Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THÓI QUEN ăn UỐNG của BỆNH NHÂN UNG THƯ dạ dày TRƯỚC PHẪU THUẬT tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2018 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.86 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TỐNG MỸ HOA

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG
CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY TRƯỚC PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018 – 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 – 2019

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TỐNG MỸ HOA

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG
CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY TRƯỚC PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018 – 2019
Chuyên ngành


: Cử nhân Dinh dưỡng

Mã ngành

: 52720303

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 – 2019
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

HÀ NỘI - 2019
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..............................................................................3
1.1 Một số khái niệm cơ bản về ung thư..............................................................3
1.2 Ung thư dạ dày...............................................................................................3
1.2.1 Dịch tễ học về ung thư dạ dày.................................................................3
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày...................................................6
1.2.3 Các biện pháp phòng chống ung thư dạ dày............................................9
1.2.4 Dinh dưỡng và ung thư dạ dày..............................................................10
1.2.5 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày..........................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............18
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................18
2.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................18
2.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................18
2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu....................................................................................18
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................................19

2.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin........................................................19
2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin chung..........................................................19
2.6.2 Kỹ thuật thu thập thông tin nhân trắc học..............................................20
2.6.3 Công cụ thu thập thông tin thói quen ăn uống.......................................20
2.6.4 Phương pháp thu thập............................................................................21
2.6.5 Các bước thu thập số liệu.......................................................................21
2.7 Sai số và cách khống chế..............................................................................21
2.7.1 Sai số nhớ lại..........................................................................................21
2.7.2 Sai số thông tin......................................................................................22
2.7.3 Sai số trong nhập và xử lí số liệu...........................................................22
2.8 Quản lí, xử lí và phân tích số liệu................................................................22


2.9 Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1 Đặc điểm của quần thể nghiên cứu..............................................................23
3.2 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân UTDD trước phẫu thuật (theo BMI),
theo giới tính và theo tuổi...................................................................................23
3.3 Thói quen dinh dưỡng của bệnh nhân UTDD trước phẫu thuật...................24
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................32
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................................32
4.2 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật UTDD..................32
4.3 Thói quen dinh dưỡng của bệnh nhân UTDD trước phẫu thuật tại bệnh viện
Đại học Y Hà Nội...............................................................................................33
4.3.1 Thói quen sử dụng thức uống.................................................................33
4.3.2 Thói quen cơm và lương thực khác........................................................35
4.3.3 Thói quen sử dụng dầu mỡ.....................................................................36
4.3.4 Thói quen sử dụng đậu đỗ......................................................................37
4.3.5 Thói quen sử dụng rau củ quả................................................................38
4.3.6 Thói quen sử dụng thịt, cá, trứng...........................................................39

KẾT LUẬN.......................................................................................................41
KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của châu Á Thái Bình Dương
(IDI&WPRO)...................................................................................16
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.........................................23
Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu..................................23
Bảng 3.3: Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo giới.........................................24
Bảng 3.4: Thói quen sử dụng thức uống của đối tượng nghiên cứu..................24
Bảng 3.6: Thói quen sử dụng các loại lương thực khác.....................................25
Bảng 3.7: Thói quen sử dụng chất béo...............................................................26
Bảng 3.8: Thói quen sử dụng đậu đỗ, lạc...........................................................27
Bảng 3.9: Thói quen sử dụng rau.......................................................................28
Bảng 3.10: Thói quen sử dụng các loại quả......................................................29
Bảng 3.11: Thói quen sử dụng thịt.....................................................................29
Bảng 3.12: Thói quen sử dụng các loại cá..........................................................30
Bảng 3.13: Thói quen sử dụng trứng..................................................................31


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học
Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Giám đốc Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng, các Thầy Cô trong Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực Phẩm đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ và góp ý cho em trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS.BS Nguyễn Thị

Hương Lan, người Thầy đã định hướng và tận tình hưỡng dẫn chỉ bảo cho em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ công nhân viên và bệnh
nhân, gia đình người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
và cung cấp nhưng thông tin quý báu giúp em thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và
bạn bè đã thường xuyên quan tâm, động viên, ủng hộ và giúp đỡ em về mọi mặt
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài FIRST “Xây dựng và kiểm định
chất lượng công cụ nghiên cứu phục vụ các nghiên cứu quan sát trong khoa học
sức khỏe ở Việt Nam” – Sử dụng nguồn vốn do Dự án FIRST tài trợ có mã số
8/FIRST/1.a/HMU.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Tống Mỹ Hoa


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, trường Đại học Y Hà Nội
- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, trường Đại học Y Hà Nội.
- Hội đồng chấm thi khóa luận.
Tên em là: Tống Mỹ Hoa
Sinh viên: Tổ 35, lớp Y4M – chuyên ngành Cử nhân Dinh Dưỡng – Đại học Y
Hà Nội.
Em xin cam đoan bản khóa luận này là kết quả của một quá trình học tập và
nghiên cứu nghiêm túc. Các kết quả nghiên cứu được xử lý trên những số liệu

hoàn toàn trung thực và khách quan. Kết quả thu được chưa được đăng tải dưới
bất kì hình thức nào.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Tống Mỹ Hoa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASR

: Tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (Age Standardized Rate)

DLQ

: Bộ câu hỏi về nhân khẩu và lối sống
( Demography and Lifestyle Questionnaire)

IARC

: Tổ chức phong chống ung thư Quốc tế
(International Agency for Research on Cancer)

SDD

: Suy dinh dưỡng

SQFFQ : Bộ câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực phẩm bán định lượng
(Semi-quantitative food frequency questionnaire)
TTDD


: Tình trạng dinh dưỡng

UTDD

: Ung thư dạ dày


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trên toàn cầu sau các
bệnh về tim mạch. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thì hằng năm toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mắc và một nửa
trong số đó chết vì căn bệnh này. Năm 2018 trên thế giới ước tính tăng lên 18,1
triệu trường hợp mới mắc và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư. Số người sống
trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán ung thư, được gọi là tỷ lệ 5 năm, ước tính
là 43,8 triệu người [1], [2].
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những loại ung thư phổ biến trên
thế giới, chiếm 10,5% các loại ung thư và 60-70% ung thư đường tiêu hóa. Ở
Việt Nam, UTDD là ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư đường tiêu
hóa, đứng thứ hai trong các loại ung thư thường gặp ở nam giới, đứng thứ ba ở
nữ và đang có chiều hướng gia tăng về tỉ lệ mắc [3], [4].
Các yếu tố nguyên nhân và nguy cơ thuộc môi trường sống và lao động
chịu trách nhiệm 80% toàn bộ ung thư trên toàn thế giới. Trong đó các yếu tố
môi trường, thói quen dinh dưỡng là nguyên nhân và nguy cơ của 35% toàn bộ
ung thư nói chung và UTDD nói riêng [5]. Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu
hóa, là nơi tiếp nhận, lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Qua đó, cơ thể con người hấp
thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Có những thực phẩm tốt giúp ngăn
ngừa ung thư như rau, củ quả, các loại hạt hay đậu phụ. Bên cạnh đó cũng có
những thực phẩm tồn tại chất gây ung thư hoặc hình thành qua quá trình chế

biến hoặc bảo quản như bánh quy, đồ chiên rán quay nướng ở nhiệt độ cao hay
đồ ăn sẵn như xúc xích, giò chả, mì tôm, các loại gia vị,… những thực phẩm
này là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ dẫn đến UTDD [6], [7].
Suy dinh dưỡng (SDD) ở bênh nhân ung thư làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng
và kéo dài thời gian nằm viện [8], [9], [10]. Ngoài ra, SDD còn làm giảm chất


2
lượng cuộc sống và làm giảm sức đề kháng của cơ thể [11], [12]. SDD là yếu
tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự phục hồi của các bệnh nhân hậu phẫu nói
chung và bệnh nhân sau phẫu thuật UTDD nói riêng. Phát hiện sớm được các
bệnh nhân SDD trước phẫu thuật để có biện pháp điều trị kịp thời chắc chắn
làm giảm biến chứng sau phẫu thuật.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra một số
yếu tố ngoại sinh có liên quan (như thói quen ăn uống, thuốc lá…) và tỉ lệ mắc
UTDD. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về UTDD chủ yếu đề cập đến
vấn đề chẩn đoán, điều trị mà các nghiên cứu đề cập đến thói quen ăn uống tác
động đến UTDD, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật còn
chưa nhiều. Đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh
nhân UTDD trước phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 20182019” đã được thực hiện với mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày trước
phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Mô tả thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư dạ dày trước
phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1Một số khái niệm cơ bản về ung thư
- Ung thư là một bệnh lí “ác tính” của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tá

nhân sinh ung thư, các tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không
tuân theo các cơ chế về kiểm soát về phát triển của cơ thể [13], [14].
- Có đến hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể con người, tuy giống
nhau về bản chất nhưng có nhiều điểm khác nhau như: nguyên nhân gây bệnh,
tiến triển bệnh, tiên lượng bệnh, phương pháp điều trị … [14], [13].
- Các tác nhân sinh ung thư chủ yếu từ bên ngoài môi trường (khoảng
80%) như thuốc lá, rượu, thực phẩm và các chất hóa học… trong khi các tác
nhân nội sinh từ di truyền chỉ chiếm một phần nhỏ (10%). Điều này cho thấy
phòng bệnh ung thư là có hiệu quả nếu kiểm soát được các tác nhân từ môi
trường [14], [13].
1.2 Ung thư dạ dày
UTDD là loại ung thư thuộc đường tiêu hóa hay gặp ở nước ta và một số
nước trên thế giới. Cho đến nay, UTDD vẫn là bệnh có tiên lượng xấu với tỉ lệ
sống trên 5 năm dưới 40% [15].
1.2.1 Dịch tễ học về ung thư dạ dày
Ở các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai
sau bệnh tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau
nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch. Trong đó, UTDD có tỉ lệ mắc đứng
hàng thứ tư và tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ hai ở cả hai giới trên thế giới [16].
Tỉ lệ UTDD rất khác biệt giữa các vùng địa lí, bệnh gặp nhiều ở Đông
Á, chiếm hơn một nửa, cao nhất là Trung Quốc [17].
UTDD ít gặp ở lứa tuổi trước 40, tỷ lệ này tăng dần sau tuổi 40 và cao
nhất ở lứa tuổi trên 60. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, có sự gia tăng báo động
về tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi, đặc biệt là những người dưới 40 tuổi. Nam


4
giới gặp nhiều hơn nữ giới (với tỷ lệ là 2/1). Rất nhiều nghiên cứu dịch tễ cho
thấy tỷ lệ mắc UTDD cao thường xảy ra ở tầng lớp dân cư có điều kiện kinh tế
thấp, nguyên nhân còn có thể do nhiều yếu tố phối hợp [16], [3].

1.2.1.1 Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới
Theo Globocan 2018, UTDD chiếm 5,7% và đứng thứ 5 trong tổng
số ca ung thư mới mắc. Tỉ lệ tử vong do UTDD gây ra đứng thứ 2, với 783000
ca chiếm 8,2% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư [18].
UTDD phân bố không đồng đều và thay đổi theo từng vùng địa lí trên
thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao rõ rệt ở Đông Á. Hiện tại Hàn Quốc là quốc
gia có tỷ lệ cao nhất thế giới ở cả hai giới, tiếp theo là Mông Cổ, Nhật Bản và
Trung Quốc. Trong số nam giới, đây là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến
nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở một số quốc gia
Tây Á, bao gồm Iran, Turkmenistan và Kyrgyzstan. Trong khi đó, Bắc Mĩ, Bắc
Âu và các nước Châu Phi có tỷ lệ mắc thấp nhất. Tại khu vực Đông Nam Á,
Việt Nam có tỷ lệ UTDD cao nhất, sau đó là Singapore, Myanma và Malaysia
[18], [16].
Trước đây, UTDD được coi là vấn đề của các nước phát triển thì hiện
nay gần hai phần ba tổng số người mắc trên thế giới lại thuộc các nước đang
phát triển. Tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi trên thế giới là 15,7/100000 ở nam và
7,0/100000 ở nữ. Đối với tỉ lệ tử vong, tỉ lệ chuẩn hóa theo tuổi trên toàn thế
giới là 11,7/100000 đối với nam và 5,2/100000 đối với nữ [18].
Tỷ lệ mắc UTDD trên thế giới có sự thay chủ yếu là do thay đổi chế độ
ăn, cách bảo quản thức ăn và các yếu tố môi trường. Hiện tại, UTDD là
nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây tử vong do ung thư và là bệnh ung thư phổ
biến thứ năm trên toàn thế giới. Số ca mắc mới tuyệt đối mỗi năm vẫn đang gia
tăng, có khoảng 1 triệu ca mắc mới trong năm 2018 chiếm 5,7% tổng số ca
ung thư mới mắc [19].


5
1.2.1.2 Tình hình ung thư dạ dày tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển trong khu vực.
Nhưng cùng với đó Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép. Ngoài

việc phải đối mặt với bệnh lây nhiễm thì bệnh không lây nhiễm như tim mạch,
đái tháo đường, ung thư… cũng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Trong đó, ung thư là gánh nặng bệnh tật cao nhất (chiếm 11% tính theo
DAILY). Số người mới mắc ung thư trong một năm ở Việt Nam ước tính là
125.036 theo Globocan 2012. Năm 2018, ước tính có 164671 trường hợp mới
mắc và 114871 ca tử vong do ung thư [20].
Ở Việt Nam, UTDD chiếm một vị trí quan trọng trong số các ung thư
hay gặp và là bệnh ung thư phổ biến trong các loại ung thư đường tiêu hóa.
Theo số liệu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC (Globocan
2018), Việt Nam có khoảng 17500 ca mắc mới và có khoảng 15000 bệnh nhân
chết do UTDD. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở cả hai giới là 15,9/100000 dân. Số
trường hợp mắc và tử vong do UTDD ở nam giới (11161 và 9395 ca) đứng thứ
3 sau ung thư gan và ung thư phổi, trong đó số trường hợp mắc và tử vong ở
nữ (6366 và 5670), đứng thứ 4 sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung
thư phổi. Tỉ lệ UTDD ở nam cao gấp 2,3 lần ở nữ [20].
Giữa các vùng miền của Việt Nam cũng có sự chênh lệch về tỉ lệ mắc
UTDD. Theo Bùi Xuân Trường và cộng sự, tỷ lệ UTDD có sự khác biệt giữa hai
giới và hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Ở nam giới, UTDD đứng thứ 2 trong 5
loại ung thư thường gặp là ung thư phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng và ung thư
hầu họng. Ti lệ mắc UTDD ở nam tại Hà Nội là 30/100000 dân cao hơn so với
16,5/100000 dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở nữ, UTDD đứng hàng thứ 3 sau
ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ mắc UTDD ở nữ tại Hà Nội vào khoảng
16/100000 dân cao hơn so với khoảng 7,5/100000 dân tại thành phố Hồ Chí
Minh. Như vậy tỉ lệ mắc UTDD của thành phố Hà Nội (miền Bắc) cao khoảng


6
gấp 2 lần ở cả 2 giới so với thành phố Hồ Chí Minh (miền Nam) [21]. Trong ghi
nhận gần đây nhất tại 5 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam (Hà Nội, Thái
Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ). Kết quả cho thấy UTDD

mắc với tỷ lệ khác nhau. Hà Nội giai đoạn 2001-2004 có tỉ lệ mắc chuẩn theo
tuổi ở nam giới (ARS) là 30,3/100000; Cần Thơ đứng thứ 2: 19,4/100000; Thừa
Thiên Huế thấp nhất:14,4/100000. Ở nữ giới, nơi có tỉ lệ cao nhất cũng là Hà
Nội (ARS: 15,0/100000) và Thái Nguyên có tỉ lệ thấp nhất (ARS: 6,7/100000)
[16].
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày
UTDD là một bệnh mạn tính, diễn biến từ từ, âm thầm, triệu chứng mơ
hồ nên phần lớn bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân gây ung
thư đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ nhưng một số yếu tố nguy cơ đã được
xác minh [14].
1.2.2.1 Các yếu tố bên ngoài
Đây là nhóm gồm các tác nhân từ thiên nhiên và môi trường sống của
con người tác động vào làm biến đổi tổ chức của cơ thể và gây ung thư. Các
tác nhân bao gồm:
a, Yếu tố môi trường
Môi trường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các yếu tố dẫn đến ung
thư. Theo Doll và Peto, trên 80% nguyên nhân do môi trường bên ngoài. Trong
đó, dinh dưỡng chiếm 35%, thuốc lá chiếm 30%…còn tỉ lệ tự đột biến rất thấp
chỉ khoảng 10% với ung thư nói chung và UTDD nói riêng [14], [5].
- Thói quen ăn uống là “thủ phạm” chủ yếu, phương pháp chế biến và bảo
quản là những yếu tố bổ trợ gây UTDD. Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học
cho thấy vai trò của chế độ ăn có liên quan đến sự phát triển của UTDD. Một
số yếu tố gây UTDD như: Chế độ ăn nhiều muối và các thực phẩm được bảo
quản bằng muối; Hợp chất nitrosamine nitrate có nhiều trong các nguyên liệu


7
dùng làm chất bảo quản cá và thịt. Vi khuẩn biến nitrate thành nitrite, nitrite
kết hợp với amin trong dạ dày tạo nitrosamine dưới điều kiện pH acid; Thói
quen nấu nướng ở nhiệt độ cao (acrylamide hình thành trong đồ chiên rán).

Ngoài ra, bữa ăn ít rau củ, trái cây cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc UTDD
[22], [23], [24].
- Tình trạng sử dụng rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc UTDD. Theo
nghiên cứu của tác giả Tramacere (2012) cho thấy mối tương quan giữa uống
rượu và nguy cơ UTDD. So với người không uống rượu, người uống rượu có
nguy cơ UTDD cao gấp 1,07 lần và 1,2 lần so với người nghiện rượu nặng (≥ 4
ly/ ngày). Người tiêu thụ 10g/ ngày có nguy cơ cao gấp 0,95 lần và 1,14 lần
đối với người uống 15g/ ngày [25].
- Nhiều nghiên cứu đã xác định hút thuốc lá tăng nguy cơ UTDD [26],
[27]. Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất khác nhau, trong số đó có khoảng 200
loại gây hại cho sức khỏe và có 43 chất đã được chứng minh gây ung thư như
benzopyren, nitrosamine, cadmium, nickel,… mặt khác, việc hút thuốc (thuốc
lá, thuốc lào) còn tạo điều kiện thuận lợi phát triển các tổn thương tiền ung
thư [13].
b, Vai trò của Helicobacter pylori (Hp)
Năm 1983, Marshall và Warren đã phát hiện ra loài vi khuẩn hình xoắn
ở hang môn vị có vai trò gây viêm loét dạ dày, gọi là Helicobacter pylori (Hp).
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày- tá tràng chiếm 8090% [28].
Từ năm 1993 trở lại đây sau khi phát hiện ra vi khuẩn Hp và xác định
vai trò của nó trong viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng, người ta bắt đầu tìm
hiểu mối liên quan giữa Vi khuẩn Hp và UTDD. Hp có khả năng gây tổn
thương niêm mạc do đó viêm niêm mạc dạ dày kết hợp cùng các yếu tố khác
dẫn đến dị sản, loạn sản và ung thư, điều này được nhiều tác giả trên thế giới


8
thừa nhận [16]. Một phân tích tổng hợp tại Hàn Quốc đã tìm ra mối liên quan
giữa nhiễm H.pylori và nguy cơ UTDD (OR=1,81, KCT 95%, 1,29-2,54) [29].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiễm Hp là yếu tố nguy cơ chính của UTDD [30],
[31]. Ở Việt Nam, có tới 60% các trường hợp bị UTDD đều tìm thấy vi khuẩn

Hp. Những người nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ bị UTDD cao gấp 2-6 lần
so với người không nhiễm, ở Việt Nam thì cao hơn 3,3 – 4,7 lần. Hơn nữa
một số nghiên cứu thử cho thấy điều trị Hp làm giảm nguy cơ bị UTDD ở
những vùng có nguy cơ cao. Mối liên quan giữa Hp và ung thư biểu mô dạ
dày chặt chẽ đến mức mà năm 1994, tổ chức Y tế Thế giới đã xếp vi khuẩn
này là tác nhân quan trọng hàng đầu hay là nhóm 1 trong các tác nhân gây
UTDD-carcinoma [32].
c, Epstein-Barr virus
Sự hiện diện của virus Epstein-Barr (EBV) đã được tìm thấy trong
khoảng 5% đến 16% bệnh ung thư dạ dày. Virus thường được tìm thấy ở nam
giới hơn nữ giới, trong các khối u của tim hoặc cơ thể dạ dày và trong các khối
u được tìm thấy trong các mẫu vật cắt dạ dày. Nó rất phổ biến (~ 90%) trong u
nguyên bào lympho dạ dày (ung thư biểu mô với u lympho) [33].
1.2.2.2 Các yếu tố bên trong
a, Yếu tố di truyền
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có người thân trong gia đình mắc
UTDD thì có nguy cơ mắc cao hơn gấp 2 lần so với người khác [34]. Ung thư
dạ dày loại ruột ở bệnh nhân trẻ tuổi có liên quan chặt chẽ với tiền sử gia đình
mắc ung thư dạ dày ở người thân độ 1 (OR, 2.5) [35]. Một số nghiên cứu cho
thấy rằng, UTDD có liên quan đến nhóm máu. Hệ số mắc bệnh của nhóm máu
A là cao nhất 1,35; nhóm máu B là 1,21; nhóm máu AB là 1,01 và nhóm máu
O là 0,73. Tỷ lệ mắc UTDD ở nhóm máu A tăng 15 – 20% [14], [16].


9
Các nghiên cứu về gen ức chế ung thư và các dấu hiệu của khối ung thư
cũng đã được đề cập trong UTDD nhưng cơ chế chưa rõ ràng. Sự đột biến của
gen ức chế khối u (gen P53 và Rb) đóng vai trò sinh khối u và phát triển ung
thư. Ở bệnh nhân UTDD, đột biến gen P53 xảy ra ở khoảng 54% UTDD
nguyên phát và 85% ung thư đến di căn ở các hạch bạch huyết [3].

b, Các tổn thương tiền ung thư
Một số tổn thương hoặc bệnh lí được coi là nguy cơ cao của UTDD như
viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính (biermer), dị sản ruột, u tuyến dạ
dày (thông thường là polyp dạ dày) [16], [13]. Các trường hợp loét dạ dày ở
vùng bờ cong nhỏ, loét xơ chai thì 10% trong số đó tiến triển thành UTDD. 1020% số trường hợp bị polyp tuyến của niêm mạc dạ dày có kích thước > 2 cm
có nguy cơ ung thư hoá cao [36].
Mối quan hệ giữa loét dạ dày và ung thư đã được tranh cãi từ lâu, kể từ
khi Cruveilhier lần đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa loét mạn tính và ung thư,
nhưng có bằng chứng cho thấy bệnh loét dạ dày có liên quan tích cực với nguy
cơ phát triển ung thư dạ dày. Những bệnh nhân cắt dạ dày do loét làm tăng
nguy cơ mắc UTDD lên 2-4 lần [13].
1.2.3 Các biện pháp phòng chống ung thư dạ dày
Nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành UTDD, bên cạnh những yếu tố
chưa thể khắc phục được như chủng tộc, gen, còn nhiều yếu tố có thể hạn chế
và khắc phục giúp làm giảm nguy cơ mắc UTDD:
1.2.3.1 Chế độ ăn
- Nên ăn nhiều rau củ, trái cây. Trong rau tươi, trái cây chứa nhiều
vitamin C và β- caroten là những chất chống oxy hóa (antioxidants), ngoài ra
vitamin C còn có khả năng làm giảm việc biến đổi tiền chất sinh ung thư
nitrate thành nitrite.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá


10
- Hạn chế ăn mặn,
- Hạn chế ăn thức ăn bảo quản, lên men: thịt cá ướp muối, hun khói, đồ
hộp, dưa cà muối.
- Không nên ăn các thực phẩm đun ở nhiệt độ cao, đặc biệt là thực phẩm
giàu chất béo đồ rán, đồ quay, đồ nướng.
1.2.3.2 Vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm

- Vệ sinh ăn uống, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
- Tránh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu để giảm sự tạo thành
nitrate trong thực phẩm và nguồn nước.
1.2.3.3 Các biện pháp dự phòng khác
- Những người trên 40 tuổi nên soi dạ dày nhằm kiểm tra phát hiện những
tổn thương ở dạ dày nhằm kịp thời điều trị.
- Phát hiện viêm dạ dày cần điều trị ngay không nên để dẫn đến viêm mạn
hoặc loét. Nếu điều trị viêm loét dạ dày mà lâu không khỏi thì cần phẫu thuật
cắt bỏ.
- Với những bệnh nhân kiểm tra thấy nhiễm vi khuẩn Hp cần điều trị ngay.
1.2.4 Dinh dưỡng và ung thư dạ dày
1.2.4.1 Mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư dạ dày
Mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư nói chung được thể hiện trên
hai khía cạnh: trước hết là sự có mặt của các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư
trong các thực phẩm, bên cạnh đó có một số chất làm giảm nguy cơ ung thư
(vitamin, chất khoáng, chất xơ). Bên cạnh đó sự mất cân đối trong khẩu phần
ăn cũng là nguyên nhân sinh bệnh [37].
1.2.4.2 Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa UTDD và
khẩu phần ăn nhiều muối, chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm và ít hàm
lượng rau, hoa quả tươi [38], [22].


11
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan chặt chẽ với hiện tượng gia tăng
nguy cơ UTDD. Nghiên cứu trên động vật phát hiện chế độ ăn nhiều muối làm
tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo ra hiện tượng viêm teo niêm mạc dạ dày và
tạo điều kiện thuận lợi phát sinh UTDD khi kết hợp với nhiễm vi khuẩn Hp
[39], [22].
Nghiên cứu cho thấy nitrate không làm giảm nguy cơ UTDD. Tuy nhiên

nitrat có thể chuyển thành nitrite do vi khuẩn trong miệng. Nhờ axit dạ dày nó
chuyển thành axit nitric, phản ứng với amin tạo thành nitrosamine, một chất
gây UTDD [23], [40]. Phần lớn nitrate vào cơ thể từ rau chiếm 80%, lượng
nitrate tăng cao trong rau quả là do sử dụng phân bón hóa học có hàm lượng
nitơ cao. Ngoài ra, nitrate có thể vào cơ thể từ nước uống, thịt, cá, muối, …
Một số nghiên cứu đã cho thấy những nơi có hàm lượng nito cao trong nước
uống thì 3/4 dân số ở tuổi 45 bị viêm teo dạ dày, trong đó chỉ có chỉ có khoảng
1/2 dân số ở độ tuổi này bị viêm teo dạ dày ở những vùng có tỷ lệ nitrate thấp
[3], [41].
Qua quá trình chế biến như ướp muối, hun khói, muối chua…. các vi
khuẩn tác động biến nitrate thành nitrite. Tại dạ dày, nitrite tác dụng với amin
bậc 2 có trong thức ăn tạo thành hợp chất nitrosamine. Đây là chất gây ung thư
mạnh trên thực nghiệm [3], [36] .
Thịt hun khói hoặc thực phẩm được rán trong dầu/mỡ đã sử dụng sẽ tạo
ra benzopyren- một chất được chứng minh gây ung thư mạnh trên thực nghiệm
[42]. Việc nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao tạo ra các sản phẩm nhiệt phân
hydrocacbon gây ung thư như benzopyren và benzathranxen [43].
Rượu làm tăng nguy cơ gây UTDD, do sự chuyển hóa và hấp thụ
ethanol. Ethanol được chuyển hóa thành acetaldehyd sau đó được oxy hóa
thành acetat. Acetaldehyd được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân
loại là chất ung thư nhóm 1 cho con người [44]. Nguy cơ ung thư dạ dày tăng


12
theo liều uống rượu trung bình và những người tiêu thụ một liều rượu cao có
nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 3,27 lần (95% CI, 1,01, 10,56) so với người
không uống rượu [45]. Một số nghiên cứu cho thấy tần suất sử dụng rượu càng
nhiều thì nguy cơ ung thư dạ dày càng cao. Tỷ lệ nguy cơ ung thư dạ dày là
2,00 (95% CI: 1,04-3,82) cho tần suất tiêu thụ rượu cao nhất (2-7 lần mỗi tuần)
so với uống thường xuyên (một số ít số lần mỗi năm) và 1,90 (KTC 95%:

1,13-3,18) cho ≥ 100,0 g ethanol/ tuần so với 0,1-9,9 g ethanol/ tuần [46].
1.2.4.3 Các yếu tố làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày


Có khá nhiều nghiên cứu bệnh chứng cho thấy các loại rau quả tươi

chứa nhiều vitamin A, C, E làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, thông qua quá
trình oxy hóa ức chế đột biến gen. Khả năng chống lại ung thư của vitamin C
cho thấy hoạt động như một chất antioxidant trong dạ dày, làm giảm sự hình
thành các gốc nitrogen và oxy tự do. Ngoài ra các chất chống oxy hóa khác
như Beta-carotene cũng có khả năng ức chế các gốc tự do sinh ung thư [16].
Theo Lê Trần Ngoan (2003), ăn nhiều trái cây tươi, đậu phụ, rau dạng khoai củ
sẽ làm giảm từ 40 -50% nguy cơ UTDD [38]. Theo nghiên cứu của Bertuccio
cho thấy mối tương quan giữa việc ăn nhiều hoa quả tươi và rau với việc giảm
nguy cơ UTDD lần lượt là RR 0,66 (95%CI 0,73 – 0,93), RR 0,71 (95% CI
0,53 – 0,94) [47].
 Bên cạnh đó, hoa quả rau củ còn chứa một lượng chất xơ rất lớn. Chất
xơ có vai trò thúc đẩy nhanh lưu thông trong ống tiêu hóa, làm giảm thời gian
tiếp xúc của chất gây ung thư với niêm mạc dạ dày và chất xơ còn có thể cố
định các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ thể.


Sử dụng phương tiện bảo quản lạnh thức ăn cũng góp phần làm giảm

nguy cơ UTDD. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sử dụng tủ lạnh và
nguy cơ ung thư dạ dày là 0,70 (KTC 95%, 0,56-0,88; P <0,001). Phân tích
phân nhóm cho thấy mối liên quan nghịch đảo đáng kể giữa sử dụng tủ lạnh và


13

nguy cơ ung thư dạ dày đã được quan sát thấy ở một số nước châu Á (OR =
0,68, 95% CI, 0,50-0,93; P = 0,002) [48].
1.2.4.3 Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư dạ
dày
Bác sĩ Robert Mc. Carison đã đến vùng đất Hunza (phía Tây Bắc của Ấn
Độ). Ở đây ông khám phá ra mọi người dân sống hoàn toàn khỏe mạnh, không
hề có bệnh truyền nhiễm cũng như loét dạ dày tá tràng hay ung thư nào. Ông
đưa ra lời giải thích về sự khác thường của người Hunza là nhờ bữa ăn hàng
ngày gồm toàn bánh mỳ lứt, lúa mạch, ngô cùng các loại rau xanh đậu, mơ và
một chút bơ sữa chỉ ngày lễ mới có. Người Hunza không ăn gạo đã xay xát,
đường, trà đen và gia vị. Vào năm 1927, chính Robert Mc. Carison đã chứng
minh được giả thiết của minh qua hàng loạt thí nghiệm trên động vật [49].
Năm 2017, tác giả Xu Y cùng cộng sự đã phân tích tổng hợp 11 nghiên
cứu về mối lên quan giữa ngũ cốc và nguy cơ UTDD và chỉ ra rằng ngũ cốc
nguyên hạt làm giảm nguy cơ UTDD (OR, 0,61, 95% CI, 0,40-0,83) và ngũ
cốc tinh chế làm tăng nguy cơ gây UTDD (OR, 1,65, 95% CI, 1,36-1,94) [50].
Uống đậu nành/ ăn đậu phụ thường xuyên có liên quan đáng kể đến việc
giảm nguy cơ ung thư dạ dày, (P cho xu hướng = 0,036). Có mối liên quan
nghịch đảo đáng kể giữa lượng đậu nành/ đậu phụ và nguy cơ ung thư dạ dày ở
phụ nữ (RR = 0,41, KTC 95%: 0,22-0,78). Đàn ông sử dụng lượng đậu nành
/đậu phụ cao có nguy cơ mắc ung thư dạ dày thấp hơn, nhưng mức giảm này
không có ý nghĩa thống kê (RR = 0,77, KTC 95%: 0,52-1,13) [51].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen ăn nhiều muối và ít rau củ quả làm
tăng nguy cơ UTDD [22], [52]. Ngược lại, chế độ ăn nhiều rau củ quả sẽ giảm
nguy cơ UTDD [53], [54]. Nghiên cứu của tác giả Bae và Kim cho kết quả
giảm 13% UTDD theo lượng hoa quả ăn vào, đặc biệt là quả có múi. Tiêu thụ
100g quả có múi/ ngày sẽ giảm 40% UTDD (OR =0,60; 95% CI, 0.44 - 0.83)


14

[55]. Trong nghiên cứu thuần tập về thói quen dinh dưỡng và UTDD ở người
Nhật năm 2003, tác giả Lê Trần Ngoan cũng cho thấy mối liên quan đó [38].
Theo thống kê phân tích của Kim SR và cộng sự cho thấy: có mối liên
quan tích cực giữa tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến đến nguy cơ UTDD. Tăng
tiêu thụ 100g thịt đỏ/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ UTDD gấp 1,26 lần; với thịt
chế biến, tăng tiêu thụ 50g/ ngày sẽ tăng nguy cơ UTDD gấp 1,72 lần [56].
Nghiên cứu phân tích của Tareke E và cộng sự năm 2002 đã chứng minh
các thức ăn nấu ở nhiệt độ cao sinh ra chất Acrylamide là chất hóa học
carcinogen có khả năng gây ung thư [57]. Nghiên cứu bệnh chứng của tác giả
Lê Trần Ngoan ở Việt Nam cũng cùng quan điểm [58].
1.2.5 Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày
1.2.5.1 Một số khái niệm


Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể phản ánh mức độ cơ thể được thỏa
mãn nhu cầu sinh lý về các chất dinh dưỡng. Sự cân bằng giữa khẩu phần dinh
dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng sẽ cho một trạng thái sức khỏe tốt. Khi cơ thể có
tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) nghĩa là có vấn
đề về sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai [59].


Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ, sự
thiếu hụt hay dư thừa năng lượng và các chất dinh dưỡng gây ra những bất
lợi đến cấu trúc, hình dáng và chức phận của cơ thể [60]. SDD bao gồm 3
tình trạng: Sự thiếu ăn (gồm nhẹ cân, thấp còi, suy mòn), SDD liên quan tới
vi chất (thiếu và thừa vi chất) và thừa cân béo phì và các bệnh không lây

liên quan tới chế độ ăn (như tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và một vài
loại ung thư) [61].


15
1.2.5.2 Suy dinh dưỡng và UTDD
Bệnh ung thư có nguy cơ suy dinh dưỡng đặc biệt cao vì cả bệnh và
phương pháp điều trị đều đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của họ. Ước tính
10-20% bệnh nhân ung thư chết do suy dinh dưỡng mà không phải do bệnh ác
tính [62]. Bệnh nhân ung thư có nhiều khả năng bị suy dinh dưỡng hơn so với
bệnh nhân được điều trị ở các chuyên khoa khác [63]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
bệnh nhân ung thư đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 20-70% với sự khác
biệt liên quan đến tuổi, loại ung thư và giai đoạn ung thư. Trong đó bênh nhân
mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa, đầu và cổ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao
[62], [64]. Nhiều nghiên cứu đá nhấn mạnh những hậu quả của suy dinh dưỡng
đối với bệnh nhân ung thư như giảm cân, giảm khả năng miễn dịch, từ đó dẫn
đến tăng nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó suy dinh dưỡng còn dẫn đến giảm đáp
ứng điều trị, tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm sóc và giảm chất
lượng cuộc sống [9], [65]. Vì vậy, điều quan trọng là xác định tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật.
1.2.5.3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng chỉ số cơ
thể (BMI)
1.2.5.3.1Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá TTDD là xác định chi tiết và toàn diện TTDD của người bệnh.
Đánh giá TTDD giúp lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cũng như đánh giá
hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh.
Phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ
dinh dưỡng kịp thời hơn là khi người bệnh rơi vào tình trạng suy kiệt quá nặng
mới điều trị [66].



16
1.2.5.3.2 Phương pháp đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân qua chỉ số cơ thể
(BMI)
Body mass index (BMI) được Adophe Quetelet người Bỉ đưa ra năm
1832, để đánh giá mức độ gầy béo của một người, BMI là một công cụ đánh
giá đơn giản và hiệu quả được tính theo công thức:
BMI= Cân nặng (kg)/ chiều cao (m²)
Người ta nhận thấy cả tình trạng thừa cân và thiếu cân đều liên quan
đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [67]
Bảng 2.1: Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của châu Á Thái Bình Dương
(IDI&WPRO)
Phân loại
BMI (kg/m²)
Gầy (Thiếu năng lượng trường diễn-CED)
< 18,50
Gầy độ 1
17,00 – 18,49
Gầy độ 2
16,00 – 16,99
Gầy độ 3
< 16,00
Bình thường
18,50 – 22,99
Thừa cân
23,00 – 24,99
Béo phì
≥ 25,00
Béo phì độ I
25,00 – 29,99

Béo phì độ II
30,00 – 34,99
Béo phì độ III
≥ 35,00
1.2.5.4 Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
Với các cách đánh giá, phân loại SDD khác nhau nhưng những nghiên
cứu trong và ngoài nước trong mấy thập kỉ qua đều có chung một nhận định
tình trạng SDD của người bệnh trong bệnh viện là vấn đề phổ biến.
Năm 2010, Grarth AK và cộng sự nghiên cứu trên 95 trường hợp phẫu
thuật đường tiêu hóa, đánh giá TTDD cho thấy tỷ lệ SDD ở mức độ trung bình
là 32% còn mức độ nặng là 16% (tỷ lệ SDD chung là 48%) [68]. Theo nghiên
cứu của Menon và cộng sự trên bệnh nhân mới chẩn đoán ung thư tại Malaysia
có 39% bệnh nhân có BMI< 18,5 [69].


17
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng có tới 60% người
bệnh bị SDD khi nằm viện. Tác giả Nguyễn Đỗ Huy đánh giá TTDD của
người bệnh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tỷ lệ SDD theo BMI là
17,9% [70]. Tại bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và
cộng sự cho thấy: tỷ lệ SDD của bệnh nhân phẫu thuật (BMI<18,5) là 51,3%,
trong đó khoa Tiêu hóa là 27,5% [71]. Theo Kết quả nghiên cứu của Dương
Thị Phượng cùng cộng sự, tỷ lệ SDD theo BMI của bệnh nhân ung thư tại
bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 20% và thừa cân béo phì là 5,7% [72]. Theo
nghiên cứu của tác giả Cao Thị Huyền Trang tại bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân
UTDD trước phẫu thuật có BMI<18,5 là 29,5% [73].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu



×