Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Nghiên cứu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia bidoup – núi bà tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.46 KB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN



------

------

ĐINH CÚC NHẬT VY

NGHIÊN CỨU DU LICḤ SINH THÁI TẠI
VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN



------

------

ĐINH CÚC NHẬT VY


NGHIÊN CỨU DU LICḤ SINH THÁI TẠI
VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ

TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS LÊ VĂN THÔNG

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................1
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................................2
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................................4
GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................5
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................5

NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.................................................................8
CẤU TRÚC LUẬN VĂN................................................................................................9

CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 10

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI...................................10
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái............................................................. 10
1.1.2 Các đặc trƣng của du lịch sinh thái...................................................111
1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái......................................111
1.1.4 Những yêu cầu của du lịch sinh thái....................................................15
1.1.5 Du lịch sinh thái trong các vƣờn quốc gia...........................................18
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI.............................. 25
1.2.1 Các Vƣờn quốc gia phát triển du lịch sinh thái trên thế giới..............26
1.2.2 Vài nét phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam..................................
30
̉
́́

CHƢƠNG 2TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHAT TRIÊN DLST VƢỜN
QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG....................................35

2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ...........35
2.1.1 Bối cảnh Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà..........................................35
2.1.2 Mục tiêu thành lập VQG Bidoup – Núi Bà......................................... 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.......................................................37
2.1.4 Các khu chức năng du lịch...................................................................38
2.1.5 Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................. 43
2.1.6 Tài nguyên du lịch nhân văn................................................................47
2.1.7 Cơ sở hạ tầng....................................................................................... 50
2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST..................................................62

2.2.1 Khách nội địa.......................................................................................62
2.2.2 Khách quốc tế...................................................................................... 64
2.2.3 Hoạt động đầu tƣ và nguồn vốn du lịch.............................................. 66
2.2.4 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch VQG BNB...........68
2.2.5 Đội ngũ cán bộ nhân viên....................................................................70
2.2.6 Hiện trạng các tuyến du lịch đã đƣợc khai thác..................................70
2.2.7 Hiện trạng các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng.......................73
2.2.8 Hiện trạng hoạt động du lịch với công tác bảo tồn..............................73


2.2.9 Hiện trạng những lợi ích mang lại cho cộng đồng...............................75
CHƢƠNG 3 ĐINḤ HƢỚNG VÀGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST VQG
BIDOUP – NÚI BÀ............................................................................................77
3.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH – YẾU – CƠ HỘI – THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG BIDOUP – NÚI BÀ..................................... 77
3.1.1 Những điểm mạnh – yếu......................................................................77
3.1.2 Những cơ hội – thách thức...................................................................79
3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST................................................................ 80
3.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................... 80
3.2.2 Các định hƣớng cụ thể........................................................................ 81
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vậy chất kỹ thuật hạ tầng...................103
3.3.2 Tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng, giải pháp phát triển DLST ở Việt
Nam.............................................................................................................103
3.3.3 Giải pháp về quản lý phát triển du lịch..............................................106
3.3.4 Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch............................. 108
3.3.5 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...............................111
3.3.6 Giải pháp về quảng bá và tiếp thị...................................................... 113
3.3.7 Giải pháp về hợp tác đầu tƣ...............................................................114
3.3.8 Nâng cao nhận thức xã hội................................................................ 115


KẾT LUẬN...................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 120
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện nay, du lịch đã trở nên quen thuộc và quan trọng với tất cả mọi
ngƣời. Nếu ngày trƣớc, con ngƣời chỉ biết lao động vất vả để kiếm sống, thì
ngày nay ngoài việc lao động cống hiến cho xã hội, con ngƣời đã biết hƣởng
thụ, biết đi du lịch để thƣ giãn, giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng. Họ
muốn tìm hiểu và gần gũi với thiên nhiên, tìm về cội nguồn của chính mình.
Chẳng hạn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,…và một trong những điểm dừng chân thú vị
của du khách khi đến Việt Nam, đó chính là Thành phố Đà Lạt – thành phố của
ngàn hoa!
Khi nói đến du lịch Thành phố Đà Lạt, những địa điểm đƣợc đề cập nhiều là: hệ
thống thác (thác P‟renn, thác Cam Ly, thác Datanla,…); hệ thống hồ (hồ Xuân
Hƣơng, hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, …); hệ thống các dinh thự và kiến trúc
Pháp nổi tiếng một thời; hệ thống Chùa chiền (chùa Linh Phƣớc, Thiền viện
Trúc Lâm, chùa Linh Quang, Chùa Linh Phƣớc, …). Ở Dalat, có nhiều loại hoa
đua nhau nở bốn mùa đƣợc ngƣời dân Dalat trồng trọt, chăm sóc và khoe sắc ở
Công viên hoa Dalat, trên đƣờng phố và trong vƣờn của mỗi gia đình, …
Và còn rất nhiều điểm du lịch khác nữa ở Thành phố Đà Lạt hiện nay vẫn chƣa
khai thác hết. Trong đó, Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà là một trong những điểm
du lịch mới đƣợc con ngƣời đƣa vào khai thác. Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tặng cho núi non hùng vĩ, với nhiều cảnh sông suối
thác nƣớc ngoạn mục, hệ sinh thái đa dạng, nhiều sinh cảnh đặc trƣng đang trở
thành điểm dừng chân lý tƣởng cho du khách muốn trải nghiệm các hoạt động du
lịch khám phá và dã ngoại. Nhƣng tinh́ đa dangg̣ sinh hocg̣ phong phúvàgiátri g̣ của

vƣờn quốc gi a Bidoup – Núi Bà cũng đang đối đầu với các đe dọa . Môṭ trong
nhƣƣ̃ng lýdo dâñ đến đe doạ đólàáp lƣcg̣ lên tài nguyên rƣƣ̀ng tƣƣ̀ ngƣời dân

1


nghèo đói sống quanh vƣờn . Hầu hết nhƣƣ̃ng ngƣời dân điạ phƣơng làngƣời
dân tôcg̣ thiểu sốsinh sống bằng nông nghiêp truyền thống.
Sự kiện này không chỉ ảnh hƣởng tới hoạt động du lịch mà còn ảnh hƣởng đến
kinh tế, văn hóa, xã hội mang tầm quốc gia và quốc tế. Tôi là một học viên
ngành Du lịch và hơn nữa là một ngƣời con đƣợc sinh ra và lớn lên tại Thành
phố Đà Lạt –tỉnh Lâm Đồng, tôi muốn góp phần thiết thực cho chính quê hƣơng
mình thông qua những ý tƣởng trong luận văn này. Đó là lý do tôi chọn đề tài
nghiên cứu cho khóa luận của mình là: “NGHIÊN CỨU DU LICḤ SINH
THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG”.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kịch tính và liên tục của lữ hành thiên
nhiên mà Châu Phi là một ví dụ điển hình. Những cuộc đi săn năm 1909 của
Thoedore Rooevelt để cho vào túi săn những chiếc đầu hoặc những cái sừng lớn
nhất mà ông có thể tìm thấy là một điển hình đƣơng đại.
Vào những năm 70, du lịch đại chúng và du lịch không phân biệt, vẫn chủ yếu
để tâm đến các con thú lớn, đã phá hoại các môi trƣờng sống gây phiền nhiễu
đến các động vật, và phá huỷ thiên nhiên. Ngày nay, các hành vi này đang thay
đổi. Ngày càng nhiều khách tham quan nhận thức đƣợc tác hại sinh thái họ có
thể gây ra cho giá trị của tự nhiên, và cho những mối quan tâm của nhân dân địa
phƣơng.
Các tour du lịch chuyên hoá - săn chim, cƣỡi lạc đà, bộ hành thiên nhiên có
hƣớng dẫn và nhiều nữa - đang tăng lên. Cái dòng nhỏ nhƣng đang lớn lên này

chính là du lịch sinh thái. Và, thật ngạc nhiên khi du lịch sinh thái dang làm cho
cả nghành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi trƣờng cũng nhƣ
các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu khoa
học du lịch trên thế giới đã cố gắng tìm ra những mô hình phát triển du lịch
2


nhằm hạn chế những tiêu cực của du lịch đến với các lĩnh vực khác. Mục đích
nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mô hình có mối quan hệ với phát
triển bền vững là mô hình du lịch sinh thái.
Các nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình trong lĩnh vực này là Ceballos,
Lascurain, Buckley, Boo,… và cùng rất nhiều nhà khoa học khác nhƣ là
Dowling, Westren, Linberg – Hawkins,… Các nhà nghiên cứu này đã đƣa ra hệ
thống lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế
cũng quan tâ đến vấn đề này nhƣ: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(IUCN), Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES), Quỹ bảo vệ Động vật hoang
dã (WWF) cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố nhiều khái niệm,
bài học thực tễn cũng nhƣ những hƣớng dẫn quy hoạch và quản lỷ về du lịch
sinh thái.



Việt Nam

Từ những năm 1990 đến nay, cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, ngành Du lịch
dã khởi sắc, vƣơn lên đổi mới quản lý và phát triển đạt đƣợc những thành quả
ban đầu quan trọng và ngày càng tăng quy mô về chất lƣợng, dần khẳng định
vai trò và vị trí của mình. Trong đó du lịch sinh thái đã tập trung đƣợc sự quan
tâm đặc biệt của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học về du lịch và môi
trƣờng. Các Hội thảo về Du lịch Sinh thái và Phát triển du lịch bền vững ở Việt

Nam đƣợc tổ chức với sự tham gia và đóng góp nhiều bài tham luận của các tác
giả Nguyễn Thƣợng Hùng, Võ Trí Chung, Lê Văn Lanh,…và đã có một số
nghiên cứu đánh giá về tiềm năng Du lịch sinh thái ở Việt Nam (Phạm Trung
Lƣơng, Koeman,…)
Không những thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu dƣới dạng sách báo, giáo
trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,… của các tác giả Phạm Trung Lƣơng, Lê
Huy Bá, Nguyễn Song Toàn, đã nghiên cứu du lịch sinh thái ở các góc độ khác
nhau.
3


Một số công trình nghiên cứu về VQG Bidoup – Núi Bà:
Nghiên cứu Sinh thái là một trong ba hƣớng khoa học – công nghệ chủ đạo của
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, cơ quan hợp tác nghiên cứu khoa học – công
nghệ đa ngành giữa Việt Nam và Liên Bang Nga do Bộ Quốc phòng Việt Nam
và Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga làm chủ quản. Đƣợc sự đồng ý của
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, sự ủng hộ của Ban Lãnh đạo VQG Bidoup –
Núi Bà dự kiến xuất bản sách chuyên khảo: “Đa dạng sinh học và đặc trưng
sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà”.
Để có đầy đủ cơ sở dữ liệu, xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hệ sinh thái của
Việt Nam, khu vực Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng đã đƣợc lựa chọn nghiên
cứu, điều tra từ năm 2002. Sau khi VQG Bidoup – Núi Bà đƣợc thành lập,
Trung tâm đã có chƣơng trình, nội dung cụ thể hợp tác nghiên cứu với Vƣờn.
Tuy nhiên, các nguồn thông tin trong các cuốn sách này chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu khái quát chứ chƣa đi sâu vào phân tích các đặc điểm cụ thể, đặc biệt chƣa
nói tới vấn đề khai thác tiềm năng du lịch tại VQG Bidoup – Núi Bà. Đây là đề
tài nghiên cứu còn tƣơng đối mới, chƣa đƣợc nhiều ngƣời đề cập tới. Song, đây
sẽ là một nguồn tài liệu quý để tác giả tiếp tục sƣu tầm thêm tài liệu, khảo cứu
và xây dựng thành một luận văn hoàn chỉnh, phục vụ cho mục đích phát triển du
lịch.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu đã có về DLST, mục tiêu chủ yếu của đề
tài là nghiên cứu phát triển DLST ở VQG Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng dƣới
góc độ nghiên cứu du lịch gắn với sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và công tác
bảo tồn, phải luôn coi trọng tính bền vững.

4


Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân trong khu vực
VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài
nguyên rừng và các loài động thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại VQG.

Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:


Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DLST trên thế giới

và ở Việt Nam.


Đánh giá thực trạng, tìm ra đƣợc những thế mạnh, thách thức, rào cản

và nêu lên đƣợc một số giải pháp khả thi góp phần cải thiêṇ sinh kế cho
ngƣời dân điạ phƣơng vàthiết lâpg̣ hê g̣thống quản lýrƣƣ̀ng bền vƣƣ̃ng cósƣ
g̣tham gia của ngƣời dân điạ phƣơng làquan trongg̣.



Khẳng định lại vai trò, vị trí, giá trị của môi trƣờng rừng trong việc

góp phần tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái đặc trƣng của Đà Lạt và tiềm
năng phát triển trong tƣơng lai.


Đề tài này còn góp phần vào việc quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt

đến với mọi ngƣời, với những du khách trong và ngoài nƣớc về một “Thành
phố Hoa”, về một “Trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng khá nổi tiếng của Việt
Nam và thế giới”.

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây:


Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở VQG Bidoup –

Núi Bà. (Các số liệu dẫn chứng trong đề tài ở phần hiện trạng chỉ giới hạn
đến năm 2020).

5




Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm vào việc khai


thác hợp lý lãnh thổ du lịch theo hƣớng đảm bảo các yêu cầu của DLST.
Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Luận văn “NGHIÊN CỨU DU LICḤ SINH THÁI T ẠI VƢỜN QUỐC GIA
BIDOUP – NÚI BÀ , TỈNH LÂM ĐỒNG” đƣ ợc nghiên cứu giới hạn trên địa
bàn hành chính Huyện Lạc Dƣơng và một phần Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm
Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo tỉnh lộ 723, nằm trong không
gian mở rộng của TP.Đà Lạt khi Thành phố đƣợc nâng cấp thành Thành phố
trực thuộc Trung ƣơngvà tập trung vào việc giới thiệu những vị trí và giá trị văn
hóa và tiềm năng phát triển của du lịch Đà Lạt.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin
Tiến hành thu thập thông tin, tƣ liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau
để đảm bảo khối lƣợng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổchức hoạt
động du lịch. Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau nên cần phải phân loại, so sánh và chọn lọc những thông tin có giá trị
nhất để sử dụng trong bài viết. Đây là phƣơng pháp giúp nhận rõ những thông
tin cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu.
Phương pháp điều tra, xã hội học
Phƣơng pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.
Sử dụng phƣơng pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du
lịch và những ngƣời có trách nhiệm quản lý khu du lịch, những ngƣời cung cấp
dịch vụ cho khách du lịch. Qua đây có thể biết đƣợc tính hấp dẫn của khu du
lịch, tâm tƣ nguyện vọng của du khách cũng nhƣ của ngƣời dân địa phƣơng,
những ngƣời đang trực tiếp làm du lịch từ đó có cái nhìn xác thực về tài nguyên
và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu.
Phương pháp điền dã

6



Đây là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc
nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh
hơn. Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những
ngƣời có trách nhiệm là rất cần thiết. Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu
thập đƣợc phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và
có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. Đây là phƣơng pháp vô cùng
quan trọng để thu thập đƣợc những thông tin xác thực cho đề tài tăng tính thuyết
phục. Phƣơng pháp này giúp cho ngƣời nghiên cứu có cái nhìn khách quan và
có những đánh giá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu. Hiểu vấn đề một cách sâu
sắc và tránh đƣợc tính phiến diện trong khi nghiên cứu.Thu thập trực tiếp sốliệu
thông tin du lịch trên địa bàn nghiên cứu, lƣợng thông tin thu thập đảm bảo sát
với thực tế, có độ tin cậy cao.
Phương pháp thống kê, tổng hợp
Phƣơng pháp này nhằm định hƣớng cho ngƣời viết thấy đƣợc tính tƣơng quan
giữa các yếu tố và từ đó thấy đƣợc hiện trạng và sự ảnh hƣởng của các yếu tố
tới hoạt động du lịch tại nơi đang nghiên cứu. Việc so sánh tổng hợp các thông
tin và số liệu đã thu thập đƣợc giúp ngƣời viết hệ thống đƣợc một cách khoa
học những thông tin số liệu cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn. Đây là phƣơng pháp
giúp cho ngƣời viết thực hiện đƣợc mục tiêu dự báo, đề xuất các dự án, các định
hƣớng phát triển, các chiến lƣợc triển khai quy hoạch các dự án mang tính khoa
học và đạt hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu thống kê khách du lịch có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi:


Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch là những chỉ tiêu cơ bản để đánh

giá kết quả hoạt động của từng đơn vị kinh doanh du lịch cũng nhƣ của
toàn ngành du lịch. Thông qua các chỉ tiêu thống kê khách du lịch còn có
thể nghiên cứu quy mô của thị trƣờng du lịch.



Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch là cơ sở để tính các chi tiêu phân

tích khác, phản ánh đặc trƣng về hoạt động du lịch; ví dụ nhƣ: các chỉ
tiêu đặc trƣng về lƣu trú, chỉ tiêu sản phẩm dịch vụ.
7




Các thông tin phân tích dự báo đối với chỉ tiêu thống kê khách du lịch

là cơ sở để lập kế hoạch cho những chỉ tiêu quan trọng khác trong lĩnh
vực dịch vụ; ví dụ: Lập kế hoạch về nhu cầu lƣu trú , kế hoạch đầu tƣ cho
các phƣơng tiện giao thông vận tải du lịch, hệ thống các công trình phục
vụ các hoạt động giải trí bổ trợ
Phương pháp khai thác phần mềm công nghệ thông tin
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phần mềm, ứng dụng
của công nghệ thông tín. Phần mềm Microsoft Office dùng để xử lý các thông
tin thu thập đƣợc dƣới dạng văn bản, bảng biểu, công thức. Phần mềm MapInfo
đƣợc sử dụng để biên tập bản đồ (Vị trí VQG và vùng đệm trong tỉnh Lâm
Đồng, phân khu chức năng VQG; phân bố thảm thực vật VQG; định hƣớng phát
triển DLST VQG) phục vụ đề tài. Mạng Internet dùng để tìm kiếm các thông tin
có liên quan đến đề tài, v.v. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp toán
học để tính toán sức chứa một số tuyến tham quan cụ thể trong VQG. v.v
Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích những ƣu khuyết điểm bên trong và những đe dọa, thuận lợi bên
ngoài. (S: Strenghts, W: Weakness, O: Opportunities, T: Threats)
Phối hợp các chiến lƣợc:



Chiến lƣợc S/O: phát huy điểm mạnh đểtận dụng thời cơ



Chiến lƣợc W/O: không để điểm yếu làm mất cơhội



Chiến lƣợc S/T: phát huy điểm mạnh đểkhắc phục, vƣợt qua thửthách



Chiến lƣợc W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu.

6. Những đóng góp chính của đề tài
Luận văn có những đóng góp chính nhƣ sau:


Góp phần xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễm về du lịch sinh thái và

vận dụng vào việc nghiên cứu ở VQG Bidoup – Núi Bà dựa vào tổng
quan nghiên cứu đã có trên thế giới và ở Việt Nam.
8




Kiểm kê, đánh giá đƣợc các nguồn tài nguyên du lịch với những thế


mạnh và hạn chế để phát triển du lịch sinh thái VQG Bidoup – Núi Bà.

 Phân tích đƣợc hiện tƣợng phát triển du lịch sinh thái ở Vƣờn Quốc
Gia Bidoup với một số chỉ tiêu cụ thể (du khách, doanh thu từ du lịch, …)


Đề xuất một số định hƣớng và một số giải pháp cụ thể để phát triển

du lịch sinh thái của VQG dựa vào việc đánh giá những thế mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLST
Chƣơng 2:Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST VQG Bidoup – Núi Bà
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển DLST VQG Bidoup – Núi Bà

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1

Cơ sở lý luận du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Khái niệm về du lịch

Du lịch là một hiện tƣợng phức tạp. Du lịch liên quan đến hoạt động nghỉ ngơi
của con ngƣời cũng nhƣ các hoạt động kinh tế phục vụ mục đích đó. Trong quá
trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng mở rộng. Khó có
thể nói định nghĩa nào là chính xác nhất, đầy đủ nhất. Việc chúng ta chọn định
nghĩa nào sẽ tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận và mục đích sử dụng.
Khái niệm về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về
DLST ở Việt Nam)
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng “quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một mặt
góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân;
mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi trƣờng sinh thái: tài nguyên
sinh vật và đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng
tài nguyên môi trƣờng đất, nƣớc, không khí cũng đang trên đà suy thoái và ô
nhiễm”.
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến
nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhƣng đa số ý kiến của các
chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và đƣợc nuôi dƣỡng, quản lý theo
hƣớng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ đƣợc hƣớng dẫn tham quan với
những diễn giải cần thiết về môi trƣờng để nâng cao hiểu biết, cảm nhận đƣợc
10


giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp
nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa
nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên
và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái
Những đặc trƣng trƣng cơ bản của khu du lịch sinh thái: Mỗi một điểm du lịch
đều có 3 đặc trƣng cơ bản nhất đó là: Tính giao thoa, chu trình sống và khả năng
chịu tải (sức chứa). Tuy nhiên, đối với một khu vực phát triển DLST thì yếu tố
bền vững là chủ đạo, vì vậy, khái niệm chu trình sống đƣợc đặt vào vị trí thứ
yếu trong lãnh thổ DLST. Do đó, 2 đặc tính quan trọng trong lãnh thổ DLST mà
ta cần chú ý là: tính giao thoa và khả năng chịu tải (sức chứa).


Tính giao thoa hoá hợp nhƣng độc lập tƣơng đối



Khả năng chịu tải (sức chứa) của điểm du lịch

1.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
1.1.3.1

Nguyên tắc hòa nhập

Sự xuống cấp của môi trƣờng hay sự thay đổi tập tục sinh hoạt văn hóa truyền
thống của cộng đồng địa phƣơng đối với một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm
mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và hậu quả của quá trình này sẽ
tác động trực tiếp đến hoạt động của du lịch sinh thái.
Bảo vệ và phát huy văn hóa là nguyên tắc đặc biệt quan trọng mà hoạt DLST
phải tuân thủ, bảo vệ các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời các giá trị của môi trƣờng, xã hội đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.

Nói cách khác, tính hấp dẫn và sự tồn tại của hoạt động du lịch sinh thái gắn liền
với việc bảo vệ môi trƣờng và duy trì các hệ sinh thái điển hình, vì vậy một phần

thu nhập của DLST cần phải đƣợc đầu tƣ cho việc hạn chế các tác động tiêu cực
nảy sinh và những giải pháp hiệu quả bảo vệ môi trƣờng và duy trì hệ sinh thái.

Hoà nhập tự nguyện là một nguyên tắc hoạt động của DLST, khách du lịch sinh
11


thái phải hòa nhập một cách tự nguyện vào môi trƣờng tự nhiên, vào môi
trƣờng văn hóa và xã hội theo đúng nghĩa của nó. Ví dụ nhƣ phải chấp nhận sự
hạn chế của nó hơn là cải tạo biến đổi môi trƣờng đƣợc thuận tiện theo ý muốn
của cá nhân.
Bản thân ngành du lịch với những hoạt động, thiết kế cũng nhằm hoà nhập với
môi trƣờng nhằm giúp du khách nhận thức hoà nhập với thiên nhiên và cộng
đồng là những kinh nghiệm để tăng cƣờng sự hiểu biết, tăng cƣờng sự thông
cảm, có thái độ tích cực và trách nhiệm hơn là đi tìm những gì mới lạ hay thỏa
mãn những ý muốn, sở thích của cá nhân mình.
Thái độ hòa nhập theo không khí nhiệt tình thái quá cũng có thể gây ra những
tác động xấu mặc dù hành động này xuất phát từ mục đích tốt nhƣ: cho động vật
hoang dã thức ăn sẽ làm chúng mất đi khả năng tự tìm kiếm thức ăn hoặc trở nên
quá thân thiện với con ngƣời, việc cho ngƣời dân địa phƣơng tiền có thể làm
thƣơng mại hóa những hoạt động truyền thống của họ… Do đó dù khách du lịch
sinh thái đã có sự tự nguyện hòa nhập nhƣng du khách vẫn cần sự giúp đỡ. Cần
đƣợc giáo dục để có sự nhận thức đúng về vai trò bảo tồn của mình nhằm thể
hiện những hành vi tích cực đóng góp cho sự bảo tồn ngành du lịch sinh thái.
1.1.3.2 Nguyên tắc kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch sinh thái
Mọi hoạt động của DLST đều hƣớng tới mục tiêu là bảo vệ tính bền vững nên
ngoài đòi hỏi phải có nhận thức cao, kinh nghiệm tổ chức và quản lý chặt chẽ thì
nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng mang lại lợi ích cho
cộng đồng địa phƣơng.

Về mặt đạo đức và công bằng xã hội: Cộng đồng địa phƣơng chính là chủ nhân
thật sự của các nguồn tài nguyên du lịch (cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn) mà ngành du lịch dựa vào để thu hút du khách cho nên
họ có quyền tham gia và hƣởng lợi thu đƣợc từ hoạt động mà ngành du lịch
đem lại. Ở những khu vực đƣợc quy hoạch thành khu DLST, môi trƣờng sống,
phƣơng thức tổ chức sản xuất truyền thống của cộng đồng địa phƣơng thƣờng ít
12


nhiều bị ngăn cấm hoặc hạn chế nhƣ: Không còn đƣợc tự do chặt cây, phá rừng
làm rẫy, việc khai thác và đánh bắt hải sản bị hạn chế... Do đó thu nhập của cuộc
sống và vấn đề tồn tại của cộng đồng địa phƣơng bị đe doạ vậy ngành du lịch sẽ
khai thác đƣợc gì trong khu vực đang bị tranh chấp?
Du lịch sinh thái còn quan tâm đến sự cân bằng đời sống xã hội của cộng đồng
địa phƣơng. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa DLST với các loại hình du lịch
khác.
Đối với DLST, lợi ích từ du lịch cần đƣợc phân bố rộng rãi đến các thành viên
trong cộng đồng. Cá nhân những ngƣời tham gia trực tiếp và những ngƣời tham
gia không trực tiếp. Phần lớn các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng ít nhiều có
liên quan đến việc phân chia lợi ích thu đƣợc từ du lịch. Nếu không đƣợc
hƣởng lợi ích thì chính những thành viên trong cộng đồng sẽ là những ngƣời
phá hoại tích cực đến các nguồn tài nguyên du lịch của cộng đồng.
Ngoài ra việc phân chia lợi ích cộng đồng trên sẽ góp phần làm giảm tính cạnh
tranh không lành mạnh giữa những ngƣời tham gia làm du lịch. Đây là một
trong những mối đe dọa tiềm ẩn đối với việc phát triển bền vững, Các chƣơng
trình phúc lợi và xã hội của cộng đồng cần phải đem đến lợi ích cho tất cả các
thành viên trong cộng đồng.
Tóm lại nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vừa là nguyên tắc
vừa là mục tiêu hƣớng tới của du lịch sinh thái. Nguyên tắc này tạo nên sự khác
biệt rõ rệt giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác.

1.1.3.3

Nguyên tắc qui mô

Dƣới góc nhìn của sinh thái học trong một hệ sinh thái, khi một số lƣợng, một
loài thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến những tác động làm thay đổi sự cân bằng của
hệ sinh thái.
Đối với hệ sinh thái nhân văn số lƣợng vài trăm hay vài ngàn du khách xuất hiện
trong một ngày có thể tác động ít đến môi trƣờng. Nhƣng trong hệ sinh thái thiên
nhiên, nơi còn ngƣời là một chủng loài có số lƣợng nhỏ (thậm chí không
13


có trong khu thiên nhiên hoang sơ nguyên thủy) thì sự xuất hiện của vài chục
ngƣời với hành vi của họ có thể là tác động rất lớn thậm chí có thể dẫn đến sự
hủy hoại thế cân bằng của hệ sinh thái.
Nguyên tắc qui mô không chỉ áp dụng cho các hoạt động du lịch thuần tuý,
chúng cũng cần phải đƣợc áp dụng cho cộng đồng địa phƣơng để không ảnh
hƣởng đến hệ thực vật, không ảnh hƣởng đến hệ động vật hoang dã và cảnh
quan, diện tích trồng trọt, vật nuôi… Dƣới góc độ xã hội nguyên tắc qui mô của
cộng đồng địa phƣơng còn là kiểm soát sự tăng dân số (trên cả hai phƣơng diện
sinh học và cơ học) nhằm thiết lập sự phát triển cân đối về kinh tế và xã hội cho
cộng đồng địa phƣơng.
Với đặc trƣng khác biệt về nguồn gốc của sản phẩm DLST và tính chất bền
vững của nó, trong những năm qua ở lĩnh vực hoạt động DLST trên phạm vi
toàn thế giới, ngƣời ta đã rút ra nhiều bài học rất có giá trị đóng góp vào lý luận
và hoạt động của loại hình du lịch sinh thái.
-

Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trƣờng, tăng


cƣờng và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trƣờng tự nhiên.
-

Không đƣợc làm tổn hại đến tài nguyên, môi trƣờng, những nguyên

tắc về môi trƣờng không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên
bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của
nó.
-

Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc

đẩy sự công nhận các giá trị này.
-

Các nguyên tắc về môi trƣờng và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu

do đó mỗi ngƣời khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo
đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi
môi trƣờng cho sự thuận tiện cá nhân.
-

Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phƣơng và

đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội
hay khoa học).

14



-

Phải đƣa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trƣờng

tự nhiên, đó là những kinh nghiệm đƣợc hoà đồng làm tăng sự hiểu biết
hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cƣờng thể trạng cơ
thể.
-

Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên

đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả ngƣời hƣớng dẫn và các thành viên
tham gia.
-

Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa

phƣơng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du
lịch (trƣớc, trong và sau chuyến đi).
-

Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phƣơng, tăng cƣờng

sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban ngành chức năng.
-

Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là

rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đƣa ra các

nguyên tắc và các tiêu chuẩn đƣợc chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt
động.
-

Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một

khuôn khổ quốc tế cho ngành.
1.1.4 Những yêu cầu của du lịch sinh thái
1.1.4.1 Dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh
thái cao
Sinh thái tự nhiên đƣợc hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và
động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật
(animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human
ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học,
ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở
sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa
chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp
15


lên sự sống nhƣ: đất, nƣớc, địa hình, khí hậu... đó là các hệ sinh thái (ecosystems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật
(habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng
đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Nhƣ vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở
những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng
và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du
lịch sinh thái thƣờng chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các
vƣờn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và
cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số

loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
1.1.4.2

Đảm bảo tính giáo dục

Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao đƣợc sự hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái, ngƣời hƣớng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là ngƣời am hiểu
cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phƣơng. Điều này rất
quan trọng và có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với
những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc
yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở ngƣời hƣớng dẫn viên.Trong nhiều
trƣờng hợp, cần thiết phải cộng tác với ngƣời dân địa phƣơng để có đƣợc
những hiểu biết tốt nhất, lúc đó ngƣời hƣớng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một
ngƣời phiên dịch giỏi.
Các nhà điều hành du lịch truyền thống tƣờng chỉ quan tâm đến lợi nhuận và
không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn
giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết đƣợc những giá trị tự nhiên và văn
hoá trƣớc khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngƣợc lại, các nhà
điều hành DLST phải có đƣợc sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn
thiên nhiên và cộng đồng địa phƣơng nhằm mục đích đóng góp vào việc

16


bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc
sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa ngƣời dân địa phƣơng và du khách.
1.1.4.3

Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn


Khoanh vùng sử dụng lãnh thổ du lịch
Gunn đã khẳng định việc khoanh vùng các khu vực của VQG để những lƣợng
khách tập trung trong những trung tâm dịch vụ, sẽ không gây tác động lớn đến
nguồn tài nguyên nhạy cảm và quý hiếm. Vì vậy ông đã đƣa ra mô hình khoanh
vùng sử dụng du lịch cho một VQG nhƣ hình 1.1 dƣới.
Hình 1.1: Mô hình vùng sử dụng du lịch trong VQG

(Nguồn: Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà)
1. Vùng bảo vệ các nguồn tài nguyên cơ bản (đặc hữu), khu vực này đƣợc
coi là vùng hạt nhân về tài nguyên, môi trƣờng, đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.

2. Vùng tự nhiên hoang dã, sử dụng ở mức độ thấp: Ở đây chỉ các lối
mòn đi bộ hoặc dùng các thuyền nhỏ nếu có sông/ suối chảy qua cho các
hoạt động tham quan

17


3. Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng hơn: Ở đây có các
tuyến tham quan bằng ô tô đến những điểm hấp dẫn về tự nhiên và văn
hóa.
4. Vùng dành cho du khách (picnic, cắm trại) trong đó có điểm đỗ xe
đón khách tham quan vào tuyến trong.
5. Vùng dành cho các dịch vụ du lịch của cộng đồng: Khu vực này
thƣờng ở lân cận cổng VQG hoặc ranh giới vùng đệm
1.1.5 Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia
1.1.5.1

Khái niệm vườn quốc gia


Năm 1872, Vƣờn quốc gia Yellowstone đã đƣợc thành lập nhƣ là vƣờn quốc
gia thật sự đầu tiên trên thế giới. Khi tin tức về các kỳ quan thiên nhiên của khu
vực Yellowstone lần đầu tiên đƣợc công bố thì vùng đất này, khác với Yosemite,
đang là một phần của lãnh thổ mà chƣa một bang nào chiếm quyền quản lý, vì
thế chính quyền liên bang đã chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, một quá trình
chính thức đƣợc hoàn thành vào ngày 1 tháng 10 năm 1890. Nó là cố gắng và
lợi ích tổ hợp của các nhà bảo tồn, các chính khách và đặc biệt là các doanh
nhân (cụ thể là công ty quản lý tuyến đƣờng sắt Bắc Thái Bình Dƣơng, mà hành
trình đi qua Montana đã thu đƣợc lợi ích lớn nhờ sự tạo ra điểm hấp dẫn du
khách này), để đảm bảo rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua sắc luật nhằm thành
lập Vƣờn quốc gia Yellowstone.
Tuy vậy, chỉ 44 năm sau khi thành lập các vƣờn quốc gia Yellowstone, Yosemite
và gần 37 vƣờn quốc gia, khu bảo tồn khác thì cơ quan nhà nƣớc quản lý toàn
diện các khu vực này mới đƣợc thành lập tại Hoa Kỳ - đó là Cục Vƣờn Quốc
gia Hoa Kỳ (NPS).
Tại các quốc gia khác, ý tƣởng về thành lập vƣờn quốc gia nhƣ Yellowstone cũng
đã dần dần đƣợc chấp nhận. Tại Australia, Vƣờn quốc gia Hoàng gia đã đƣợc
thành lập ở phía nam Sydney năm 1879. Tại Canada, Vƣờn quốc gia Banff (khi đó
gọi là Vƣờn quốc gia núi Rocky) là vƣờn quốc gia đầu tiên của nƣớc này vào năm
1885. New Zealand có vƣờn quốc gia đầu tiên vào năm 1887. Tại châu

18


Âu các vƣờn quốc gia đầu tiên là tập hợp gồm 9 vƣờn tại Thụy Điển vào năm
1909. Hiện tại, châu Âu có 370 vƣờn quốc gia.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, các vƣờn quốc gia đã đƣợc thành lập trên
khắp thế giới. Vƣờn quốc gia Vanoise trong khu vực dãy núi Alps là vƣờn quốc
gia đầu tiên của Pháp, thành lập năm 1963 sau khi diễn ra các cuộc biểu tình
ngăn chặn một dự án du lịch tại đây. Đến nay hệ thống các VQG đã đƣợc hình

thành trên các châu lục và các quốc gia. Tại Việt Nam, Vƣờn quốc gia Cúc
Phƣơng thành lập năm 1966 là vƣờn quốc gia đầu tiên.
Khái niệm
Vƣờn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập
nƣớc/biển,có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ
sinh thái đặc trƣng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo
tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Vƣờn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải
trí và các hoạt động du lịch sinh thái đƣợc kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.
Theo định nghĩa của Liên Minh Quốc Tế Bảo Tồn Thiên Nhiên và Tài Nguyên
Thiên Nhiên (IUCN): VQG là khu vực tự nhiên của vùng đất và hoặc vùng biển
đƣợcchọn để bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh
thái cho các thế hệ hiện tại và tƣơng lai, loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ,
không thân thiện với các mục đích của việcchọn lựa khu vực và chuẩn bị cơ sở
cho cáccơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan, tất cả cáccơ
hội đó phải có tính tƣơng thích về văn hóa và môi trƣờng.
Vai trò, chức năng
-

Bảo tồn và duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trƣng,

đại diện, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các đặc tính địa mạo,
giá trị tinh thần và thẩm mỹ.
-

Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn.

- Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tinh thần và du lịch sinh
thái.


19


-

Tạo điều kiện cải thiện chất lƣợng đời sống của ngƣời dân sống trong

và xung quanh Vƣờn quốc gia.
Tiêu chí phân loại
-

Khu vực bảo tồn bao gồm một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng

sinh thái chủ yếu, có các loài sinh vật, các hiện tƣợng địa chất có giá trị
đặc biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, giải trí hay phục hồi sức khoẻ
cấp quốc gia hoặc/và quốc tế.
-

Mỗi Vƣờn quốc gia phải có ít nhất 2 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên

10 loài ghi trong Sách đỏ của Việt nam.
-

Diện tích của Vƣờn quốc gia cần đủ rộng để duy trì sự bền vững về

mặt sinh thái học, diện tích tối thiểu trên 7.000 ha (VQG trên đất liền),
trên 5.000ha (VQG trên biển), và trên 3.000ha (VQG đất ngập nƣớc),
trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa
dạng sinh học cao.
-


Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích Vƣờn

quốc gia phải nhỏ hơn 5%.
Mục tiêu thành lập vườn quốc gia
Hiện nay, tốc độ mất các loài trên thế giới ƣớc tính nhanh gấp 100 lần so với
trƣớc kia, và nếu không có biện pháp bảo tồn một cách hữu hiệu thì tốc độ tiêu
diệt các loài sẽ tăng lên 1.000 đến 10.000 lần (MA 2005).
Nƣớc ta cũng đang đối đầu với tình trạng tƣơng tự. “Chúng ta đang sống trong
sự khủng hoảng biến mất các loài. Sự mất mát các hệ sinh thái tự nhiên đa dạng
và đẹp đẽ này trên Trái đất là mối nguy nghiêm trọng cho loài ngƣời bây giờ và
trong tƣơng lai” (IUCN). Cũng vì thế mà LHQ đã tuyên bố năm 2010 là năm
Quốc tế đa dạng sinh học (ĐDSH), với chủ đề ĐDSH và phát triển, nhằm khảng
định ĐDSH, sự đa dạng của cuộc sống là tài sản hữu hình và vô hình có liên hệ
mật thiết với sự tồn tại của cả loài ngƣời.
Để bảo tồn ĐDSH, đến nay Việt Nam cũng đã xây dựng đƣợc một hệ thống các
khu bảo tồn thiên nhiên bao trùm đƣợc hầu hết các hệ sinh thái điển hình và
20


phần lớn các loài động và thực vật của đất nƣớc, nhất là các loài quý hiếm, đang
có nguy cơ bị tiêu diệt. Vƣờn quốc gia Cát Tiên là một trong hệ thống đó, là nơi
có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, với địa hình núi thấp, đặc trƣng của phần
cuối dãy Trƣờng sơn và vùng Đông Nam bộ. Hệ sinh thái rừng Cát Tiên khá đa
dạng bao gồm các kiểu: rừng lá rộng thƣờng xanh; rừng lá rộng thƣờng xanh
nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật
đất ngập nƣớc. VQG Cát Tiên còn có đủ các dạng sông, suối, thác, ghềnh, thung
lũng, bàu, đầm lấy và các vùng đất bán ngập nƣớc đã làm tăng thêm giá trị về
tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của Vƣờn.
VQG Cát Tiên còn có hệ động vật rất phong phú. Hiện nay đã tìm thấy 113 loài

thú, 351 loài chim, 109 loài bò sát, 41 loài ếch nhái, 159 loài cá và 756 loài côn
trùng, trong đó có một số loài đặc hữa, quý hiếm trên thế giới và Việt nam.
Do sự phong phú của đa dạng sinh học, có ý nghĩa bảo tồn thiên nhiên cao trên
thế giới, tầm quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên với cuộc sống của nhân dân
các vùng xung quanh, ngày 10/11/2001, Cát Tiên đƣợc Uỷ ban UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển
thứ 2 của Việt Nam và ngày 04/08/2005 Ban Thƣ ký Công ƣớc Ramsar đã công
nhận hệ đất ngập nƣớc Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nƣớc quan
trọng thứ 1.499 của quốc tế. Và hiện nay, Vƣờn quốc gia Cát Tiên đã hoàn chỉnh
hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
1.1.5.2

Quan hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tự nhiên ở các quốc gia

Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn
thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh
thái đƣợc hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở địa
phƣơng nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism Society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi
trƣờng và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng”.
21


×