Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.6 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ CÔNG
NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VỀ CÔNG
NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Ngọc Dinh



Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Chương trình cao học chuyên ngành
Quản lý Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học với đề tài: “Vai
trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách
công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam”.
Để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Ngọc
Dinh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này với sự chỉ bảo nhiệt
tình, sâu sát.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo thuộc
khoa Khoa học Quản lý - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội và các thầy, cô giáo trong trường cũng như Ban Giám hiệu nhà
trường đã tạo môi trường học tập, nghiên cứu bổ ích, thiết thực cho các học viên,
nhiệt tình giúp đỡ các học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Bên cạnh đó, xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, và bạn bè
trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu...................................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 10
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 10
5. Mẫu khảo sát............................................................................................................................ 10
6. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 11
7. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................................ 11
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết..................................................................... 12
9. Kết cấu luận văn.................................................................................................................... 12
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG............................................................................................. 13
1.1. Các tổ chức phi chính phủ và phân loại........................................................... 13
1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ
...................................................................................................................................................................

13

1.1.2. Phân loại các tổ chức phi chính phủ
...................................................................................................................................................................

15

1.2. Khái niệm chính sách, hoạch định chính sách............................................ 19
1.2.1. Khái niệm chính sách
...................................................................................................................................................................

19


1.2.2. Khái niệm hoạch định chính sách và các khái niệm liên quan . . .20
1.3. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và công nghệ thân thiện môi
trường................................................................................................................................................... 23

1.3.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường
...................................................................................................................................................................

23
1.3.2. Khái niệm công nghệ thân thiện môi trường và các khái niệm liên quan
.........................................................................................................................
24

1.4. Sự cần thiết tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực
công


nghệ thân thiện môi trường.................................................................................................. 28
1.4.1. Các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò trung gian giữa Nhà nước và

doanh nghiệp trong việc thực thi chính sách công nghệ thân thiện môi
trường.................................................................................................................................................. 27
1.4.2. Các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào các hoạt động chính
sách với tư cách là một thành tố của Xã hội dân sự........................................ 29


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH
PHỦ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG............................................................................................. 32
2.1. Vài nét khái quát về các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam ..........32

2.2. Những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự tham gia của các tổ
chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách công nghệ thân

thiện môi trường ở Việt Nam............................................................................................... 35
2.2.1. Yếu tố khách quan
...................................................................................................................................................................

35

2.2.2. Yếu tố chủ quan
...................................................................................................................................................................

45
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức phi chính phủ khi tham gia

hoạch định chính sách về công nghệ thân thiện môi trường ở Việt
Nam....................................................................................................................................................... 46
2.3.1. Thuận lợi
...................................................................................................................................................................

46

2.3.2. Khó khăn
...................................................................................................................................................................

48
2.4. Những đóng góp của các tổ chức phi chính phủ khi tham gia hoạch
định

chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam.......................... 522

2.4.1. Vai trò cung cấp thông tin.................................................................................... 522
2.4.2. Vai trò phân tích chính sách
...................................................................................................................................................................

57

2.4.3. Vai trò điều chỉnh chính sách
...................................................................................................................................................................

58

2.4.4. Các vai trò khác…… ……………..........…………………………63
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ĐIỀU KIỆN
PHÁP LÝ ĐỂ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ THAM GIA TÍCH CỰC QUÁ
TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.......................................................................................................... 66
3.1. Những thách thức từ vị thế của NGOs………………………………………67

3.1.1 Tính chính danh của XHDS trong hệ thống pháp luật ……………..…67
3.1.2. Sự e ngại của doanh nghiệp khi hợp tác với các tổ chức phi chính phủ 67


3.1.3. Tương lai hạn hẹp về nguồn tài chính …………………….………… 68
3.2. Khuyến nghị…………………………………………………….….……..…… 69

3.2. 1. Khuyến nghị cho các cơ quan Nhà nước.................................................. 69
3.2.2. Khuyến nghị về hoàn thiện quá trình tham gia của NGOstrong hoạch

định chính sách công nghệ thân thiện môi trường............................................. 77
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 84


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, việc sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường để đảm bảo
phát triển bền vững là một trong những chiến lược được nhiều quốc gia hướng tới,
trong đó có Việt Nam. Trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
ngày càng trở nên nghiêm trọng, các quốc gia đã nỗ lực không ngừng trong việc xây
dựng khung pháp lý nhằm tăng cường áp dụng công nghệ thân thiện môi trường với
các công cụ chính như luật pháp, chính sách công, các thỏa thuận môi trường đa
phương và các nguồn quỹ công để hoạt động. Trong Chương trình Môi trường Liên
Hiệp Quốc (UNEP) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã chỉ ra rằng “sẽ có rất
ít quốc gia chọn một công nghệ đắt tiền hơn nếu như lợi ích duy nhất mà công nghệ
đó mang lại là phòng tránh những hiệu ứng xấu có thể có đối với sự thay đổi khí
hậu. Mặc dù vậy, công nghệ đó có thể mang lại cho ta lợi ích có liên quan, ví dụ như
1

giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước” . Những lợi ích này thường khó hoặc
không thể kiểm chứng ngay được nhưng các công nghệ này sẽ giúp đảm bảo những
mục tiêu phát triển bền vững, phục vụ lợi ích của cả cộng đồng, của toàn xã hội. Do
đó sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, nhằm hướng tới một môi trường sạch
và phát triển bền vững không chỉ là vấn đề của tổ chức, quốc gia mà còn ở phạm vi
quốc tế.
Đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng công nghệ thân thiện môi trường là
hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong
bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được trách nhiệm về bảo vệ môi
trường, sử dụng những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính sách công
nghệ thân thiện môi trường còn gặp nhiều khó khăn khi đi vào cuộc sống. Do vậy, bên

cạnh vai trò quan trọng và quyết định của Chính phủ trong việc tham gia

1

Nguyễn Mạnh Quân, Chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường –những yếu tố liên quan
đến thương mại, T4/2007

1


các diễn đàn quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hoạch định các
chính sách về bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa các tác động của biến đổi khí hậu,
còn cần có sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều các nhóm xã hội, hay rộng hơn là Xã hội
dân sự (XHDS). Trong đó, các tổ chức phi chính phủ (Non-Government Organizations
(NGOs)) là một trong những loại hình tổ chức nòng cốt, ưu tiên triển khai các hoạt
động phục vụ lợi ích cộng đồng, kêu gọi việc sử dụng năng lượng bền vững, áp dụng
công nghệ thân thiện môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Tại Việt Nam, đặc biệt từ những năm tiến hành đổi mới đến nay, NGOs ngày
càng phát triển rộng rãi và có vai trò dần được quan tâm trong quá trình hoạch định
chính sách, đặc biệt là các chính sách xã hội. Hiện có hàng trăm NGO của Việt Nam
đang tăng cường và đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt ở
cấp độ cơ sở, đóng một vai trò quan trọng trong công tác tiếp nhận, vận động tài trợ
cho những chương trình, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường hướng tới sự
phát triển bền vững. Các tổ chức này còn góp phần đề xuất các vấn đề chính sách,
cung cấp thêm các luận cứ cho quá trình ra quyết định chính sách trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia hoạt động hoạch định chính sách, NGOs
cũng đang gặp không ít những khó khăn do chưa có những văn bản pháp lý quy
định cụ thể về vấn đề này.
Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài về “Vai trò của

các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về công
nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu
Luận văn sẽ phân tích vai trò của NGOs với quá trình tham gia hoạch định
chính sách về sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, những thuận lợi và khó
khăn đối với NGOs trong quá trình hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi
trường.
1.3. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Từ việc phân tích vai trò của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách,
đề xuất các khuyến nghị nhằm củng cố hơn nữa sự đóng góp của loại hình tổ chức

2


này vào quá trình hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt
Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu được công bố phân tích sự tham gia và
đóng góp của NGOs với quá trình phát triển của các quốc gia:
Năm 1992, trong tác phẩm Role of Non-Governmental Organizations in
the Development of International Environmental Law, Dan Tarlock đã phân tích
vai trò của NGOs trong việc phát triển của Luật Môi trường Quốc tế.
Năm 1993, Wellard, K., & Copestake, J. G. và các cộng sự trong tác phẩm
NGOs and the state in Africa: Rethinking roles in sustainable agricultural
development đã tập trung phân tích các vai trò của NGOs trong phát triển nông
nghiệp bền vững tại Châu Phi – một trong những châu lục phải đối mặt với những
vấn đề xung đột môi trường, ô nhiễm môi trường. Công trình đã khẳng định sự tham
gia của NGOs có vai trò quan trọng trong thực hiện các gói cứu trợ nhân đạo đối với
các nhóm yếu thế chịu tác động bởi những thảm họa thiên tai.

Năm 2001, Michele M. Betsill, Elisabeth Corellm và một số tác giả khác trong
tác phẩm NGO Influence in International Environmental Negotiations: A
framework for Analysis (Ảnh hưởng của tổ chức phi chính phủ trong cuộc đàm
phán môi trường quốc tế) đã đi sâu phân tích sự tham gia của NGOs trong đàm phán
quốc tế, đưa ra các vấn đề đòi hỏi không chỉ có một mà cần nhiều quốc gia quan tâm để
tìm tiếng nói chung như vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu….

Đáng chú ý, năm 2008, Anjali Agarwal trong tác phẩm Role of NGO’s in
the Protection of Environment đã chỉ ra các vai trò của NGOs trong bảo vệ môi
trường, trong đó nhấn mạnh các tổ chức này có đóng góp tích cực cho việc xử lý
các vấn đề thảm họa môi trường, vì đây là tổ chức trung gian trong việc đưa tiếng
nói của cộng đồng trong các diễn đàn chính thức của quốc gia về bảo vệ môi trường.

3


Năm 2009, Inger Ulleberg trong tác phẩm The role and impact of NGOs in
capacity developmentf from replacing the state to reinvigorating education lại
nhấn mạnh vai trò và tác động của NGOs trong mối quan hệ tương tác với chính phủ.
Đây là một tiếp cận mới. Cũng trong cùng năm này, SI Omofonmwan trong tác phẩm
The Role of Non-Governmental Organisations in Community Development:
Focus on Edo State–Nigeria và D Lewis trong nghiên cứu Non-Governmental

Organizations and Development đưa ra tiếp cận vai trò của NGOs trong phát
triển cộng đồng, phát triển bền vững trong phạm vi quốc gia.
Trong năm 2011, Peter Willetts trong tác phẩm The Role of NGOs in the
Global Governance tiếp cận vai trò của NGOs trong quản trị toàn cầu, nhận diện
và phân tích vai trò của NGOs trong mô hình phát triển của các quốc gia, trong việc
hình thành các hiệp hội mang quy mô khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường.
Cùng năm, Sundar Vadaon trong nghiên cứu Role of NGO’s in Environmental

Conservation and Development nhấn mạnh về đối thoại và phát triển môi trường
trong đó nhấn mạnh tính chất “phi chính phủ” giúp NGOs thể hiện vai trò tiên
phong, chủ động đối thoại với Chính phủ và các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp về các vấn đề môi trường và chính sách môi trường tại các quốc gia.
Năm 2012, Nalirupa trong nghiên cứu A study on Non-Governmental
Organization’s (NGO’s) in Protecting The Environment, nhận diện vai trò của
NGOs trong bảo vệ môi trường với các nghiên cứu trường hợp tại một số quốc gia.
Đây cũng là nghiên cứu tiếp cận trực tiếp về các hoạt động và đóng góp của NGOs
trong bảo vệ môi trường.
Năm 2013, Rajamanickam Srinivasan trong tác phẩm In a developing
country, what role can non governmental organisations (NGOs) play in
obtaining good governance?, tác giả có cách nhìn nhận chi tiết và cụ thể về vai
trò của NGOs tại các quốc gia đang phát triển trong quản trị quốc gia.
Gần đây nhất, năm 2016, M. Loganathan trong nghiên cứu Role of NGO’s
in Protecting Environment and Health đã tập trung phân tích vai trò của NGOs
trong tiếp cận về bảo vệ môi trường và ảnh hướng tới sức khỏe của cộng đồng.

4


Đáng chú ý là hai bài viết liên quan đến sự tham gia của NGO trong quá trình
hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường như sau:
Joachim H Spangenberg với bài viết The role of NGO’s in the German
Environmental Policy: Past and Present perspectives of environmental
NGO’s mô tả vai trò đang thay đổi của NGOs trong các quy trình chính sách tại
Đức, được minh họa bằng vận động của môi trường. Từ việc bảo tồn thiên nhiên phi
chính trị đến việc ngăn chặn sự mở rộng, hiếm khi đòi đóng cửa các nhà máy mà
thường là thi hành các biện pháp xử lý chất thải và/ hoặc tăng cường giám sát việc
sản xuất tại các nhà máy, nỗ lực khiến giới chính trị nhìn nhận vấn đề môi trường
một cách nghiêm túc hơn.

Haoming Huang trong The development of civil society and its role in
policymaking in China chỉ rõ mục đích của việc thành lập NGOs là thúc đẩy việc
cải cách chính sách của Nhà nước thông qua các hoạt động của họ. Tác giả có kể
đến thành công của Hiệp hội năng lượng mới Trung Quốc (CREIA) trong việc xây
dựng Luật năng lượng mới Trung Quốc. Đây là một ví dụ để cho NGOs Việt Nam
học tập trong việc thúc đẩy công nghệ thân thiện môi trường bởi phát triển nguồn
năng lượng mới sẽ thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới.
Như vậy, nhìn chung các nghiên cứu đều rất phong phú trong đó nhấn mạnh
sự phát triển mạnh mẽ của NGOs trên thế giới, vai trò ngày càng quan trọng, tham
gia đóng góp trên nhiều phương diện của NGOs với các vấn đề phát triển của quốc
gia, trong đó có bảo vệ môi trường.
Tuy vậy, tại mỗi quốc gia thì vai trò của NGOs có thể khác nhau, quy định
bởi hành lang pháp lý về chức năng và phạm vi hoạt động của NGOs, về các lĩnh
vực phát triển của quốc gia và quy mô phát triển của NGOs tại các quốc gia này.
Trong một số tác phẩm về vai trò của NGOs tại các quốc gia, vai trò tham gia hoạch
định chính sách cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

5


2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Các đề tài, nghiên cứu liên quan đến sự phát triển của NGO, phân
tích vai trò và tầm quan trọng của NGO
Nội dung của các công trình nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ những vấn đề
như vai trò, phương thức hoạt động, kinh nghiệm xây dựng dự án viện trợ, những đóng
góp tích cực và những vấn đề đặt ra về vai trò của NGOs tại Việt Nam, cụ thể như:

Năm 1993, trong tập hợp các bài viết về Các tổ chức phi chính phủ và
hoạt động xã hội trên Diễn đàn của Viện Xã hội học, bước đầu phân tích khái
niệm về NGOs và phạm vi hoạt động của NGOs tại Việt Nam với những đóng góp

đầu tiên về thực hiện các hoạt động nhân đạo, cứu trợ và phát triển. Song nghiên
cứu còn hạn chế bởi ở giai đoạn này hành lang pháp lý về NGOs còn chưa thực sự
được nhận diện một cách cụ thể.
Năm 2008, nhóm chuyên gia của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi
trường đã phân tích cụ thể vai trò của các NGO Việt Nam (VNGOs) trong tác phẩm
Vài nét về các tổ chức VNGO hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
Năm 2010, nhóm chuyên gia của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực tập
trung phân tích về vai trò của XHDS, mà tổ chức NGO đóng vai trò nòng cốt, trong
công tác xóa đói giảm nghèo trong tác phẩm Xã hội dân sự và những mô hình
thành công trong xóa đói giảm nghèo với sự tham gia, giám sát của người
dân, trong đó có đề cập tới vai trò của NGOs.
Trong công trình nghiên cứu “Vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt
động của NGOs ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn” (NXB Chính trị Quốc Gia,
Hà Nội, 2008) của Nguyễn Xuân Thiêm đã đề cập một cách khá toàn diện về mặt lý
luận và thực tiễn về khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước (QLNN) đối
với NGOs từ năm 1986 đến 2008. Đặc biệt, công trình nghiên cứu này đã đi sâu
phân tích những đặc điểm khác biệt giữa cơ chế QLNN đối với NGOs trong nước
và NGOs nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, công trình nghiên
cứu đã nêu ra những mặt đạt được cũng như những vấn đề hạn chế, tồn tại, nguyên
nhân của các mặt bất cập của các cơ chế, chính sách, đồng thời đưa ra các

6


nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN đối với
NGOs ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Năm 2009, Đỗ Sơn Hà với công trình nghiên cứu “Thực trạng và giải
pháp
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới”đã đưa ra khái niệm NGOs, vai trò của NGOs trong đời sống xã

hội Việt Nam và đời sống chính trị quốc tế, thực trạng QLNN đối với NGOs song
chưa đề cập tới vai trò của NGOs trong phát triển kinh tế - xã hội.
Lưu Minh Văn (Tạp chí Quản lý Nhà nước số 183/4-2011) với bài viết “Bàn
về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ của một số nước trên thế
giới”, đã phân tích tính đa dạng của hệ thống về thể chế quản lý các hội, NGOs của các
nước trên thế giới và khẳng định các yếu tổ tác động là thể chế chính trị, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo…của mỗi nước.

Năm 2013, Đặng Ngọc Dinh trong nghiên cứu Các tổ chức xã hội dân sự
ở Việt Nam: Vai trò và sự tham gia trong quá trình đổi mới và phát triển đất
nước thời kỳ 1991-2012, đã phân tích cụ thể về cơ sở pháp lý và đóng góp của
XHDS và những giải pháp tăng cường sự tham gia của NGOs trong đổi mới và phát
triển đất nước. Đây là một nghiên cứu phân tích đa chiều và có cái nhìn tổng quát về
vai trò của XHDS – đến nay vốn được coi là một thành phần không chính thức, còn
nhiều tranh luận trong một thời gian dài về định nghĩa, phạm vi hoạt động, đặc biệt
là trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam.
Cũng trong cùng năm này, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội,
kinh tế và môi trường đã hoàn thiện Báo cáo kết quả nghiên cứu Quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong 5 năm qua và
định hướng tương lai, với tiếp cận về vai trò của NGOs quốc tế với sự phát triển
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhu cầu phát
triển nội sinh của Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, đối mặt
với các thách thức về vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Gần đây nhất, năm 2015,Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã xuất
bản tài liệu về Vận động và chiến lược vận động của các tổ chức phi chính phủ

7


Việt Nam đã đề xuất chiến lược vận động của NGOs trong quá trình hoạt động và

mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt Nam trong bối cảnh chung.Và năm 2016, Trung
tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững đã tổ chức tọa đàm về vai trò của
NGOs, trong Kỷ yếu tọa đàm Môi trường pháp lý thuận lợi cho hội và các tổ
chức phi chính phủ đóng góp xây dựng đất nước đề cập đến vai trò của NGOs,
môi trường phát triển, đặc biệt phân tích những rào cản về hành lang pháp lý quy
định về phạm vi hoạt động của NGOs tại Việt Nam trong nghiên cứu so sánh với
các quốc gia khác.
Ngoài ra, các tài liệu khác như luận văn “Hoạt động của NGOs nước ngoài
ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2006” của Chử Thị Thu Hà cũng đề cập một cách tổng
quan về lịch sử hoạt động của NGOs ở Việt Nam trong một giai đoạn nhất định, Luận
án Tiến sỹ “Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế
- xã hội ở một số nước Châu Á đang phát triển” của Nguyễn Song Bình… các

đề tài này chủ yếu nghiên cứu trên tiếp cận quản lý kinh tế về sự cần thiết thiết lập
quan hệ với NGOs trong huy động nguồn lực phát triển quốc gia.
2.2.2. Các đề tài, nghiên cứu liên quan đến vai trò của NGOs với lĩnh vực
bảo vệ môi trường và tham gia quá trình hoạch định chính sách về công
nghệ thân thiện môi trường
Trong đề tài, “Luận cứ khoa học của việc xác lập và hoàn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích hội và NGOs tham gia bảo vệ môi trường
(BVMT)”, Nguyễn Ngọc Lâm đã luận giải vấn đề về hội và NGOs nói chung trong
việc tham gia hoạch định chính sách về Bảo vệ môi trường (BVMT) tại Việt Nam.
Năm 2009, Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách (nay là Viện Chính
sách và Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội) đã xuất bản Kỷ yếu hội thảo quốc tế
về Vai trò của công dân trong quá trình hoạch định chính sách, Nhà xuất bản Lao
động, Hà Nội và đến năm 2011, tiếp tục xuất bản kỷ yếu về Sự đóng góp của các tổ
chức chính trị-xã hội trong quá trình hoạch định chính sách ở Việt

Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Trong đó, một số học giả cho rằng NGOs là
một bộ phận của XHDS có vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách


8


ở Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra những đóng góp cụ thể của NGOs tại Việt Nam

trong hoạch định chính sách bảo vệ môi trường, xử lý xung đột môi trường.
Trong Luận văn của Lê Thị Kim Cúc (2014) về Quản lý nhà nước đối với
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở nước ta hiện nay, học viên đã phân tích cụ thể về vấn đề quản lý Nhà
nước với NGOs và chỉ ra rằng đây là một trong những yếu tố quyết định chức năng,
phạm vi hoạt động của NGOs tại Việt Nam trong vấn đề BVMT.
Lê Quốc Hùng trong nghiên cứu gần đây nhất, năm 2016, về Nghiên cứu
sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường tại Việt Nam đề cập không chỉ về mức độ tham gia mà còn chỉ ra những cơ
hội và thách thức với NGOs trong quá trình tham gia hoạch định chính sách bảo vệ
môi trường tại Việt Nam hiện nay.
Như vậy, có thể thấy rằng đã có rất nhiều các nghiên cứu về vai trò của
NGOs trong bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạch định chính sách về môi
trường. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu phân tích về vai trò của NGOs với quá
trình hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam. Một phần
là do nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, NGOs được coi là một bộ phận của xã hội dân
sự (XHDS) - một trong những thành phần trước đây được coi là “phi chính thức”
với rất ít có những quy định pháp lý cụ thể về chức năng với quá trình hoạch định
chính sách tại Việt Nam. Hiện nay, cách nhìn nhận về vai trò của XHDS nói chung
và NGOs nói riêng đã cởi mở hơn với quan niệm đây là các đại diện tiếng nói của
người dân, hoặc các nhóm cộng đồng (nhóm dễ bị tổn thương, nhóm bị thiệt) bị tác
động bởi các chính sách về BVMT. Tuy vậy, NGO vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trong việc trở thành một bộ phận quan trọng và cần thiết, tất yếu trong các nhóm xã
hội tham gia quá trình hoạch định các chính sách về sử dụng công nghệ thân thiện

môi trường.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện đang gặp nhiều vấn đề gay gắt về môi trường
và BVMT, rất nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được trách nhiệm về bảo vệ môi
trường, do theo đuổi lợi nhuận, vẫn sử dụng những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm

9


môi trường nghiêm trọng. Vai trò của NGO với tư cách là một tác nhân trung gian
phục vụ lợi ích cộng đồng và có sức ảnh hưởng với các nhóm xã hội lại càng quan
trọng và cần thiết.
Chính vì vậy, học viên mong muốn qua việc thực hiện đề tài luận văn có thể
xác định và củng cố vai trò của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách công
nghệ thân thiện môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt
Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích vai trò của NGOs với việc hoạch định chính sách công nghệ thân
thiện môi trường ở Việt Nam; đề xuất các khuyến nghị tăng cường điều kiện để
NGOs tham gia hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt
Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi về nội dung: vai trò của NGOs trong quá trình hoạch định

chính sách công nghệ thân thiện môi trường .
- Giới hạn phạm vi quãng thời gian diễn biến của đối tượng nghiên cứu:

2013-2016.
- Giới hạn phạm vi không gian khảo sát: Việt Nam. Tác giả giành nhiều chú

ý hơn vào khu vực thành thị, khu công nghiệp do đây là khu vực có nhiều các hoạt

động liên quan đến hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường. Đặc
biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh- nơi tập trung NGOs nhiều nhất,
hoạt động sôi nổi nhất trong cả nước
5. Mẫu khảo sát

NGOs hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam.

10


6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi chủ đạo của đề tài (Leading question):
Phải chăng, nếu vai trò của NGOs ngày càng nâng cao trong việc hoạch định
các chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam thì môi trường và xã
hội dân sự Việt Nam càng phát triển bền vững hơn?
6.2. Các câu hỏi cụ thể (Sub-questions):
-Tại sao cần có sự tham gia của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách
công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam?
-Trong quá trình tham gia hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi
trường ở Việt Nam, NGOs gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- Có thể thực hiện những giải pháp nào để tăng cường vai trò của NGOs

trong quá trình tham gia hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở
Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu

7.1. Giả thuyết chủ đạo:
Vai trò của NGOs ngày càng nâng cao trong việc hoạch định các chính sách
công nghệ thân thiện môi trường ở Việt Nam sẽ thúc đẩy nền sản xuất theo hướng
bền vững đồng thời nhấn mạnh hơn nữa vai trò không thể thiếu của xã hội dân sự

vào quá trình phát triển của đất nước
7.2. Các giả thuyết khác
- Cần có sự tham gia của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách sử

dụng công nghệ thân thiện môi trường xuất phát từ (1) Nguyên nhân khách quan:
Môi trường tự nhiên (nơi trực tiếp xảy ra các biến đổi môi trường) và môi trường
thiết chế (những văn bản chính sách khuyến khích hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ). (2) Nguyên nhân chủ quan: Phạm vi và chức năng hoạt động của
NGOs hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thân thiện môi trường tại Việt Nam.
- NGOs có điều kiện về tài chính, chuyên môn (được sự hỗ trợ từ các chuyên

gia nước ngoài, có vốn tài trợ quốc tế…) trong thực hiện các dự án công nghệ thân
thiện môi trường, hoặc có khả năng đóng góp các ý kiến/ý tưởng chính sách, tham
gia phản biện, vận động chính sách. Tuy nhiên, NGOs gặp phải các khó khăn về cơ

11


sở pháp lý quy định vai trò tất yếu và cần thiết trong các diễn đàn chính sách của
quốc gia cũng như có vị thế yếu trong nhận thức của xã hội.
- Để tăng cường vai trò của NGOs trong quá trình hoạch định chính sách sử

dụng công nghệ thân thiện môi trường cần hoàn thiện khung pháp lý tạo thuận lợi
cho việc tham gia vào hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường của
NGOs, đồng thời NGOs cần nỗ lực hơn nữa để tự hoàn thiện bản thân.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Nghiên cứu tài liệu: các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp, cả trong nước và

nước ngoài.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với 22 chuyên gia, các nhà


nghiên cứu, đại diện của cơ quan ban hành và thực thi chính sách và NGOs. Người
tham gia nghiên cứu được thông báo đầy đủ về mục đích của nghiên cứu và về các
quy tắc bảo mật thông tin cho người trả lời. Họ được lựa chọn tham gia nghiên cứu
thông qua cách chọn mẫu có chủ đích để mẫu nghiên cứu có thể bao gồm những
người thuộc các giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi và khu vực sinh sống khác nhau như
trình bày trong phụ lục 1. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để
phân tích thông tin định tính. Theo đó, nội dung của các phỏng vấn sâu được chia
thành 3 nhóm tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể trong mục 6.2 .
9. Kết cấu luận văn:

Luận văn bao gồm 3 phần:
Phần Mở đầu
Phần Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạch
định chính sách công nghệ thân thiện môi trường
Chương 2. Phân tích vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình
hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường
Chương 3. Một số khuyến nghị tăng cường điều kiện để các tổ chức phi
chính phủ tham gia hoạch định chính sách công nghệ thân thiện môi trường ở Việt
Nam
Phần Kết luận

12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG


1.1. Các tổ chức phi chính phủ và phân loại
1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ
Theo Wikipedia, tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental
organization–NGO; tiếng Pháp: organisation non gouvernementale–ONG) là
một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định
nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn
để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại.
Một số nghiên cứu cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái
gì "không phải là chính phủ" đều là NGO. Vì NGO thường là các tổ chức phi chính
phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều
NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân (Private voluntary
2

organization–PVO). Liên hội hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) gần
đây gọi chung NGOs trực thuộc là các “tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN)
ngoài công lập” để phân biệt với các tổ chức KH&CN công lập (kinh phí từ ngân
sách nhà nước).
NGOs ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh
các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ
Greenpeace), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ Amnesty
International), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện
cho một nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng
bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn.

2

Trang Wikipedia, Tổ chức phi chính phủ,
13/08/2016

13



Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, các Tổ chức phi chính phủ (NonGovernmental Organizations, gọi tắt là NGOs) đã tồn tại hàng trăm năm trên thế
giới dưới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những nhóm
nhỏ người làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo
đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và
địa dư.

3

Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào
được lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó
có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành
viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó. Thuật
ngữ “tổ chức phi chính phủ” được Liên Hợp Quốc sử dụng lần đầu tiên sau Chiến
tranh Thế giới Thứ hai để nói về các tổ chức tư nhân giúp hàn gắn những vết thương
chiến tranh – hàng triệu người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi và tỷ lệ thất
nghiệp cao. Tuy nhiên, khái niệm về hiện tượng công dân tổ chức hoạt động để giải
quyết các vấn đề là có từ xa xưa hơn. Một số học giả xác định NGO quốc tế đầu tiên
là Tổ chức chống buôn nô lệ quốc tế được thành lập vào năm 1839.
Ngày nay, Liên Hợp Quốc ghi nhận có khoảng 40.000 NGO quốc tế và hàng
triệu tổ chức hoạt động ở các quốc gia, với các hình thức khác nhau. Một số tổ chức
NGO lớn, đa quốc gia, trong khi những tổ chức khác là những nhóm nhỏ hoạt động
tại các làng, xã. Một số tổ chức hướng mục tiêu vào các vấn đề và lĩnh vực cụ thể
như phụ nữ, thanh niên, môi trường, nhân quyền, giáo dục hoặc sức khỏe. Các tổ
4

chức khác tập trung vào nhiều vấn đề và đa lĩnh vực.” .
Mục tiêu chung của các tổ chức này là nhằm làm cho cuộc sống của người
dân tốt hơn hoặc để giải quyết một vấn đề xã hội.

Nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường dưa ra định
nghĩa về NGO như sau: “Tổ chức phi chính phủ là tổ chức có tư cách pháp nhân,
tương đối độc lập với Nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận, tự nguyện, vì lợi
3

Bộ Ngoại giao Việt Nam, Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ,
T7/2007
4
Hilary Binder-Aviles (2012), Sổ tay tổ chức phi chính phủ, ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

14


5

ích cộng đồng và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là chính” . Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn, khái niệm tổ chức phi chính phủ được hiểu như định nghĩa
này.
1.1.2. Phân loại các tổ chức phi chính phủ
Có nhiều cách phân loại khác nhau về các loại hình NGOs, dựa trên các cách
tiếp cận khác nhau, cụ thể:
Theo hình thức pháp lý: Các hình thức pháp lý của NGOs thì đa dạng và
phụ thuộc luật pháp và tập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, có bốn nhóm chính của
NGOs có thể được nhận diện trên phạm vi toàn thế giới:
 Hiệp hội tự nguyện chưa hợp nhất
 Trusts, tổ chức từ thiện và các quỹ
 Các công ty không chỉ vì lợi nhuận
 Các thực thể được thành lập hoặc đăng ký theo luật phi chính phủ hoặc phi

lợi nhuận đặc biệt.


6

Phân loại về phạm vi hoạt động, hiện nay có ba loại NGO phổ biến đang
hoạt động trên thế giới:
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia ((National NonGovernmental Organizations, gọi tắt gọi tắt theo tiếng Anh là NNGO). Là tổ chức
mà các thành viên đều mang chung một quốc tịch. Phạm vi hoạt động chủ yếu phục
vụ cộng đồng trong phạm vi một nước.Về số lượng, NNGOs chiếm đa số tuyệt đối.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International NonGovernmental Organizations,gọi tắt theo tiếng Anh là INGO). Là tổ chức mà các
thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau.Về số lượng, INGOs ít hơn nhiều so với
NNGOs. Phạm vi hoạt động của INGOs rộng khắp trên thế giới, nhưng INGOs phải
tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác.

5

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2015), “Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện và khả năng gây quỹ
của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam”, NXB Thế Giới, Hà Nội

6 Sdd (2)

15


- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (Governmental NonGovernmental Organizations, gọi tắt theo tiếng Anh là GONGOs) Là tổ chức do
chính phủ lập ra hoặc một tổ chức phi chính phủ nhưng hoạt động dựa hoàn toàn
vào ngân sách của chính phủ. Ví dụ: Chương trình phát triển DED của Đức; SNV
7

của Hà Lan đang có chương trình viện trợ cho Việt Nam. Theo cách phân loại này,
trong khuôn khổ luận văn, tác giả lựa chọn nghiên cứu nhóm đối tượng tổ chức phi

chính phủ mang tính chất quốc gia.
Các thuật ngữ khác liên quan đến NGOs: Các thuật ngữ khác được sử
dụng để mô tả các tổ chức hoạt động để thúc đẩy lợi ích của công chúng:
• Tổ chức xã hội dân sự (CSOs);
• Tổ chức phi lợi nhuận;
• Hội từ thiện hoặc tổ chức từ thiện;
• Tổ chức cấp cơ sở hoặc tổ chức cộng đồng;
• Tổ chức tình nguyện.

Trong một số trường hợp, các thuật ngữ nói đến từng loại hình NGO cụ
thể.Ví dụ, tổ chức cấp cơ sở là những NGO nơi các thành viên của cộng đồng tập
hợp lại để tự giúp đỡ lẫn nhau.

8

Phân loại theo tính chất hoạt động:
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất trợ giúp nhóm yếu thế: được thành

lập ra nhằm tổ chức vận động quyên góp và tổ chức các hoạt động để trợ giúp các
nhóm yếu thế. Loại tổ chức này tổ chức hoạt động trong phạm vi quốc gia, song do
khả năng về nguồn nhân lực nó cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất tôn giáo: được sáng lập mang tính

chất tôn giáo để thực hiện tâm nguyện của giáo hội, trợ giúp con người làm điều
thiện, song trước hết là trợ giúp những người là tín đồ. Đi đôi với việc trợ giúp,
NGOs này thường gắn liền với mục đích phát triển tín đồ hoặc truyền bá các tư
tưởng tôn giáo.

7


Sdd (3)

8 Sdd (4)

16


- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp: Nhóm NGOs

này được thành lập trong phạm vi quốc gia, quốc tế hay khu vực nhằm các hoạt
động trợ giúp những người trong nhóm cùng hoàn cảnh trên các hoạt động đời sống
xã hội. Ngoài các cách phân loại trên, trên thế giới còn xuất hiện NGOs khác do tư
nhân sáng lập và hoạt động cũng không vì mục đích lợi nhuận.
9

Theo phân loại dựa trên kinh phí hoạt động của Phạm Bích San , NGOs
ở Việt Nam hiện nay được chia thành 3 nhóm chủ yếu:
- Nhóm thứ nhất hoạt động trên căn bản các tài trợ quốc tế. Đây là

nhóm mang đậm phong cách NGO hiện đại nhất (phong cách tổ chức hiện đại, tiến
hành công việc bài bản, lãnh đạo thường là người trẻ, thông thạo và am hiểu các tổ
chức quốc tế) và cũng chịu nhiều rủi ro nhất do các định kiến từ phía các cơ quan
quản lý và sự hẫng hụt khi các tổ chức quốc tế sẽ rút khỏi Việt Nam, về cơ bản, vào
năm 2018. Hạn chế lớn nhất là chi phí cho các hoạt động của các tổ chức cao, chủ
đề đôi khi quá xa so với sự quan tâm của Việt Nam.
- Nhóm thứ hai hoạt động dựa nhiều vào các hợp đồng ký với Nhà nước

và thường có các quan hệ tốt với các cơ quan Nhà nước. Phong cách hoạt động
của họ mang nhiều dấu ấn của các cơ quan Nhà nước, lãnh đạo thường là các quan
chức Nhà nước về hưu. Công việc của họ, do vậy, khá phù hợp với các nhiệm vụ Nhà

nước đang đặt ra và cần giải quyết. Một số tổ chức đang làm rất tốt chức năng “think
tank” (nguồn tư duy) tư vấn chính sách cho các đối tác do họ am hiểu tình hình, có thể
có các tư vấn hợp lý và thông hiểu cách tiếp cận với cơ quan Nhà nước. Khó khăn của
họ là không tạo dựng được nguồn tài chính ổn định lâu dài, độ minh bạch giải trình còn
mong muốn được cải thiện nhiều, và tuổi đời hoạt động hiệu quả phụ thuộc nhiều vào
quan hệ của người đứng đầu với các cơ quan làm việc cũ.
- Nhóm thứ ba hoạt động dựa nhiều vào các nguồn thu trên thị trường.

Họ hoạt động mang nhiều phong cách doanh nghiệp hơn là NGOs và, đặc biệt, nhiều tổ
chức trong số này đang cố gắng ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống.
9 PGS.TS Phạm Bích San (2016), “Tổ chức xã hội và luật về Hội ở Việt Nam”, Kỷ yếu tọa đàm Môi trường pháp lý
thuận lợi cho Hội và tổ chức phi chính phủ đóng góp xây dựng đất nước, Hà Nội.

17


Nhiều tổ chức khác đang hoạt động như là các tổ chức từ thiện thu hút nguồn lực xã
hội để hỗ trợ cho các nhóm yếu thế. Trong tương lai khi các doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam lớn mạnh hơn, Luật Doanh nghiệp sửa đổi thì triển vọng của họ sẽ sáng
sủa hơn và nhiều tổ chức sẽ chuyển sang hoạt động theo kiểu doanh nghiệp xã hội.
Phân loại theo thời gian, trong nghiên cứu về Các tổ chức phi Chính phủ và
hoạt động xã hội trên Diễn đàn của Viện xã hội học10, NGOs được phân loại thành

các thế hệ:
Hộp 1.1. Các thế hệ NGOs
Thế hệ thứ nhất: Thế hệ khởi đầu bằng các hoạt động mang tính nhân đạo. Đó là sự cứu trợ các nạn nhân bị
thiên tai hoặc bị chiến tranh. Các tổ chức tôn giáo thường đi trước trong các nỗ lực này.Thế hệ thứ nhất…mở
đường cho thế hệ thứ hai - thế hệ phát triển cộng đồng, thế hệ các NGO giúp cho người dân địa phương biết
dựa vào sức mình để tồn tại và phát triển.Thế hệ thứ nhất tồn tại cùng thế hệ thứ hai nhưng có vị trí khiêm
nhường hơn trừ ở một số quốc gia bị chiến tranh hoặc thiên nhiên tàn phá nghiêm trọng.

Thế hệ thứ hai: đặc trưng bằng những hoạt động chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng của người dân địa phương ở
thôn, xã trong những công trình qui mô nhỏ như y tế cộng đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông
nghiệp, đào giếng, đắp đường, quai đê, làm thủy lợi nhỏ...Thực ra thế hệ thứ hai chỉ là sự phát triển logic của thế
hệ thứ nhất. Khi cấp phát đồ cứu trợ, các NGO đáp ứng được một số yêu cầu khẩn cấp. Nhưng những yêu cầu này
thường vượt quá khả năng của họ.Bao nhiêu cũng không đủ và dùng hết ngay.Lại còn tâm lý ỷ lại của dân chúng.
Vào cuối những năm 1970, các NGO nổ ra cuộc tranh luận về sự cần thiết phải có một chiến lược mang tính phát
triển hơn khi tiếp cận vấn đề giúp đỡ cho những người kém may mắn…Các NGO hướng theo câu châm ngôn nổi
tiếng phương Đông: "Cho người một con cá thì đủ ăn một ngày, dạy cho anh ta câu cá thì có ăn suốt đời".

Thế hệ thứ ba: phát triển có hệ thống và bền vững: chủ yếu nhằm liên kết các NGO quốc tế, thúc đẩy sự
ra đời của các thiết chế NGO ở cấp quốc gia, địa phương gắn liền với thay đổi một số chính sách liên
quan đến hoạt động phi chính phủ, với quan niệm rằng các NGO nước ngoài không thể nào thay thế được
người sở tại, tổ chức sở tại. Theo David C.Korten, "các chiến lược của thế hệ thứ ba có thể là các NGO
tham gia tạo dựng những thiết chế NGO mới với quy mô đáng kể, có khả năng đảm bảo.các dịch vụ thiết
yếu tại địa phương trên cơ sở tự trang trải về tài chính và tồn tại lâu dài. Các NGO cũng sẽ phối hợp với
các tổ chức quốc gia lớn để định hướng lại các chính sách và cải tiến cách làm nhằm củng cố sự kiểm soát
rộng rãi của địa phương về tài nguyên.
Thế hệ thứ tư: thế hệ thứ tư -nếu có thể quy nạp như vậy - chỉ là sự khắc phục các nhược điểm của thế hệ thứ ba có tính
chất vĩ mô so với các nhược điểm có tính chất vi mô của thế hệ thứ hai…khắc phục các nhược điểm của hai thế hệ trước,
một ở cấp vi mô và một ở cấp vĩ mô.Thế hệ thứ tư là thế hệ của phong trào quần chúng tự nguyện trên quy mô quốc
gia hoặc toàn cầu. Phong trào này được khởi động bằng sức mạnh tư tưởng, bằng các giá trị nhân văn và các liên hệ thông
tin. Chủ đề của nó là hòa bình, phụ nữ, quyền con người, quyền của người tiêu thụ, quyền lao
10

Viện

động






hội

vấn

học

đề

sinh

(1993),

Các

thái

tổchứ

...Nói

chung

phi Chính

những

phủ


và hoạt

vấn

đềcó

,ios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi/.../So1_1993_Diendan.pdf

18

động

tính

xã hội

toàn cầu, cơ bản và phổ biến.


×