Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN NA HANG
TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN NA HANG
TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoài

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Đề tài này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Hội
đồng khoa học, các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý của Trƣờng Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với sự nỗ lực học hỏi nghiên cứu
khoa học của bản thân tác giả trong thời gian học tập tại trƣờng.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị
Hoài - ngƣời đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời
gian nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Na Hang, Phòng
Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm của 13 trƣờng trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Na Hang đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá
trình điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu và khảo nghiệm phục vụ cho vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý


GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

GDNGLL

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm



Hoạt động

HS


Học sinh

KN

Kỹ năng

KNS

Kỹ năng sống

PHHS

Phụ huynh học sinh

THCS

Trung học cơ sở

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..........................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ii
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤCKỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 6
1.1 1. Ở nƣớc ngoài ....................................................................................... 6

1.1.2. Ở trong nƣớc ....................................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài .................................. 12
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng ................................. 12
1.2.2. Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống .............................................. 15
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ........................................ 18
1.3. Giáo dục kỹ năng sống trong trƣờng Trung học cơ sở....................... 19
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng Trung học cơ sở ............. 19
1.3.2. Giáo dục kỹ năng sống trong trƣờng Trung học cơ sở ..................... 20
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong trƣờng
Trung học cơ sở ............................................................................................. 22
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt độnggiáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Trung học cơ sở ................................................................................... 26
1.4.2. Tổ chức hoạt độnggiáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung
học cơ sở ..................................................................................................... 27
1.4.3. Chỉ đạo hoạt độnggiáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung
học cơ sở...................................................................................................... 27
1.4.4. Kiểm tra đánh giáhoạt độnggiáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Trung học cơ sở ........................................................................................... 27
1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụhoạt
động giáo dục kĩ năng sống......................................................................... 28

iii


1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng
sống trong trƣờng Trung học cơ sở ............................................................. 29
1.5.1. Mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục ................ 29
1.5.2. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở ........ 30
1.5.3. Năng lực quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh Trung học cơ sở của cán bộ quản lý và giáo viên ................. 36

1.5.4. Nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý hoạt động giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở .......................................... 37
1.5.5. Văn hóa nhà trƣờng ........................................................................... 37
1.5.6. Các điều kiện cơ sở vật chất............................................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG ........................................... 42
2.1. Khái quát chung về huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ................... 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang ............................................................................. 42
2.1.2. Tình hình về giáo dục của huyện Na Hang ....................................... 42
2.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học cơ sở dân tộc thiểu số
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ảnh hƣởng tới quản lý và tổ chức
hoạt động giáo dục kỹ năng sống ................................................................. 49
2.1.4. Đánh giá chung về những tồn tại, hạn chế của giáo dục huyện
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................ 51
2.2. Giới thiệu về khảo sát ............................................................................ 52
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 52
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 52
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ............................................................................ 52
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ....................................................................... 53
2.3 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trƣờng
Trung học cơ sở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ................................ 53
iv


2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
học sinhTrung học cơ sở của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học
sinh và các lực lƣợng xã hội khác ............................................................... 53

2.3.2. Thực trạng về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Trung học cơ sở ở các trƣờng Trung học cơ sở huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang............................................................................................... 56
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Trung học sơ sởhuyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ......................... 61
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt dộng giáo dục kĩ
năng sốngtrong các trƣờng ............................................................................ 61
2.4.2 Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo
dục kĩ năng sống trong các trƣờng Trung học cơ sở huyện Na Hang .............. 62
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh Trung học cơ sở huyện Na Hang .................................. 64
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh ................................................................................................ 67
2.4.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh của các trƣờng Trung học cơ sở huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 72
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................ 73
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh Trung học cơ sở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ............. 73
3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc trong hoạt động giáo dục..... 73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính kế hoạch ........................... 73
3.1.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, HS dân tộc thiểu số huyện
Na Hang ....................................................................................................... 74
3.1.4. Các biện pháp phải đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh................................................................................... 75
v



3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục ........ 76
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống cho học
sinhTrung học cơ sở huyện Na Hang trong giai đoạn hiện nay ............... 76
3.2.1. Quản lý hoạt động tổ chức, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm cho các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng về
giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong giai đoạn hiện nay ............................................................... 76
3.2.2. Quản lý công tác bồi dƣỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên về
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ............................................................ 79
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phƣơng pháp tổ chức
các hoạt động giáo dục kỹ năng sống ......................................................... 84
3.2.4. Chỉ đạo giáo viên thiết kế giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học các môn học chiếm
ƣu thế ở trƣờng Trung học cơ sở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ....... 88
3.2.5. Quản lý thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, giám sát đánh giá
việc thực hiện chƣơng trình GDKNS gắn với công tác thi đua, khen
thƣởng ......................................................................................................... 91
3.2.6. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia tổ chức thực
hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .................................................... 93
3.2.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất và tài chính phục
vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ..................................................... 97
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................... 100
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý công tác GDKNS cho HS THCS huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang ............................................................................................... 100
3.3.1. Đối tƣợng khảo nghiệm .................................................................. 101
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................... 101
3.3.3. Phƣơng pháp khảo nghiệm.............................................................. 101

3.3.4. Khảo nghiệm ................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 110
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 113
vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1:

Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS THCS huyện Na Hang năm
học 2015-2016 .............................................................................. 46
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực HS THCS huyện Na Hang ..................... 47
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
huyện Na Hang năm học 2015-2016.............................................. 48
Bảng 2.4: Nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh THCS của CBQL, GV, PHHS và HS .................... 54
Bảng 2.5: Thực trạng nội dung GDKNS cho HS thực hiện tích hợp
qua các môn học và HĐ GDNGLL ............................................. 57
Bảng 2.6
Thực trạng hình thức tổ chức GDKNScho HS THCS ................ 58
Bảng 2.7: Những khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng
sốngtrong trƣờng THCS huyện Na Hang .................................... 60
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ
năng sống của CBQL, GV ........................................................... 61
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho HS THCS ................................. 62
Bảng 2.10: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn GV lập kế hoạch
tích hợp HĐGDKNS qua dạy học và hoạt động giáo dục ............... 64
Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dƣỡng GV về GDKNS....... 67

Bảng 2.12:

Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐ GDKNS của
BGH và GV ......................................................................................... 68

Bảng 3.1:

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNS ở các
trƣờng THCS huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang .................... 102
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng
sống ở các trƣờng THCS huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ... 103
Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và tính khả thi ................................................ 104

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con ngƣời ngoài việc nắm
vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, cần phải có phẩm chất và
kỹ năng sống (KNS) tốt. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và một xã hội không
ngừng biến đổi hiện nay, đòi hỏi con ngƣời phải thƣờng xuyên ứng phó với
những thay đổi hàng ngày của cuộc sống. Mục tiêu giáo dục (GD) không chỉ
giúp con ngƣời học để biết, học để làm, học để làm ngƣời mà còn học để cùng
chung sống. Do đó, vấn đề giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho học sinh
(HS) là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
Kĩ năng sống (KNS) không phải tự nhiên có mà là kết quả rèn luyện
của mỗi ngƣời trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dƣới ảnh
hƣởng của GD, trong đó GD nhà trƣờng có vai trò hết sức quan trọng. GD
nhà trƣờng tạo ra những cơ sở ban đầu quan trọng nhaatscho sự phát triển

nhân cách nói chung và KNS của trẻ nói riêng. Ở trƣờng phổ thông hoạt động
quản lý GD trong công tác tổ chức, quản lý GDKNS là một yêu cầu tất yếu,
gắn liền với vai trò và nhiệm vụ của nhà trƣờng.
GDTrung học cơ sở (THCS) là bậc học cơ bản của hệ thống GD quốc
dân, vì vậy vai trò của nhà trƣờng đối với việc GDKNS cho HS THCS càng
trở lên ý nghĩa hơn. HS THCS là những HS đang trong quá trình hình thành
và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chƣa ổn định
mà đang đƣợc hình thành và củng cố. Do đó việc GDKNS cho các em là một
việc làm rất cần thiết, là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này.
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đƣa
nội dung GDKNSđƣợc lồng ghép vào các môn học và các hoạt động (HĐ)
ngoài giờ lên lớp ở các bậc học phổ thông. Đây là một chủ trƣơng cần thiết và
hết sức đúng đắn đã đƣợc xã hội và đặc biệt là các bậc cha mẹ quan tâm, đón
nhận và coi đây là một chƣơng trình GD hết sức cần thiết đối với HS.
1


Trong thực tế, lo lắng trƣớc những cảnh báo về những hành vi, việc làm
và cả những hậu quả thƣơng tâm của một lớp trẻ thiếu KNS. Ở thành phố và
cáckhu vực thuận lợi nói chung, thành phố Tuyên Quang nói riêng, tranh thủ
những tháng nghỉ hè vừa qua, không ít phụ huynh bên cạnh việc cho con đi
học ngoại ngữ, năng khiếu, thể thao, cũng tìm kiếm những trung tâm huấn
luyện KNS cho trẻ với kỳ vọng: Trẻ sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh để vững bƣớc
vào đời. Ở nông thôn và những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, nhất là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ huyện Na Hang,
hầu hết phụ huynh lại không quan tâm tới việc GDKNS cho con em mình, các
em lớn lên với những bản năng sẵn có; để rồi đã có rất nhiều hậu quả đau lòng
đã xảy ra khi các em thiếu đi KNS trong xã hội hiện nay.
Do đó, việc đƣa KNS vào trƣờng học không chỉ đƣợc nhiều phụ huynh
tán thành, mà còn đƣợc đông đảo đội ngũ cán bộ giáo viên (GV) ủng hộ. Qua

ba năm triển khai và thực hiện, tác giả nhận thấy: KNS thực sự không phải là
những gì quá cao siêu, phức tạp, mà là những nội dung hết sức đơn giản, gần
gũi với trẻ em; là những kiến thức tối thiểu để giúp các em tự tin hơn, tự lập
hơn trong cuộc sống. Việc tổ chức HĐGDKNS trong các nhà trƣờng đƣợc
thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lý. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy tại tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Na Hang nói riêng, khi đƣa
HĐGDKNS vào trƣờng học, việc quản lý hoạt động này nhƣ thế nào để phát
huy tốt hiệu quả của nó thì các trƣờng học còn gặp không ít lúng túng. Bên
cạnh đó, Phòng GD&ĐT mặc dù đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực
hiện nhiệm vụ HĐ GDKNS nhƣng mới chỉ dừng ở mức độ kế hoạch, còn việc
tổ chức thực hiện kế hoạch nhƣ thế nào, kiểm tra đánh giá ra sao, các điều
kiện để tổ chức thực hiện kế hoạch đƣợc đảm bảo nhƣ thế nào...chƣa đƣợc
thực hiện đồng bộ và bài bản. Từ đó dẫn tới việc, chất lƣợng HĐ GDKNS cho
HS phổ thông của huyện Na Hang đạt kết quả chƣa cao.
Với những ý nghĩa đó, tác giả đã chọn vấn đề “Quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở tại huyện Na Hang,
2


tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn tốt nghiệp cao học; với mong muốn trƣớc
hết là tìm ra những biện pháp quản lý sát với tình hình thực tiễn của đơn vị
mình để nâng cao chất lƣợng HĐ GDKNS, góp phần vào việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục toàn diện; đồng thời, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xóa
đói, giảm nghèo và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho con ngƣời, cho đồng
bào các dân tộc trên địa bàn huyện Na Hang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý HĐ
GDKNS cho HS THCS tại huyện Na Hang,tỉnh Tuyên Quang, qua đó góp phần
đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐ GDKNS cho HS THCS tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDKNS cho học sinh các trƣờng THCS
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu tại 13 trƣờng THCS huyện Na Hang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục KNS cho HSTHCS và quản
lý HĐ GDKNS cho HS trong các trƣờng THCS.
4.2.Tiến hành khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng của quản lý HĐ
GDKNS cho HS trong các trƣờng THCS huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS THCS tại huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.
4.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác GDKNS cho HS trong các trƣờng THCShuyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang còn nhiều bất cập, chƣa thực sự hiệu quả. Nếu triển
khai đồng bộ các biện pháp quản lý đề xuất thì chất lƣợng hoạt động giáo dục
3


KNS cho HSTHCS của huyện Na Hang sẽ đƣợc nâng cao, góp phần đáp ứng
đƣợc yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhằm tổng hợp các vấn đề lý luận làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên
cứu. Tìm hiểu và phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn kiện
của Đảng, văn bản của Chính phủ, nghiên cứu trên sách, báo chí, các tài liệu
chuyên môn liên quan đến nội dung đề tài.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Nhằm khảo sát thực trạng về GD, về KNS,
GDKNS và quản lý GDKNS cho HSTHCStại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
+ Phương pháp chuyên gia: Nhằm tìm hiểu thêm các nội dung đƣợc đề
cập trong đề tài nghiên cứu; các vấn đề về đời sống văn hóa của địa phƣơng
trên địa bàn có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và mức
độ tin cậy của các sản phẩm nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm tập hợp và phân tích các
thành công của GV và CBQL GD trong việc GDKNS cho HSTHCStại huyện
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cũng nhƣ của các địa phƣơng khác.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Ngoài các phƣơng pháp trên, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp xử
lý số liệu điều tra bằng excel để xử lý kết quả.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý hoạt động GDKNS
cho HSTHCS nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi
để góp phần nâng cao chất lƣợng GD THCS của địa phƣơng.
4


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trong các trƣờng THCS.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Chƣơng 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh THCS tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCKỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1 1. Ở nước ngoài
Trong lịch sử cũng nhƣ những nghiên cứu đề cập tới vấn đề giáo dục
KNS. Rabơle (1494 - 553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa
nhân đạo Pháp và tƣ tƣởng giáo dục thời kì văn hóa Phục hƣng. Ông đòi hỏi
việc giáo dục phải trên tất cả nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ”
và đã có những sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục nhƣ, ngoài việc học
ở lớp và ở nhà, còn có các buổi thăm quan xƣởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc
với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng nột lần thầy và trò về sống
ở nông thôn một ngày [22].
C.Mác (1818 -1883) và F.Anghen (1820 - 1895) [12] đã xác định mục
đích nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là tạo ra“con ngƣời phát triển toàn diện”, đó
là con ngƣời biết làm mọi việc, có khảnăng thích ứng cao. Quan điểm giáo dục
của hai ông là phát triển nhân cáchcon ngƣời về mọi mặt theo “phƣơng thức
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Quan điểm này đƣợc Lênin kế thừa
và phát triển thành học thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa. Con ngƣời phát triển
toàn diện theo quan điểm của Mácvà Ăng Ghen là con ngƣời có sức khoẻ, biết
làm mọi việc, đó là con ngƣời sống khoẻ mạnh, sống an toàn và có khả năng
thích ứng với sự biến đổi của xã hội và biến đổi của nghề nghiệp.
Đến thế kỉ XX, A.S.Macarenko (1888-1939), nhà sƣ phạm nổi tiếng
củaNga đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục các kỹ năng ngoài giờ

học: Ông cho rằng các vấn đề giáo dục, phƣơng pháp giáo dục không thể hạn
chế trongviệc dạy học trong phạm vi lớp học mà quá trình giáo dụccần đƣợc
tiến hành trong cuộc sống thực tiễn của đất nƣớc [1]. Thực tiễn công tác giáo
dục của mình A.S.Macarenko đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ

6


học sinh ở trại M.Gorki và công xã F.E.Dzerjinski nhƣ: Tổ đồng ca, tổ văn
học Nga, tổ khiêu vũ, xƣởng tự do, tổ thử nghiệm khoa họctự nhiên, tổ vật lí
hóa học, thể thao… Việc phân phối các em vào cac tổ ngoại khóa, câu lạc bộ
đƣợc tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thểxin ra khỏi tổ bất
cứ lúc nào, nhƣng các tổ phải có kỉ luật trong quá trình hoạt động [2]. Nhƣ
vậy vấn đề GDKNS đã đƣợc Makarenko đặc biệt coi trọng.
Bƣớc vào thế kỉ 21, khủng hoảng về giá trị đã diễn ra trên toàn cầu và
tại mỗi quốc gia. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã có khuyến cáo về vấn đề này và các quốc gia đều đã có những
quan tâm nhất định. Trên thế giới nhiều ngành khoa học trong đó có Tâm lý
học, GD học đã chú ý nghiên cứu việc giáo dụng giá trị sống cho thế hệ trẻ.
Thực tiễn giáo dục cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI cho thấy chỉ thông qua
con đƣờng GD, giá trị mới có thể tạo nên cơ sở bền vững cho việc giải quyết
khủng hoảng trong phát triển nhân cách của học sinh.
Năm 1996 Hội đồng quốc tế về GD cho thế kỉ XXI của UNESCOdo
JaccqueDelor làm chủ tịch đã đƣa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan
trọng củaGD đối với sự phát triển tƣơng lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại.
Báocáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn”, đồng thời đƣa ra một
tầmnhìn về GD cho thế kỉ XXI dựa trên 4 trụ cột: Học để biết (Learning
toknow); Học để làm (Learning to do); Học để cùng chung sống (Learning to
live together); Học để tự khẳng định mình (Learning to be). Bốn trụ cột này là
một cách tiếp cận KNS dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm kĩ năng

nhận thức, kĩ năng thực tiễn, kĩ năng xã hội và kĩ năng cá nhân [13].
Tại Diễn đàn GD Thế giới Dakar, tháng 5/2000 trƣờng học thân thiện
với ngƣời học đƣợc phản ánh trong quan điển toàn diện về chất lƣợng đƣợc
nêu trong Khuôn khổ Hành động Dakar, UNESCO và UNICEF đã nhận thấy
mô hình : "trƣờng học thân thiện" với các yếu tố của nó là một giải pháp
nâng cao chất lƣợng và đảm bảo công bằng GD. Vì vậy, mô hình này đã
đƣợc phổ biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên thế giới. Trong mô hình trƣờng
7


học thân thiện,tiêu chí GDKNS vừa nhƣ là một biểu hiện của chất lƣợng
GD, vừa để giúp HS sống an toàn. Kế hoạch hành động Dakar về GD cho
mọi ngƣời mỗi quốc gia cũng nhấn mạnh; cần đảm bảo cho ngƣời học đƣợc
tiếp cận chƣơng trình GDKNS phù hợp và KNS của ngƣời học là một tiêu
chí của chất lƣợng GD. Cho nên, trong mục tiêu 6 của chƣơng trình đã coi
KNS là một khía cạnh của chất lƣợng GD. Đánh giá chất lƣợng GD cần tính
đến những tiêu chí đánh giá KNS của ngƣời học. Nhƣ vậy tiến hành
GDKNS để nâng cao chất lƣợng GD [27].
Tại nền GD của các nƣớc Phƣơng Tây, thanh thiếu niên đã đƣợc học
những KNS về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và
đƣơng đầu tại trung tâm với những khó khăn, và cách vƣợt qua những khó
khăn đó cũng nhƣ cách tránh những mâu thuẫn , xung đột, bạo lực giữa ngƣời
và ngƣời. Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học đƣợc học cách đối phó thích ứng
với các tai nạn nhƣ cháy, động đất, thiên tai tại Trung tâm điều hành tình
trạng khẩn cấp Seoul [31].
Nhƣ vậy qua những nghiên cứu trên thế giới cho thấy GDKNS cho HS
là một vấn đề quan trọng đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở những
nền GD của các quốc gia trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhìn chung
GDKNS đƣợc coi là một thành tố cấu thành nên mục đích GD trong quá trình
GD tổng thể. Các nhóm KNS cần GD cho HS dựa trên sự kết hợp hài hòa

giữa các nhóm kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực tiễn, kĩ năng xã hội và kĩ năng
cá nhân. Trong giáo dục cần tổ chức hài hòa giữa việc tổ chức hoạt động nhận
thức và các HĐ GDKNS cho HS để đạt đƣợc mục đích GD toàn diện.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tácGD
thiếu nhi. Trong bài báo "1- 6" ký tên C.B đăng trên báo Nhân dân số ra ngày
01 - 6 - 1955, Bác đã đề ra nội dung giáo dục toàn diện đối với HS bao gồm:
thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục. Bác đã đƣa ra quan điểm GD thiếu nhi đó
là: "Trong quá trình GD thiếu nhi phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát,
8


tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng và trong lúc học, cũng cần làm cho
chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học". Bác yêu cầu: "Cách
dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của ngƣời
lớn". Với nguyên lý GD "Học đi đôi với hành, GD gắn liền với thực tiễn, nhà
trƣờng gắn liền với xã hội", Bác đã từng nói: "GD phải theo hoàn cảnh và
điều kiện" và "Một chƣơng trình nhỏ mà đƣợc thực hành hẳn hoi còn hơn một
trăm chƣơng trình lớn mà không làm đƣợc"[28].
Trong xu thế hội nhập, nhiệm vụ GD của các nƣớc là đào tạo thế hệ trẻ
năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu nhƣ: năng lực thích ứng, năng
lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội... Nói cách khác
là đào tạo một lớp ngƣời mới tinh thông về nghề nghiệp, có khả năng thích ứng
cao với những biến động của cuộc sống. Ở Việt Nam, mục tiêu của GD phổ
thông đã đƣợc qui định tại điều 27 - Luật Giáo dục 2005 nhƣ sau: "Mục tiêu
của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"[8].

Thuật ngữ KNS đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến bắt đầu từ chƣơng trình
của UNICEF(1996) [13]: "GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng". Giai đoạn đầu
của chƣơng trình, khái niệm KNS đƣợc giới thiệu chỉ bao gồm những KNS
cốt lõi nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị,
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Ở giai
đoạn này chƣơng trình chỉ tập trung vào các chủ đề giáo dục sức khoẻ của
thanh thiếu niên. Giai đoạn hai của chƣơng trình mang tên: "Giáo dục sống
khoẻ mạnh và KNS" trong đó nội dung của khái niệm KNS và GDKNS đã
đƣợc phát triển sâu sắc hơn. Ngành GD đã triển khai chƣơng trình đƣa
GDKNS vào hệ thống GD chính qui và không chính qui. Nội dung GD của

9


nhà trƣờng phổ thông đƣợc định hƣớng bởi mục tiêu GDKNS. Các nội dung
GDKNS cơ bản đã đƣợc triển khai ở các cấp THCS là: năng lực thích nghi,
năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời; định hƣớng
HS: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định.
Việc GDKNS ở các bậc học THCS và THPT đƣợc thực hiện chủ yếu
thông qua chƣơng trình các môn học và các hoạt động GD của nhà trƣờng
cùng với một số chƣơng trình dự án do nƣớc ngoài tài trợ. Cụ thể với cấp
THCS những môn học đƣợc khai thác nhằm GDKNS cho HSlà môn Giáo dục
công dân, môn Công nghệ, Sinh học
Đã có một số công trình nghiên cứu trong nƣớc đề cập đến vấn đề KNS
nói chung và KNS trong nhà trƣờng nói riêng nhƣ: Đặng Vũ Hoạt (1998),
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở [18], tác giả
Nguyễn Thị Oanh (2009) Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên [30]; Tác giả
Phạm Văn Nhân (2009) Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu
niên [29];Tác giả Nguyễn Thị Hƣờng (2009), Quản lý giáo dục KNS trong

dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trường tiểu học quận Hồng Bàng thành phố Hải
Phòng [21]… Trong các nghiên cứu của mình các tác giả đã đƣa ra hệ thống
kỹ năng sống cốt lõi cần giáo dục cho học sinh, đặc biệt là những kĩ năng cần
thiết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình và cộng sự với nhiều nghiên cứu về giáo
dục KNS cho học sinh, có thể kể tới nhƣ:Những nghiên cứu và thực hiện
chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam (2003) [4]; Giáo dục kĩ năng
sống - Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm(2007) [5]; Giáo
trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống (2010) [6]. Trong các nghiên cứu của
mình Ông đã chỉ rõ thực trạng thực hiện công tác GD KNS ở Việt Nam, từ đó
phân tích các KNS cần thiết và chỉ rõ vai trò của việc giáo dục KNS cần sự phối
kết hợp của nhiều lực lƣợng nhà trƣờng - gia đình- xã hội.
Nguyễn Thị Hƣờng (2009), nghiên cứu kỹ năng sống dƣới góc độ khai
thác trên môn học giáo dục sống khoẻ mạnh và tích hợp nội dung giáo dục KNS
trong dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trƣờng tiểu học [21].
10


Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010) nghiên cứu GDKNS
cho HS tiểu học khu vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học môn đạo đức.
Tác giả đã nghiên cứu GDKNS qua cách tiếp cận mônhọc chiếm ƣu thế và đề
xuất đƣợc hệ thống các biện pháp GDKNS cho học sinh tiểu học khu vực miền
núi phía Bắc (đề tài cấp Bộ B2009TN 09-14) [31].
Các tác giảNguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Đặng Hoàng
Minh, Vũ Phƣơng Liên với nghiên cứu về Phương pháp giáo dục Giá trị sống Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông(2012) [26]; và Bài giảng Phương pháp
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống(2012) [27], đã phân tích làm rõ các giá trị
sống, kỹ năng sống phƣơng pháp GDKNS cho học sinh phổ thông.
Từ năm học 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT đã đƣa chƣơng trình GDKNS vào
chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học. Nội dung GDKNS cho HS trong nhà
trƣờng phổ thông tập trung vào các kĩ năng tâm lý - xã hội là những kĩ năng

đƣợc vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tƣơng tác với ngƣời khác
và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống, tuy nhiên
cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về quản lý công tác GDKNS
cho HS dân tộc thiểu số. Ngày 28 tháng 2 năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành
Thông tƣ 04/2014/TT-BGD-ĐT,Quy định quản lý HĐ GDKNS và HĐ GD
ngoài giờ chính khóa. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc GDKNS và
quản lý HĐGDKNS ở các trƣờng phổ thông trong bối cảnh hiện nay [11].
Qua những nghiên cứu về GDKNS ở trên thế giới và Việt Nam cho
thấy đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề GD giá trị sống và
KNS, nhƣng chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ thực trạng trƣớc tính cấp
bách của vấn đề GD giá trị sống, hoặc KNS, hầu hết để ýchƣa giải quyết
nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một cách hệ thống, về biện pháp quản lý, nội
dung, hình thức tổ chức, phƣơng pháp giáo dục giá trị sống, KNS cho HS nói
chung và HS ở một trƣờng THCS cụ thể nói riêng. Một số nghiên cứu đã đề
cập tƣơng đối đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp quản lý HĐ GDKNS cho HS nhƣng mới chỉ dừng lại trong

11


phạm vi hẹp của từng nhà trƣờng, chƣa áp dụng rộng rãi cho những trƣờng ở
những vùng miền và có những điều kiện khác nhau... Đề tài “Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở tại huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang” có kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu
trên. Vấn đề mà tác giả quan tâm là biện pháp quản lý của hiệu trƣởng để chỉ
đạo và thực hiện HĐ GDKNS cho HS một cách hiệu quả, nhằm nâng cao chất
lƣợng GD toàn diện, góp phần vào sự đổi mới của GD trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Một số khái niệm sử dụng để nghiên cứu đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
* Quản lý

Khái niệm “quản lý” đƣợc hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát
triển của tri thức nhân loại cũng nhƣ nhu cầu của thực tiễn nó đƣợc xây dựng
và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi HĐ của xã hội đều cần tới quản
lý. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ
thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hoạt động quản lý là hoạt động cần
thiết phải thực hiện khi những con ngƣời kết hợp với nhau trong các nhóm,
các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung.
Chính vì thế quản lý đƣợc hiểu bằng nhiều cách khác nhau và đƣợc
định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở những quan điểm và các
cách tiếp cận khác nhau:
- Cách tiếp cận theo thực tiễn: Trên cơ sở phân tích sự quản lý bằng
cách nghiên cứu kinh nghiệm thông thƣờng qua các trƣờng hợp cụ thể. Từ
việc nghiên cứu những trƣờng hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở các
trƣờng hợp cá biệt của những ngƣời quản lý cũng nhƣ những dự định của họ
để giải quyết những vấn đề đặc trƣng để từ đó giúp họ hiểu đƣợc phải làm
nhƣ thế nào để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnh tƣơng tự.
- Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Cách tiếp cậnnày cho phép
xem xét các hoạt động quản lý nhƣ một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
những yếu tố và mối liên hệ tƣơng tác giữa các nhân tố để đạt đƣợc mục
tiêu đã xác định.
12


- Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: Dựa trên những ý tƣởng cho rằng
quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con ngƣời. Do vậy việc
nghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Đây là
trƣờng hợp phải tập trung vào khía cạnh con ngƣời trong quản lý, vào niềm
tin khi con ngƣời làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “con
ngƣời nên hiểu con ngƣời”. Với học thuyết này giúp con ngƣời quản lý ứng
xử một cách có hiệu quả hơn với những ngƣời dƣới quyền.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Định nghĩa kinh điển nhất về
quản lý là: tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời
quản lý) đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức. Hiện nay hoạt
động quản lý đƣợc định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu
của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.” [24, tr.9].
Cũng nhƣ mọi hoạt động khác của xã hội loài ngƣời, giáo dục cũng
đƣợc quản lý trên bình diện thực tiễn ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ
chức mới hình thành.
* Quản lý giáo dục
QLGD chính là quá trình tác động có định hƣớng của nhà QLGD trong
việc vận hành nguyên lý, phƣơng pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động
khoa học đến nhà trƣờng, làm cho nhà trƣờng tổ chức một cách khoa học, có
kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.
QLGD là hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm theo đuổi những
mục đích của mình. Giống nhƣ khái niệm “quản lý” đã trình bày ở trên, khái
niệm “QLGD” cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách
định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: chủ thể QLGD, khách thể
QLGD, mục tiêu QLGD, ngoài ra còn phải kể tới cách thức (phƣơng pháp
quản lý giáo dục) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) QLGD.
13


Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là quá trình tác động có kế
hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá
trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và
đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.”[24, tr.16 ].
Nói chung, QLGD đƣợc hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý trong lĩnh vực GD. Nói một cách rõ ràng hơn, đầy đủ
hơn, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý trong hệ thống GD, là sự điều hành hệ thống GD
quốc dân, các cơ sở GD nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
* Quản lý nhà trường
Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý, về bản chất
là huy động các nguồn lực để tổ chức tốt các hoạt động GD trong nhà trường
theo mục tiêu GD [24, tr.369]
Có nhiều cấp quản lý trƣờng học: cấp cao nhất là Bộ GD&ĐT, cơ quan
quản lý hệ thống GD quốc dân bằng các biện pháp vĩ mô. Có hai cấp trung gian
quản lý trƣờng học là Sở GD&ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng GD ở các
huyện, thành phố, nơi chỉ đạo và giám sát nhà trƣờng thực hiện các chƣơng trình
GD. Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động GD trong nhà trƣờng là ban giám
hiệu nhà trƣờng.
Mục đích của quản lý nhà trƣờng là đƣa nhà trƣờng từ trạng thái đang
có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng phƣơng thức xây dựng và
phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cƣờng chất
lƣợng GD.Công tác QD trong nhà trƣờng bao gồm quản lý các hoạt động diễn
ra trong nhà trƣờng và sự tác động qua lại giữa nhà trƣờng với các hoạt động
ngoài xã hội. Quản lý nhà trƣờng bao gồm các nội dung sau: Quản lý chƣơng
trình dạy, quản lý chƣơng trình học và quản lý khâu hỗ trợ chƣơng trình dạy,
chƣơng trình học nhƣ: quản lý cơ sở vật chất và thiết bị GD, quản lý việc bồi
dƣỡng GV, quản lý môi trƣờng GD, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện của HS.
14


1.2.2. Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống
* Khái niệm kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác về kỹ năng sống:
- Theo tổ chức Y tế thế giới ( WHO), KNS là khả năng để có hành
vithích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành
hành vi mới. Cách tiếp cận này lƣu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức
hình thành thái độ KNS.
- Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là [13]:
+ Học để biết ( Learning to know) gồm các kĩ năngtƣ duy nhƣ: tƣ duy
phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đƣợc
hậu quả.
+ Học làm người ( Learning to be) gồm kĩ năng cá nhân nhƣ: ứng phó
với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...
+ Học để sống với người khác ( Learning tolive together) gồm các kỹ
năng xã hội nhƣ: giao tiếp thƣơng lƣợng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc
theo nhóm, thể hiện sự cảm thông:
+ Học để làm ( Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc
và các nhiệm vụ nhƣ: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm[10].
Phân tích và quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn
mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết
thích nghi tích cực khi tƣơng tác với ngƣời khác với môi trƣờng của mình.
Quan niệm này mang tính chất khái quát nhƣng chƣa thể hiện rõ các kỹ năng
cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thì thấy tƣơng đối gần với nội hàm KNS
theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm nhiệm
vụ. Còn quan niệm của UNICEF nhấn mạnh kỹ năng không hình thành, tồn
tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tƣơng tác mật thiết có
sự cân với kiến thức và thái độ.

15



Kỹ năng mà một ngƣời có đƣợc phần lớn cũng nhờ có đƣợc kiến thức
(ví dụ: muốn có kỹ năng thƣơng lƣợng phải biết nội dung thƣơng lƣợng) việc
đề cập thái độ cũng là mộtgóc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ
đến kĩ năng (ví dụ: thái độ kì thị khó làm cho một ngƣời thực hiện tốt kỹ năng
biết thể hiện sự tôn trọng với ngƣời khác)
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các
kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Bản chất
của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân
tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi ngƣời, khả
năng ứng xử phù hợp với những ngƣời khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống.
KNS là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trƣớc cuộc sống có
nhiều thách thức nhƣng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kỹ năng sống đơn
giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có đƣợc khả năng thích ứng
với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
KNS là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp
ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con
ngƣời. KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tƣ duy trong não bộ
của con ngƣời. KNS có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục
hoặc rèn luyện của con ngƣời.
KNS không phải tự nhiên có đƣợc mà phải hình thành dần trong quá
trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành
KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội, KNS mang tính cá
nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc
vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hƣởng của truyền thống
và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc

* Giáo dục kĩ năng sống
16


×