Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại viện khoa học và công nghệ quân sự luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 132 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG.........................................................................................................

Chương 1. VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ VỚI VẤN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN - THƯ VIỆN ..............................................................................................
1.1 Khái quát về Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự ......................................
1.1.1Quá trình hình thành và

1.1.2Chức năng, nhiệm vụ ......

1.1.3Tổ chức biên chế của Việ

1.1.4Các chuyên ngành nghiên

1.1.5Thế mạnh và thành tựu h
1.2 Phòng Thông tin – Thư viện của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự . 16

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ...................................................

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ............................

1.2.3 Vốn tài liệu và cơ sở vật chất kỹ thuật .....................
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Viện Khoa học và Công nghệ
Quân sự ...............................................................................................................................

1.3.1Đặc điểm người dùng tin .....................

1.3.2Đặc điểm nhu cầu tin ............................
1.4 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin –
thư viện của Viện .............................................................................................................


Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
PHÒNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN CỦA VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ ..........................................................................
2.1 Ứng dụng phần mềm ILIB trong hoạt động thông tin – thư viện .................
2.1.1 Giới thiệu về phần mềm ILIB .........................................................................
1


2.1.2Ứng dụng ILIB vào công tác bổ sung

2.1.3Ứng dụng ILIB vào công tác xử lý tài
2.1.4Ứng dụng ILIB vào công tác quản lý

2.1.5Ứng dụng ILIB vào công tác lưu thôn
2.2 Ứng dụng phần mềm DLIB ....................................................................................

2.2.1Giới thiệu phần mềm DLIB .................

2.2.2Ứng dụng DLIB vào quản lý tài liệu s
2.3 Ứng dụng phần mềm cổng thông tin tích hợp PORTAL ................................
2.3.1Giới thiệu phần mềm cổng thông tin
2.3.2Ứng dụng phần mềm cổng thông tin
cứu dữ liệu .....................................................................................................................
2.4 Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư
viện của Viện ....................................................................................................................
2.5 Nhận xét, đánh giá chung .......................................................................................

2.5.1Điểm mạnh ..............................................

2.5.2Điểm yếu ..................................................

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ .......................................

3.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn .................

3.2 Nâng cao trình độ người dùng tin .......................................

3.3 Tăng cường xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin ..

3.4 Hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin .......................

3.5 Hoàn thiện các phần mềm ứng dụng .................................

3.6 Chuẩn hoá các quy tắc nghiệp vụ thư viện ......................

3.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ......................
KẾT LUẬN ......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AACR2

Anglo - American Cataloguing Rules (Quy tắc biên mục
Anh - Mỹ)

BCKH

Báo cáo khoa học


CBTV

Cán bộ thư viện

CNQS

Công nghệ quân sự

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DLIB

Digital Library (thư viện số)

DOC

Document (tài liệu)

ĐKCB

Đăng ký cá biệt

ĐKTQ


Đăng ký tổng quát

ILIB

Integrate Library Solutions (giải pháp thư viện tích hợp)

ISBD

International Standard Bibilographic Description (mô tả
thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế)

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH&CNQS

Khoa học và Công nghệ quân sự

LAN

Local Area Network (mạng nội bộ)

MARC21

Khổ mẫu biên mục đọc máy

MFN


Master File Numbe (Số hiệu tập tin chủ)

NCT

Nhu cầu tin

NDT

Người dùng tin

OPAC

Online Public Access Catalog (tra cứu thư mục công cộng
trực tuyến)

PDF

Portable Document Format (định dạng tài liệu di động)

TT-TV

Thông tin – Thư viện
3


CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Màn hình giao diện chính phần mềm ILIB
Hình 2.2: Màn hình đơn nhận tài liệu
Hình 2.3: Màn hình báo cáo sổ ĐKCB
Hình 2.4: Màn hình biên mục MARC21

Hình 2.5: Biểu ghi hiển thị theo ISBD/AACR2
Hình 2.6: Màn hình quản lý kho
Hình 2.7: Màn hình hệ thống lưu trữ của Kho đọc
Hình 2.8: Màn hình xếp giá tài liệu
Hình 2.9: Màn hình đánh lại số ĐKCB
Hình 2.10: Màn hình quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu
Hình 2.11: Màn hình quản lý thông tin bạn đọc
Hình 2.12: Màn hình thẻ bạn đọc
Hình 2.14: Màn hình thống kê lượt bạn đọc mượn/trả tài liệu

Hình 2.15: Màn hình chính của DLIB
Hình 2.16: Màn hình biên tập tài liệu số
Hình 2.17: Màn hình quản lý nhóm tài liệu toàn văn
Hình 2.18: Màn hình phân quyền truy cập dữ liệu số
Hình 2.19: Màn hình trang chủ PORTAL
Hình 2.20: Màn hình tìm kiếm ILIB
Hình 2.21: Màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm
Hình 2.22: Màn hình xem chi tiết biểu ghi theo ISBD
Hình 2.23: Màn hình xem chi tiết biểu ghi theo MARC21

4


CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Thống kê số đơn nhận tài liệu
Bảng 2.2: Số liệu biểu ghi của phần mềm cũ
Bảng 2.3: So sánh nhãn trường cần hiệu đính
Bảng 2.4: Bảng thống kê tổng số biểu ghi của các loại tài liệu
Bảng 2.5: Bảng thống kê tổng số tài liệu trong kho


5


LỜI NÓI ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện nay và đứng trên phạm vi toàn thế giới, tri thức, thông tin

đã và đang trở thành nền tảng của tiến trình phát triển chung cho toàn nhân loại;
trí tuệ con người trở thành động lực phát triển của nền kinh tế tri trức. Có thể nói
việc ứng dụng tin học hoá vào thực tiễn có tác động to lớn trong từng hoạt động,
từng công việc cũng như đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan, tổ
chức, thậm chí là đối với mỗi con người.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực hoạt động thư viện đã làm
thay đổi căn bản mối quan hệ giữa CBTV với bạn đọc, đồng thời làm thay đổi
phương thức thu thập, xử lý kĩ thuật tài liệu, phương thức phục vụ người đọc,
tạo ra các hoạt động dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin có giá trị cao, đáp
ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của người dùng tin. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác thư viện còn làm thay đổi bộ mặt của thư viện
truyền thống, từ đó hình thành những loại hình thư viện mới: thư viện điện tử,
thư viện đa phương tiện, thư viện số, thư viện ảo.
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (KH&CNQS) là một viện nghiên cứu
khoa học đa ngành thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Viện KH&CNQS có nhiệm
vụ tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phòng Thông tin – Thư viện của Viện KH&CNQS có chức năng thu thập,
lưu trữ, xử lý và cung cấp tư liệu thông tin về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu của Viện, phục vụ mục tiêu xây

dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

6


Mọi chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật trong quân đội đều từ môi
trường nghiên cứu của Viện. Chiến lược phát triển ngành thông tin – thư viện
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những
mặt mạnh, mặt yếu, mặt tồn tại đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện của Viện là vấn đề cần thiết.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động thông tin – thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự”
làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học thư viện của mình.
2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo hướng đề tài, ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu mang

tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu, khảo sát tại một số cơ quan thông tin – thư
viện cụ thể như:
-

Luận văn cao học “Ứng dụng tin học trong các cơ quan thông tin – thư

viện khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trạng và triển vọng” (1995) của tác
giả Nguyễn Văn Hùng.
-

Luận văn cao học “Ứng dụng tin học trong hoạt động Thư viện tỉnh Bắc


Giang. Thực trạng và tương lai phát triển” (2000) của tác giả Vũ Thị Xuân
Hương.
-

Luận văn cao học “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin

– Thư viện Đại học Giao thông vận tải. Thực trạng và giải pháp” (2006) của tác
giả Đỗ Tiến Vượng.
-

Luận văn cao học “Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp

Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” (2006)
của tác giả Chu Văn Khánh.
-

Luận văn cao học “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm

Libol 5.0 tại Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội” (2008) của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh.
7


-

Đề tài NCKH cấp trường của Thạc sĩ Đỗ Văn Hùng "Hiện đại hoá và xây

dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho các phòng tư liệu của các Khoa và Bộ môn trực
thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN" năm 2008.
-


Bài viết hoặc tham luận hội thảo đăng trên tạp chí như: "Quá trình 20 năm

tin học hoá và xây dựng thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia và hệ thống
thông tin thư viện công cộng Việt Nam 1986-2006, xu hướng phát triển đến năm
2020" của tác giả Đặng Thị Mai năm 2008.
-

“Xây dựng và phát triển thư viện điện tử trong hệ thống thư viện đại học

Việt Nam”. “Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới và quá trình đổi
mới hoạt động tại Trung tâm thông tin thư viện, ĐHQGHN” năm 2007 của Tiến
sĩ Nguyễn Huy Chương.
Tuy nhiên đây là những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề ứng dụng
công nghệ thông tin tại các cơ quan thông tin – thư viện khác, không đề cập đến
vấn đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện
tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự”.
3.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại thư
viện của Viện KH&CNQS, đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động thông tin – thư viện tại Viện KH&CNQS.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
-


Giới thiệu khái quát về Viện KH&CNQS và phòng TT-TV của Viện.

8


-

Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin của Viện

KH&CNQS, làm rõ vai trò của việc ứng dụng CTTT trong hoạt động TT-TV
của Viện.
-

Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại phòng

TT-TV của Viện KH&CNQS.
-

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT

tại Viện KH&CNQS Bộ Quốc Phòng.
4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại phòng

TT-TV của Viện KH&CNQS Bộ Quốc Phòng.

-

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực

trạng ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV tại Viện KH&CNQS từ năm
2009 đến nay.
5.

6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

-

Phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi.

-

Phương pháp khảo sát thực nghiệm, thống kê, so sánh, điều tra.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự với vấn đề ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại phòng Thông tin –

Thư viện của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động thông tin – thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
9


NỘI DUNG
Chương 1
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ VỚI VẤN ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN
1.1 Khái quát về Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự là một viện nghiên cứu khoa học đa
ngành thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở tổ chức lại Viện Kỹ thuật quân sự 1,
Viện Kỹ thuật quân sự 2 (tiếp nhận Viện nghiên cứu Kỹ thuật quân sự Việt Nam
Cộng hoà ở Sài Gòn năm 1975) và sát nhập các Viện nghiên cứu khác thuộc Bộ
Tổng tham mưu, các Tổng cục và Binh chủng kỹ thuật.
Cục Nghiên cứu kỹ thuật, tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ quân
sự được thành lập theo Quyết định số 470/BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
ký ngày 12 tháng 10 năm 1960.
Tháng 7/1969 đổi tên thành Viện Kỹ thuật quân sự.
Ngày 10/09/1999 đổi tên thành Trung tâm KHKT-CNQS (QĐ 184/1999/QĐTTg – 10/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Tháng 10/2008 đổi tên thành Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (QĐ
3316/QĐ-BQP – 10/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mặc dù có nhiều biến động về cơ cấu, tổ chức và tên gọi, song Viện thường
xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ
Quốc phòng và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Viện đã hoàn thành tốt
các nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ giao cho, phục vụ đắc lực và kịp thời cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng quân đội

10


cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và
bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu khoa
học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phục
vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về KHKT và CNQS theo định hướng của
Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Triển khai ứng dụng các thành tựu KHKT và Công nghệ mới vào chế thử,
sản xuất phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng – an ninh.
Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản, hiện đại làm cơ sở cho việc xây
dựng quy trình công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực, trình độ công nghệ của
các chuyên ngành đặc thù quốc phòng.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội trong việc
chuyển giao công nghệ, thực hiện nhiệm vụ khoa học, kinh tế - kỹ thuật được
giao.
Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ nhằm đáp ứng ngày
càng tốt hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ.
Đào tạo tiến sĩ và tham gia đào tạo thạc sĩ cho cán bộ KHKT. Tham gia đào
tạo nguồn lực cho các học viên và trường sỹ quan quân đội.
Tham gia việc hoạch định chính sách phát triển KHKT và công nghệ của Bộ
quốc phòng.
Thực hiện hợp tác về KHKT và công nghệ với các cơ sở nghiên cứu trong
nước và ngoài nước, tham gia các hoạt động kinh tế gắn với chức năng, nhiệm
vụ chuyên môn của Viện theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng.


11


1.1.3 Tổ chức biên chế của Viện
Theo Quyết định số 810/QĐ-TM, do Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên,
Tổng Tham mưu trưởng ký ngày 21/05/2010 về tổ chức biên chế của Viện Khoa
học và Công nghệ quân sự gồm:
 Ban Giám đốc
 Khối cơ quan có 11 đầu mối :
1.

Phòng Tham mưu – Kế hoạch

2.

Phòng Chính trị

3.

Phòng Đào tạo

4.

Phòng Thông tin khoa học quân sự

5.

Ủy ban Kiểm tra Đảng

6.


Văn phòng

7.

Thanh tra Quốc phòng

8.

Phòng Hậu cần

9.

Phòng Tài chính

10.

Phòng Kỹ thuật

Cơ quan đại diện phía Nam.
Khối nghiên cứu có 13 đầu mối
11.



1.

Viện Tên lửa

2.


Viện Rađa

3.

Viện Tự động hoá kỹ thuật quân sự

4.

Viện Điện tử

5.

Viện Công nghệ thông tin

6.

Viện Vật liệu

7.

Viện Hoá học

8.

Viện Vật lý kỹ thuật

9.

Viện Nhiệt đới môi trường

12


10.

Viện Công nghệ mới

11.

Viện Vật lý y sinh học

12.

Phòng Thí nghiệm an toàn thông tin

Trung tâm Công nghệ cơ khí chính xác.
Khối kinh tế có 4 công ty
13.



1.

Công ty Tecapro

2.

Công ty Elinco

3.


Công ty cổ phần Hà Đô

4.

Công ty cổ phần Misoft

1.1.4 Các chuyên ngành nghiên cứu của Viện
Viện KH&CNQS hiện có khoảng 1200 cán bộ và công nhân viên (814 do
cán bộ quản lý, 394 do quân lực quản lý), trong đó có gần 800 là cán bộ khoa
học (30% có trình độ trên đại học, 5 Giáo Sư, 12 Phó Giáo Sư, 6 Tiến sĩ Khoa
học, 91 Tiến sĩ, 174 Thạc sĩ).
Các cán bộ khoa học của Viện hoạt động ở các ngành chuyên môn thuộc các
lĩnh vực: Tên lửa, Rađa, Điện tử, Công nghệ thông tin, Vật lý kỹ thuật, Tự động
điều khiển, Sinh học, Hoá học vật liệu, An toàn thông tin, Kỹ thuật siêu cao tần
và Quang điện tử, Kỹ thuật và thử nghiệm tên lửa, Vật liệu quân sự, Tự động
hoá kỹ thuật quân sự, Phần mềm điều khiển và Bảo mật thông tin, Bảo vệ môi
trường, Mô hình hoá mô phỏng, Cơ khí chính xác.
1.1.5 Thế mạnh và thành tựu hoạt động của Viện
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các hệ thống vũ khí, khí tài, phục vụ việc phòng
chống, đánh trả vũ khí và phương tiện chiến tranh công nghệ cao.
Cải tiến vũ khí thiết bị kỹ thuật theo hướng thông minh hoá, hiện đại hoá,
module hoá, phù hợp với điều kiện, cách đánh và sự phát triển của quân đội ta.
Chủ trì về mặt KHCN trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo tên lửa.
13


Nghiên cứu các lĩnh vực về tự động hoá chỉ huy theo hướng tích hợp hệ
thống và đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, tham gia vào chương trình
phát triển công nghiệp phần mềm để góp phần từng bước xây dựng và phát triển

kinh tế tri thức.
Nghiên cứu phát triển công nghệ vật liệu, đặc biệt là công nghệ vật liệu phục
vụ bảo quản vũ khí thiết bị kỹ thuật.
Nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học, kỹ thuật nhiệt đới bảo vệ môi
trường Quân sự.
Nghiên cứu phát triển các ngành công nghệ lưỡng dụng, kết hợp phục vụ
Quốc phòng và kinh tế.
Đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học thuộc các ngành kỹ thuật và công
nghệ cao. Kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo.
Hợp tác khoa học công nghệ giữa Viện với các đơn vị trong và ngoài Quân
đội, kể cả với nước ngoài.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Viện KH&CNQS đã
có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Có hai đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang. Nhiều đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.
Các tập thể, đơn vị thuộc Viện KH&CNQS đã được 3 giải thưởng Hồ Chí
Minh, 2 giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ và nhiều giải thưởng
sáng tạo KHKT (VIFOTEC).
Nhiều cán bộ khoa học của Viện KH&CNQS tham gia công tác nghiên cứu
khoa học và đào tạo có uy tín cao ngoài Nhà nước, đồng thời tham gia tích cực
và có hiệu quả vào các tổ chức và Hội đồng khoa học các ngành, các cấp.
Một số là thành viên các Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học trọng điểm
của Nhà nước như: Công nghệ tự động hoá, Công nghệ vật liệu, Công nghệ
thông tin,…
14


Hiện nay, Viện KH&CNQS được giao chủ trì và tham gia nhiều chương
trình, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Nhà nước và quân đội như :
-


Chủ trì chương trình T05

-

Tham gia chương trình Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị

-

Tham gia dự án I (do Tổng cục CNQP chủ trì)

-

Tham gia sửa chữa, tăng hạn các loại tên lửa như tên lửa phòng không
tầm thấp (A72, A87, A89), tên lửa chống tăng (B72, Fagot), tên lửa đối
hải P15U, tên lửa đạn đạo R17E

-

Chủ trì nhiệm vụ phục vụ huấn luyện diễn tập với nhiều sản phẩm phục
vụ diễn tập, huấn luyện cấp chiến thuật, chiến dịch cho trường SQLQ1,
QK1, QK5, QK7, QK9, Binh chủng Đặc công

-

Chủ trì nhiệm vụ Rađa hiệu chỉnh pháo bắn biển RP-01

-

Chủ trì nhiệm vụ xây dựng hệ thống Rađa cảnh giới tầm gần tích hợp

camera quan sát đêm chống tập kích bất ngờ cho quần đảo Trường Sa

-

Chủ trì nhiệm vụ tên lửa phá mìn - vật cản FMV-08 cho bộ binh

-

Chủ trì nhiệm vụ chế tạo cụm hoả lực 14,5mm trên xe cơ động đánh đêm

-

Tham gia nhiệm vụ cải tiến 08 đại đội PPK đánh đêm 37mm 2 nòng

-

Chủ trì nhiệm vụ xây dựng mạng máy phát – thu tình báo phòng không
quốc gia (B1) và thu – phát kế hoạch dự báo (B2) của Quân chủng Phòng
không – Không quân

-

Chủ trì nhiệm vụ chế tạo các loại bia bắn biển

-

Tham gia nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật thiết bị công trình Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh

Các đơn vị và cán bộ khoa học trong Viện KH&CNQS còn chủ trì và tham

gia hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tổng cục,
cấp Sở, Ngành và cơ sở.

15


Riêng năm 2009 Viện triển khai thực hiện 70 đề tài, nhiệm vụ các cấp (26
cấp Nhà nước, 28 cấp Bộ Quốc phòng, 12 đề tài cấp Sở KHCN tỉnh, thành phố,
14 cấp Viện), đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu được 24 đề tài, nhiệm vụ các cấp.
Viện KH&CNQS có quan hệ nghiên cứu khoa học với nhiều cơ quan đơn vị
Nhà nước và Quân đội. Viện đã ký nhiều thoả thuận hợp tác nghiên cứu với
Viện KHCN Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổng cục 6/Bộ Công an, Sở
KHCN Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
Các sản phẩm nghiên cứu của Viện đã được áp dụng rộng khắp, có hiệu quả
trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, địa phương như các vật liệu bảo quản, tổng
đài kỹ thuật số, hệ thống tự động hoá, chỉ huy các cấp, phần mềm bảo mật, an
toàn thông tin,..
Viện KH&CNQS cũng là một Viện nghiên cứu với nhiều quan hệ hợp tác
quốc tế về KHCN. Viện đã có nhiều thoả thuận hợp tác quốc tế về KHCN, thực
hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư cấp Nhà nước.
Viện đã tổ chức đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm quan, tìm hiểu
và giới thiệu các thành tựu KHCN tiên tiến của thế giới.
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế đó, Viện đã học tập được nhiều bí
quyết KHCN tiên tiến, xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững
với các đối tác, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao.
1.2 Phòng Thông tin – Thư viện của Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Ngày 7 tháng 6 năm 1968 Bí thư Đảng ủy Cục Nghiên cứu kỹ thuật đã ký
quyết định thành lập Chi bộ Phòng Thông tin phổ biến khoa học kỹ thuật. Cán
bộ và nhân viên của phòng được Cục Nghiên cứu kỹ thuật điều động từ các

phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ về làm công tác thông tin nhằm cung cấp
thông tin khoa học kỹ thuật quân sự phục vụ lãnh đạo, chỉ huy, nghiên cứu, phục
vụ chiến đấu, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến khoa học kỹ
16


thuật quân sự để tạo cơ sở tiếp thu thuận lợi vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại
mới được trang bị.
Chức năng chính của phòng Thông tin – Thư viện là thực hiện công tác
thông tin tư liệu phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Nhiệm vụ:
-

Triển khai các mặt hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện, phục vụ nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học, đào tạo, huấn luyện, xây dựng tiềm lực thông tin của Viện.
-

Thu thập, bổ sung đầy đủ đúng yêu cầu và có chất lượng cao các loại sách,

báo, tạp chí, các tư liệu lưu hành nội bộ, các báo cáo nghiên cứu KHKT, phục vụ
kịp thời và có hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện.
-

Thu thập, xử lý, khai thác, sản xuất các loại hình thông tin dưới các hình

thức tóm tắt, lược thuật, tổng thuật, dịch, trích dịch, lược dịch, phục vụ các đề
tài nghiên cứu của Viện và yêu cầu nghiên cứu, đào tạo. Biên soạn các thông tin
chuyên đề định kỳ và không định kỳ phục vụ yêu cầu lãnh đạo chỉ huy, nghiên
cứu khoa học, đào tạo của Viện và trao đổi thông tin với các cơ quan bạn.

-

Xây dựng hệ thống thư mục, mục lục tra cứu, phân loại các ấn phẩm đảm

bảo khoa học, chính xác; xây dựng hệ thống phòng đọc, phòng mượn, phòng tra
cứu, phòng đọc tài liệu mật đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, có chất lượng phục vụ
cao đáp ứng sự phát triển của khoa học, tin học, thư mục học, thư viện học hiện
đại; chỉ đạo khai thác có hiệu quả và thường xuyên bổ sung phát triển các
phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác thông tin, tư liệu, thư viện, xây dựng thư
viện điện tử.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Khi mới thành lập Phòng, có một cán bộ làm công tác thông tin, phụ trách
tập san “Thông tin Kỹ thuật quân sự”, có hai cán bộ vốn là CBTV, một cán bộ là

17


kỹ sư hoá học ở Liên Xô về làm biên dịch tiếng Nga, một cán bộ phụ trách khâu
đặt bài, biên tập tài liệu, còn hai cán bộ khác phụ trách ấn loát và phim ảnh.
Đến cuối năng 1969 Phòng Thông tin phổ biến khoa học kỹ thuật được bổ
sung thêm lực lượng, từng bước hình thành các bộ phận: Ban Thông tin; Ban
Biên tập (kiêm tạo nguồn); Ban Phổ biến; Ban Thư viện.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của phòng có 13 cán bộ, 01 trưởng phòng (phụ
trách chung), 01 phó phòng, ban thông tin gồm 03 cán bộ, ban thư viện gồm 06
cán bộ, quản trị công nghệ thông tin gồm 02 cán bộ. Trong số đó có 01 cán bộ
có trình độ tiến sĩ, 01 có trình độ thạc sỹ, 11 cán bộ có trình độ đại học, các cán
bộ của phòng đều có trình độ khá về tin học và ngoại ngữ. Tuổi đời của cán bộ
làm công tác thông tin - thư viện của Viện còn rất trẻ, có điều kiện và khả năng
tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại. Cán bộ làm công tác thông tin - thư
viện tốt nghiệp đúng chuyên ngành, một số cán bộ có chuyên môn ngoại ngữ

không đúng chuyên ngành thư viện nhưng cũng đã được cử đi đào tạo qua các
lớp ngắn hạn về chuyên ngành thư viện.
1.2.3 Vốn tài liệu và cơ sở vật chất kỹ thuật
Vốn tài liệu: Tài sản ban đầu đáng giá nhất của Phòng là Thư viện với hàng
nghìn đầu sách, hàng chục tạp chí, một số phim tài liệu, phim đèn chiếu, máy
ảnh, máy phóng được kế thừa từ Tổng cục Hậu cần chuyển sang lúc thành lập
Cục Nghiên cứu kỹ thuật và tích lũy từ năm 1960 đến nay. Tạp chí quân sự của
nước ngoài chủ yếu là các tạp chí phổ thông mua từ Nhà xuất bản Ngoại văn.
Tập san “Thông tin Kỹ thuật quân sự” đã ra ba số năm 1963 và hàng quý ra 1 số
từ năm 1964 đến nay.
Một công tác khác được Cục và Phòng chú trọng ngay từ buổi đầu là công
tác tạo nguồn sách và tạp chí. Ban đầu chỗ dựa chính là đặt mua của Công ty
phát hành sách báo ngoại văn. Sau đó từng bước phát triển thêm các nguồn mới
qua Tùy viên quân sự, qua các đoàn quân sự các nước bạn đặt quan hệ hỗ trợ,
18


trao đổi,…Nhờ có nhiều nguồn tư liệu nên nội dung bản tin cũng ngày càng
phong phú thêm.
Để tăng hiệu suất khai thác sử dụng sách báo hiện có, năm 1969 Phòng đã
xuất bản tờ “Thông báo sách, tạp chí mới” giới thiệu ngắn gọn nội dung của
từng bài trong từng tạp chí và sách. Tên tác giả và đầu đề bài được ghi bằng chữ
La tinh.
Trong năm 1969, về công tác tạo nguồn sách báo, tư liệu, ngoài các loại sách
kỹ thuật và tạp chí quân sự, kỹ thuật ngoại văn đặt mua ở XUNHASABA ra, chủ
yếu là của Liên Xô bằng tiếng Nga, một nguồn tài liệu rất quan trọng đã được
khai thác từ các nước bạn thông qua các cuộc viếng thăm của các đoàn quân sự
của ta và bạn. Quân đội nhiều nước đã gửi tạp chí, tài liệu sang giúp ta: Cộng
hoà dân chủ Đức, Cu Ba, Liên Xô, Thụy Điển, Ba Lan. Đặc biệt là Trung Quốc
đã gửi cho nhiều bản sao chụp lại các tạp chí của Mỹ, kể cả tạp chí ít được chú ý

đến như tạp chí của Học viện hàng không (Air University Review).
Ngoài nguồn tạp chí, bản tin được gửi tặng, được sự giúp đỡ của Viện và cấp
trên, Phòng đã mở thêm một hướng tạo nguồn mới là qua đường tùy viên quân
sự sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Nhờ đó, từ đầu những năm 70, Phòng đã
sưu tầm được khá đầy đủ các tạp chí quân sự gốc của các nước phương Tây như
Revue Militaire, Defense Nationale của Pháp, tạp chí quân sự của Tây Đức và
nhiều hơn cả là tạp chí của quân binh chủng và hải quân đánh bộ Mỹ,…
Nhờ có nguồn tư liệu ngày càng dồi dào, Phòng đã xây dựng được kho tư
liệu ngày càng phong phú, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng bản tin và đáp
ứng các yêu cầu giải đáp thông tin của cán bộ trong công tác nghiên cứu.
Đến nay, tổng số tài liệu có trong thư viện mà Phòng đang quản lý bao gồm
các loại tài liệu sách tiếng Nga 36500 bản, sách tiếng Anh 3200 bản, sách tiếng
Việt 1900 bản. Tạp chí có 65 tên tạp chí, Tổng số luận văn 124 quyển, tổng số
luận án 90 quyển, tổng số công trình nghiên cứu khoa học tại viện 576, tổng số
đĩa CD-ROM 202 đĩa tài liệu.
19


Cơ sở vật chất kỹ thuật: Phòng Thông tin – Thư viện của Viện được xây
dựng với tổng diện tích gần 400m2 bao gồm 01 phòng đọc, 01 phòng mượn, 01
phòng xử lý nghiệp vụ (bổ sung + biên mục), 01 văn phòng và 01 phòng riêng
cho máy chủ của thư viện.
Năm 2009, Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã trang bị cho Phòng
Thông tin – Thư viện của Viện theo dự án thư viện số dùng chung trong Bộ
Quốc Phòng gồm 02 máy chủ, 10 máy trạm nghiệp vụ, 05 máy scanner, 05 máy
in trong đó có 01 máy in thẻ nhựa, 06 thiết bị đọc mã vạch và một số các thiết bị
khác đi kèm. Trung tâm Thông tin Bộ Quốc Phòng đã lắp đặt đường cáp quang
cho Phòng Thông tin Thư viện, nhằm mục đích chia sẻ thông tin giữa các đơn vị
trong Bộ Quốc Phòng.
1.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ở Viện Khoa học và Công nghệ

Quân sự
1.3.1 Đặc điểm người dùng tin
Người dùng tin (NDT) là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
NDT là đối tác, khách hàng của hoạt thông TT-TV. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu đặc điểm nhu cầu tin (NCT) của NDT là công việc không thể thiếu trong bất
kì cơ quan TT-TV nào. NDT và NCT là định hướng cho toàn bộ hoạt động
thông tin của cơ quan TT-TV.
NDT ở thư viện của Viện là toàn thể các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng
dạy, học viên và cán bộ công nhân viên của Viện. Thông qua các biện pháp như
thống kê số liệu, trao đổi, phân tích phiếu yêu cầu và đặc biệt là điều tra bằng
phiếu hỏi đã xác định được thành phần NDT, các lĩnh vực tài liệu mà bạn đọc
quan tâm, thông qua đó xác định được mức độ thoả mãn thông tin của người
dùng tin. Để nghiên cứu NDT và NCT, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học
với số phiếu phát ra là 150 phiếu và thu về 144 phiếu hợp lệ.

20


Kết quả nghiên cứu về mức độ NDT tới thư viện để sử dụng tài liệu như sau:
mức độ thường xuyên tới thư viện là 37%, không thường xuyên 53% và chưa
bao giờ chiếm 10%
Chưa bao giờ
10%
Thường xuyên
37%
Không thường
xuyên
53%

Hình 1.1: Mức độ thường xuyên tới thư viện của NDT

Mục đích đến thư viện để học tập là 37%, nghiên cứu là 50%, giải trí là 10% và
mục đích khác là 3%.

Khác

Hình 1.2: Mục đích đến thư viện của NDT
Qua khảo sát thực tế có thể chia nhóm đối tượng NDT tại Viện gồm 3 nhóm
chính sau:


Nhóm 1: NDT là cán bộ quản lý


21




Nhóm 2: NDT là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy



Nhóm 3: NDT là học viên, công nhân viên và các đối tượng khác

Sự chia nhóm NDT ở trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ nhóm NDT là
cán bộ quản lý cũng đồng thời là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy.
Nhóm NDT là cán bộ quản lý (ban giám đốc, các trưởng phòng, trưởng ban),
đây là nhóm đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
Viện. Họ vừa tham gia vào nghiên cứu, giảng dạy vừa làm công tác quản lý, là
người đề ra mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển của Viện. Quá trình

quản lý là việc ra quyết định mà cường độ lao động của nhóm này rất cao nên
thông tin cho nhóm người dùng tin này mang tính chất tổng kết, dự báo có tính
chất định hướng mang tính chiến lược. Hình thức phục vụ là các bản tin chọn
lọc, bản tin phục vụ lãnh đạo, tài liệu về kết quản nghiên cứu.
Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy: nhóm người có trình độ
trên đại học và khả năng sử dụng ngoại ngữ cao, chủ yếu là tiếng Anh và tiếng
Nga. Đây là nhóm người chuyên tham gia vào công tác giảng dạy và nghiên cứu
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quân sự. Họ vừa là chủ thể
thông tin vừa là người dùng tin thường xuyên của thư viện, vì tham gia vào
giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn nên họ thường xuyên phải cập nhật kiến
thức mới, công nghệ mới và chuyên sâu liên quan trực tiếp tới lĩnh vực nghiên
cứu của họ. Sản phẩm của họ là những tập bài giảng, các công trình nghiên cứu
khoa học, các đề tài ứng dụng và các dự án được triển khai thực tế. Do vậy
nhóm NDT này luôn dành thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại
thư viện. Thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính cập
nhật mới về khoa học và công nghệ. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này
là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới, các thông tin thư mục chuyên đề,
thông tin chọn lọc về khoa học và công nghệ, thông tin tài liệu chuyên ngành là

22


các tạp chí khoa học quân sự nước ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử về
lĩnh vực vũ khí quân sự.
Nhóm NDT là học viên, công nhân viên và các đối tượng khác: đối tượng
NDT nhóm này rất phong phú và đa dạng, do vậy thông tin cho nhóm đối tượng
này cũng rất đa dạng về các lĩnh vực tài liệu sách chuyên ngành, tài liệu sách
tham khảo tiếng việt, các tạp chí chuyên ngành, sách văn học,…
Như vậy, sự phân chia nhóm NDT ở đây chỉ mang tính tương đối bởi mỗi
cán bộ quản lý cũng có thể tham gia vào công tác nghiên cứu và giảng dạy. Với

NDT là học viện ở trên lớp họ là học viên, tuy nhiên trong thực tế họ có thể là
đồng nghiệp cộng sự với cán bộ nghiên cứu. Từ những đặc điểm của từng nhóm
NDT ở trên, để làm tốt công tác phục vụ NDT, thoả mãn yêu cầu NDT thì cần
phải xem xét đánh giá NCT của họ.
1.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp
nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nghiên
cứu nhu cầu tin là nhận dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của người dùng,
trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài
liệu cho họ. Thông tin và tài liệu đã trở thành chất liệu không thể thiếu được
trong quá trình nghiên cứu và học tập tại Viện.
Phòng TT-TV với chức năng thông tin, chức năng giáo dục, chức năng văn
hoá, chức năng giải trí, là nơi gặp gỡ của mọi đối tượng NDT trong Viện. Hiện
nay, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga là 3 ngôn ngữ mà NDT hay sử dụng, trong
đó tiếng Việt là 55%, tiếng Anh 28%, tiếng Nga 17%.

23
60%


55%
50%
40%
30%
28%
20%
17%
10%
0% 0%


Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Pháp

Hình 1.3: Ngoại ngữ thường được NDT sử dụng
Loại tài liệu mà NDT hay sử dụng tại Viện là Sách 32%, Báo - tạp chí 24%,
Luận văn - luận án 16%, Công trình nghiên cứu khoa học 12%, Tài liệu điện tử
14%, Bản đồ 2%

Sách
Công trình NCKH

Hình 1.4: Mức độ sử dụng loại tài liệu của NDT


×