Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Pháp luật việt nam về xã hội dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.47 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HÀ HUYỀN MY

PH¸P LUËT VIÖT NAM VÒ X· HéI D¢N Sù

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp - Hành Chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hà Huyền My



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ.................................................5
1.1.

Về thuật ngữ xã hội dân sự................................................................5

1.2.

Khái quát chung về xã hội dân sự Việt Nam..................................12

1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của xã hội dân sự Việt Nam........................12
1.2.2. Những yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển xã hội
dân sự tại Việt Nam............................................................................17
1.3.

Pháp luật về xã hội dân sự của một số quốc gia trên thế giới.......21

1.3.1. Pháp luật về xã hội dân sự của Thụy Điển.........................................21
1.3.2. Pháp luật về xã hội dân sự của Cộng hòa Pháp..................................23
1.3.3. Pháp luật về xã hội dân sự của Cộng hòa Liên bang Đức..................29
1.3.4. Pháp luật về xã hội dân sự của Thái Lan............................................30
1.3.5. Pháp luật về xã hội dân sự của Trung Quốc.......................................33

Kết luận chương 1.........................................................................................39
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ
TẠI VIỆT NAM........................................................................................................... 40
2.1.

Tư tưởng về xã hội dân sự trước Cách mạng tháng Tám.............40

2.1.1. Tư tưởng về xã hội dân sự của Nguyễn An Ninh (1900 – 1943)
và Phan Văn Trường (1876 – 1933)...................................................40


2.1.2. Tư tưởng về xã hội dân sự của Việt Nam quốc dân Đảng (1927-1930)
41
2.1.3. Tư tưởng về xã hội dân sự của Phan Chu Trinh (1872-1926)............42
2.2.

Pháp luật Việt Nam về xã hội dân sự giai đoạn từ 1946 đến
trước năm 1992 43

2.2.1. Pháp luật Việt Nam về xã hội dân sự qua các bản Hiến pháp............43
2.2.2. Pháp luật Việt Nam về xã hội dân sự qua các văn bản pháp luật khác
48
2.3.

Pháp luật Việt Nam về xã hội dân sự thời kỳ đổi mới (Từ
1992 đến nay)

50

2.3.1. Hiến pháp năm 1992...........................................................................50

2.3.2. Hiến pháp năm 2013...........................................................................52
2.3.3. Các văn bản pháp luật khác................................................................53
2.4.

Xu hướng phát triển xã hội dân sự Việt Nam trong thời gian tới 62

Kết luận chương 2.........................................................................................65
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI
DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
3.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xã hội dân sự và
pháp luật về xã hội dân sự

3.2.

66
66

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xã hội dân sự Việt Nam.........68

3.2.1. Thay đổi suy nghĩ và cách nhìn về xã hội dân sự...............................68
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về xã hội dân sự Việt Nam...............................70
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam
về xã hội dân sự

74

Kết luận chương 3.........................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học
lẫn các nhà chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm
“xã hội dân sự” xuất hiện lần đầu tiên ở Anh (1594) và sau đó lan rộng ra các
nước châu Âu và toàn thế giới. Các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự”
hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo
vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được
tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và
những tổ chức truyền thống, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Ở
Việt Nam, ngoài các tổ chức xã hội truyền thống, nhiều tổ chức xã hội mới đã
và đang ra đời. Các tổ chức đó đang tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều
hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong
điều kiện mới.
Hiện nay, không một tư duy về hoạch định chính sách phát triển nào có
thể tránh bàn luận tới vấn đề "xã hội dân sự". Xã hội dân sự trở thành một
điểm then chốt trong các cuộc thảo luận của cả giới nghiên cứu khoa học lẫn
các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt tại các nước đang ở trong quá trình
công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tại Việt Nam, xã hội dân sự là một phần
không thể tách rời của nền kinh tế thị trường lành mạnh và của Nhà nước dân
chủ, được quản trị tốt với ba vai trò cơ bản về kinh tế, xã hội và chính trị.
Theo đó, xã hội dân sự là một đời sống xã hội diễn ra trong khoảng cách giữa
nhà nước và thị trường. Đó là hoạt động xã hội của công dân, của các hội
nhóm, các tổ chức, xuất phát từ ý nguyện riêng, không phụ thuộc vào nhà
nước và các tính toán kinh doanh. Khi mà năng lực giải quyết các vấn đề xã
hội và khuyến khích sự phát triển xã hội của nhà nước ngày càng trở nên hạn


1


chế, đồng thời vai trò của cộng đồng ngày càng trở nên quan trọng thì ý nghĩa
của xã hội dân sự càng nổi bật.
Với mong muốn nghiên cứu một cách hệ thống pháp luật về xã hội dân
sự, từ đó hoàn thiện khung pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự, tạo điều
kiện cho sự phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Pháp luật Việt Nam về xã hội dân sự” làm luận văn tốt nghiệp Chương
trình đào tạo Thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, chưa có một văn bản nào của Đảng và Nhà nước đưa ra
khái niệm xã hội dân sự, song trên thực tế theo các quan niệm phổ biến quốc
tế, xã hội dân sự thực chất không phải là một thực tế xã hội xa lạ đối với Việt
Nam. Do đó, những bài viết, đề tài, nghiên cứu liên quan đến xã hội dân sự
hầu như chỉ tập trung vào những bài viết, nghiên cứu đưa ra quan điểm và
tổng hợp, hệ thống nội dung. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
đến như:
-

Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng, Bạch Tân Sinh và Nguyễn Thanh

Tùng (2003), Xã hội dân sự tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trung
tâm nghiên cứu phát triển xã hội, Hà Nội
-

Bùi Thế Cường và đồng nghiệp (2003), Phong trào xã hội: từ nỗ lực

tập thể đến tổ chức xã hội, Đề tài tiềm lực, Viện xã hội học, Hà Nội
-


Vũ Duy Phú (Chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Trí Đức, Nguyễn Vi

Khải (2008), Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
Và một số những bài viết liên quan đến vấn đề đăng ở các tạp chí, sách
báo khác. Có nhiều công trình nghiên cứu về xã hội dân chủ cơ sở nói chung,
nhưng mỗi công trình lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau, trên mỗi địa
phương khác nhau nên chúng mang những giá trị khác nhau. Theo tôi biết
chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “Pháp luật Việt Nam về xã hội

2


dân sự” Với nỗ lực xây dựng một nhà nước dân chủ, đề cao nhân quyền và
quyền tự do của công dân, việc nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về xã hội
dân sự sẽ góp phần cho cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp
luật về xã hội dân sự ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu có hệ thống về pháp
luật xã hội dân sự Việt Nam, tình hình thực tế xã hội dân sự tại Việt Nam. Và
từ đó, phân tích, đánh giá những tồn tại để có thể định hướng được việc hoàn
thiện khung pháp lý cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam phát triển mạnh
mẽ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu về xã hội dân sự Việt Nam về mặt khái niệm, thuật ngữ và

những đặc trưng cơ bản trong sự hình thành và phát triển, những quy định của
pháp luật về xã hội dân sự tại Việt Nam từ trước đến nay

-

Tìm hiểu pháp luật về xã hội dân sự một số quốc gia trên thế giới và

Việt Nam hiện tại
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển xã

hội dân sự tại Việt Nam thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề pháp lý cũng như cơ
sở lý luận của xã hội dân sự tại Việt Nam, một số quốc gia trên thế giới và khu
vực
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung phân tích nội dung một số
quy định của pháp luật Việt Nam để điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt
động và quản lý tổ chức xã hội dân sự để đề xuất và kiến nghị một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện cho một xã hội dân sự phát triển phù hợp, gắn
với công cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ, tự do và bình đẳng.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; dựa trên đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xã hội dân sự; dựa trên
những công trình, tài liệu của các nhà khoa học pháp lý, chính trị. Đồng thời,
luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ thống, phân tích và tổng

hợp, phương pháp khái quát hoá, phương pháp thống kê, so sánh, mô tả…
Trong đó, sử dụng nhiều là phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về xã
hội dân sự, thực hiện pháp luật về xã hội dân sự từ đó hoàn thiện hơn cách
thức tiếp cận vấn đề này, đồng thời giúp mọi người thấy được vai trò quan
trọng của việc thực hiện pháp luật xã hội đối với sự phát triển của đất nước,
cũng như giúp mọi người nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Luận
văn cũng đánh giá một cách toàn diện về pháp luật về xã hội dân sự ở nước ta
và đưa ra được quan điểm, đề xuất được những giải pháp thiết thực để bảo
hoàn thiện các quy định của pháp luật về xã hội dân sự, từ đó góp phần nâng
cao chất lượng thực hiện pháp luật xã hội dân sự ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về xã hội dân sự pháp luật về xã hội
dân sự
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xã hội dân sự tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xã hội dân sự tại Việt Nam

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ XÃ HỘI DÂN SỰ
1.1. Về thuật ngữ xã hội dân sự
Khái niệm tiếng Anh “civil society” dược dịch ra tiếng Việt là “xã hội
dân sự”, liên quan đến khái niệm xã hội dân sự ở Việt Nam còn có thuật ngữ

“xã hội công dân”, “xã hội thị dân”. Thuật ngữ “Xã hội công dân” có xuất xứ
từ kinh điển Mác – Lênin. Trong các tác phẩm của Karx và Friedirich Engels
thuật ngữ “xã hội công dân” đôi khi được hiểu là “xã hội thị dân” [65, tr.15].
Một cách nhìn tổng quát xã hội dân sự là khu vực hình thành tự phát từ
những nhóm, cộng đồng người có chung lợi ích nhu cầu, sở thích, giới tính,
chính kiến, nghề nghiệp,… Do đó, xã hội dân sự có lịch sử từ xa xưa khi con
người biết tụ tập kết nối kiểu phường, hội, nguồn gốc, khởi thủy của xã hội
dân sự có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng từ thời nô lệ, từ khi có
nhà nước là đã có sự hình thành nhóm đối tác hoặc đối trọng dù là tự phát
manh mún, cũng có ý kiến cho rằng xã hội dân sự chỉ hình thành từ thời kỳ
phong kiến, liên gia phường hội buôn bán hoặc giao lưu văn hóa hội hè.
Trong các tác phẩm kinh điển của nhà tư tưởng triết học, chính trị học,
có nhiều bàn luận về khái niệm và nội hàm của xã hội dân sự. Có thể lấy ví dụ
tiêu biểu như: Nhà triết học thời cổ đại Arisote cho rằng xã hội dân sự được tổ
chức qua quan hệ của những người bạn bè cùng chung tư tưởng, qua đó họ
khám phá và biểu tưởng bằng hoạt động vị lợi ích chung, và vì đời sống công
cộng, bên ngoài nhà nước.
Nhà triết học Anh Thomas Hobbes theo chủ nghĩa duy vật, người coi
trạng thái tự nhiên của xã hội là “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” (phản
ánh tình trạng xâu xé nhau trong xã hội vào thời “tích lũy nguyên thủy” của

5


chủ nghĩa tư bản), cũng đặt rất cao vị trí của nhà nước. Ông cho rằng nhà
nước có sứ mệnh khắc phục trạng thái “chiến tranh” ấy bằng cách thiết lập
một sự thỏa thuận giữa tất cả các thành viên của xã hội. Xã hội công dân nảy
sinh trên cơ sở thỏa thuận ấy được ông coi là đồng nghĩa với nhà nước và
những luật pháp của nó. Nói cách khác, Hobbes coi trạng thái tự nhiên của xã
hội là tiêu cực, trong đó, người là chó sói với người, nhưng lại coi “xã hội

công dân” là tích cực, trong đó, mọi người đánh đổi tự do tuyệt đối lấy sự an
ninh của mình (do nhà nước bảo trợ).
Ðến thế kỷ XVIII, J. J. Rousseau, một trong những nhà Khai sáng xuất
sắc nhất, đã tiếp nhận và phát triển quan điểm của Hobbes lên một trình độ
hoàn chỉnh hơn. Ðối với ông, con người vì mất đi sự tự do tự nhiên của mình
và cũng vì sợ mất đi cả các quyền tự nhiên của mình nên đã đi tới một khế
ước xã hội (Khế ước xã hội là tên cuốn sách nổi tiếng nhất của ông) để bảo
đảm một “hình thức liên hiệp” nhằm bảo vệ, bằng toàn bộ sức mạnh chung
của xã hội, các cá nhân cũng như tài sản của các thành viên tham gia liên
hiệp. Nhờ có sự liên hiệp này mà người ta thống nhất lại với nhau trên cơ sở
phục tùng những thể thức chung, nhưng mỗi người vẫn có tự do như trước
đây. Sự liên hiệp này, theo ông, đã từng mang tên gọi Công xã nhân dân, và
bây giờ lại có tên Cộng hòa hay Cơ chế chính trị. Các thành viên xã hội gọi cơ
chế chính trị ấy là nhà nước. Còn họ thì được gọi là nhân dân nói chung và
công dân nói riêng.
Ở đây, có một điểm cần đặc biệt chú ý: Tất cả các tác giả thời đó (T.
Hobbes, J. Locke, J. J. Rousseau, Montesquieu...) đều đặt ra vấn đề tự do cá
nhân của công dân, độc lập với nhà nước. Theo Locke, chẳng hạn, xã hội có
trước Nhà nước, nó tồn tại một cách “tự nhiên”, còn nhà nước là một “vật
mới”. Nếu chính phủ vì một lý do nào đó bị xóa bỏ đi thì xã hội vẫn được duy
trì bằng tất cả các luật và quyền tự nhiên của nó. Nhân dân hợp

6


thành xã hội, nó là tối thượng (souverain) và khi thiết lập nhà nước, tuy tính
tối thượng chuyển sang nhà nước nhưng nhà nước không thể nuốt mất xã hội.
Hơn thế nữa, mục đích chủ yếu của nhà nước là bảo vệ xã hội. Do đó, nhà
nước không thể thay thế được xã hội, chính là nhờ có xã hội mà nhà nước có
thể hoạt động được [65, tr. 17].

Người sáng lập phép biện chứng duy tâm, nhà triết học vĩ đại người
Đức Friedrich Hegel đã chỉ ra vị trí của lĩnh vực xã hội dân sự, theo ông thì xã
hội dân sự được duy trì bởi “con người kinh tế” – đó là lĩnh vực của hành
động đạo đức, là mạng lưới quan hệ xã hội, nằm giữa gia đình và nhà nước,
gắn kết những cá nhân tự chủ với nhau, thông qua môi trường trung gian là tự
do đạo đức. Ông còn bày tỏ mối e ngại về năng lực tự tổ chức và tự điều tiết
của xã hội dân sự và nhấn mạnh vai trò của nhà nước điều tiết đối với xã hội
dân sự, nhà nước và xã hội dân sự phụ thuộc lẫn nhau, song mối quan hệ này
là đầy căng thẳng và đòi hỏi có luật để cân bằng mối quan hệ. Tác phẩm Triết
học pháp quyền của ông đã chứng minh rằng xã hội dân sự là một giai đoạn
phát triển lịch sử mà đỉnh cao của nó là sự xuất hiện nhà nước hiện đại. Nói
chính xác hơn, Hegel coi xã hội dân sự là một giai đoạn đặc biệt trong sự vận
động biện chứng từ gia đình đến nhà nước, diễn ra trong quá trình biến đổi
lịch sử phức tạp và lâu dài từ Trung cổ đến Cận đại. Theo ông, đời sống xã hội
hoàn toàn khác với đời sống đạo đức của gia đình và cũng khác với đời sống
công cộng của nhà nước. Nó là một yếu tố cần thiết trong toàn bộ cộng đồng
chính trị được tổ chức một cách hợp lý. Theo Hegel, kinh tế thị trường, các
giai cấp xã hội, nghiệp đoàn, định chế có nhiệm vụ bảo đảm sức sống của xã
hội và thực hiện các quyền công dân. Như vậy, xã hội dân sự là tập hợp của
những tư nhân, tầng lớp, những nhóm và những định chế mà sự tác động qua
lại của chúng được điều chỉnh bằng qui tắc của dân luật và với tư cách đó, nó
không phụ thuộc trực tiếp vào nhà nước chính trị.

7


Còn theo quan điểm của Karl Marl thì “xã hội dân sự là lĩnh vực được
cấu thành bởi sản xuất, giai cấp và các quan hệ chính trị xã hội liên quan,
quan tâm của xã hội dân sự là làm thế nào để lĩnh vực cạnh tranh hỗn độn
trở thành đối tượng của giám sát công cộng”. K. Marx, trong các tác phẩm

đầu tay, đặc biệt trong Hệ tư tưởng Đức và vấn đề Do Thái, đã bàn nhiều về
xã hội dân sự. Một mặt, kế thừa những luận điểm "hợp lý" của Hegel; mặt
khác, ông phê phán Hegel một cách quyết liệt. Cũng như Hegel, ông từng coi
xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà
không phải là "vật ban tặng" của tự nhiên. Và cũng như Hegel, ông coi xã hội
dân sự có tính chất tạm thời. Sự khác nhau cơ bản giữa Marx và Hegel là
điểm xuất phát khi phân tích về bản chất của xã hội dân sự và nhà nước, về
những quan hệ giữa xã hội dân sự với nhà nước. Trong khi Hegel lấy "tinh
thần phổ biến" và "ý niệm tuyệt đối" làm điểm xuất phát thì Marx lấy đời
sống hiện thực, trước hết là phương thức sản xuất của xã hội, làm điểm xuất
phát. "Sự giải phóng chính trị là đưa con người, một mặt, trở thành thành viên
của xã hội thành cá nhân vị kỷ và độc lập, và mặt khác, trở thành công dân,
thành cá nhân đạo đức". Ông cho rằng chỉ khi nào sức mạnh con người được
tổ chức thành sức mạnh xã hội và chính trị, khi đó sự giải phóng con người
mới hoàn thành.Trong tác phẩm Phê phán triết học chính trị của Hegel (1843),
Marx trực tiếp chống lại những ý kiến của Hegel về xã hội dân sự và nhà
nước. Một mặt, ông chống lại sự tuyệt đối hóa nhà nước của Hegel; mặt khác
ông phê phán cơ sở chủ yếu của xã hội dân sự là chế độ sở hữu tư nhân.
Có thể thấy, khái niệm xã hội dân sự xuất hiện chủ yếu là sản phẩm trí
tuệ của châu Âu thế kỷ XVIII, khi các công dân tìm kiếm cách thức để xác
định vị trí của bản thân trong xã hội, độc lập với nhà nước quân chủ, và ở vào
giai đoạn khi mà nền tảng của một trật tự xã hội dựa trên vị thế bắt đầu bị lung
lay, suy giảm và theo chiều hướng không thể đảo ngược. Theo đó, các nhà tư
tưởng đã bàn luân về các đặc điểm, chiều cạnh, mối quan hệ giữa xã

8


hội dân sự – nhà nước – thị trường. Chẳng hạn, tác giả Adam Smith cho rằng
thương mại nói chung và việc buôn bán giữa các công dân nói riêng đã không

những tạo ra của cải mà còn tạo ra cả những mối liên hệ vô hình giữa con
người với con người – cội nguồn để tạo xã lòng tin – “vốn xã hội” – nói theo
ngôn ngữ kinh tế, xã hội hiện đại.
Mặc dù các khái niệm xã hội dân sự có lịch sử phát triển lâu dài và
phong phú, song chỉ vào khoảng 2 thập kỷ gần đây nó mới trở thành trọng tâm
chú ý trên các diễn đàn công luận quốc tế. Giải thích cho điều này có thể thấy
nguyên nhân là do sự sụp đổ của khối các nước cộng sản Đông Âu, quá trình
dân chủ hóa mở rộng, thay đổi mô hình phát triển kinh tế quá khứ, mong
muốn cùng nhau đối mặt và giải quyết những thách thức bất ổn nảy sinh và
tăng cường các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, có một số quan điểm e ngại về nguy cơ coi xã hội dân sự là “viên
đạn ma thuật” đối với mọi vấn đề phát triển ở quốc gia hoặc toàn cầu, như có
quan điểm cho rằng do vấn đề lập kế hoạch nhà nước và tự do thị trường được
coi là thất bại và đôi khi cần có “cái gì đó” mới mẻ hơn? Và họ cho rằng, khâu
quan trọng chính là xã hội dân sự đang bị “thiếu vắng” song thực sự có phải
như vậy không vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục tranh luận.
Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, xã hội dân sự không nên chỉ giới
hạn như là mọi biểu hiện đời sống xã hội bên ngoài hệ thống nhà nước và các
quá trình kinh tế mà xã hội dân sự đề xuất các yêu cầu của mình thông qua
việc tham gia các tổ chức chính trị xã hội (đảng phái và tổ chức xã hội, kinh tế
bao gồm tổ chức sản xuất và tái sản xuất, các hãng và đối tác, xã hội, văn hóa
và truyền thông. Mục tiêu chính của xã hội dân sự là làm nổi bật các yêu cầu
đối với nhà nước và thị trường, không trực tiếp gắn với giám sát hoặc chinh
phạt quyền lực mà nhằm tạo ra sự ảnh hưởng thông qua hoạt động liên kết,
thảo luận dân chủ ở lĩnh vực công cộng.

9


Cho đến nay, ở châu Âu có nhiều nghiên cứu về các văn bản bàn về

khái niệm xã hội dân sự như một ý tưởng và khái niệm chính kể từ khai sáng
của Scotland đến cuộc cách mạng ở Đông Âu vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ
XX. Các nguồn tư liệu lịch sử đặt ra nhiều câu hỏi và cũng có nhiều quan
điểm lập luân mâu thuẫn hoặc tương phản. Ví dụ, những tranh luận bàn về
nguồn gốc của khái niệm xã hội dân sự, tìm hiểu các thuật ngữ được sử dụng
đồng nghĩa hoặc tương đương với khái niệm xã hội dân sự, những thay đổi và
truyền thống tác động đến việc sử dụng thuật ngữ này theo thời gian, những
điểm mạnh và hạn chế khi sử dụng một thuật ngữ mang tính mâu thuẫn và dễ
dàng gây tranh cãi này để phân tích xã hội, chính trị và văn hóa.
Theo quan điểm của các ngành kinh tế - xã hội về khái niệm xã hội dân
sự có hai khía cạnh được chú ý. Thứ nhất, về mặt thực nghiệm đó là khái
niệm chỉ lĩnh vực xã hội. Thứ hai, về mặt chuẩn mực khái niệm này được hiểu
và ám chỉ một loại liên kết để nâng cao phúc lợi con người [65, tr.15].
Theo nghĩa hẹp, khái niệm xã hội dân sự: Xác định và phân định rõ
ranh giới, một bên là nhà nước, nền kinh tế và bên kia là xã hội dân sự. Cách
phân định này có phần cứng nhắc không phản ánh linh hoạt thực tiễn phát
triển đa dạng.
Theo nghĩa rộng, khái niệm xã hội dân sự công nhận sự trùng lặp giữa
lĩnh vực nhà nước, nền kinh tế và xã hội dân sự, nới lỏng yêu cầu chuẩn mực
để bao gồm cả tổ chức có thể làm việc vì mục đích công, thích ứng với hoàn
cảnh cụ thể, linh hoạt song cũng dễ rạo “sự mù mờ”, khó hiểu.
Khái niệm xã hội dân sự được sử dụng theo nghĩa của dân chủ phương
Tây kinh điển, do đó ở các nước Đông Âu, Mỹ Latinh hay các nước đang phát
triển, tùy theo quan điểm có thể áp dụng nhiều định nghĩa với phạm vi (rộng,
hay hẹp), trong đó có thể loại bỏ khu vực kinh tế hay bao gộp cả nhà nước,
hoặc ngược lại đưa khu vực kinh tế vào và thu hẹp các tác nhân của nhà nước.

10



Có thể thấy, chưa có một khái niệm được cho là hoàn hảo về xã hội
công dân, xã hội dân sự, và luôn có thể xuất hiện những dự giải khác nhau về
xã hội công dân, xã hội dân sự. Ở mỗi thời kỳ, hoặc dưới từng cách nhìn nhận,
xã hội dân sự được đề cập có nội hàm và ngoại diên chưa giống nhau.
Ngay Trung tâm xã hội công dân cũng đưa ra một cách định nghĩa rất
chung chung:
Xã hội dân sự liên quan đến hoạt động tập thể tự nguyện xoay quanh sự
chia sẻ về lợi ích, mục đích và những giá trị. Về mặt lý luận, định chế này
phân biệt với nhà nước, gia đình và thị trường trong hoạt động; ranh giới giữa
nhà nước, xã hội dân sự, gia đình, thị trường thông thường rất phức tạp, không
rõ nét, mang tính thỏa hiệp. Xã hội dân sự thường mang tính tác động (gây áp
lực) đa dạng về tự quản (autonomy), về quyền lực. Xã hội dân sự thường thể
hiện bằng các tổ chức như từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng,
hội phụ nữ, niềm tin dựa vào tổ chức, sự liên kết nghề nghiệp, công đoàn...
[65, tr. 23].
Ở bình diện chung nhất, chúng ta chia sẻ với quan điểm cho rằng cụm
từ "dân sự" ở đây có thể hiểu là một tính từ chỉ tính chất của quan hệ xã hội,
tức là các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo hướng "dân sự". Tuy nhiên, có
thể hiểu nội hàm của thuật ngữ "dân sự" (trong cụm từ xã hội dân sự trong
phạm vi đề tài này) là để phân biệt tương đối với nhà nước. Như vậy, thuật
ngữ này dùng để chỉ những định chế "bên ngoài nhà nước". Hiểu theo cách
này, xã hội dân sự có thể liên quan đến hoạt động của các đảng phái, tổ chức
chính trị. Tuy nhiên, vì các đảng phái chính trị với tính chất là những thiết chế
gắn liền với việc nắm, giữ nhà nước, và đã là đối tượng nghiên cứu quan trọng
của khoa học chính trị, nên đối tượng này thường không được đề cập khi
nghiên cứu về xã hội dân sự.
Với cách hiểu như vậy, có thể hiểu rằng xã hội dân sự bao gồm mọi

11



nhóm và mọi hoạt động không bị "ràng buộc" bởi chính quyền: Tổ chức chính
trị, các hội kinh doanh, các tổ chức tôn giáo, hiệp hội truyền thông, tổ chức từ
thiện, công dân v.v.. Tất cả các tổ chức và các chủ thể này đều góp phần giúp
phát triển đặc tính đa nguyên của xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ của xã hội
và chính quyền. xã hội dân sự như là một bổ khuyết cho "dân chủ đại diện"
thông qua cơ chế "dân chủ tham gia".
1.2. Khái quát chung về xã hội dân sự Việt Nam
1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của xã hội dân sự Việt Nam
Xã hội dân sự ở Việt Nam có những đặc trưng cơ bản là: Xã hội dân sự
với nhiều Tổ chức ở tất cả các cấp và hoạt động trên hầu khắp đất nước. Các
tổ chức xã hội dân sự có nhiều nỗ lực và thực hiện nhiều hoạt động tập trung
vào giảm nghèo, hỗ trợ những người nghèo và người bất hạnh trong nhiều
mặt, và thường rất quan tâm đến vấn đề giảm tác động của những sự kiện
thiên tai, mất mát nghiêm trọng về người và của. Xã hội dân sự mang đặc
điểm khá rõ nét về tinh thần và niềm tin.
Có sự hợp tác khá tích cực giữa xã hội dân sự và nhà nước, đặc biệt là
đối với các Tổ chức quần chúng và các Hiệp hội nghề nghiệp nằm trong Mặt
trận Tổ quốc. Tuy nhiên, về sự hợp tác này, cũng có khác biệt giữa những
thành phần khác nhau của Xã hội dân sự. Trong một giới hạn nào đó, Xã hội
dân sự ở Việt Nam chưa có môi trường chính trị - xã hội để có thể phát triển
đầy đủ và đổi mới ở mức độ cần thiết đối với các tổ chức xã hội dân sự. Trong
khi đó, môi trường pháp lý đối với các tổ chức xã hội dân sự đã cơ bản được
ban hành.
Nhà nước vẫn còn đóng vai trò chủ đạo trong việc lập những quyết sách
và các tổ chức xã hội dân sự chỉ tác động vào quá trình đó thông qua hợp tác. Rõ
ràng là xã hội dân sự ở Việt Nam vẫn còn những ràng buộc với Nhà nước, tuy
nhiên nhiều thay đổi đã được thực hiện thông qua các hoạt động hành chính.

12



Chính các tổ chức xã hội dân sự cũng bộc lộ những điểm yếu do cơ cấu
nhiều thành phần và do chưa có các cơ cấu nội bộ và các cơ quan bảo trợ thỏa
đáng. Các tổ chức quần chúng có cơ cấu tổ chức nhiều cấp bậc và trong quá
trình đổi mới ở các cấp dưới không có sự hỗ trợ đầy đủ từ các cấp cao hơn.
Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam vẫn còn hạn chế về số lượng và cơ cấu
nội bộ không phải lúc nào cũng dân chủ, điều này hạn chế khả năng trong việc
thực hiện những ý tưởng mới một cách hiệu quả. Họ thiếu sự minh bạch và bị
hạn chế trong việc ủng hộ và đề cao những giá trị mới. Các cơ quan bảo trợ và
các mạng lưới vẫn còn yếu và cần nhiều hỗ trợ hơn nữa để phát triển. Ngoài
ra, nguồn nhân lực và tài lực của các tổ chức xã hội dân sự vẫn còn rất hạn
chế.
Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam
chưa phát huy được sự chủ động. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng này, các tổ
chức xã hội dân sự cần phát huy tính tự chủ và năng động để tự tạo ra những
điều kiện hợp lý nhằm có môi trường hoạt động hiệu quả trên cơ sở hệ thống
pháp luật hiện nay. Có như vậy, lợi ích mà cộng đồng có được từ các hoạt
động này sẽ được tăng lên rõ rệt.
Mặt khác, các tổ chức xã hội dân sự cần phải tìm được phương thức
hợp tác, các cơ quan bảo trợ, và sự hỗ trợ mạng lưới tốt hơn thì mới có thể
tăng thêm sức mạnh. Các tổ chức tổ chức xã hội dân sự cũng phải tự thân nỗ
lực và đảm bảo sự rõ ràng minh bạch của mình thì mới chiếm được lòng tin
của người dân mà các tổ chức này đại diện. Hơn nữa họ phải nâng cao tính
chuyên nghiệp và phát triển kỹ năng để có thể vượt qua được thách thức trong
sự ủng hộ từ cả khu vực công và tư nhân.
Trong giai đoạn đầu, các tổ chức xã hội dân sự đã khá thành công trong
việc tự khẳng định mình. Hiện nay, các tổ chức này cần phải củng cố và tìm
hướng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, và trong một chừng mực nào đó các tổ


13


chức này cần phải từng bước tự cấp kinh phí để phát triển mà không quá lệ
thuộc vào một nguồn nào, nhà nước cũng như các nhà tài trợ.
Chiều rộng sự tham gia của người dân chỉ những hình thức tham gia
khác nhau của người dân trong xã hội dân sự. Ở Việt Nam, việc tham gia này
có thể thông qua các hoạt động như tình nguyện làm việc trong các tổ chức;
hành động cộng đồng như tham gia vào các buổi họp cộng đồng, các sự kiện
hoặc các nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng. Tại Việt Nam,
kể từ khi có Quy chế dân chủ ở cơ sở, việc người dân tham gia vào các hoạt
động cộng đồng ngày càng nhiều và đạt được những hiệu quả tích cực, nhất là
việc người dân tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ
công chức nhà nước, tạo những chuyển biến tích cực trong bài trừ các tệ nạn
như tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu. Tham gia làm từ thiện
cũng là một hoạt động được dùng để đánh giá chiều rộng của sự tham gia của
người dân trong xã hội dân sự. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo và nhân
bản sâu sắc, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam tương thân tương
ái, lá lành đùm lá rách. Hoạt động này thường xuyên được khởi xướng bởi
Hội chữ thập đỏ và các cơ quan báo chí như Báo Lao động, Tuổi trẻ.
Chiều sâu của sự tham gia chỉ mức độ tham gia của người dân vào xã
hội dân sự thông qua các phương thức và hành động thực tế. Ở Việt Nam,
chiều sâu của sự tham gia này thể hiện ở mức độ đóng góp của người dân
trong việc làm từ thiện. Theo thống kê không chính thức, mức đóng góp của
người dân làm từ thiện là 1-2% thu nhập. Dù số tiền đóng góp không lớn
nhưng ý nghĩa xã hội là rất lớn lao và tạo được những hỗ trợ tích cực cả về vật
chất lẫn tinh thần đối với những đối tượng cần trợ giúp. Chiều sâu của sự
tham gia cũng thể hiện ở việc tình nguyện tham gia vào các hoạt động cộng
đồng của người dân. Mỗi người dân Việt Nam có thể là thành viên của nhiều
tổ chức xã hội, như một người về già vừa là thành viên của hội hưu trí, hội


14


cựu chiến binh, hội người cao tuổi và tổ dân phố. Việc tham gia các hội này là
tự nguyện và thường dành nhiều thời gian vào việc thực hiện các hoạt động
mang tính cộng đồng của hội.
Sự đa dạng của các thành phần xã hội dân sự thể hiện ở việc thành phần
tham và tính hòa nhập của các hội viên từ nhiều thành phần khác nhau. Các
nhóm xã hội tiêu biểu trong sự tham gia này là phụ nữ, nông dân, người
nghèo, người dân tộc thiểu số, công chức nhà nước, tín đồ tôn giáo.
Cấp độ cơ chế tổ chức thể hiện ở việc tồn tại các cơ quan bảo trợ hay
không đối với tổ chức xã hội dân sự, tính hiệu quả của các mối quan hệ này,
cơ chế hỗ trợ và các mối quan hệ của tổ chức xã hội dân sự. Ở Việt Nam, hầu
hết các tổ chức xã hội dân sự là thành viên của một liên hiệp hoặc cơ quan bảo
trợ nào đó. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Tổ quốc có mạng lưới rộng khắp các thành viên từ trung ương đến địa
phương. Các tổ chức này có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước. Các
hội nghề nghiệp và các hội đoàn khác có sự quan hệ với Nhà nước ít chặt chẽ
hơn và thường không mặc nhiên có sự bảo trợ mà thường là xin bảo trợ hoặc
do các hội viên tự đóng góp. Khi bảo trợ, các cơ quan bảo trợ đều có những
mục tiêu đặt ra cho hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và đa số đều đạt
được những mục tiêu đề ra, điều này đúng với hầu hết các tổ chức xã hội dân
sự, nhất là các tổ chức quần chúng và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ
quốc.
Mối quan hệ giữa các đối tượng hoạt động trong xã hội dân sự thể hiện
sự hợp tác và thông tin giữa các tổ chức xã hội dân sự với nhau. Ở Việt Nam,
việc chia sẻ thông tin trong các hoạt động không phải là một thói quen trong
hoạt động của các tổ chức này. Vì thông tin gắn với quyền lực và cơ hội. Tuy
nhiên trong xu thế phát triển chung hiện nay, việc chia sẻ thông tin trong hoạt

động của các tổ chức đã trở nên phổ biến nhằm tăng thêm sức

15


mạnh trong các hoạt động vì mục đích chung. Và cùng với xu thế đó, việc hợp
tác giữa các tổ chức xã hội dân sự đã được thiết lập với nhiều cấp độ khác nhau.

Các nguồn lực thể hiện mức độ nguồn lực sẵn có để có thể đạt được
những mục tiêu của các tổ chức xã hội dân sự. Bao gồm các nguồn lực về tài
chính, nguồn nhân lực và nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật. Ở Việt Nam,
nguồn lực tài chính của các tổ chức xã hội dân sự phần lớn từ phía Nhà nước,
sau đó là các tổ chức nước ngoài và tư nhân. Các nguồn lực này nhằm thực
hiện những mục tiêu mang tính cộng đồng như xóa đói giảm nghèo, một số
vấn đề liên quan đến dân sinh như nước sạch, môi trường, phát triển kinh tế
nông thôn nguồn nhân lực của các tổ chức thường rất đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất của tổ chức đó. Ở những tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp hay
các tổ chức thành viên của Mặt trận, trình độ học vấn của các thành viên
thường rất cao, phần lớn là trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Các tổ chức
còn lại thành phần thường ở trình độ học vấn thấp hơn.
Về môi trường, bao gồm môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa
và pháp lý đối với xã hội dân sự. Đi sâu vào chi tiết và đánh giá về vấn đề
này, môi trường của xã hội dân sự thường được phân chia làm các tiểu mục
nhỏ, cụ thể hơn để đánh giá, đó là: Bối cảnh chính trị; các quyền tự do cơ bản;
bối cảnh kinh tế - xã hội; bối cảnh văn hóa - xã hội; môi trường pháp lý; mối
quan hệ xã hội dân sự và nhà nước và cuối cùng là mối quan hệ giữa xã hội
dân sự với khu vực tư.
Dựa trên sơ đồ trên, chúng ta thấy rằng bốn bình diện xã hội dân sự ở
Việt Nam, có độ lớn vừa phải và khá cân bằng, nó cũng phản ánh quan điểm
đánh giá tương đối lạc quan khi so sánh với các đánh giá của các chuyên gia

quốc tế. Bình diện "tác động" có giá trị thấp hơn ba bình diện còn lại.
Bình diện "tác động" có điểm số thấp nhất trong bốn bình diện. Đây là
bình diện khó đánh giá nhất, bởi vì nói chung tác động là không dễ phân tích,

16


đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam, hầu hết các hoạt động thường do các
Tổ chức khác nhau kết hợp thực hiện, do các cơ quan tài trợ khác nhau hỗ trợ,
và thường hỗn hợp với các hoạt động của cơ quan nhà nước.
1.2.2. Những yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát triển xã hội
dân sự tại Việt Nam
Vào đầu thế kỷ 20, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều phong trào
quần chúng và các tổ chức xã hội dân sự tham gia giải phóng dân tộc. Trước
tiên phải kể đến sự thành lập của Hội Duy Tân (cuối tháng 4 năm 1904), Hội
được thành lập với mục đích hết sức giản đơn phản ánh nhu cầu của các trí
thức ở thời điểm đó là "Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một Chính
phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả". Nhiệm vụ trước mắt của
Hội được đề ra trong ngày thành lập là phát triển thế lực của Hội về người và
về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hỗ trợ sinh viên sang Nhật học
tập và cầu vận.
Cùng thời kỳ này, các Hội khuyến học cũng ra đời nhằm giúp hội viên
học hỏi, trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa của nước Pháp bằng mọi
phương tiện. Phong trào này là cơ sở để đưa tư duy cải cách văn hóa giáo dục
và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc cho Việt Nam.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là sự kế thừa các phong trào xã
hội dân sự. Trong phong trào cải cách và giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong Yêu sách gửi hội nghị Hòa bình Versailles ngày 19/6/1919, Người
đã chỉ rõ những giá trị bình đẳng bác ái, không phân biệt người bản xứ và
người chính quốc, quyền tự do báo chí, tự do lập hội, xây dựng nguyên tắc

Nhà nước pháp quyền đó là những giá trị nền tảng của xã hội dân sự.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo các nguyên lý và giá trị
của xã hội dân sự trong công cuộc giải phóng đất nước. Thời kỳ 1936 - 1939,
Đảng rất linh hoạt, khôn khéo trong việc tổ chức quần chúng, không cứng

17


nhắc, không nhất thiết các Tổ chức quần chúng đều phải mang một màu sắc,
đều phải nhuộm màu đỏ như công hội đỏ, hội cứu tế đỏ mà có thể lấy những
cái tên đơn sơ, dễ hiểu và gần với nhân dân nhằm tập hợp được đông đảo
quần chúng vào các tổ chức cách mạng. Đảng quyết định lấy tên Thanh niên
phản đế đoàn thay Thanh niên cộng sản đoàn, lập Hội cứu tế bình dân thay
Hội cứu tế đỏ, lấy tên Công hội thay cho Công hội đỏ và lấy tên Nông hội
thay Nông hội đỏ. Các tổ chức hội này gắn liền với đời sống sinh hoạt bình
thường hằng ngày như hội cấy, hội gặt, hội lợp nhà, hội hiếu hỉ, phường đi
săn, hội hát kịch…
Trước năm 1986, các tổ chức xã hội chủ yếu bao gồm các tổ chức quần
chúng, được gọi là các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Hội liên hiệp
Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là
những tổ chức từng được thành lập ra vào những năm 1930, gắn bó mật thiết
với Đảng và hoạt động dưới ngọn cờ Mặt trận tổ quốc.
Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản pháp lý đầu tiên
của nhà nước Việt Nam khẳng định quyền lập hội của nhân dân, khẳng định
tác dụng của hội đối với sự đoàn kết và góp phần xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân của nước ta (Luật số 102-SL/L-004).
Đầu thập niên 80, của thế kỷ 20, có 3 hiệp hội nghề nghiệp đã được
thành lập để thúc đẩy sự giao lưu giữa những người quan tâm tới các lĩnh vực
khoa học, văn hóa và đoàn kết. Đó là: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam (VUSTA); Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam

(VWAA); Liên hiệp các Hiệp hội Hòa bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam
(VUPSFO và sau này gọi là VUFO). Từ đầu thập kỷ 90, của thế kỷ 20 tại Việt
Nam việc mở cửa xã hội cho các thành phần kinh tế khác cũng tạo điều kiện
cho các tổ chức xã hội và việc phục hồi các tập quán liên quan đến sinh hoạt
hàng ngày, một phần là theo các hình thức mới (Malarney 2002). Một xã hội
dân sự rộng lớn hơn đã xuất hiện và nở rộ các tổ chức.

18


Theo một báo cáo và phân tích của Helvetas năm 1996 (Helvetas 1996Helvetas Swiss Intercooperation là một tổ chức phát triển có trụ sở chính tại
Thụy Sỹ, là một mạng lưới quốc tế bao gồm các tổ chức chi nhánh độc lập
hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển và cứu trợ khẩn cấp), các tổ chức
xã hội vào giữa thập kỷ 90 được phân chia thành 5 loại:
1) Các tổ chức quần chúng;
2) Các hiệp hội nghề nghiệp xã hội Trung ương;
3) Các hiệp hội địa phương;
4) Các hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học và kỹ thuật;
5) Các nhóm không chính thức.
Tại thời điểm đó, nhà nước chưa ban hành văn bản pháp lý quy định
việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài.
Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ khi đó được gọi là các tổ chức nghiên
cứu và phát triển khoa học và kỹ thuật. Vào thời điểm đó Mặt trận Tổ quốc
khuyến khích các Tổ chức quần chúng hoạt động độc lập hơn với Đảng và nhà
nước và tìm kiếm các nguồn lực bên tổ chức phi chính phủ ngân sách nhà
nước để được duy trì và phát triển mà không quá phụ thuộc vào nguồn ngân
sách. Quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng được Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành năm 1989 đã tạo cơ sở cho khung pháp lý
cho việc thành lập và quản lý của các hội quần chúng trong thời kỳ đổi mới
(Chỉ thị 01/CT-HĐBT ngày 05/01/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Khi mô hình hợp tác xã nông thôn tan rã, các tổ chức quần chúng tại cấp làng,
xã bắt đầu tạo lập được vị trí và vai trong quan trọng đối với quần chúng và
chính quyền địa phương, và trong các xí nghiệp, nhà máy, tổ chức công đoàn
có những nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
đồng thời là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy
định của Luật Lao động 1994 (Luật Lao động 1994)

19


và vừa do có sự xuất hiện các tổ chức kinh tế kiểu mới như liên doanh, các
doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài (Luật Doanh nghiệp
1999, Luật Đầu tư nước ngoài 1996). Hội Cựu chiến binh mới ra đời có khác
hơn các Tổ chức quần chúng khác sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Hội nông
dân cơ bản được tổ chức lại trong bối cảnh cải tổ các hợp tác xã năm 1998 và
Luật Đất đai 1993, đã xây dựng một mạng lưới mới các câu lạc bộ nông dân.
Hội Liên hiệp Phụ nữ trở thành một trong những đối tác được quan tâm của
các tổ chức tài trợ nước ngoài, các cơ quan phát triển song phương và các tổ
chức phi chính phủ quốc tế là những tổ chức đã tăng lên nhanh chóng từ giữa
thập kỷ 90, và Hội đã lập ra hàng ngàn các câu lạc bộ phụ nữ mới ở cơ sở trên
toàn quốc. Tổng Liên đoàn Lao động đã có những thay đổi khó khăn hơn các
tổ chức khác, và Tổng Liên đoàn có một số đối tác nước ngoài hạn chế để hỗ
trợ cho việc chuyển đổi thành các tổ chức cho công nhân trong việc mở rộng
thành phần tư nhân, nhưng nó cũng đã thành công trong việc kết nạp các hội
viên mới.
Các Hiệp hội nghề nghiệp hoạt động trên quy mô quốc gia và thường
gắn với một trong các liên hiệp như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam (VUSTA). Vào năm 1995, khoảng 143 hiệp hội quốc gia được xác
định là chuyên ngành trong các lĩnh vực xã hội, chuyên môn và kỹ thuật.
Vào giữa thập kỷ 90, các nhóm không chính thức cũng bắt đầu xuất

hiện mang tính tổ chức nhưng vẫn còn ở quy mô hạn chế. Có thể thành lập
một tổ chức ở cấp cơ sở nếu liên quan đến một tổ chức được công nhận chính
thức. Các nhóm này được chính quyền địa phương biết đến và chấp nhận và
thông thường được một tổ chức chính thức bảo trợ như Hội Chữ thập đỏ
(cũng là một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc) và bao gồm các nhóm
như nhóm người cao tuổi, nhóm văn hóa, nhóm giáo dục, nhóm dạy học,
nhóm giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc các trẻ em tật nguyền.

20


Tại nông thôn, người ta cũng kể đến các nhóm quyền lợi như nhóm sử dụng
nước, nhóm tín dụng dựa vào tín dụng không chính thức, và họ cũng dựa vào
các nhóm thân hữu, theo dòng họ hoặc theo tín ngưỡng. Các nhóm không
chính thức hoạt động tự quản, có hội viên và tự đảm bảo tài chính (Helvetas
1996). Mặc dù được thừa nhận một cách khắt khe, trước năm 2000 các nhóm
đó là "không hợp pháp" vì chúng không hoạt động theo một khuôn khổ pháp
lý và không được thừa nhận là hợp lý cho các nhà tài trợ và các tổ chức phi
chính phủ quốc tế.
1.3. Pháp luật về xã hội dân sự của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Pháp luật về xã hội dân sự của Thụy Điển
Thụy Điển là một trong những quốc gia phát triển nhất ở Bắc Âu, trong
phạm vi của Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về pháp luật về xã hội dân
sự của đất nước Thụy Điển – quốc gia điển hành của các nước Bắc Âu.
Xã hội dân sự của Thụy Điển được đặc trưng bởi văn hóa đồng thuận
thực dụng, song hành cùng quan điểm bá quyền dân chủ - xã hội. Ngay vào
thập kỷ 90 của thế kỷ 20, mọi Đảng chính trị đã thống nhất khái niệm về việc
làm đầy đủ. Sự đồng thuận rộng rãi về xã hội là “ngôi nhà chung” của mọi
người, xây dựng các chương trình phúc lợi xã hội cải thiện cuộc sống của đa
số người dân được xã hội chấp nhận rộng rãi.

Các tổ chức xã hội dân sự của Thụy Điển có vai trò bổ sung và đóng
góp quan trọng trong xã hội Thụy Điển. Trong lịch sử khoảng gần 100 năm
trở lại đây, các phong trào quần chúng rộng rãi là hình thức tổ chức phổ biến
và sự kết hợp giữa “tiếng nói” – hệ tư tưởng cho các giai cấp, các nhóm kinh
tế, xã hội, lợi ích, nhóm dễ tổn thương và có vai trò thúc đẩy tạo nguồn “vốn
xã hội” là những khái niệm quan trọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về khu vực
thứ ba và các hoạt động của khu vực này ở Thụy Điển. Các tổ chức xã hội dân
sự là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế mang tính xã hội và đóng
vai trò qua trọng trong tăng trưởng của nhà nước phú lợi.

21


×