Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện đầm hà, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

GIẢN THỊ THANH THỦY

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ,
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Tình

THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
người hướng dẫn khoa học.
Kết quả thu được của Luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực. Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong Luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Giản Thị Thanh Thủy


i


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi xin
gửi lời cảm ơn tới:
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Phòng Sau Đại học, Khoa TLGD cùng với
các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học QLGD khóa 26.
PGS.TS. Nguyễn Thị Tình, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học
để tôi hoàn thành Luận văn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường
Mầm non trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện, ủng hộ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt thời gian đã
qua.
Tác giả luận văn

Giản Thị Thanh Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ....................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ......................................................xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
8. Cấu trúc Luận văn......................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON.......................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non ............................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non ..............................................7
1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
trường mầm non.............................................................................................................8
1.2.1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi ......................................................................8
1.2.2. Trò chơi cho trẻ 5- 6 tuổi ...................................................................................15
1.2.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ......................................................................................16

3


1.3. Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi ở các trường mầm non .........................................................................................20
1.3.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ......................................................................................20

1.3.2. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi ở trường mầm non ........................................................................22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non........................................................26
1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về hiệu trưởng và các nhà quản lý trường mầm non .........26
1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên............................................................................27
1.4.3. Các yếu tố thuộc về gia đình..............................................................................28
1.4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất ......................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG
NINH..........................33
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................................33
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................................33
2.1.2. Khái quát về giáo dục mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ..............33
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..................................................................................37
2.2.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................37
2.2.2. Nội dung khảo sát ..............................................................................................37
2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ...........................................................................38
2.2.4. Các giai đoạn và phương pháp nghiên cứu........................................................38
2.3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh....................39
2.3.1. Thực trạng nhận thức về việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ

4



5- 6 tuổi thông qua HĐVC ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng
Ninh...........39

5


2.3.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh...................................................................................................................40
2.3.3. Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các
hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non .............................................................40
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động vui
chơi cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mầm non huyện Đầm Hà
............................................41
2.3.5. Thực trạng sử dụng phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non huyện Đầm
Hà...................43
2.3.6. Thực trạng đánh giá kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
vui chơi ........................................................................................................................45
2.3.7. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
tại các trường mầm non huyện Đầm Hà ......................................................................45
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
vui
chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, Quảng Ninh
...................................................49
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà
.......................................49
2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt

động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà ..................................................51
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà ..................................................54
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà
..........................56
2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm
Hà ........................................................................................................................58
2.5.1. Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về thực trạng mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý (chủ thể quản lý) ...........................................58
6


2.5.2. Thực trạng đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non ................................................................60

7


2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ mầm
non 5-6 tuổi ..................................................................................................................61
2.5.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và điều
kiện cơ sở vật chất .......................................................................................................63
2.6. Đánh giá chung về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
.......64
2.6.1. Đánh giá chung ..................................................................................................64
2.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại .........................................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................67

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM HÀ, TỈNH QUẢNG NINH .....................69
3.1. Nguyên tắc đề xuất nguyên tắc giải pháp .............................................................69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm.........................................69
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ....................................................................69
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................................70
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .................................................71
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện đại .....................................................................71
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................................72
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh....................72
3.2.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
vui chơi ở các trường mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay..............72
3.2.2. Tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi ở các trường mầm non ..........................................................................75
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục và thiết kế quy trình giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm
non................81
3.2.4. Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non.........86
8


3.2.5. Tăng cường đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm
non...........................................88
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi

thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non .................................................91
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh
............................................................................................93
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................................93
3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm, cách thức cho điểm và thang đánh giá .............93
3.4.3. Mẫu khảo nghiệm và địa bàn khảo nghiệm .......................................................94
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .........................................................................................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................105

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

CBQL

Cán bộ quản lý

GDKNGT

Giáo dục kĩ năng giao tiếp

GV


Giáo viên

HĐVC

Hoạt đọng vui chơi

KNGT

Kỹ năng giao tiếp

MN

Mầm non

viii


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Phương thức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt
động vui chơi ............................................................................................19
Bảng 2.1. Những mục tiêu giáo viên hướng tới khi tổ chức giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi...........................39
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi thông
qua các hoạt động .....................................................................................40
Bảng 2.4. Mức độ giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ 5- 6 tuổi qua các hoạt động vui chơi ............................................42
Bảng 2.5. Phương pháp, cách thức giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi
thông qua các hoạt động vui chơi .............................................................43
Bảng 2.6. Cách thức đánh giá kết quả KNGT của trẻ trẻ 5- 6 tuổi...........................45

Bảng 2.7. Kết quả biểu hiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
vui chơi .....................................................................................................46
Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổi......................................................................................................49
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện nội dung tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động giáo
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................52
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................54
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi .............................56
Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý hoạt động
giáo dục KNGT cho trẻ ............................................................................58
Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non .............60
Bảng 2.14. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình trẻ
mầm non ...................................................................................................61
Bảng 2.15. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và
điều kiện cơ sở vật chất ............................................................................63

9


Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục
KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường
mầm huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh .......................................94
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường
mầm huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................................97
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........99

10



DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1:

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục KNGT cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non.......................93

Biểu đồ 2.1. Cách đánh giá kết quả KNGT của trẻ trẻ 5- 6 tuổi .................................45
Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp .............................................................95
Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp................................................................98
Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......100

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo ra
những con người có năng lực, phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế
xã hội trong tương lai. Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay đã
nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó kỹ năng sống và đặc biệt kỹ
năng giao tiếp được đặt ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác của
con người.
Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng giao tiếp đã được
đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Nhưng ở Việt Nam, Bộ Giáo dục
và Đào tạo mới đưa nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào dạy thí điểm ở
một số trường mầm non. Có thể nói việc trang bị kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là một

phương pháp giáo dục cần thiết giúp trẻ tự tin trong các hoạt động, giảm các biểu
hiện nhút nhát. Các kỹ năng giao tiếp nếu được vận dụng tốt thông qua hoạt động vui
chơi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ mẫu giáo và làm
tiền đề cho trẻ trong những hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
Trẻ 5-6 tuổi là tuổi chuẩn bị vào Lớp 1, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng
mềm cho việc học tập và giao tiếp ở cấp tiểu học. Do đó, việc nghiên cứu sâu về kỹ
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi hết sức có ý nghĩa về
mặt thực tiễn.
Thực tế cho thấy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn bộc lộ những hạn chế nhất định,
như: Nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; Không hiểu lời nói của đối tượng giao tiếp;
Không biết kiềm chế cảm xúc của mình khi giao tiếp, không biết khởi xướng chủ đề
giao tiếp; Khó diễn đạt ý nghĩ của mình trong giao tiếp; Không thể thuyết phục được
đối tượng khi giao tiếp... Việc phát hiện ra những mức độ biểu hiện cơ bản của kỹ
năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi, nâng cao kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi là một việc làm cần thiết không chỉ góp phần tăng cường hiệu
quả kỹ năng giao tiếp cho trẻ mà đồng thời còn nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ của các trường mầm non.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay vấn đề giáo dục và lồng ghép giáo dục kỹ năng
giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi tại các trường mầm non còn nhiều khó
khăn. Hơn thế nữa, trong thực tế hiện nay ở huyện Đầm Hà, các biện pháp quản lý

1


giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi của Hiệu trưởng các
trường mầm non còn có những bất cập, hạn chế nên hiệu quả về công tác này chưa
cao, còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ lý do trên tác giả mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu Đề tài: “Quản
lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh”.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp
quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhằm hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non.
4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh.
4.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi đã và đang được triển khai ở các trường
mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non còn tồn tại
những yếu kém bất cập từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra đánh giá, phương thức chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục
mầm non. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi khoa học, phù hợp đặc điểm của trẻ và tình


2


hình thực tiễn của các trường mầm non cũng như các điều kiện của bối cảnh đổi mới
giáo dục, thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm
Hà, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non đáp ứng chuẩn trẻ 5
tuổi và mục tiêu GDMN.
Để nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi ở các trường mầm non luận văn chủ yếu dựa trên tiếp cận chức
năng quản lý.
6.2. Về thời gian nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn nên Đề tài tập trung nghiên cứu
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhà trường về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng
Ninh từ năm học 2017-2018 đến nay.
6.3 Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 10 trường mầm non của
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh:
- Trường mầm non thị trấn Đầm Hà
- Trường mầm non Quảng Lâm
- Trường mầm non Quảng Lợi
- Trường mầm non Quảng An
- Trường mầm non Quảng Tân
- Trường mầm non Tân Lập
- Trường mầm non Tân Bình

- Trường mầm non Đại Bình
- Trường mầm non xã Đầm Hà
- Trường mầm non Dực Yên
6.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Điều tra khảo sát 130 khách thể, trong đó: 33 cán bộ quản lý; 60 giáo viên; 37
cha mẹ trẻ.

3


7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, lý luận liên quan, bao gồm các văn
kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về GDMN và đổi mới GDMN trong hệ thống giáo
dục quốc dân của Việt Nam; Mục tiêu, Chương trình GDMN; Các công trình khoa học,
các bài báo đã được công bố. Từ việc nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa, hệ thống hóa các thông tin, tư liệu có liên quan để làm sáng tỏ các vấn
đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
vui chơi ở các trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ giáo viên của các lớp và CBQL ở các
trường mầm non về thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng như thực
trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng như thực trạng
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thực trạng này. Từ đó có cơ sở khoa
học đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nâng
cao hiệu quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi, đáp ứng mục tiêu GDMN..
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn về giáo dục kỹ năng giao tiếp và
quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh cũng như trên thế giới. Từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ưu điểm
cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non
huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh mang tính cần thiết và khả thi cao.
- Phương pháp phỏng vấn
Đề tài thực hiện phỏng vấn nhằm đối chiếu, so sánh những thông tin thu thập
qua phiếu khảo sát và đánh giá trực tiếp của các đối tượng khảo sát về quản lý giáo
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm

4


non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, qua phỏng vấn tìm hiểu sâu hơn về
thực trạng; bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua
điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong quá trình khảo sát thực trạng. Quan
sát các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh nhằm tăng thêm tính
xác thực, khách quan của kết quả khảo sát và khảo nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề liên quan đến
Đề tài nghiên cứu với các chuyên gia trong việc xây dựng đề cương, xây dựng công

cụ nghiên cứu và quá trình tiến hành làm Luận văn. Đặc biệt, tham vấn ý kiến chuyên
gia trong xây dựng biện pháp và khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện
pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
ở trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập thông tin về hồ sơ giảng dạy của giáo viên và hồ sơ của trẻ cũng như
hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trẻ để bổ sung thêm thông tin đánh giá thực trạng và
hiệu quả của giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng
Ninh. Từ đó, xây dựng các biện pháp thích hợp để giáo dục kỹ năng giao tiếp và quản
lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các
trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được xử lý bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. Mã hóa thông
tin hợp lý để sử dụng các phần mềm thống kê toán học, vẽ biểu đồ và đồ thị.
8. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua
hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
5


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt
động vui chơi ở các trường mầm non
K.D.Usinxki (1950) chỉ ra rằng: “Nắm được ngôn ngữ là một chỉ số đáng tin
cậy về việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Lĩnh hội tiếng mẹ đẻ theo
chương trình ở thời kì mẫu giáo, tích lũy vốn từ, nắm được cách phát âm đúng và các
hình thức văn phạm của ngôn ngữ, giáo dục kĩ năng nghe và trình bày có mạch lạc ý
nghĩ của mình…”. Tác giả nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng nghe, kĩ
năng nói cho trẻ thông qua thể hiện ngôn ngữ mạch lạc [Dẫn theo 45; 9].
Vấn đề giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt
động chơi được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Ph. Phơ Bách (1782 1852) - Nhà giáo dục nổi tiếng của nền giáo dục cổ điển đã khởi xướng và đề xuất ý
tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Ông chỉ rõ con người có bốn
bản năng đó là bản năng hoạt động, nhận thức, văn học và tôn giáo, ông đưa ra các
nguyên tắc giáo dục tự do, yêu cầu nhà giáo dục phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu
của trẻ trong hoạt động và giao tiếp [Dẫn theo 45; 12].
A.P.Uxova (1977) nghiên cứu về vai trò của trò chơi đã khẳng định: “…Trò
chơi là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ, là phương tiện hình thành “xã hội trẻ
em”. Ông đã chỉ rõ hai loại quan hệ trong quá trình chơi đó là quan hệ thực và quan
hệ chơi. Các kết quả nghiên cứu của A.P.Uxova đã chỉ ra vai trò của trò chơi đối với
việc hình thành, phát triển năng lực xã hội cho trẻ nói chung và kĩ năng giao tiếp nói
riêng, từ đó ông đề xuất những kiến nghị về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ [Dẫn
theo 45; 12].
Tác giả Diana Courson và Claissa Wallase (2010) khi nghiên cứu về kế hoạch
phát triển chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ em đã khẳng định vai trò quan trọng
của việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tác giả cũng đặc biệt
ghi nhận hiệu quả của trò chơi và hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển kĩ năng
cho trẻ

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện bằng nhiều con
đường, tuy nhiên con đường hiệu quả nhất là thông qua hoạt động chủ đạo của trẻ hoạt động vui chơi. Một số tác giả nghiên cứu về giáo dục trẻ thông qua tổ chức hoạt
6


động chơi: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nghiên cứu về giáo dục trẻ mẫu giáo trong
nhóm bạn bè đã khẳng định rằng: “Vui chơi trong nhóm bạn, trí thông minh của trẻ sẽ
được phát triển mạnh. Hoạt động cùng nhau, vui chơi với nhau trong nhóm bạn, trẻ
học ở nhau nhiều điều, kinh nghiệm sống của chúng được nhân lên một cách nhanh
chóng”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cao vai trò của giao tiếp trong nhóm bạn
đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo và sự cần thiết phải tăng cường tổ
chức trò chơi đóng vai cho trẻ và thu hút sự tham gia của trẻ trong các trò chơi để rèn
luyện kĩ năng giao tiếp [51].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016) nghiên cứu về: “Giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận hợp tác. Tác giả đã nghiên cứu về cấu
trúc và tiêu chí đánh giá kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống, phân loại và
đặc điểm kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống và nghiên cứu quá trình giáo
dục kĩ năng giao tiếp dưới góc độ kĩ năng sống theo tiếp cận hợp tác cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non [Dẫn theo 45; 20].
Tác giả Vũ Thị Thủy (2019) nghiên cứu về “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía
Bắc” đã làm rõ được bản chất cũng như các thành tố của giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề. Tác giả cũng đã
phân tích sâu sắc được thực trạng Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở khu vực Miền Núi phía Bắc, từ đó
tác giả đã tiến hành xây dựng quy trình GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi qua tổ chức
TCĐVTCĐ và đề xuất 5 biện pháp GDKNGT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua tổ chức
TCĐVTCĐ rất thuyết phục và khả thi [45]
1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non

Jorde-Bloom (1992) nhấn mạnh quan điểm rằng sự lãnh đạo của các Hiệu
trưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của các chương
trình giáo dục, chăm sóc trẻ. Nó thể hiện ở trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc
phát triển mục tiêu dài hạn; Ra quyết định; Tuyển dụng, khuyến khích, đánh giá nhân
viên và thúc đẩy sự phát triển của họ; Giải quyết xung đột giữa các nhân viên; Thiết
lập mối liên kết với cộng đồng xung quanh
Về quản lý giáo dục ở trường mầm non nói chung, Đinh Văn Vang (1996) đã
tổng kết và phân tích những vấn đề cơ bản trong lý luận quản lý nhà trường mầm non
như: Mục đích, ý nghĩa của công tác quản lý trường mầm non; Cơ cấu tổ chức - quản
lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của

7


nhân cách tham gia vào công tác quản lý nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng và giáo
viên mầm non; Nội dung công tác của người Hiệu trưởng mầm non [52] . Phạm Thị
Châu (1993, 2002) cũng nghiên cứu khá đầy đủ về lý luận và thực tiễn công tác quản
lý của Hiệu trưởng trường mầm non, trong đó nêu ra một số khái niệm về quản lý,
quản lý giáo dục; Hệ thống mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp quản lý trường mầm
non; Vị trí, tính chất, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trường mầm non; Vai trò của Hiệu
trưởng trong công tác quản lý trường mầm non…
Hoàng Hải Quỳnh (2015) đã công bố kết quả nghiên cứu về việc chuẩn bị cho
trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 và quản lý của hiệu trưởng trường mầm non đối với hoạt động
cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị đi học lớp 1. Tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm làm tốt hơn
công tác quản lý hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1 trong các trường mầm
non bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên mầm non và cha
mẹ học sinh về tầm quan trọng, nội dung và mức độ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp
1; (2) Lập kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn
bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; (3) Tổ chức hoạt động chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục
đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1; (4) Kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện chuẩn bị cho trẻ theo đúng mục đích, nội dung chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp
1 theo đúng quy định; (5) Tổ chức nâng cao năng lực chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học
lớp 1 cho giáo viên mầm non; (6) Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ
cho hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi đi học lớp 1
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống cơ bản, quan trọng của trẻ
ở các trường mầm non cũng như là một trong các tiêu chuẩn của bộ chuẩn trẻ 5 tuổi và
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, nên quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua
hoạt động vui chơi ở các trường mầm non là một nội dung quan trọng trong quản lý
giáo dục ở trường mầm non nói chung và quản lý giáo dục kỹ năng sống nói riêng
cho trẻ ở các trường mầm non. Thực tế, qua tìm hiểu chưa có đề tài nào nghiên cứu
cụ thể về quản lý giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi ở
các trường mầm non mà chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ ở các trường mầm non trong đó có kỹ năng giao tiếp của trẻ ở các trường
mầm non.
1.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở
trường mầm non
1.2.1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi
1.2.1.1. Giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi
- Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi

8


+ Đặc điểm phát triển thể chất
Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Tốc độ
tăng trưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài: Yếu tố di
truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, môi trường sống của trẻ... lứa tuổi trẻ phát triển
rất nhanh về hình thái và hoàn thiện chức năng các cơ quan, đồng thời trẻ rất nhạy
cảm với các yếu tổ thuận lợi cũng như bất lợi tác động đến bản thân .
Để theo dõi và điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ, cần phải căn cứ vào biểu

đồ tăng trưởng của trẻ theo công bố của WHO năm 2007; Phấn đấu giữ cho trẻ có tốc
độ tăng trưởng nằm trong kênh A. Đây là giai đoạn mà trẻ đang bước đầu hình thành
những thói quen hành vi cơ bản. Do đó, trong quá trình giáo dưỡng, GV và các bậc
cha mẹ trẻ cần kiên trì dạy và rèn luyện cho trẻ những thói quen hành vi cần thiết;
Từng bước nâng cao sự khéo léo trong phối hợp các hoạt động của các bộ phận cơ
thể, đặc biệt là khả năng linh hoạt của chân, tay và khả năng biểu đạt nhận thức của
mình bằng ngôn ngữ .
+ Đặc điểm phát triển nhận thức
Theo Nguyễn Ánh Tuyết (2014), quá trình phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
là sự phát triển nối tiếp của giai đoạn 4-5 tuổi với các hiện tượng tâm lý như tri giác,
trí nhớ, tưởng tượng ở mức độ cao hơn, thể hiện ở các điểm như: Mức độ phong phú
của các kiểu loại nhận thức; Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng, có ý thức
hơn; Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn; Độ nhạy cảm của các
giác quan tinh nhạy hơn; Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý phát triển [51].
+ Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Đối với trẻ 5-6 tuổi, các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình
thành, tính biểu cảm của ngôn ngữ được phát triển. Chức năng điều khiển của ngôn
ngữ được phát triển, biểu hiện ở việc hiểu các tác phẩm văn học, sự thực hiện hướng
dẫn và yêu cầu của người lớn. Chức năng lập kế hoạch của ngôn ngữ được hình thành
khi giải quyết các nhiệm vụ thực hành và nhiệm vụ trí tuệ. Ngôn ngữ của trẻ trở thành
hoạt động đặc biệt dưới các hình thức như: Sự lắng nghe, đàm thoại, thảo luận và kể
chuyện. Theo Nguyễn Ánh Tuyết (2014), những biểu hiện cụ thể của quá trình phát
triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ 5-6 tuổi thể hiện ở các hướng: Trẻ nắm vững ngữ
âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ (biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ
sung cho ngôn ngữ nói); Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển. Ngôn ngữ trẻ giai
đoạn mang các tính chất đặc trưng: (i) Ngôn ngữ giải thích: Trẻ có nhu cầu nhận sự
giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn; (ii) Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh)
do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được

9



trong khung cảnh; (iii) Trẻ có thể diễn đạt mạch lạc, do vốn từ danh từ chiếm 50%
nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng; (iv) Tính địa phương trong ngôn ngữ
nền văn hóa của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ (nói
ngọng, nói mất dấu...); (v) Tính cá nhân bộc lộ rõ qua các sắc thái khác nhau của trẻ,
đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm [51].
+ Đặc điểm phát triển tự ý thức
Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu hiểu được mình là người như thế nào, có những phẩm chất
gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, tại sao mình lại có hành động
này hay hành động khác... Sự tự ý thức (ý thức bản ngã) được thể hiện rõ nhất trong
sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về những ưu điểm hay khuyết
điểm của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực. Ngoài ra, nó còn được biểu
hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không chỉ nhận ra mình là
trai hay gái mà còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như
thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. Sự tự ý thức được xác định rõ ràng giúp
trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực và quy tắc xã hội, từ
đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước
+ Đặc điểm giao tiếp
Giao tiếp của trẻ mẫu giáo là quá trình tiếp xúc tâm lý của trẻ với những người
khác nhằm mục đích truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và
hành động của trẻ với các chủ thể qua việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ bằng
lời nói, nét mặt, cử chỉ và điệu bộ. Thông qua giao tiếp, nhân cách của trẻ được hình
thành và phát triển .
Ở trẻ mầm non có 4 hình thức giao tiếp được thay thế nhau: Giao tiếp nhân
cách tình huống, giao tiếp công việc tình huống, giao tiếp nhận thức ngoài tình huống
và giao tiếp nhân cách ngoài tình huống. Ở cuối giai đoạn tuổi mẫu giáo đã xuất hiện
hình thức giao tiếp nhân cách ngoài tình huống với người lớn. Trẻ tập trung vào “thế
giới con người” chứ không phải thế giới đồ vật. Trong các cuộc trò chuyện của trẻ,
các chủ đề về cuộc sống, về công việc của người lớn và các mối quan hệ qua lại của

họ chiếm ưu thế chứ không phải là các đồ vật hay các động vật và thiên nhiên. Nhờ
sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm được những chuẩn mực đạo đức, đánh giá
những hành vi của mình và hành vi của mọi người xung quanh. Trẻ biết đòi hỏi mọi
người công nhận thành tích của bản thân, vạch ra sự thất bại của trẻ khác và giấu
giếm những thất bại của bản thân. Trẻ thường hay kể về bản thân, về cái gì trẻ thích
và không thích, chúng chia sẻ với bạn các nhận thức, “kế hoạch cho tương lai” .

10


Tóm lại, với những đặc điểm mang tính đặc thù như đã nêu ở trên, để giúp trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi học tập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học,
trẻ cần phải được chuẩn bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và giao
tiếp - xã hội. Trong đó, việc chuẩn bị cho trẻ về kỹ năng giao tiếp đóng vai trò hết sức
quan trọng. Nếu trẻ được chuẩn bị tốt về kỹ năng giao tiếp, các em sẽ dễ dàng hòa
nhập với môi trường mới với tâm thế sẵn sàng để bắt đầu cuộc sống mới ở trường học
một cách vui vẻ, cảm thấy tự tin và có tinh thần trách nhiệm.
- Khái niệm về giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người.
vì thế khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn cãi trong
lĩnh vực này. T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và
xúc cảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình
hai mặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
L.X. Vưgôtxki (nhà tâm lý học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là sự
thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa con người, như là sự trao đổi quan
điểm và xúc cảm.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn viết: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người
với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác
lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác
lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chỉ

thể này với chủ thể khác.
Hay tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa
con người với con người nhằm mục đích trao đổi tình cảm, tư tưởng, vốn sống, kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp” [15].
Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm: “Giao tiếp của con người là một quá
trình có chủ định hay không có chủ đinh, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó
các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ [34].
Tác giả Vũ Thị Thủy cho rằng: “Giao tiếp của trẻ mẫu giáo là quá trình tác
động qua lại trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau của trẻ với các
đối tượng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội bằng phương tiện ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ. Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của trẻ và giúp trẻ phát triển nhân
cách” [45]
Như vậy, từ các khái niệm về giao tiếp trên, có thể hiểu: Giao tiếp của trẻ 5-6
tuổi là quá trình tiếp xúc tâm lí của trẻ với những người khác nhằm mục đích truyền

11


×