Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.32 KB, 7 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN
NGHỊ
1. Phương hướng, nhiệm vụ.
1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động
- Tiếp tục triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền về Chương trình 3
giảm “ giảm tội pham, ma túy và mại dâm”, tái hòa nhập cộng đồng cho người
sau cai nghiện, duy trì, nâng cao nhận thức về NQ16 trong nhân dân. Về biện
pháp: chú trọng việc phối hợp đồng bộ hoạt động của các ngành chức năng,
công an, chính quyền cơ sở với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể dưới sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội, chuyển hóa địa bàn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tăng cường
tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ
an ninh tổ quốc.
- Các cấp chính quyền phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và vận
động các đoàn thể, tổ chức xã hội xây dựng các đội, nhóm, câu lạc bộ thu hút
người tái hòa nhập cộng đồng tham gia sinh hoạt, vui chơi giải trí, tham gia
công tác xã hội, giới thiệu việc làm hoặc trợ giúp vay vốn tự tạo việc làm, tạo
điều kiện cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, tránh xa môi trường
và bạn bè xấu, ổn định cuộc sống, không tái nghiện.
- Các cơ quan báo, đài Thành phố trực tiếp tục tuyên truyền về kết qủa
thực hiện NQ 16; có các bài viết, bài nói, phóng sự, các tác phẩm kịch, ca nhạc
tuyên truyền, vận động chiến sỹ, cán bộ công chức, nhân dân khu phố tích cực
tham gia quản lý, giúp đỡ các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng; biểu dương kịp
thời các gương người tốt, việc tốt ( các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan giúp đỡ
người tái hòa nhập cộng đồng ổn định cuộc sống, gương những người tái hòa
nhập có nghị lực, có ý chí phấn đấu vươn lên).
- Sở Văn hóa thông tin phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội,
công an Thành phố, Sở Y tế xây dựng đề cương, tài liệu phổ biến về tác hại của
ma túy nói chung và ma túy tổng hợp nói riêng ( thuốc lắc) với đại dịch
HIV/AIDS; tuyên truyền giáo dục tần lớp thanh - thiếu niên xây dựng nếp sống
lành mạnh, lên án mạnh mẽ nếp sống trụy lạc hiện đang có xu hướng phổ biến


trong một bộ phận không nhỏ những thanh niên nam nữ hiện nay.
1.2. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề sau
cai, huy động sự tham gia của gia đình, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, tổ
chức xã hội tham gia công tác cai nghiện.
- Tiếp tục hoàn thiện các giải pháp phòng, chống thẩm lậu ma túy, các chất
gây nghiện vào các trường, trung tâm. Đẩy mạnh công tác giáo dục, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, đòan kết, thân ái giữa các học viên và người sau
cai nghiện. Tiếp tục đầu tư cho các hoạt động văn hóa giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, vui chơi giải trí… và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người sau cai
nghiện.
- Tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng
đồng tại các địa phương; tích cực triển khai các mặt về tổ chức, huy động lực
lượng, phát động phong trào quần chúng hưởng ứng, góp sức trong việc tiếp
nhận, giúp đỡ tạo điều kiện cho người tái hòa nhập cộng đồng có việc làm ổn
định cuộc sống, hạn chế mức thấp nhất số người tái nghiện.
- Triển khai các phương thức bố trí việc làm cho người sau cai nghiện theo
nội dung NQ16, trong đó ưu tiên dạy nghề cho người tái hòa nhập cộng đồng về
các cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đặc biệt. Khuyến khích các mô hình,
hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất do gia đình học viên và
các thành phần kinh tế, đầu tư giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện,
người tái hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức sắp xếp lại, sử dụng hiệu quả các cơ sở cai nghiện; bố trí lại và
tạo việc làm ổn định cho số nhân sự dư thừa tại các trường, trung tâm phù hợp
với tình hình thực tế là số lượng học viên giảm do tăng về số người trở về cộng
đồng.
- Không ngừng đẩy mạnh công tác xã, phường, thị trấn lành mạnh, không
có tệ nạn ma túy, mại dâm; tích cực đấu tranh làm chuyển hóa nhanh và vững
chắc các địa bàn phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác
nhằm tạo môi trường lành mạnh, kiện toàn bộ máy tổ chức nâng cao nghiệp vụ

cho các tình nguyện viên Tổ cán sự tình nguyện phường xã để tăng cường lực
lượng quản lý, giúp đỡ người tái hòa nhập về với cộng đồng tại các địa phương.
- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế và tranh thủ những cam kết hỗ trợ
cũng như học tập kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực phòng, chống ma
túy, phòng chống HIV/AIDS, cai nghiện phục hồi, quản lý người sau cai nghiện
tại cộng đồng.
- Đa dạng hóa và nhân rộng các mô hình cai nghiện, giải quyết các vấn đề
sau cai nghiện.
2. Mục tiêu
Đến năm 2010, đạt trên 80% người nghiện ma túy được cai nghiện, chữa
trị, dạy nghề. Giảm tỷ lệ tái nghiện 8-10% / năm.
3. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho
người sau cai nghiện ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cân nhắc mở rộng
triển khai ở các địa phương khác, xin đưa ra một số kiến nghị sau:
 Điều kiện kinh tế, xã hội, mức độ phức tạp của tệ nạn xã hội là rất khác nhau do
đó không có một mô hình chung áp dụng cho tất cả các địa phương. Kiến nghị
Chính phủ cho phép các thành phố và các địa phương tùy theo điều kiện và khả
năng của mình để lựa chọn và tổ chức mô hình cai nghiện phục hồi thích hợp
sau khi quản lý, giáo dục người nghiện không hiệu quả tại phường xã.
 Cần nghiên cứu mở rộng khoảng xét duyệt cho tái hòa nhập cộng đồng, giảm
thời gian hoàn thành cai nghiện xuống dưới 2 năm cho đối tượng có thời gian
nghiện ngắn, có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có
tinh thần ý thức chấp hành tốt.
 Hoạt động dạy nghề cần tiến hành theo nhu cầu của xã hội, không nên đáp ứng
nhu cầu trước mắt phục vụ cho các hợp đồng gia công của trung tâm, giúp
người sau cai nghiện dễ tìm được viêc khi hồi gia. Tăng cường việc liên kết với
các doanh nghiệp.
 Đánh giá đúng nguyên nhân của việc chậm triển khai thu hút các doanh nghiệp.
 Triển khai chính sách về hỗ trợ BHYT, BHXH cho các doanh nghiệp thu hút

lao động sau cai nghiện.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng, trong những năm
cuối thế kỷ 20, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển nhanh chóng và đạt được
những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội; mức sống người dân không
ngừng được nâng cao. Tuy nhiên cùng với những mặt tích cực của sự phát triển,
những tiêu cực của xã hội cũng phát sinh, trong đó tệ nạn ma túy diễn ra hết sức
nghiêm trọng đã gây nhiều bất an trong đời sống xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển bền vững của Thành phố.
Thành phố đã tiến hành thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống ma túy tệ
nạn xã hội, trong đó trọng tâm là giảm ma túy. Với quyết tâm cao và bằng nhiều
biện pháp, Thành phố đã đề nghị với Quốc hội thực hiện thí điểm NQ16 về “Tổ
chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện ma
túy”. Sau 5 năm thực hiện NQ16 này, Thành phố đã đạt được nhiều thành công
bước đầu và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác.
Đề tài của tôi đã nêu nên một số đánh giá về công tác tổ chức quản lý, dạy
nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại TP. HCM. Tôi mong muốn bằng
tầm nhìn, hiểu biết của sinh viên Kinh tế và Quản lý Công, và những kiến thức đã
học được từ ngành quản lý kinh tế, các giải pháp, kiến nghị mà tôi nêu ra xin góp
phần tham khảo cho các nhà quản lý xã hội về vấn đề phòng, chống tệ nạn ma túy
nói chung và công tác cai nghiện ma túy nói riêng.
Do còn hạn chế về mặt trình độ và thời gian và một số điều kiện khác nên
bài cáo cáo của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp
ý của các thầy, cô giáo trong khoa; các cô chú trong phòng Chính sách 06, Cục
phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội!
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Hồ Thị
Bích Vân đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các cô, các chú và toàn thể anh chị trong phòng
Chính sách 06, Cục phòng, chống tệ nạn xã hội đã nhiệt tình chỉ bảo tôi trong
quá trình thực tập!

×