20-60 giây trước khi chìm dưới nước. Vì vậy thời gian ngâm
nước càng lâu thì tổn thương hệ thần kinh càng lớn. [13]
Thời gian ngậm nước lâu hơn có liên quan đến xác suất sống sót thấp hơn
và xác suất bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn cao hơn.
Ngoài ra còn có một số yếu tố nữa như chất độc hại trong nước, nhiệt độ
nước.
Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết trẻ nhỏ và học sinh là đối tượng dễ bị
đuối nước nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ và học sinh ở các nước có thu nhập trung bình
và thấp. Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Phù hợp với định nghĩa về đuối nước nêu trên, đã có nhiều trẻ nhỏ bị chết
đuối ngay ở nhà, trong xô chậu rửa bát, chum vại đựng nước, bể cá cảnh, bồn
cầu, bồn tắm, vũng nước nông… không bơi được. Những tai nạn đuối nước kiểu
này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn đã xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới.
1.1.4. Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai
nạn đuối nước ở trẻ em
Từ các định nghĩa đã nêu trên, trong nghiên cứu này, mô hình huy động
cộng đồng trong phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước là khái niệm huy
động nguồn lực cộng đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sẵn có


trong cộng đồng bao gồm nguồn lực vật chất, các thiết chế, tổ chức chính trị - xã
hội, nguồn nhân lực tại địa phương; các nguồn lực này có mối liên kết cùng
nhau hỗ trợ, chia sẻ những mối quan tâm chung của cộng đồng đó là vấn đề tai
nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh.
1.2. Các lý thuyết đƣợc vận dụng
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng học
thuyết phát triển về nhu cầu của con người vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ
thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi Trường để con
người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow
nêu ra 5 bậc thang. Trong hệ thống thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu
cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước. Nếu như nhu cầu trước cá
nhân không được đáp ứng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao
hơn về sau. [8]
Theo Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc
khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự
tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực

thể xã hội.
Để tồn tại, con người cần phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho sự
sống như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,...; để phát triển, con người cần đáp
ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cần được an toàn, được học hành, được yêu
thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng, sự vận động và phát triển
của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con
người. Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người
tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.


Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh-tâm lý xã hội.
Do đó con người có nhu cầu cá nhân cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu
cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thanh bậc từ thấp đến
cao:
1. Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế
giới hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những
trường hợp bị mất kế sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp
đỡ.
2. Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xa hội, con người
có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn
sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình,
sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng)
3. Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi
người; được người khác tôn trọng là mong muốn được nguwoif khác thừa
nhận giá trị của mình.
4. Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được tự
khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để để hoàn thiện và phát
triển cá nhân.
5. Nhu cầu sống còn, bao gồm: Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn ,
quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi,.. [8]

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn nguồn lực để
đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó, có những nguời đặc biệt
khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo
ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của
cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của
con người nói chung. Tuy nhiên, đối với những đối tượng cụ thể và nhất là đối
với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau. Vì họ là những cá thể


×