Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.46 KB, 7 trang )

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP
I. Tổ chức bộ máy kế toán:
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, sự phân cấp quản lý của
Công ty đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo sản xuất, khối lượng công việc kế
toán, địa bàn hoạt động, đảm bảo thông tin gọn nhẹ, chính xác theo dõi kịp
thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty tổ chức bộ máy kế toán riêng
thực hiện theo dõi tài sản từng đơn vị. Giữa phòng kế toán Công ty và bộ phận
kế toán đơn vị trực thuộc.
II. Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Thủ quỹ
Kế toán vốn bằng tiền lương, BH
Kế toán công nợ
Kế toán tiêu thụ
Kế toán vật tư thanh toán
Kế toán tài sản cố định
Kế toán giá thành kiêm KT tổng hợp
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Bộ phận kế toán nhà máy sợi
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ phối hợp
II.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán tại
Công ty, tham mưu cho giám đốc về vấn đề tài chính trong công ty xây
dựng kế hoạch tài chính của đơn vị, tham mưu và ra quyết định tài


chính như vay vốn, xây dựng phương án kinh doanh…đồng thời kế toán
trưởng còn chịu trách nhiệm trước pháp luật, giám đốc và các cơ quan
tài chính cấp trên về mọi hoạt động tài chính kế toán của công ty.
- Phó phòng kế toán: có nhiệm vụ tập hợp số liệu của từng bộ phận
kế toán, kiểm tra đối chiếu, xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi hàng bán ra, xác định
doanh thu lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh toán công nợ của
người mua.
- Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi, phản ánh tình hình tăng giảm quỹ
tiền mặt, tiền gửi. Đồng thời theo dõi các tài khoản: tiền lương, tạm ứng.
chi phí phải trả.
- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, kiểm tra
đôn đốc việc thu hồi nợ nhằm nâng cao tốc độ, vòng vay vốn, tránh tình
trạng chiếm dụng vốn của công ty.
- Kế toán vật tư thanh toán: có nhiệm vụ lập các chứng từ thu, chi
tiền mặt, tiền gửi thu trả công nợ. Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho
vật tư, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp để tính thành giá, đồng
thời kế toán vật tư thanh toán kiêm luôn phần công nợ đối với nhà cung
cấp.
-Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tài
sản.
- Kế toán giá thành kiêm KT tổng hợp: xác định được kết quả giá
thành, hạch toán phân bổ chi phí sản xuất, xác định kết quả sản xuất
trong kì.
- Bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc: có nhiệm vụ theo dõi
hoạt động tài chính đơn vị nào đó, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tại đơn vị, tính ra giá thành thực tế của sản phẩm tại
đơn vị đó và thường xuyên thực hiên đối chiếu kiểm tra với kế toán
Công ty qua TK 136 và TK 336 - phải thu phải trả nội bộ.
III. Tổ chức công tác kế toán:

II.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty:
Công ty áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi số. Đặc điểm
của hình thức này là dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu phù hợp với Công ty
cũng như các đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
sổ đăng ký CT
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát
Báo cáo kế toán
* Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi định kỳ (cuối tháng)
: Ghi vào cuối quý
: Quan hệ kiểm tra đối chiếu

×