Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.52 KB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN ĐĂNG CẦU

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN ĐĂNG CẦU

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN DỤC QUANG
PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG


NGHỆ AN 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các
số liệu và kết quả nêu trong luận án này có xuất xứ rõ ràng, chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Đăng Cầu


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................x
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC......................................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh..............9
1.1.2. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
theo tiếp cận năng lực......................................................................................18

1.1.3. Đánh giá chung......................................................................................23
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...............................................................24
1.2.1. Kỹ năng sống.........................................................................................24
1.2.2. Năng lực và tiếp cận năng lực...............................................................25
1.2.3. Giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................28
1.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực.........29
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp
cận năng lực.....................................................................................................30
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo
tiếp cận năng lực..............................................................................................30
1.3.2. Các nguyên tắc của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
theo tiếp cận năng lực......................................................................................32
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp
cận năng lực.....................................................................................................33


iii

1.3.4. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo
tiếp cận năng lực..............................................................................................35
1.3.5. Con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp

cận năng lực.....................................................................................................36
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................................ 38
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo


tiếp cận năng lực..............................................................................................41
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................41
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường
trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................43
1.4.3. Chủ thể quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................................ 54
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................. 56
1.5.1. Các yếu tố khách quan.......................................................................... 56
1.5.2. Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 58
Kết luận chương 1...........................................................................................60
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH BẮC TRUNG
BỘ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC............................................................... 61
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và giáo dục các tỉnh
Bắc Trung Bộ.................................................................................................. 61
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 61
2.1.2. Kinh tế xã hội........................................................................................ 61
2.1.3. Tình hình giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ.....................................62
2.1.4. Tình hình giáo dục trung học cơ sở của các tỉnh Bắc Trung Bộ...........65


iv

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng..................................................................... 66
2.2.1. Mục đích khảo sát................................................................................. 66
2.2.2. Nội dung khảo sát..................................................................................66
2.2.3. Mẫu và đối tượng khảo sát.................................................................... 66

2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................... 67
2.2.5. Cách thức xử lí số liệu khảo sát............................................................ 68
2.2.6. Thời gian khảo sát.................................................................................69
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
theo tiếp cận năng lực......................................................................................69
2.3.1. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................. 69
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung

học cơ sở..........................................................................................................71
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung

học cơ sở theo tiếp cận năng lực..................................................................... 73
2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................................77
2.3.5. Thực trạng thực hiện con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung

học cơ sở..........................................................................................................80
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................. 81
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở theo tiếp cận năng lực..................................................................... 83
2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải quản lí hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.....................83
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung

học cơ sở theo tiếp cận năng lực..................................................................... 86


v


2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực..............................88
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực..............................90
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.......................................92
2.4.6. Thực trạng quản lí các điều kiện đảm bảo để hoạt động giáo dục giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực................93
2.4.7. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực............................................. 95
2.5. Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.....................98
2.6. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................101
2.6.1. Mặt mạnh.............................................................................................101
2.6.2. Mặt hạn chế......................................................................................... 102
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng................................................................103
Kết luận chương 2.........................................................................................105
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG
LỰC.............................................................................................................. 106
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................ 106
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu......................................................................... 106
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn........................................................................106
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống........................................................................ 106
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả.........................................................................107
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi...........................................................................107
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung


học cơ sở theo tiếp cận năng lực................................................................... 107


vi

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần
thiết phải quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ
sở theo tiếp cận năng lực...............................................................................107
3.2.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ

sở theo tiếp cận năng lực...............................................................................110
3.2.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở theo tiếp cận năng lực................................................................... 114
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.................................................. 121
3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng sống cho giáo
viên, cán bộ quản lí trường trung học cơ sở..................................................127
3.2.6. Thiết lập các điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực...................132
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất................134
3.3.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 134
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát.....................................................134
3.3.3. Đối tượng khảo sát.............................................................................. 135
3.4. Thử nghiệm biện pháp............................................................................141
3.4.1. Tổ chức thử nghiệm.............................................................................141
3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm..............................................................145
Kết luận chương 3.........................................................................................153
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 154
1. Kết luận..................................................................................................... 154

2. Khuyến nghị.............................................................................................. 155
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................158
PHỤ LỤC......................................................................................................167


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Cán bộ quản lí
Cha mẹ học sinh
Đánh giá
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục phổ thông
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Kỹ năng
Kỹ năng sống
Kiểm tra
Năng lực
Phương pháp
Trung học cơ sở


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh hoạt động GDKNS theo tiếp cận nội dung và hoạt động

GDKNS theo tiếp cận năng lực.......................................................................40
Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ................62
Bảng 2.2. Số liệu về giáo dục THCS của các tỉnh Bắc Trung Bộ...................65
Bảng 2.3. Thông tin về đối tượng khảo sát.....................................................67
Bảng 2.4. Thang đánh giá kết quả khảo sát về GDKNS.................................69
cho học sinh THCS......................................................................................... 69
Bảng 2.5. Mức độ nhận thức về ý nghĩa của hoạt động GDKNS cho học sinh
THCS theo tiếp cận NL...................................................................................70
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện mục tiêu GDKNS cho....................................... 71
học sinh THCS................................................................................................71
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung GDKNS cho học sinh THCS theo
tiếp cận NL......................................................................................................73
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện phương pháp GDKNS cho học sinh THCS.......77
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện con đường GDKNS cho học sinh THCS...........80
Bảng 2.10. Mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS cho học sinh THCS 82

Bảng 2.11. Mức độ nhận thức về sự cần thiết phải quản lí hoạt động GDKNS
cho học sinh THCS theo tiếp cận NL..............................................................84
Bảng 2.12. Mức độ xây dựng kế hoạch GDKNS đáp ứng yêu cầu phát triển
năng lực cho học sinh THCS.......................................................................... 86
Bảng 2.13. Mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho học
sinh THCS theo tiếp cận năng lực...................................................................88
Bảng 2.14. Mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho học
sinh THCS theo tiếp cận năng lực...................................................................90
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS của học
sinh THCS theo tiếp cận năng lực...................................................................92


ix


Bảng 2.16. Mức độ thực hiện quản lí các điều kiện đảm bảo để hoạt động
GDKNS năng sống cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực.....................94
Bảng 2.17. Mức độ bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục....................... 96
KNS cho học sinh THCS................................................................................ 96
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động GDKNS
cho học sinh THCS theo tiếp cận NL..............................................................98
Bảng 3.1. Tổng hợp các đối tượng được khảo sát.........................................135
Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất...............136
Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.................138
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kiến thức của nhóm thử
nghiệm...........................................................................................................145
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số F về đạt điểm Xi (đầu vào)......................145
Bảng 3.6. Khảo sát trình độ ban đầu về các kỹ năng của nhóm thử nghiệm 146
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số F về số CBQL ở trường THCS đạt điểm Xi
sau thử nghiệm..............................................................................................147
Bảng 3.8. Bảng tần suất kết quả kiểm tra trước và sau thử nghiệm về kỹ năng
của CBQL ở trường THCS............................................................................148
Bảng 3.9. Phân bố tần suất fi và tần suất tích luỹ fi↑ về kiến thức của CBQL ở
trường THCS.................................................................................................148


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện nội dung GDKNS cho học sinh THCS.........74
Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện phương pháp GDKNS cho học sinh THCS. .78
Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động
GDKNS cho học sinh THCS...........................................................................82
Biểu đồ 2.4. Mức độ nhận thức về sự cần thiết phải quản lí hoạt động
GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL...............................................85

Biểu đồ 2.5. Mức độ xây dựng kế hoạch GDKNS đảm bảo mục tiêu phát triển
năng lực cho học sinh THCS.......................................................................... 87
Biểu đồ 2.6. Mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho học
sinh THCS theo tiếp cận năng lực...................................................................91
Biểu đồ 2.7. Thời gian tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực
GDKNS cho GV, CBQL................................................................................. 97
Biểu đồ 2.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lí hoạt động GDKNS
cho học sinh THCS theo tiếp cận NL..............................................................99
Biểu đồ 3.1. Phân bố tần suất về kiến thức của CBQL ở trường THCS trước thử

nghiệm và sau thử nghiệm............................................................................ 149
f
Biểu đồ 3.2 Tần suất tích lũy
i
về kiến thức của CBQL ở trường THCS
trước thử nghiệm và sau thử nghiệm.............................................................149

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả về trình độ KN của CBQL ở trường THCS trước
thử nghiệm và sau thử nghiệm......................................................................152


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Báo cáo Giám sát toàn cầu giáo dục đã đề cập đến các mục tiêu giáo
dục chung. Những mục tiêu này cho thấy mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người
học được tiếp cận các chương trình GDKNS phù hợp là một tiêu chí đánh giá
chất lượng giáo dục. Chương trình GDKNS dành cho HS giúp các em từng bước
củng cố lòng tự trọng, sự tin tưởng vào bản thân và người khác, từ đó có sự

chuyển đổi tích cực về hành vi ứng xử với môi trường sống và xã hội. Như vậy,
GDKNS giúp HS có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện tại và
tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh GD&ĐT của tất cả các quốc gia đang chịu
tác động sâu sắc toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu
hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet.

1.2. Mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nước ta là xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có
cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo
đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Nghị quyết số 29/NQ - TW
Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI về "Ðổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" tiếp tục khẳng định đổi
mới nâng cao chất lượng GDPT, gắn hoạt động dạy học kiến thức môn học
với tổ chức giáo dục các kỹ năng cần thiết cho học sinh. Vì KNS cần thiết cho
HS trong cuộc sống, học tập và công việc sau này. Đồng thời thực hiện
chuyển phương thức giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực học
sinh trong đó cấp học THCS là cấp quan trọng trong giáo dục trung học.
1.3. Chương trình GDPT năm 2018 [9] đang đặt ra cho các trường THCS
những yêu cầu với trách nhiệm cao hơn trong tổ chức, quản lí các hoạt động


2

giáo dục trong đó có quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống của học sinh.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay phải đặt việc giáo dục KNS
cho HS là vấn đề cấp thiết. GDKNS theo tiếp cận NL là cách tiếp cận hiện đại,
phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục và đang được các nước trên thế giới
vận dụng. Thực tiễn cho thấy, hoạt động GDKNS và quản lí hoạt động GDKNS

cho học sinh THCS mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả còn hạn chế.
Từ những lí do trên, đề tài: Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực đã được chọn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện
pháp quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS.
3.

Khách thể và đối

tượng nghiên cứu 3.1. Khách
thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp

cận năng lực.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
các tỉnh Bắc Trung Bộ theo tiếp cận năng lực.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực
là một nội dung quan trọng trong quản lí nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay việc
quản lí hoạt động này còn có những hạn chế nhất định, chưa đem lại hiệu quả
cao. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên tiếp cận năng lực, tăng
cường tính chủ động và phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh thì sẽ
nâng cao quả quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS.


3


5.

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực.
5.1.2. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS các tỉnh Bắc Trung Bộ theo tiếp cận năng lực.
5.1.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS theo tiếp cận năng lực và thử nghiệm biện pháp đã đề xuất.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động GDKNS thông qua môn học và

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (nay là hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp).
-

Khảo sát thực trạng ở một số trường THCS các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ

An và Hà Tĩnh.
-

Thử nghiệm một biện pháp được đề xuất đối với CBQL và GV ở các

trường trung học cơ sở của tỉnh Nghệ An.

Thời gian nghiên cứu trong ba năm học 2017 - 2018; 2018 2019 và
2019 - 2020.
6.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận
6.1.1. Tiếp cận hệ thống
Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh là hoạt động cơ bản trong trường

phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, có quan hệ mật thiết với hoạt động
khác. Bản thân quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS lại là một hệ
thống cấu trúc, bao gồm các thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương thức
GDKNS, chủ thể quản lí, nguồn lực,... Bên cạnh đó, quản lí hoạt động GDKNS
cho học sinh THCS chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và


4

khách quan. Muốn nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh
THCS theo tiếp cận năng lực, phải tiến hành đồng bộ hoạt động quản lí trên
tất cả các thành tố của nó, nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp của toàn bộ
hệ thống.
6.1.2. Tiếp cận hoạt động
Hoạt động giáo dục KNS là một hoạt động giáo dục trong nhà trường
nói chung, trường THCS nói riêng phải thông qua chính hoạt động thực tiễn
của các em. Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo theo tiếp cận
NL đòi hỏi các chủ thể quản lí phải chủ động nắm bắt bản chất của GDKNS
theo tiếp cận NL và cách thức tổ chức GDKNS theo tiếp cận NL. Từ đó có
những biện pháp quản lí nhằm thay đổi nhận thức và cách làm trong xây dựng
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá kết quả, bồi dưỡng nâng cao NL, tạo điều

kiện hỗ trợ cho việc triển khai hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo
tiếp cận NL.
6.1.3. Tiếp cận phát triển
Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL là một
hoạt động không “nhất thành, bất biến” mà thường xuyên phải thay đổi do ảnh
hưởng từ môi trường xã hội, yêu cầu đổi mới giáo dục, sự phát triển tâm sinh lí của HS,... Vì thế, các biện pháp quản lí hoạt động GDKNS cho học
sinh THCS theo tiếp cận NL phải được xây dựng trong trạng thái “động và
mở” để có thể dễ dàng bổ sung các yếu tố mới, phát triển từ loại hình trường
THCS này sang loại hình trường THCS khác.
6.1.4. Tiếp cận năng lực
Hoạt động GDKNS theo tiếp cận năng lực của học sinh là hoạt động
hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản của học sinh. Tiếp
cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số vấn đề lí luận
cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp phương


5

tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS theo tiếp cận NL ở trường THCS.
Đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động, các biện pháp quản lí hoạt
động GDKNS cho học sinh THCS theo định hướng hình thành và phát triển
năng lực.
6.1.5. Tiếp cận nội dung và chức năng quản lí
Hoạt động GDKNS cho học sinh THCS bao gồm nhiều thành tố như:
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, kiểm tra, đánh giá,...
Quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL theo chức
năng và nội dung thực chất là quản lí các thành tố cấu trúc nói trên và được
thực hiện thông qua bốn chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra và đánh giá. Vì vậy, trong luận án vận dụng cả hai cách tiếp cận trên
để xây dựng khung lí thuyết, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp

quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL.
6.1.6. Tiếp cận thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát thực
tiễn các trường THCS phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn của
thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS
theo tiếp cận NL, cơ chế quản lí có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu được vận dụng để phân tích,
tổng hợp tài liệu có liên quan đến hoạt động GDKNS và quản lí hoạt động
GDKNS cho học sinh THCS, làm cơ sở để khảo sát thực trạng, đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL.
6.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, nhận định, quan điểm độc lập từ các


6

nguồn tài liệu khác nhau về quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo
tiếp cận năng lực khái quát lên thành các ý kiến, nhận định riêng của tác giả.

6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Kết hợp hai hình thức điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi phỏng vấn để
thu thập các thông tin từ thực tiễn tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng
quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận NL. Ngoài ra,
phương pháp này còn được vận dụng để khảo sát sự cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp đề xuất.
6.2.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục được vận dụng để thu thập
các thông tin từ thực tế quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo
tiếp cận năng lực và kinh nghiệm quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh
THCS trên địa bàn khảo sát.
6.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động được vận dụng để nghiên cứu
các sản phẩm hoạt động của HS, GV và CBQL ở trường THCS trên địa bàn
khảo sát liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được vận dụng để thu thập thông
tin, xin ý kiến các chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu tăng độ tin cậy của kết
quả khảo sát.
6.2.2.5. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm được vận dụng để thử nghiệm biện pháp đề
xuất trong thực tiễn quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp
cận NL ở một số trường THCS trên địa bàn khảo sát.


7

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Vận dụng thống kê toán học và phần mềm Microsoft Excel để xử lí số
liệu khảo sát. Sử dụng sơ đồ, đồ thị để phân tích các vấn đề nghiên cứu một
cách trực quan.
7. Những luận điểm cần bảo vệ
7.1. GDKNS cho học sinh THCS có vai trò quan trọng trong việc phát
triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
hiện nay phải xem GDKNS cho HS là vấn đề cấp thiết. GDKNS cần được tiếp
cận theo năng lực, vì đây là cách tiếp cận hiện đại, phù hợp với xu thế phát

triển của giáo dục và đang được các nước trên thế giới vận dụng trong hoạt
động GDKNS cho học sinh THCS. Để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động
GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực, cần xác định rõ nội dung
quản lí, chủ thể quản lí và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
7.2. Hoạt động GDKNS và quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh
THCS đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới
GD&ĐT, xu thế hội nhập quốc tế và chuyển phương thức giáo dục từ tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực, hoạt động này đang tồn tại những bất cập,
hạn chế nhất định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNS cho học
sinh THCS theo tiếp cận năng lực cần có những biện pháp quản lí có cơ sở
khoa học và có tính khả thi.
7.3. Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải
quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực; Lập kế
hoạch hóa hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực; Tổ
chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực;
Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo
tiếp cận năng lực; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KNS cho
GV, CBQL trường THCS; Thiết lập các điều kiện đảm bảo hiệu quả quản lí


8

hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực; Tăng cường kiểm
tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực,... là
những biện pháp các trường THCS cần phải thực hiện để nâng cao hiệu quả quản
lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực.

8. Đóng góp của luận án
8.1. Bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lí luận của đề tài, trên cơ sở làm
rõ tổng quan nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản; đặc biệt đã xem xét

hoạt động GDKNS và quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo
một hướng tiếp cận mới so với trước đây - tiếp cận năng lực.
8.2. Việc khảo sát toàn diện, đầy đủ thực trạng phát triển hoạt động
GDKNS và quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng
lực trên các địa bàn đã đem lại những đánh giá khách quan về thực trạng này
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp của đề tài.
8.3. Các biện pháp đề xuất của đề tài không chỉ có khả năng vận dụng
vào quản lí hoạt động GDKNS cho học sinh THCS theo tiếp cận năng lực trên
địa bàn khảo sát mà còn có thể vận dụng vào quản lí hoạt động GDKNS cho
học sinh THCS theo tiếp cận năng lực trên phạm vi cả nước.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục nghiên cứu; luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trung học cơ sở các tỉnh Bắc Trung Bộ theo tiếp cận năng lực.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Có nhiều công trình nghiên cứu về KNS và GDKNS cho con người nói

chung và HS nói riêng trong nhà trường và xã hội. Khái niệm KNS được bàn đến
trong Hiến chương Ottawa của WHO là nâng cao sức khỏe, trong đó có nêu mục
“các kỹ năng cá nhân” nhằm “Hỗ trợ sự phát triển cá nhân và xã hội thông qua
cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe và nâng cao KNS. Bằng cách đó, gia tăng
các cơ hội, giúp người dân có khả năng chọn lựa những điều có lợi cho sức khỏe
và môi trường” [89, tr.35]. Khái niệm này liên kết KNS với việc ra quyết định
liên quan tới trách nhiệm cá nhân và NL để lựa chọn hành vi thích hợp cho một
cuộc sống lành mạnh. Về sau, WHO tiếp tục mở rộng khái niệm này, KNS có thể
được định nghĩa là các khả năng về thích nghi và hành

vi tích cực giúp cho các cá nhân có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu và thử
thách trong cuộc sống hàng ngày [90, tr.45].
Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn về KNS đã nhận được sự quan
tâm của nhiều cá nhân và tổ chức. Có thể khái quát các nghiên cứu thành một
số xu hướng sau đây:
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu về mục tiêu, vai trò, tầm quan trọng của
GDKNS cho HS
Các chương trình, dự án về GDKNS đã được triển khai bởi nhiều tổ chức
trên thế giới như: Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc [85], Tổ chức Y tế thế giới, Tổ
chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc [81],… khẳng định vai trò
và tầm quan trọng của GDKNS nói chung và KNS cho HS nói riêng: “Các bậc


10

cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình,… đồng thời có các biện pháp
giáo dục phù hợp nhằm hình thành KNS cho trẻ em” [33, tr.88]. Như vậy,
khẳng định rằng việc giúp cho các em được giáo dục để có KNS là trách
nhiệm của mỗi chúng ta.
Chương trình hành động Dakar của UNESCO trình bày tại Diễn đàn thế

giới về Giáo dục cho mọi người họp ở Senegan năm 2000 đã đề ra 6 mục tiêu,
trong đó mục tiêu 3 khẳng định “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học
được tiếp cận chương trình GDKNS phù hợp”, còn mục tiêu 6 yêu cầu "Cải
thiện tất cả mọi khía cạnh chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng tốt nhất
sao cho tất cả mọi đối tượng đều đạt được các kết quả học tập được công nhận
và đo lường được, nhất là khả năng đọc viết, làm tính và KNS cơ bản" [83,
tr.12]. Theo Bộ Giáo dục Kenya giáo dục KNS các kỹ năng liên quan đến
cuộc sống hàng ngày có thể hình thành năng lực, nhằm thúc đẩy tinh thần
khỏe mạnh, tương tác và hành vi tích cực. Nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề cụ
thể như đối phó với sự ép buộc từ bạn bè trong việc sử dụng ma túy, quan hệ
tình dục không được bảo vệ hay tham gia vào nhóm phá rối,… có thể được
xây dựng trên nền tảng này [64].
Các nghiên cứu đến mục tiêu, vai trò, tầm quan trọng của GDKNS cho
HS, chẳng hạn như: Của Botvin G.J. và cộng sự trong bài báo Alcohol abuse
prevention through the development of personal and social competence [43] và
Preventing the onset of cigarette smoking through life skills [44] của tác giả
Btvin G.J; Cuốn sách Preventing teenage pregnancy [75] của tác giả Schinke
S.P; Tác giả Zabin L.S và cộng sự với cuốn sách với tiêu đề Evaluation of a
pregnancy prevention programme for urban teenagers [93] đã đề cao GDKNS
giúp học sinh có cách suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực, đặc biệt giúp tăng
cường kỹ năng giao tiếp hiệu quả (giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với người lớn).
Đồng thời GDKNS giúp các em có kỹ năng phân tích vấn đề, tình huống trong


11

cuộc sống hàng ngày, tự tin và có quyết định đúng đắn. Nghiên cứu của tác giả
Olweus D. tiêu đề A national campaign in Norway to reduce the prevalence of
bullying behavior [67], Tổ chức Y tế thế giới với chương trình School Health
Education to Prevent AIDS and STD [91]; Tác giả Prutzman P. và cộng sự cuốn

sách The Friendly Classroom for a Small Planet: Children's Creative Response
to Conflict Program [74], Tác giả Sharma S. trong cuốn Measuring life skills of
adolescents in a secondary school of Kathmandu [78], Pushpakumara J. trong
báo cáo Effectiveness of life-skills training program in preventing common issues
among adolescents: a community based quasi experimental study [73] và Scott
S. trong cuốn Life Skills For the Student Athlete [79] đều khẳng định việc học tập
và thực hành giúp các em chủ động hơn khi gặp tình huống khó khăn, nhận diện
những tình huống nguy cơ và có cách phòng tránh. Các chương trình GDKNS
giúp các em từng bước khôi phục lòng tự trọng, sự tin tưởng ở bản thân và người
khác và có chuyển đổi tích cực về hành vi. Theo Kort C. P & Edward A., trong
tác phẩm Effects of a school based program to improve adaptive school behavior
and social competencies among elementary school youth, The Living Skills
Program, Journal of Research in Character Education [57]. HS hiểu được sự
cần thiết của KNS giúp cho bản thân có tự tin trong cuộc sống, phòng tránh được
các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần và đạo đức
của các em, hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống
mà phải đối diện.
Viện phát triển chương trình Kenya (Kenya Institute of Curriculum
Development – KICD) trong cuốn Primary Life Skills Education Teachers
Handbook [55], đã nêu vai trò và tầm quan trọng của GDKNS cho HS đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách HS là điều kiện quan trọng để HS có thể bảo
vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống. Với ý
nghĩa như vậy, nước Nga đã ban hành Luật Bảo vệ an toàn cho trẻ em


12

các địa phương trên toàn đất nước, tuyên bố cam kết bảo vệ an toàn dưới mọi
hình thức. Bên cạnh đó, họ đã triển khai một số chương trình giáo dục kỹ
năng xã hội cho HS, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục các KNS

bản thân cho HS nhằm giúp các em có thể ứng phó được trước những tình
huống khó khăn trong cuộc sống [16].
Trong bài Giáo dục KNS cho học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh
hiện nay [6], bài viết tập trung làm rõ tính cấp thiết của vấn đề GDKNS cho
học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới chương trình GDPT theo hướng tiếp
cận năng lực ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các mục tiêu cơ bản cần
trang bị và phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho học sinh THCS đáp
ứng yêu cầu mới.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình trong Giáo trình giáo dục kỹ năng sống [1]
chỉ rõ “mục tiêu của GDKNS là nâng cao tiềm năng của con người để có hành
vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống
của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng
cuộc sống”.
Một số nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về vai trò, tầm quan trọng
của GDKNS cho HS cũng được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành. Với bài viết Bàn về chương trình giáo dục KNS cho thực tế đổi mới
giáo dục hiện nay [31] của tác giả Trần Anh đã nêu bật được vai trò của
GDKNS đối với con người và sự phát triển xã hội loài người. Việc GDKNS
cần gắn thật chặt với nhu cầu và yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội mà con
người là một thực thể của nó.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu Giáo dục giá trị sống và
KNS cho học sinh THCS [20] đề cập tới vai trò và tầm quan trọng của
GDKNS cho HS trong nhà trường.
Như vậy, vai trò, tầm quan trọng của GDKNS cho HS đã được nhiều tác


13

giả khẳng định là cơ sở quan trọng, nền tảng vững chắc để giúp HS tạo dựng
giá trị sống cho mình.

1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về nội dung, hình thức và phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh
Theo Morris P. và cộng sự trong cuốn Using classroom management to
improve preschoolers’s ocial and emotional skills [65], muốn GDKNS có hiệu
quả GV cần vận dụng các PP dạy trong đó tạo cơ hội cho người học xác định
các vấn đề của bản thân, thảo luận các biện pháp, lập kế hoạch và thực hiện
các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và học KNS thông qua các PP
có sự tham gia của người học cho thấy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi
người học phải tích cực tham gia trong giờ học. Còn tác giả KIE trong cuốn
Life Skills education for behavior change [56] nêu ra các PP dạy học có sự
tham gia của người học được khuyến khích dùng trong GDKNS bao gồm:
Nghiên cứu trường hợp, động não, tham quan, thảo luận nhóm, tranh luận, trò
chơi, dự án, biểu diễn thơ và đóng kịch.
Khi nghiên cứu tác giả Nasheeda trong cuốn Life Skills Education for
Young People: Coping with Challenges, Counselling, Psychotherapy, and
Health [40] cho rằng nội dung chương trình GDKNS cho HS phải thực sự phù
hợp với nhu cầu của HS, thực sự giúp được HS bảo vệ được bản thân, ứng
phó được với những thách thức, những tình huống có vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội.
Các tác giả Martin Camire, Pierre Trude với bài báo Using High School
Football to Promote Life Skill and Student Engagement [62] đưa ra quan điểm
thông qua hoạt động thể thao nhằm hình thành cho các em các KNS như: Kỹ
năng hợp tác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng luật lao động,…
Tác giả Olsen M. I. trong cuốn sách The growth of playful schools and
high schools and analyzing these facilities in Alberta [66] khẳng định: Việc


×