Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh viện bạch mai năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===========

NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƢỠNG
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI
TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2013 - 2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===========

NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ CHẾ ĐỘ NUÔI DƢỠNG
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI
TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2016



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2013 - 2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Duy Tƣờng

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Viện Đào Tạo Y Học Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, Phòng Đào tạo đại học,
Phòng công tác chính trị học sinh - sinh viên, Quý thầy cô trong các bộ môn
toàn trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện tại trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong bộ
môn Dinh Dưỡng và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm trường đại học Y Hà Nội,
các thầy cô, bác sỹ, các anh chị ở Trung Tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới GS.TS. Phạm Duy Tƣờng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập cũng như việc thực hiện khóa
luận này.
Tôi vô cùng cảm ơn những bệnh nhân tại Trung Tâm Hô Hấp bệnh
viện Bạch Mai – những người mang trên mình gánh nặng bệnh tật, họ là một
phần quan trọng đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, từ trái tim mình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và thân
thương nhất đến bố me, anh chị em, những người thân trong gia đình tôi cùng
toàn thể bạn bè đã luôn ở bên, động viên, là nguồn động lực để tôi yên tâm

học hành, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày … tháng…năm……
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Tiến


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi
dưỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp bệnh
viện Bạch Mai năm 2016” này là do tôi thực hiện. Các kết quả, số liệu trong
khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Tiến



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ....................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ..................... 3
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... 4
1.2.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT............. 5
1.2.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính .......................................................................................... 6
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...... 7
1.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính ........................................................................................................ 9
1.4.1. Đánh giá TTDD bằng chỉ số khối cơ thể BMI................................ 9
1.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp tổng thể chủ
quan SGA ...................................................................................... 10
1.4.3. Phương pháp điều tra khẩu phần................................................... 11
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng dưỡng và nuôi dưỡng của
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........................................... 12
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới .................................................... 12
1.5.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 13
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU......... 15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 15
2.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 15
2.4. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................. 15


2.5. Biến số và chỉ số .................................................................................. 17
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng ......................................... 18

2.7. Kỹ thuật và ông cụ ............................................................................... 18
2.7.1. Kỹ thuật cân .................................................................................. 18
2.7.2. Kỹ thuật đo chiều cao.................................................................... 18
2.7.3. Thu thập các xét nghiệm hóa sinh................................................ 19
2.7.4. Thu thập phiếu đánh giá SGA ...................................................... 19
2.7.5. Thu thập phiếu điều tra khẩu phần ăn bằng phương pháp hỏi ghi
nhớ lại 24 giờ qua. ........................................................................ 19
2.7.6. Tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm ....................................... 20
2.8. Quản lý và phân tích số liệu ................................................................. 20
2.9. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu ................................................. 20
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ................................................................ 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 22
3.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................... 22
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ............................... 23
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo phương
pháp đánh giá tổng thể chủ quan SGA ......................................... 23
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối
cơ thể BMI .................................................................................... 24
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số hóa
sinh liên quan ................................................................................ 25
3.3. Chế độ nuôi dưỡng đối tượng trong nghiên cứu .................................. 26
3.3.1. Chế nuôi dưỡng tại bệnh viện ....................................................... 26
3.3.2. Thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu............................... 31
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 34


4.1. Bàn luận về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính............................................................................................... 34
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo phương
pháp đánh giá tổng thể chủ quan SGA ......................................... 34

4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối
cơ thể BMI .................................................................................... 36
4.1.3. Tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số xét
nghiệm Hemoglobin ..................................................................... 37
4.1.4. Sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA và BMI.............. 38
4.2. Bàn luận về chế độ nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu....................... 39
4.2.1. Nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện ............. 39
4.2.2. Thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu............................... 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CED

Chronic Ennergy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)

GOLD


Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease

LTTP

Lương thực thực phẩm

NCKN

Nhu cầu khuyến nghị

SDD

Suy dinh dưỡng

SGA

Subject Global Assessment (Đánh giá tổng thể chủ quan)

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

WHO

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.


Các biến số và chỉ số chính......................................................... 17

Bảng 3.1.

Một số đặc điểm của đối tượng nghiên....................................... 22

Bảng 3.2.

Tình trạng dinh dưỡng và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 24

Bảng 3.3.

So sánh tỷ lệ SDD theo SGA và BMI của đối tượng nghiên cứu25

Bảng 3.4.

Tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu......................... 25

Bảng 3.5.

Đặc điểm đường nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu ............ 26

Bảng 3.6.

Lượng thực phẩm tiêu thụ trung bình 1 ngày của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................... 27

Bảng 3.7.


Mức đáp ứng khẩu phần so với nhu cầu khuyến nghị ................ 28

Bảng 3.8.

Tính cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu .................... 29

Bảng 3.9.

So sánh giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần và tình trạng dinh
dưỡng theo SGA ......................................................................... 30

Bảng 3.10. Một số thói quen ăn uống của đối tượng .................................... 31
Bảng 3.11. Tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm của đối tượng nghiên cứu ... 32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng theo SGA ........................ 23
Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo BMI ..... 24
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đối tượng có năng lượng đạt so với nhu cầu ..................... 29


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT............ 5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang được coi là vấn đề sức

khỏe toàn cầu, bắt đầu từ năm 2001 Global Initiative for Chronic Obstructive
Lung Disease (GOLD) đã công bố những chiến lược và tài liệu về việc chẩn
đoán, quản lý BPTNMT. Theo thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)
năm 2014 BPTNMT ảnh hưởng đến 329 triệu người trên toàn thế giới, tức là
gần 5% dân số thế giới [1]. Năm 2015, WHO đã đưa ra con số thống kê ước
tính có 65 triệu người bị BPTNMT trung bình và nặng [2]. Số ca tử vong
được dự đoán là sẽ tăng lên do tăng tỷ lệ hút thuốc và do dân số già đi ở nhiều
nước [3].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hội Hô Hấp châu Á Thái Bình Dương
cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT trung bình và nặng trên 35 tuổi là
6,7%, cao nhất khu vực [4]. Nghiên cứu trên 25000 công dân Việt Nam tuổi
từ 15 trở lên, tại 48 tỉnh thành trong cả nước đã cho kết quả tỷ lệ mắc
BPTNMT là 2,2%, trong đó tỷ lệ nam mắc BPTNMT là 3,4%, nữ là 1,1%, tỷ
lệ mắc BPTNMT ở miền Bắc là 3,0%, miền trung là 2,3%, miền nam là 1,0%.
Tỷ lệ người mắc BPTNMT cũng có sự khác biệt giữa các vùng trên cả nước:
thành thị là 1,9%, miền núi là 1,6% và nông thôn là 2,6% [5].
Suy dinh dưỡng là một vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân
BPTNMT, với tỷ lệ 30-60% ở bệnh nhân nội trú và 10-45% ở bệnh nhân
ngoại trú [6]. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy 50% bệnh nhân BPTNMT
trong tình trạng thiếu cân [7]. Dinh dưỡng và quản lý cân nặng đang ngày
được công nhận là yếu tố quan trọng trong việc quản lý bệnh nhân BPTNMT,
việc kết hợp điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm cải thiện đáng kể
tình trạng bệnh của bệnh nhân BPTNMT [8],[9].


2

Hiện nay, một số phương pháp đánh giá TTDD đang được sử dụng
phổ biến: các chỉ số nhân trắc học, phương pháp đánh giá tổng thể chủ
quan SGA (Subjective Global Assessment - SGA), đánh giá bằng một số

chỉ số hóa sinh liên quan. Đồng thời việc tìm hiểu về chế độ nuôi dưỡng
bệnh nhân BPTNMT sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng hỗ trợ cho các
bác sỹ lâm sàng và các bác sỹ, cán bộ làm công tác dinh dưỡng đưa ra
những can thiệp, tư vấn dinh dưỡng kịp thời cho bệnh nhân, giúp cải thiện
tình trạng bệnh, giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng sức khỏe,
chất lượng cuốc sống cho bệnh nhân.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về BPTNMT cũng như đánh giá
tình trạng dinh dưỡng, chế độ nuôi dưỡng và bệnh nhân BPTNMT. Tuy nhiên
tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu về TTDD
và chế độ nuôi dưỡng bệnh nhân BPTNMT là cơ sở giúp xây dựng các biện
pháp can thiệp cải thiện dinh dưỡng trong thực hành dinh dưỡng lâm sàng và
điều trị cho bệnh nhân BPTNMT cũng như tư vấn cho bệnh nhân chế độ chăm
sóc dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Từ thực tế trên, chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tình trạng dinh dƣỡng và chế độ nuôi
dƣỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp
bệnh viện Bạch Mai năm 2016 ”. Với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2016.
2. Mô tả chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2016.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease
- COPD) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này

không hồi phục hoàn toàn. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến
triển từ từ, nặng dần liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi đối với
các phân tử nhỏ hay khí độc hại. Bệnh có thể dự phòng và điều trị được [2].
1.1.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.2.1. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới
Trong những năm gần đầy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã tăng lên
nhanh chóng và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng, gánh nặng toàn
cầu về sức khỏe, y tế, kinh tế của loài người. Theo nghiên cứu mới của Tổ Chức
Y Tế Thế Giới, có hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT trong năm 2012, con số
này tương đương với 6,0% tổng số người chết trong năm đó[1]. Theo một khảo
sát của khác WHO, BPTNMT đứng vị trí thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử
vong ở Mỹ, sau tim mạch, ung thư và đột quỵ [3]. Dự đoán đến năm 2020
BPTNMT sẽ đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu [1]
1.1.2.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam
Theo thống kê Tại Trung Tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh
nhân nội trú điều trị BPTNMT chiếm 26% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú
tại trung tâm [10]. Một nghiên cứu khác trên bệnh nhân BPTNMT năm 2010
đã cho kết quả tỷ lệ mắc BPTNMT ở Việt Nam là 4,2%, trong đó tỷ lệ nam
giới là 7,1%, nữ giới là 1,9% [5]. BPTNMT gây gánh nặng to lớn cho kinh tế,


4

bệnh nhân BPTNMT chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và phòng
chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân thở máy [11].
1.2. Tình trạng dinh dƣỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): TTDD được định nghĩa là tập hợp các
đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hóa sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nhờ phát hiện về các
chất dinh dưỡng và tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá TTDD ngày càng

hoàn thiện và ngày nay đang dần trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng
học [12].
Suy dinh dưỡng: theo tổ chứ Y Tế Thế Giới suy dinh dưỡng là tình
trạng mất cân bằng giữa việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng với
nhu cầu của cơ thể để đảm bảo tăng trường và duy trì các hoạt động sinh tồn
của cơ thể con người [13].
Theo một nghiên cứu năm 2011, người ta ước tính được đối với bệnh
nhân BPTNMT suy dinh dưỡng ảnh hưởng từ 10-15% đến tình trạng sức khỏe
đối với bệnh nhân BPTNMT mức độ nhẹ và ảnh hưởng 50% đối với bệnh
nhân mức độ nặng [14] .
Nghiên cứu tại khoa Cấp Cứu, khoa Hồi Sức Tích Cực, Trung tâm Hô
Hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2014 trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT có tới
67,7% bệnh nhân có BMI < 18,5, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng
phương pháp SGA cho kết quả 10,4% bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ
SDD, 47,9% bệnh nhân nhóm SDD nhẹ và 41,7% bệnh nhân ở nhóm nguy cơ
SDD nặng [15].


5

1.2.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT

Suy dinh dưỡng
↓Năng lượng
đưa vào

-Khó thở
-Chán ăn

Leptin


↑Công hô hấp
Chuyển hóa
Protein

Yếu tố
viêm

Thuốc

Tăng chuyển hóa,
↑E tiêu hao

Đợt cấp COPD

Giảm Oxy
COPD

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
Bệnh nhân BPTNMT có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng do các nguyên
nhân sau:
 Giảm nguồn năng lƣợng ăn vào
Trong giai đoạn đầu của bệnh TTDD của bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng.
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn, nặng lên: ho
khạc đờm kéo dài, khó thở tăng…bắt đầu ảnh hưởng đến TTDD do bệnh nhân
gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, khó thở trong khi nhai, nuốt. Khi thở khó,
thở bằng miệng kết hợp với việc sử dụng thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng
làm giảm cảm giảm cảm giác thèm ăn [16]. Leptin là một peptide 167 amino
acid được sản xuất bởi các tế bào mỡ nằm trong nhóm adipocytokine. Leptin
là một tín hiệu cho thay đổi mô não và ngoại vi cũng như điều chỉnh lượng

calo, tiêu hao năng lượng cơ bản và trọng lượng cơ thể [17].


6

 Tăng chuyển hóa, tăng tiêu hao năng lƣợng
Bệnh nhân BPTNMT đặc biệt là bệnh nhân đang trong đợt cấp luôn đòi
hỏi cơ hô hấp làm việc gắng sức nên tăng nhu cầu tiêu hao năng lượng từ 1520% tiêu hao năng lượng lúc nghỉ [18]. Tác dụng phụ của một số thuốc giãn
phế quản gây khô miệng, tăng chuyển hóa, tăng tiêu thụ năng lượng [19].
 Yếu tố viêm
Viêm hệ thống có hậu quả nghiêm trọng và trở thành nguyên nhân
chính cho suy mòn của trong BPTNMT. Nồng độ các cytokine tiền viêm đã
được chứng minh là có liên quan chặt chẽ đến giảm cân không mong muốn.
Các kết quả của nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy rằng sự giải
phóng các chất trung gian gây viêm có thể góp phần làm tăng chuyển hóa,
tăng tiêu thụ năng lượng [20],[21].
 Tình trạng thiếu oxy
Bệnh nhân BPTNMT luôn trong tình trạng thiếu oxy, đặc biệt là trong
giai đoạn đợt cấp của bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra cho thấy rằng thiếu oxy
có thể kích thích việc sản xuất các chất trung gian viêm và tham gia vào làm
thay đổi chuyển hóa dinh dưỡng ở các bệnh nhân COPD [18],[22].
1.2.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT làm giảm tính đàn hồi của
phổi và chức năng hô hấp, giảm khối lượng cơ hô hấp, thay đổi cơ chế
miễn dịch tại phổi và kiểm soát hơi thở [23].
Thiếu vi chất dinh dưỡng: làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của
BPTNMT, thiếu protein và sắt có thể dẫn đến nồng độ hemoglobin thấp giảm
khả năng vận chuyển oxy, góp phần làm tăng mức độ nặng của BPTNMT.
Thiếu vitamin ảnh hưởng đến tổng hợp collagen là thành phần quan trọng của

mô liên kết tại mô phổi. Tại tế bào: nhiều chức năng cơ thể có thể tổn hại do


7

thiếu các chất, thiếu Mg, Ca, Phospho, Kali, giảm protein và phospholipid
góp phần gây tổn thương phế nang [23].
Bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng phổi, suy dinh dưỡng làm teo các mô
bạch huyết chủ yếu ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào, giảm số
lượng bạch cầu lympho T hỗ trợ (do giảm hoạt động của IL1), giảm sản xuất
lymphokine, monokine, tăng yếu tố hoại tử khối u gây chán ăn, suy thoái cơ
bắp, khi chuyển hóa chất béo thay đổi ức chế lipoprotein lipase mô gây ra
hiện tượng sốt [24].
Bệnh nhân BPTNMT bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến thay đổi hình thái,
chức năng, sức bền cơ hô hấp và phổi làm giảm hiệu suất hô hấp khi gắng
sức, suy hô hấp cấp tính, khó thở dữ dội hơn, chất lượng cuộc sống thấp và
khả năng tập thể dục cũng thấp hơn [21],[8]. Suy dinh dưỡng là yếu tố nguy
cơ phải nhập viện của bệnh nhân BPTNMT, nó cũng là dấu hiệu dùng để tiên
lượng xấu trong các đợt cấp của bệnh và có thể là yếu tố quyết định cho sự
cần thiết phải hỗ trợ thở máy [25].
1.3. Nhu cầu dinh dƣỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đối với người khỏe mạnh, việc thở là hoạt động bản năng mang tính
chất vô thức, tuy nhiên đối với bệnh nhân BPTNMT việc thở lại là một hoạt
động gắng sức có ý thức, chính vì vậy bệnh nhân BPTNMT có năng lượng
tiêu hao tăng từ 10 - 15% so với chuyển hóa cơ bản. Do đó, nếu bệnh nhân
không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý hoặc gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
thì sẽ dẫn đến việc giảm cân không mong muốn [7]. Bệnh nhân BPTNMT
nhập viện cần tiêu thụ thêm 10 Kcal/kg/ngày để đảm bảo nguồn năng lượng
cần thiết [18]. Một nghiên cứu khác năm 2011 tại Thụy Điển về tiêu thụ năng
lượng đã sử dụng năng lượng khuyến nghị cho bệnh nhân BPTMNT là 30

Kcal/kg/ngày [26]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Long năm 2014 trên bệnh
nhân đợt cấp BPTNMT tại bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng năng lượng


8

khuyến nghị 1860 Kcal/ ngày và 40 Kcal/kg/ngày [15]. Đỗ Thị Lương sử
dụng nhu cầu khuyến nghị > 1700 Kcal/ 24 giờ cho bệnh nhân BPTNMT giai
đoạn ổn định [27].
 Năng lƣợng
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho bênh nhân BPTNMT 30 - 35
Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày [28]. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng còn
phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, diễn biến bệnh từng giai đoạn,
bệnh đồng mắc để có sự điều chỉnh hợp lý.
Chia nhiều bữa trong ngày: có thể 5 - 6 bữa/ngày nếu bệnh nhân khó
thở nhiều. Bệnh nhân BPTNMT triệu chứng thường gặp là khó thở và ho [21]
chính điều này đã gây khó khăn trong việc ăn uống, mỗi bữa ăn bệnh nhân
thường ăn được ít hơn so với người bình thường, vì vậy cần chia nhỏ các bữa
ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân
đồng thời không gây tăng thêm khó thở hay ho cho bệnh nhân.
Hạn chế muối, đồ uống chưa gas, cồn, cafein: lượng muối khoảng
2- 3g/ngày khi bệnh nhân có suy tim hoặc tăng huyết áp kèm theo [29].
 Protein
Nhu cầu Protein khuyến nghị cho bệnh nhân BPTNMT là 1,2 - 1,7
g/kg/ngày. Cần tăng nhóm acid amin phân nhánh (BCAA- Branched chair
amino acids) giúp kích thích thông khí, cải thiện chức năng hô hấp [17].
 Lipid
Nhu cầu Lipid khuyến nghị cho bệnh nhân BPTNMT là 30 - 40% tổng
năng lượng. Trong đó 1/3 là acid béo no, 2/3 là acid béo no một nối đôi và
nhiều nối đôi. Chất béo không no nhiều nối đôi không chỉ cung cấp năng

lượng cao mà còn kìm hãm và phòng ngừa sự phát triển viêm ở bệnh nhân
BPTNMT [28].


9

 Glucid
Bệnh nhân BPTNMT nên ăn chế độ ăn giảm Glucid vì cacbonhydrat
chuyển hóa sẽ sinh ra CO2 làm bệnh nhân khó thở hơn. Nhu cầu khuyến nghị
Glucid cho bệnh nhân BPTNMT chiếm 40 - 50% tổng năng lượng [28].
 Vitamin và chất khoáng
Cung cấp đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng những đặc biệt chú ý
đến vitamin C, vitamin D, calci, magie, phospho, sắt [28].
1.4. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Đánh giá TTDD là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về
TTDD và nhận định tình hình trên cơ sở các thông tin, số liệu đó.
1.4.1. Đánh giá TTDD bằng chỉ số khối cơ thể BMI
Chỉ số khối cơ thể (Body mass index- BMI) hoặc chỉ số Quetelet được
nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra lần đầu tiên năm 1932, nhưng
đến năm 1985 chỉ số này mới được sử dụng rộng rãi khi tổ chức National
Institutes of Health dùng để đánh giá tình trạng béo phì [30]. Hiện nay BMI
đang được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá TTDD của con người nói
chung và của bệnh nhân nói riêng. BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia
bình phương chiều cao (mét), đơn vị của BMI là kg/m2.
Phương pháp này có ưu điểm các bước tiến hành đơn giản, an toàn, có thể
dùng trong nhiều điều kiện khác nhau, cho thông tin về TTDD trong một thời gian
dài trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế không phát
hiện được các thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian ngắn hoặc thiếu hụt dinh
dưỡng đặc hiệu, không phân biệt được những rối loạn chuyển hóa, di truyền, nội

tiết với thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng [12].


10

1.4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp tổng thể chủ
quan SGA
SGA (Subject Global Assessment) là một kỹ thuật kết hợp dữ liệu từ
các khía cạnh chủ quan và khách quan. SGA có 2 phần đánh giá:
Phần 1: Kiểm tra bệnh sử (thay đổi cân nặng, chế độ ăn uống, các triệu
chứng tiêu hóa, và những thay đổi chức năng vận động)
Phần 2: Kiểm tra lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt cá
chân và cổ chướng) giúp sàng lọc dinh dưỡng khi bệnh nhân vào viện. Ưu
điểm của phương pháp này là biết rõ được thời điểm gần đây bệnh nhân có
thay đổi tình trạng dinh dưỡng (xem phụ lục II) [31].
 Cách tính điểm SGA
- Phương pháp SGA không phải tính điểm bằng số.
- Điểm nguy cơ dinh dưỡng tổng thể không dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ.
- Không nên sử dụng hệ thống tính điểm cứng nhắc dựa trên các tiêu
chuẩn cụ thể.
 Hầu hết tính điểm từ
Phần 1: Sụt cân, khẩu phần ăn.
Phần 2: Giảm khối cơ, giảm dự trữ mỡ.
 Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “A” hoặc ít nguy cơ dinh dƣỡng
• Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại.
• Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn.
• Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.
• Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểu.
 Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “B” hoặc tăng nguy cơ dinh dƣỡng
• Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng trước khi nhập viện (5 - 10%).

• Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình thường < 50%).
• Mất lớp mỡ dưới da, giảm nhiều hoặc mất khoảng 2cm.


11

 Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “C” hoặc tăng nguy cơ dinh dƣỡng
• Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình thường).
• Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn bình thường > 50%).
• Mất lớp mỡ > 2cm, giảm khối cơ nặng.
 Mức đánh giá SGA
• Mức A: không có nguy cơ suy dinh dưỡng.
• Mức B: nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ.
• Mức C: nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng.
Chú ý:
Khi do dự giữa điểm A hoặc B, chọn B.
Khi do dự giữa điểm B hoặc C, chọn B.
1.4.3. Phương pháp điều tra khẩu phần
Phương pháp điều tra khẩu phần sử dụng trong nghiên cứu này là hỏi
ghi khẩu phần bằng phương pháp nhớ lại 24 giờ qua và điều tra tần suất tiêu
thụ lương thực thực phẩm. Đây là phương pháp sử dụng để phát hiện sư bất
hợp lý dinh dưỡng (thiếu hoặc thừa) của bệnh nhân trong chế độ nuôi dưỡng
tại bệnh viện và quá trình chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng.
1.4.3.1. Phương pháp nhớ lại 24 giờ qua
Có 2 cách ấn định thời gian hỏi
Cách 1: hỏi ghi tất cả những thực phẩm, kể cả đồ uống, được đối tượng sự
dụng trong 24 giờ kể từ lúc bắt đầu phỏng vấn đối tượng trở về trước.
Cách 2: hỏi ghi tất cả các thực phẩm, kể cả đồ uống, đối tượng sử dụng
trong 1 ngày hôm trước kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng của ngày hôm trước đến
lúc ngủ dậy buổi sáng ngày hôm sau.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhẹ nhàng với đối tượng nên
có sự hợp tác cao, nhanh, chi phí thấp, có thể áp dụng rộng rãi với các các đối
tượng có trình độ văn hóa thấp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số


12

nhược điểm như: có thể xảy ra hiện tượng “trung bình hóa khẩu phần” do điều
tra viên chỉnh khi phỏng vấn, đối tượng có thể nói quá lên với khẩu phần ít
hoặc nói giảm đi với khẩu phần nhiều, có thể quên không cố ý với những thực
phẩm ít sử dụng, khó ước tính chính xác một số loại thực phẩm, phụ thuộc
vào trí nhớ của đối tượng [12].
1.4.3.2. Điều tra tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm
Phương pháp điều tra tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP) sử
dụng để thu thập các thông tin về chất lượng khẩu phần, đưa ra một “bức
tranh” về bữa ăn của đối tượng. Nó không cung cấp số liệu về số lượng thực
phẩm cũng như các chất dinh dưỡng được sử dụng. Phương pháp này cho biết
những thức ăn phổ biến nhất, thức ăn có số lần sử dụng cao nhất hay ít nhất
hoặc không bao giờ ăn, những giao động về thực phẩm theo mùa [12].
Phương pháp này có ưu điểm nhanh, rẻ tiền, dễ được đối tượng chấp
nhận, nghiên cứu mối liên quan giữa thói quen ăn uống hoặc mức độ tiêu thụ
LTTP nào đó với tỷ lệ bệnh có liên quan. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn
chế chỉ cho biết tần suất sử dụng, mang ý nghĩa định tính hơn là định lượng.
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dƣỡng dƣỡng và nuôi dƣỡng
của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Yazdanpanah L và cộng sự (2010) nghiên cứu về nặng lượng và protein
với chức năng phổi trên bệnh nhân BPTNMT đã cho kết quả mối liên quan
giữa tình trạng giảm cân và BMI với khởi phát đợt cấp, số lần nhập viện, tỷ lệ
hỗ trợ thông khí nhân tạo, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân

BPTNMT [17].
Lee H và cộng sự (2013) nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và mức
độ nghiêm trọng của bệnh nhân BPTNMT: suy dinh dưỡng có liên quan đến


13

tình trạng bệnh và tử vong của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Tỷ lệ tử vong ở
bệnh nhân có BMI < 20 cao hơn 3 lần ở bệnh nhân có BMI ≥ 20 [32].
Damla Yilmaz và cộng sự (2015) cho kết quả năng lượng trung bình 24
giờ là 1906,3 Kcal, lượng protein là 72,7 gam, lipid là 54,1 gam, glucid là
273,2 gam, chất xơ là 20,7 gam [33].
Arslan M và cộng sự (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng
cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT khi nhập viện
cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT có nguy cơ SDD chiếm 55.6% [34].
1.5.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Quang Minh, Lê Thị Kim Nhung (2011) nghiên cứu “Đánh giá
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD người lớn tuổi tại bệnh viện
Thống Nhất” nghiên cứu thực hiện trên 129 bệnh nhân BPTNMT từ 60 tuổi
trở lên đã chỉ ra chỉ số khối cơ thể trung bình: 20,3 ± 4,07 kg/m², nhóm suy
dinh dưỡng chiếm 35,65 % và béo phì 5,42%. Nghiên cứu này đưa ra kết
luận BMI càng thấp thì tình trạng tắc nghẽn dòng khí càng nặng [35].
Nguyễn Đức Long, Lê Thị Diễm Tuyết (2014) nghiên cứu “Khảo sát
tình trang dinh dưỡng và nhận xét chế độ dinh dưỡng đang sử dụng ở bệnh
nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, nghiên cứu này được thực hiện
trên 96 bệnh nhân BPTNMT đợt cấp tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện
Bạch Mai cho kết quả 67,7% bệnh nhân có BMI < 18,5; 89,6% bệnh nhân có
nguy cơ SDD theo SGA. Năng lượng cung cấp trung bình của bệnh nhân là
1680 Kcal/ngày đạt 93 so với nhu cầu khuyến nghị sử dụng trong nghiên cứu
là 1860 Kcal/ngày, trung bình năng lượng cung cấp cho bệnh nhân theo cân

nặng là 37,2 Kcal/kg/ngày [15].
Đỗ Thị Lương (2015) nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn ổn dịnh và một số yếu tố liên quan tại bệnh
viện Bạch mai năm 2015”, nghiên cứu này được thực hiện trên 217 bệnh nhân


14

ngoại trú đến khám tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai cho kết quả
theo SGA có 20,3% bệnh nhân có nguy cơ SDD nhẹ, 6,4% bệnh nhân có
nguy cơ SDD nặng. Theo BMI có 25,6% bệnh nhân thiếu năng lượng trường
diễn. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TTDD và số đợt cấp trong một
năm, mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ nặng của bệnh, khẩu phần ăn thực
tế hàng ngày của bệnh nhân. Năng lượng cung cấp cho bệnh nhân là 1490 ±
428 Kcal/24 giờ đáp ứng 87,6% so với nhu cầu khuyến nghị sử dụng trong
nghiên cứu là >1700 Kcal/24 giờ. Protein, lipid, chất xơ , Ca, Fe, Ma, và một
số loại vitamin đều không đạt so với nhu cầu khuyến nghị, thấp nhất là chất
xơ đạt 23% so vơi nhu cầu khuyến nghị [27].


×